
- Nxb: Văn hóa Dân tộc - 2016
- Khổ sách: 14,5 x 20,5 cm
- Số trang: 263 tr
Văn minh Champa để lại những di sản quý cho nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng. Trên mảnh đất miền Trung Việt Nam hiện nay, sự hiện hữu của các di tích văn hóa Champa vẫn còn rõ nét và ngày càng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Đặc biệt là việc nghiên cứu đồ gốm Champa - một loại hình di vật “gốc”, có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập và phục dựng diện mạo đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Chăm trong lịch sử.
Khi nói tới gốm Champa, đa phần người nghiên cứu và công chúng thường nghĩ đến gốm Gò Sành và gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận). Trong khi đó còn một khối lượng đồ sộ đồ gốm tìm được trong các địa điểm khảo cổ học Champa thế kỷ I-X vẫn chưa được nghiên cứu và công bố một cách đầy đủ, khoa học và hệ thống.
Cuốn sách Nghìn năm gốm cổ Champa sẽ hệ thống hóa và cung cấp nguồn tư liệu cập nhật về gốm Champa trong suốt 1000 năm lịch sử (từ thế kỷ I đến thế kỷ X), góp phần bổ sung nhận thức mới về đồ gốm Champa và nghề sản xuất gốm truyền thống của cư dân vương quốc Champa. Bên cạnh đó, nội dung cuốn sách còn đi sâu phân tích ảnh hưởng của các mối quan hệ tiếp xúc, giao lưu văn hóa đối với sản xuất và buôn bán đồ gốm Champa trong 10 thế kỷ, đồng thời nghiên cứu đồ gốm Champa trong bối cảnh rộng hơn (trong nước và trong khu vực) nhằm làm rõ nguồn gốc, vị trí, vai trò của đồ gốm Champa.
Nội dung cuốn sách gồm 2 chương:
Chương 1: Sản phẩm và kỹ thuật sản xuất gốm cổ Champa. Chương này đề cập đến những yếu tố tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đến nghề sản xuất gốm Champa, đặc trưng gốm cổ Champa, nguồn nguyên liệu, quy trình sản xuất gốm cổ Champa qua so sánh tài liệu khảo cổ và tài liệu dân tộc học; sản phẩm và kỹ thuật sản xuất gốm cổ Champa qua so sánh đồng đại và lịch đại.
Chương 2: Một số vấn đề kinh tế, xã hội Champa qua nghiên cứu đồ gốm. Nội dung chương đề cập vai trò của đồ gốm trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân; mức độ chuyên hóa trong sản xuất đồ gốm phản ánh những biến đổi trong cơ cấu, quan hệ xã hội; vai trò và tác động của tiếp xúc, tiếp biến văn hóa trong sản xuất và phân phối đồ gốm.
Xin trân trọng giới thiệu!

Năm xuất bản: 2019
Số trang: 476
Xét trên nhiều phương diện, Tây Nguyên (bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng) là một vùng đất đặc biệt với đất nước ta. Tây Nguyên là nơi cư trú của nhiều tộc người, trong đó chủ yếu là người Kinh, các tộc người thiểu số tại chỗ và các tộc người thiểu số di cư đến theo chính sách cũng như di cư tự do. Do có sự đa dạng về tộc người như vậy nên bức tranh văn hóa vùng đất này cũng rất đa dạng và nhiều màu sắc. Mặc dù các tộc người thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên chỉ chiếm số lượng khiêm tốn (khoảng 25%) nhưng họ đã tạo dựng đời sống văn hóa đặc sắc giúp họ tồn tại và phát triển một cách bền vững. Vì vậy, nghiên cứu các thực hành văn hóa cổ truyền và hiện nay của các tộc người thiểu số tại chỗ Tây Nguyên sẽ cung cấp cơ sở khoa học quan trọng trong việc nhìn lại Tây Nguyên, hiểu đúng về Tây Nguyên trong quá khứ và hiện nay để có những ứng xử phù hợp, những điều chỉnh cần thiết về chính sách và chương trình phát triển ở Tây Nguyên hiện nay.
Xuất phát từ những yêu cầu cấp bách đó, năm 2019, Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản cuốn: “Văn hóa các tộc người thiểu số tại chỗ Tây Nguyên: Truyền thống, biến đổi và các vấn đề đặt ra” của nhóm tác giả thuộc Viện Nghiên cứu Văn hóa (Lê Hồng Lý, Nguyễn Thị Phương Châm, Hoàng Cầm, Phạm Quỳnh Phương…). Bằng những phương pháp nghiên cứu mang tính hệ thống, cập nhật và đưa ra những luận cứ khoa học có độ tin cậy cao, nhóm tác giả tìm hiểu, phân tích, đánh giá quá trình biến đổi văn hóa của các tộc người thiểu số tại chỗ Tây Nguyên, cũng như chỉ ra các hệ quả của sự biến đổi đó đối với đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của các tộc người thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên hiện nay. Trên cơ sở đó, xem xét và đánh giá vai trò của văn hóa trong phát triển bền vững Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, qua đó cung cấp những luận cứ khoa học và những đề xuất, giải pháp thực tế và khả thi cho sự phát triển bền vững của Tây Nguyên.
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, cuốn sách được kết cầu thành 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về Tây Nguyên và tình hình nghiên cứu
Qua việc khái quát bối cảnh tự nhiên, kinh tế, dân cư và các chính sách phát triển khu vực Tây Nguyên, nhóm tác giả nhận thấy, đây là vùng đất có hệ sinh thái đặc trưng và đa dạng của rừng già, đất đỏ, của núi non, sông suối, biển hồ, của khí hậu nắng lửa, mưa ngàn,… đã không chỉ mang đến sự lãng mạn cho cảnh quan, không gian mà còn mang đến tiềm năng to lớn cho sự phát triển cho vùng đất này. Điểm qua tình hình nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên, trên cơ sở khảo sát thực tế và khai thác tư liệu thứ cấp của nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu trước đó, nhóm tác giả cho rằng, đã từ lâu vùng đất này được rất nhiều các nhà nghiên cứu dành sự quan tâm đặc biệt và tạo dựng nên những thành tựu nghiên cứu đồ sộ như: “Rừng người Thượng, vùng rừng núi cao nguyên miền Trung Việt Nam” của Henri Maitre (xuất bản lần đầu năm 1912); tác phẩm “Rừng, Đàn bà, Điên loạn: đi quan miền mơ tưởng Giarai” của J.Dournes; “Bài ca chàng Đăm Săn” của L.Sabatier; “Xứ người Mã lãnh thổ của thần linh” của Jean Boulbet, cùng nhiều công trình khác của các học giả Pháp, Mỹ và Việt Nam đã được khắc họa trong sự khẳng định tính đặc sắc và bí ẩn của các hiện tượng, yếu tố văn hóa đặc trưng như sử thi, luật tục, nghi lễ, phương thức sản xuất, trang phục, nhà rông… của từng tộc người ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, theo nhận định của nhóm nghiên cứu, văn hóa chưa được đặt vào vị trí như đáng ra nó phải có trong các chính sách phát triển Tây Nguyên và cũng có lẽ cách nhìn nhận về văn hóa trong nhiều chính sách hay dự án phát triển còn một chiều, có phần áp đặt, chủ quan nên chưa thể tạo ra được sự phát triển bền vững như mong muốn, thậm chí có chính sách hay dự án phát triển được triển khai với sự đánh giá thành công về mặt kinh tế song mang lại những hậu quả không mong muốn về văn hóa.
Chương 2. Văn hóa Tây Nguyên: truyền thống và hiện trạng
Phân tích về văn hóa cổ truyền Tây Nguyên, nhóm nghiên cứu tập trung vào 3 nhóm vấn đề: Thứ nhất, đề cập đến sinh kế trong xã hội Tây Nguyên cổ truyền. Phân tích các dàn xếp văn hóa xã hội và kỹ thuật truyền thống được các tộc người thiểu số tại chỗ Tây Nguyên xây dựng và thực hành hàng trăm năm nay để sinh tồn cũng như chỉ ra vai trò, chức năng của các dàn xếp xã hội và kỹ thuật này đối với sự phát triển bền vững của các tộc người; Thứ hai, quan tâm đến tôn giáo tín ngưỡng cổ truyền Tây Nguyên. Nhóm nghiên cứu xác định, tôn giáo là một thành phần hữu cơ gắn bó chặt chẽ với các thành tố khác của văn hóa Tây Nguyên, trong đó “RỪNG” có vị trí đặc biệt trong đời sống của người Tây Nguyên, đó là nơi trú ngụ của các vị thần, các linh hồn người chết. Những khu rừng được thiêng hóa với muôn vàn cấm kỵ kèm theo đã được hình thành từ những cảm quan mộc mạc đó, điều này thể hiện mối quan hệ sâu đậm giữa con người với môi trường tự nhiên. Thứ ba, tập trung vào các di sản văn hóa truyền thống Tây Nguyên, phân tích một số di sản nổi bật đã trở thành biểu tượng của văn hóa truyền thống Tây Nguyên như nhà rông, nhà dài, nhà mồ, tượng mồ và cồng chiêng. Những di sản này đã góp phần quan trọng tạo nên ấn tượng đẹp và hùng tráng về văn hóa Tây Nguyên và những di sản đó, ấn tượng đó vẫn hiện hữu cho đến hôm nay. Tuy nhiên với làn sóng di dân lên Tây Nguyên trong suốt bốn thập kỳ qua cùng với sự phát triển chung của xã hội đã khiến cho các di sản văn hóa ở Tây Nguyên thay đổi rất nhiều. Đây là những điều trăn trở và cũng là những thách thức mà nhóm tác giả chỉ ra trong nghiên cứu.
Phân tích về hiện trạng văn hóa Tây Nguyên, nhóm tác giả cho rằng, bóng dáng Tây nguyên cổ truyền đã không còn đậm nét bằng Tây Nguyên hiện đại, nhiều thực hành văn hóa cổ truyền chỉ còn trong ký ức. Tôn giáo ở Tây Nguyên hiện nay có sự đan xen, hội nhập tạo nên tính đa dạng và phức tạp. Các di sản văn hóa Tây Nguyên cũng không còn sống trong đời sống của đồng bào Tây Nguyên như nó đã từng sống nữa, nhiều biểu tượng thiêng trong văn hóa Tây Nguyên đã suy giảm tính thiêng,.. Không chỉ vậy, nhóm nghiên cứu còn chỉ ra sự thay đổi ở cấu trúc xã hội, nhận thức xã hội và lối sống. Từ đó, nhóm nghiên cứu khẳng định, hiện trạng văn hóa Tây Nguyên hiện nay hết sức phức tạp với những sự biến đổi sâu sắc và đa chiều.
Chương 3. Biến đổi văn hóa và vấn đề phát triển bền vững Tây Nguyên
Chương này, nhóm tác giả bàn luận về vai trò của văn hóa trong sự phát triển bền vững của Tây Nguyên từ việc phân tích mối quan hệ mật thiết, mang tính hữu cơ, của các thành tố văn hóa trong chỉnh thể văn hóa hiện nay của Tây Nguyên và hệ quả của sự phá vỡ tính chỉnh thể này đối với sự phát triển bền vững của các tộc người nói riêng, của toàn vùng Tây Nguyên nói chung. Nghiên cứu chỉ ra rằng, sự mai một, suy giảm và biến đổi của các di sản văn hóa ở Tây Nguyên đã trực tiếp làm suy giảm đa dạng văn hóa- một nhân tố quan trọng bảo đảm cho sự phát triển bền vững của vùng này, tuy nhiên ở một góc nhìn khác thì văn hóa Tây Nguyên vẫn luôn là một dòng chảy, trong đó các di sản văn hóa nơi đây vẫn đang được bồi đắp theo nhiều cách khác nhau và tạo cho di sản văn hóa một “đời sống mới”, một phương thức tồn tại mới và một sức sống mới.
Trên cơ sở của nền tảng lý thuyết và kết quả nghiên cứu thực địa, nhóm tác giả có một số đề xuất, khuyến nghị nhằm nâng cao và phát huy vai trò của văn hóa trong phát triển Tây Nguyên: (i) Thay đổi cách nhìn nhận đánh giá về văn hóa Tây Nguyên; (ii) Xóa bỏ định kiến về văn hóa Tây Nguyên và khơi gợi sự tự hào về giá trị văn hóa tộc người; (iii) Tôn trọng quyền văn hóa của người dân Tây Nguyên; (iv) Xóa bỏ định kiến với thực hành tôn giáo truyền thống; (v) Giảm thiểu các chương trình và chính sách làm suy giảm sự đa dạng văn hóa; (vi) Chỉnh sửa, bổ sung luật và các quy định pháp lý; (vii) Sử dụng cách tiếp cận nhạy cảm văn hóa trong chương trình phát triển; (viii) Đa dạng mô hình thay vì “một mô hình cho tất cả” trong các chương trình phát triển kinh tế và bảo tồn văn hóa; (ix) Tạo ra thể chế hiệu quả cho sự tham gia có ý nghĩa của người dân trong việc đưa ra các quyết sách; (x) Đổi mới cách quản lý, bảo vệ di sản ở Tây Nguyên để phát huy tối đa vai trò của văn hóa trong phát triển bền vững.
Cuốn sách này được nhóm tác giả thực hiện hết sức công phu, nghiêm túc bằng phương pháp nghiên cứu định tính, điền dã dân tộc học, kết hợp giữa phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, quan sát tham gia và các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành khác, hy vọng sẽ mang đến cho độc giả những cách nhìn mới, những kiến thức cập nhật về thực hành văn hóa của các cộng đồng dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên.
Xin trân trọng giới thiệu!
Một con linh dương, một hình đơn lẻ, một gia đình nắm vòng tay — Kanniga Premjai chiếu đèn pin qua một hang động để lộ rõ các bức tranh được tin rằng định niên đại đến thời tiền sử, một phát hiện tuyệt vời của các nhà khảo cổ Thái Lan. [Credit: AFP]
Trong nhiều tháng, Kanniga và nhóm nhỏ của cô đã băng qua Công viên Quốc gia Sam Roi Yot, cách Bangkok khoảng 4 tiếng về phía tây nam, theo chân một kiểm lâm cầm mã tấu khi anh rạch một con đường xuyên qua thảm thực vật đầy gai.
Họ đã tìm kiếm khoảng 40 hang động - không may mắn - trước khi họ vấp phải một hang động nằm trên một địa hình vách đá dốc đứng.
“Tôi hét lên khi chúng tôi tìm thấy những bức tranh", cô nói với AFP, chỉ ra những cụm hình màu gỉ sét trông giống như họ đang nắm tay nhau.
Những bức tường tối ban đầu che phủ các hình khắc, nhưng việc kiểm tra cẩn thận và sử dụng ứng dụng di động — đã làm lộ ra các hình vẽ.
Kanniga nói: “Chúng có từ thời tiền sử khoảng 2-3.000 năm tuổi.
Thái Lan đã phát hiện những ngôi đền và thành phố cổ, chẳng hạn như những tàn tích ở cố đô lịch sử Ayutthaya và phía bắc Chiang Mai - nơi thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Nhưng việc tìm kiếm các bản vẽ hang động là thách thức hơn đối với Ngành Mỹ thuật Thái Lan thiếu nhân lực, thường là do yêu cầu phải đi bộ đầy gian khổ.
Noel Hidalgo Tan, chuyên gia của trung tâm khảo cổ và mỹ thuật khu vực Đông Nam Á, cho biết: “Phần lớn công việc chính của họ chỉ là bảo tồn những gì đã tìm thấy ... và điều đó đã chiếm rất nhiều thời gian”.
"Có rất nhiều nơi ở Thái Lan vẫn chưa được khám phá."
Mất hàng thế kỷ
Người dân địa phương thường mạo hiểm vào các hang động để thu thập phân chim - hoặc phân dơi dùng làm phân bón - nhưng có thể không để ý đến tác phẩm nghệ thuật trên tường, đó là lý do tại sao nhiệm vụ của Kanniga là "tìm kiếm mọi hang động và vách đá trong công viên này".
"Chúng tôi không biết mình sẽ vấp phải điều gì", nhà khảo cổ học 40 tuổi nói khi cô chui vào các khoang bên trong của hang động.
Mặc dù chúng không phải cổ nhất của Thái Lan - danh hiệu đó thuộc về các dấu mốc được cho là từ 5-11.000 năm tuổi được tìm thấy ở phía bắc - "Động đất sét" ủng hộ giả thuyết của Kanniga rằng khu vực Sam Roi Yot từng là nơi cư trú của người tiền sử.
Khám phá hang động là niềm đam mê của Kanniga, nhưng năm nay là năm đầu tiên trong sự nghiệp kéo dài gần hai thập kỷ mà cô có thể dành thời gian và nguồn lực cho nó.
Cô là một trong ba nhà khảo cổ học giám sát sáu tỉnh thuộc Sở Mỹ thuật Ratchaburi và trước đây đã dành thời gian đánh giá các di tích lịch sử để xác định tuổi và xuất xứ.
Cô nói: “Các nhà khảo cổ nước ngoài thường chuyên về một thứ, nhưng ở Thái Lan, chúng tôi cần phải làm mỗi thứ một chút.
Việc phát hiện ra các bức hoạ vào năm 2016 bởi các nhà chức trách đang quét nhanh chu vi của Sam Roi Yot đã thúc đẩy Kanniga tiến hành các nghiên cứu sâu hơn trong khu đất chưa được lập bản đồ của công viên.
Ngày nay, công viên quốc gia nổi tiếng với khách du lịch trong nước đến thăm các bãi biển gần đó và những người thích quan sát chim ở vùng đất ngập nước.
'Tìm thấy kho báu'
Tan, một chuyên gia cao cấp về nghệ thuật hang động và đá trong khu vực, cho biết bằng chứng cho thấy những người săn bắn hái lượm đã sống ở khu vực này khoảng 3.000 năm trước.
Công viên quốc gia Rou Yot ở Thái Lan [AFP]
Tan cho biết, mặc dù tiềm năng của khu vực này, nhưng phát hiện của các nhà khảo cổ rất khó để vượt qua vương quốc bởi vì hang động không thể dễ dàng biến thành địa điểm du lịch như các ngôi đền lịch sử.
"Như một cách để bảo tồn và bảo vệ chúng, bạn cần tạo ra doanh thu nhưng nó không thể thu được nhiều."
Nhưng Kanniga vẫn không nản lòng trước những thách thức, thúc đẩy hai nhà nghiên cứu tìm kiếm những phát hiện ẩn trong những hang động chưa được khám phá trong công viên.
“Khá thú vị, nhưng nó hơi đáng sợ, đặc biệt là khi chúng tôi đang leo núi", Chananchaita Kitcho nói với AFP.
Chàng trai 23 tuổi biết ơn vì họ đã thành công trong chuyến khám phá của mình, đặc biệt là vì những cuộc leo núi khó khăn đôi khi có thể cảm thấy vô ích.
"Đầu tiên chúng tôi bị lạc. Sau đó, chúng tôi tìm thấy hang động," cô nói đùa.
Kanniga nói rằng cô vẫn còn nổi da gà khi nhìn thấy những nét vẽ nguệch ngoạc trên lớp màu đất son kể chuyện.
Cô nói: "Khi bạn tìm thấy những bức tranh, giống như bạn đang tìm thấy một kho báu. Sức hấp dẫn của khảo cổ học là bạn không bao giờ cảm thấy nhàm chán."
Người dịch: Minh Trần
Nguồn tham khảo:
https://archaeologynewsnetwork.blogspot.com/2020/10/cave-raiders-thai-archaeologists-hunt.html
Author: Dene-Hern Chen | Source: AFP [October 06, 2020]
Trong một vài thập kỉ qua, có nhiều sự quan tâm đến nguồn gốc và sự phát triển của các nền kinh tế tiền Colombia ở Amazon. Tuy nhiên, rất hiếm các di cốt người trong thời kỳ này đã hạn chế hiểu biết của chúng ta về sự đóng góp của thực vật, động vật trên cạn và cá vào khẩu phần ăn cá nhân và do đó, vai trò của chúng trong việc hỗ trợ tăng trưởng dân số và thay đổi văn hóa ở khu vực này trước khi tiếp xúc với châu Âu.
Nghiên cứu mới này, được công bố trên tạp chí Scientific Reports, đã sử dụng phân tích đồng vị bền (stable isotopic analysis)và Mô hình hỗn hợp Bayes để tái hiện lại chế độ ăn của những cư dân Brazil sống dọc theo bờ biển Amazon từ 1.000 đến 1.800 năm trước.
Mặc dù gần gũi với các nguồn tài nguyên biển và có bằng chứng đánh bắt cá, nhưng chế độ dinh dưỡng chủ yếu dựa trên thực vật và động vật trên cạn. Động vật có vú và thực vật trên cạn là nguồn cung cấp calo chính. Động vật trên cạn cũng là nguồn cung cấp protein chính trong khẩu phần, so với cá.
Colonese cho biết: “Các kết quả trên đặt ra câu hỏi về giả thuyết phổ biến rằng cá là thành phần kinh tế chính và là nguồn cung cấp protein lớn nhất trong các quần thể tiền Colombia sống gần các môi trường thủy sinh ở vùng thung lũng Amazonia”. Ông cũng cho biết thêm: kết quả trên cho thấy các quần thể người này đã dành những nỗ lực đáng kể cho việc săn bắn, quản lý rừng và trồng trọt.
"Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp thông tin định lượng chưa từng có về mức độ mà các loại thực ăn khác biệt từ các hệ thống nông lâm kết hợp đáp ứng các yêu cầu về calo và protein của các quần thể dân số ở Amazon trong giai đoạn tiền Colombia, đồng thời chứng thực sự đồng thuận ngày càng tăng đó là các phương thức sinh kế đa dạng này đã thúc đẩy các biến đổi về văn hóa, nhân khẩu học và môi trường ở phía đông lưu vực sông Amazon trong giai đoạn Holocen muộn. "
Người dịch: Minh Trần
Nguồn tham khảo:
https://archaeologynewsnetwork.blogspot.com/2020/10/diet-of-pre-columbian-societies-in.html
Source: Autonomous University of Barcelona [October 06, 2020]
Israel Antiquities Authority]
Nghiên cứu mới trên cũng cho thấy di chỉ này có thể đã tạo ra việc sử dụng lần đầu tiên trên thế giới một bộ máy mang tính cách mạng: lò nung. Nghiên cứu được thực hiện bởi Giáo sư Erez Ben-Yosef, Dana Ackerfeld và Omri Yagel thuộc Khoa Khảo cổ học Jacob M. Alkow và các nền văn minh Cận Đông cổ tại Đại học Tel Aviv, cùng Tiến sĩ Yael Abadi-Reiss, Talia Abulafia, và Dmitry Yegorov của Cơ quan Cổ vật Israel và Tiến sĩ Yehudit Harlavan thuộc Cơ quan Khảo sát Địa chất Israel. Các kết quả nghiên cứu đã được công bố trực tuyến trên Tạp chí Khoa học Khảo cổ học: Các Báo cáo.
Theo bà Abulafia, Chủ trì cuộc khai quật, đại diện cho Cơ quan Quản lý Cổ vật Israel: "Cuộc khai quật đã tiết lộ bằng chứng về sản xuất trong nước từ thời kỳ Đồng Đá (Chalcolithic period), khoảng 6.500 năm trước. Những phát hiện đáng ngạc nhiên này bao gồm một xưởng nhỏ để luyện đồng với các mảnh lò nung - một bộ phận gắn nhỏ bằng thiếc trong đó quặng đồng được nấu chảy - cũng như rất nhiều xỉ đồng. "
Mặc dù việc gia công kim loại đã có bằng chứng trong thời kỳ Đồng Đá, nhưng các công cụ sử dụng này vẫn được làm bằng đá. (Bản thân từ "chalcolithic" kết hợp của các từ Hy Lạp có nghĩa là "đồng" và "đá".) Phân tích các đồng vị của tàn tích quặng trong các mảnh lò cho thấy quặng thô được đưa đến vùng lân cận Neveh Noy từ Wadi Faynan , thuộc Jordan ngày nay, cách Beer Sheva hơn 100 km.
Israel Antiquities Authority
Trong thời kỳ Đồng Đá, khi đồng lần đầu tiên được tinh chế, quá trình này được thực hiện ở xa các mỏ, không giống như mô hình lịch sử phổ biến: các lò được xây dựng gần các mỏ vì do tính kinh tế và thực tiễn. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng nguyên nhân là do việc bảo mật bí mật công nghệ.
"Điều quan trọng để hiểu rằng việc tinh luyện đồng là công nghệ cao của thời kỳ đó. Không có công nghệ nào phức tạp hơn công nghệ này trong toàn bộ thế giới cổ đại", GS Ben-Yosef nói. "Ném những cục quặng vào lửa sẽ khiến bạn chẳng đi đến đâu. Bạn cần có kiến thức nhất định để xây dựng những lò nung đặc biệt có thể đạt nhiệt độ rất cao trong khi vẫn duy trì mức oxy thấp."
Giáo sư Ben-Yosef lưu ý rằng khảo cổ khu vực Israel cho thấy bằng chứng của nền văn hóa Ghassulian. Văn hóa này được đặt tên cho Tulaylat al-Ghassul, địa điểm khảo cổ ở Jordan, nơi nền văn hóa lần đầu tiên được xác định. Nền văn hóa này, trải dài khắp khu vực từ Thung lũng Beer Sheva đến miền nam Lebanon ngày nay, rất khác lạ đối với những thành tựu nghệ thuật và các đồ tuỳ táng, là bằng chứng bởi những hiện vật bằng đồng được phát hiện tại Nahal Mishmar và hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Israel ở Jerusalem.

Xỉ đồng được tìm thấy tại cuộc khai quật Neveh Noy ( Ảnh: Anat Rasiuk, Israel Antiquities Authority]
Theo Giáo sư Ben-Yosef, những người sống trong khu vực mỏ đồng này đã giao thương với các thành viên của nền văn hóa Ghassulian từ Beer Sheva và bán quặng cho họ, nhưng bản thân họ không có khả năng sản xuất công nghệ này. Ngay cả trong số các khu định cư Ghassulian dọc theo Wadi Beer Sheva, đồng đã được tinh chế bởi các chuyên gia trong các xưởng chuyên biệt. Một phân tích hóa học về tàn tích chỉ ra rằng mỗi phân xưởng đều có "công thức" đặc biệt riêng, không chia sẻ với các đối thủ cạnh tranh. Dường như trong giai đoạn đó, Wadi Beer Sheva có nhiều nước quanh năm, tạo nên vị trí thuận lợi cho việc nấu chảy đồng, ở đó các lò nung và các thiết bị khác được làm bằng đất sét.
Giáo sư Ben-Yosef lưu ý thêm rằng, ngay cả trong các khu định cư thời kỳ Đồng Đá sở hữu cả công cụ bằng đá và đồng, bí mật của kim loại có ánh kim vẫn được nắm giữ bởi rất ít thành viên của một tầng lớp ưu tú. "Vào đầu cuộc cách mạng luyện kim, bí mật về gia công kim loại được các chuyên gia giữ kín. Trên khắp thế giới, chúng tôi thấy các khu của thợ kim loại trong các khu định cư thời Chalcolithic, giống như khu phố mà chúng tôi tìm thấy ở Beer Sheva."
Nghiên cứu đã thảo luận câu hỏi về mức độ xã hội này đã được phân cấp hay phân tầng xã hội, vì xã hội chưa được đô thị hóa. Các nhà khoa học cho rằng những phát hiện từ Neveh Noy củng cố giả thuyết về sự phân tầng xã hội. Xã hội dường như bao gồm một tầng lớp ưu tú được xác định rõ ràng sở hữu chuyên môn và bí mật nghề nghiệp, họ bảo tồn sức mạnh của mình bằng cách trở thành nguồn độc quyền cho đồng ánh kim. Các hiện vật bằng đồng không được tạo ra để sử dụng, thay vào đó phục vụ một số mục đích nghi lễ và do đó có giá trị biểu trưng. Ví dụ, chiếc rìu đồng không được dùng làm rìu. Đó là một vật thể nghệ thuật và / hoặc tiêu biểu được mô phỏng theo đường nét của một chiếc rìu đá. Các đồ vật bằng đồng có lẽ được sử dụng trong các nghi lễ trong khi các đồ vật hàng ngày được sử dụng tiếp tục làm bằng đá.
Đại học Tel Aviv thí nghiệm để tái hiện công nghệ nấu chảy đồng 6.500 năm tuổi ở Beersheba, June 25, 2020
(Ảnh: Central Timna Valley Project]
Giáo sư Ben-Yosef cho biết: “Vào giai đoạn đầu tiên của quá trình sản xuất đồng của con người, các nồi nấu kim loại được sử dụng nhiều hơn lò nung”. "Chiếc bình gốm nhỏ này, trông giống như một cái chậu hoa, được làm bằng đất sét. Nó là một dạng lò than di động . Đây, tại công xưởng Neveh Noy được phát hiện bởi Cơ quan Cổ vật Israel, chúng tôi thấy rằng công nghệ này được xây dựng trên những lò luyện thật. Điều này cung cấp bằng chứng rất sớm về việc sử dụng lò trong luyện kim, đồng thời tăng khả năng đó là lò đã được phát minh ở vùng này.
GS. Ben-Yosef tiếp tục , “Cũng có thể lò nung được phát minh ở nơi khác, trực tiếp từ luyện kim dựa trên nồi nấu kim loại, bởi vì một số nhà khoa học coi những lò nung ban đầu không hơn gì những nồi nấu kim loại lớn được chôn trong đất, “ Cuộc tranh luận sẽ chỉ được giải quyết bằng những phát hiện trong tương lai, nhưng chắc chắn rằng Beer Sheva cổ đại đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng kim loại toàn cầu và vào thiên niên kỷ thứ năm trước Công nguyên, thành phố này là trung tâm kĩ nghệ cho cả khu vực này. "
Người dịch: Minh Trần
Nguồn tham khảo
https://archaeologynewsnetwork.blogspot.com/2020/10/6500-year-old-copper-workshop-uncovered.html
Bối cảnh khí hậu và dịch tễ học cho thấy bệnh ghẻ cóc do nhiễm xoắn khuẩn Treponema pallidum pertenue là nguyên nhân phổ biến nhất. Bằng chứng trên được phát hiện muộn nhất ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và là một ví dụ điển hình đầu tiên giai đoạn tiền Columbia trong khu vực này dựa vào chẩn đoán và định niên đại chính xác. Sinh thái biển, lối sống ít di động, và tỷ lệ sinh sản cao ở di chỉ Mán Bạc, tất cả đã tạo ra sự tương tác giữa các yếu tố sinh học và xã hội thuận lợi cho việc lây lan bệnh ghẻ cóc giữa các cư dân thuộc di chỉ này. Cùng với đó là sự mắc bệnh thiếu vitamin C (scurvy) ở cả hai cá thể trên chỉ ra rằng sự suy dinh dưỡng trong suốt quá trình chuyển tiếp nông nghiệp có thể trầm trọng hơn và biểu hiện bệnh ghẻ cóc ở cộng đồng này.
Mán Bạc là một di chỉ vùng quan trọng bởi vì nó nằm trong ranh giới giai đoạn chuyển tiếp Đá Mới của Đông Nam Á lục địa. Trong suốt bước chuyển này, khoảng 4000 năm cách đây, các cư dân nông nghiệp di cư từ miền nam Trung Quốc vào Đông Nam Á đã ảnh hưởng nhiều thay đổi trong phương thức sinh kế, dân số, và mang theo bệnh nhiễm trùng mới tiềm ẩn như là bệnh ghẻ cóc vào các cộng đồng nông nghiệp bản địa . Các phát hiện trình bày trên đây hi vọng sẽ là khởi đầu đánh giá lại về sự tồn tại các di cốt Đông Nam Á và minh họa tầm quan trọng của việc sử dụng tiêu chí chẩn đoán tin cậy về các trường hợp bệnh ghẻ cóc cho nghiên cứu tiếp theo.

Hình 1. Tư thế mộ và các đồ tuỳ táng: 05.MB.M20 (trái) 07.MB.M 29 (phải)
05.MB.M20 : nam 15-29 tuổi
07.MB. H2.M29: trẻ 7 tuổi.
Cả hai cá thể được chôn nằm thẳng, các xương tương đối tốt, ngoại trừ phần xương sọ của mộ M29 đã bị mất. (Ảnh :M.Oxenham).

Hình 2. Biểu hiện các tổn thương liên quan đến bệnh nhiễm khuẩn ở cá thể 05.MB. M20. Các xương còn lại được thể hiện bằng đường viền đen, các xương vắng mặt thể hiện bởi đường viền xám sáng. Phạm vi của nguyên bào xương được thể hiện bằng phần điền màu xám đen. ( Ảnh: M. Vlok).

Hình 3. Biểu hiện các tổn thương liên quan đến bệnh nhiễm khuẩn ở cá thể 07.MB. M29. Các xương còn lại được thể hiện bằng đường viền màu đen, các xương vắng mặt được thể hiện bằng đường xám sáng.Pham vi của các tổn thương nguyên bào xương được điền bằng màu xám đen. ( Ảnh: M. Vlok)

Hình 4. Sự biểu hiện các tổn thương liên quan đến bệnh dinh dưỡng ở cá thể 07.MB.M29. Các xương có mặt được thể hiện bằng đường màu đen, các xương vắng mặt được thể hiện bằng đường màu xám sáng. Pham vi của các tổn thương nguyên bào xương có thể liên quan đến bệnh dinh dưỡng được điền bằng màu xám đen.

Hình 5. Các tổn thương đại thể là các dấu hiệu chẩn đoán và chẩn đoán tin cậy cho bệnh ghẻ cóc ở M29 và M20. (Ảnh:M.Vlok)
Sinh lí bệnh học của bệnh ghẻ cóc ở cá thể M29 và M20
Sự có mặt của tổn thương gôm (gôm: tổn thương nổi cao hình bán cầu, to bằng hoặc hơn hạt ngô, tiến triển thường loét và để lại sẹo cũng giống như cục, nhưng phát triển hàng tháng và trải qua bốn giai đoạn: cứng, mềm, loét và thành sẹo) ở M29 và M20 là dấu hiệu chẩn đoán tin cậy cho bệnh ghẻ cóc ở cộng đồng sơ kì Đá mới, và do đó, đủ bằng chứng cho thấy bệnh ghẻ cóc giai đoạn Tiền Comlumbia bên ngoài châu Mĩ, và thể hiện các trường hợp cổ nhất trong vùng Châu Á – Thái Bình Dương.
Sự có mặt của dấu hiệu Hi - goumenakis ở M 29 được qui cho sự khởi phát muộn của dạng bẩm sinh bệnh gây ra bởi xoắn khuẩn được gợi ý cho khả năng truyền nhiễm qua nhau thai trong trường hợp này. Mặc dù hiếm gặp, nhưng sự lây nhiễm của ghẻ cóc qua nhau thai đã được ghi nhận (Engelhardt 1959).
Trẻ em thường không phát triển tổn thương gôm, nhưng chúng cũng được ghi nhận xảy ra đối với ghẻ cóc (Hackett 1951). Dựa trên tuổi của cá thể M 20, có thể sự nhiễm trùng ban đầu diễn ra trong cuối giai đoạn trẻ nhỏ bước sang thanh thiếu niên, do đó phù hợp về mặt dịch tễ học đối với tất các bệnh xoắn khuẩn.
Người dịch: Minh Trần
Nguồn tham khảo:
- Melandri Vlok, Marc Oxenham, Kate Domett, Tran Thi Minh, Thi Mai Huong Nguyen, Hirofumi Matsumura, Hiep Hoang Trinh, Thomas Higham, Charles Higham, Nghia Truong Huu, Hallie Ruth Buckleya. Two Probable Cases of Infection with Treponema pallidum during the Neolithic Period in Northern Vietnam (ca. 2000–1500 B.C.). Bioarchaeology International, 2020; 4 (1): 15 DOI: 10.5744/bi.2020.1000

Xử lí các mộ táng tại di chỉ Mán Bạc, Ninh Bình, Việt Nam. Ảnh chụp bởi Đại học Otago, Newzealand.
Bệnh ghẻ cóc- được gây nên từ cùng một loài vi khuẩn gây bệnh giang mai (Treponema pallidum) - là một bệnh ở trẻ em gây ra các tổn thương da có tính lây nhiễm cao. Nó lây lan qua tiếp xúc từ người sang người và trong những trường hợp nặng có thể khiến người bệnh bị biến dạng xương nghiêm trọng. Mặc dù có thể dễ dàng chữa khỏi ở các giai đoạn đầu, nhưng các biến dạng xương không thể phục hồi được.
Nghiên cứu sinh Khoa Giải phẫu Đại học Otago, Melandri Vlok cho biết:
Căn bệnh này đã được loại trừ khỏi nhiều nơi trên thế giới nhưng vẫn còn phổ biến ở Tây Thái Bình Dương, ảnh hưởng đến khoảng 30.000 người. Một nỗ lực toàn cầu trước đây nhằm xóa bỏ căn bệnh nhiệt đới này đã thất bại ở rào cản cuối vào những năm 1950 và một nỗ lực mới đã bị hạn chế bởi sự bùng phát COVID-19
Luận án tiến sĩ của Melandri Vlok sử dụng khảo cổ học để làm sáng tỏ sự lây lan của dịch bệnh khi các quần thể người khác nhau tương tác lần đầu tiên. Mối quan tâm đặc biệt của Vlok là về cái mà cô gọi là "vùng ma sát" - ở đó những cư dân nông nghiệp cổ gặp những người săn bắn hái lượm.
Năm 2018, Vlok đã đến Việt Nam để nghiên cứu các di cốt người thuộc di chỉ Mán Bạc. Địa điểm Mán Bạc thuộc tỉnh Ninh Bình – phía bắc Việt Nam được khai quật vào năm 2005 và 2007 đã cung cấp một lượng thông tin quí cho các nhà khảo cổ học nhờ vai trò của nó trong bước chuyển từ săn bắn hái lượm sang trồng trọt ở khu vực Đông Nam Á lục địa.
Vlok cho biết: Các di cốt hiện nay đang được lưu giữ tại Viện Khảo cổ học Hà Nội, mặc dù đã được nghiên cứu kỹ lưỡng nhưng chúng chưa được phân tích để tìm bằng chứng về bệnh ghẻ cóc.
Vlok cũng cho hay: Giáo sư hướng dẫn của cô tại Đại học Otago, nhà khảo cổ sinh học nổi tiếng - Giáo sư Hallie Buckley, đã suy nghĩ những gì mà bà nhìn thấy trên một bức ảnh về các di cốt Mán Bạc có thể là bệnh ghẻ cóc. Vì vậy, Hallie đã đi cùng Vlok và cùng làm việc với một nhóm chuyên gia nhiệt huyết thuộc Viện khảo cổ học, họ đã xác nhận những nghi ngờ của mình. Sau đó, Vlok tìm thấy một ví dụ thứ hai về căn bệnh này.
Điều này rất quan trọng, vì địa điểm Mán Bạc có niên đại 4000 năm trước. Cho đến nay, không có bằng chứng chắc chắn về bệnh ghẻ cóc ở châu Á thời tiền sử.Nghiên cứu của Vlok cho thấy rằng bệnh ghẻ cóc đã xuất hiện ở những người săn bắn hái lượm ở Việt Nam hiện đại bởi một nhóm dân nông nghiệp di cư từ Trung Quốc hiện đại về phía nam. Các cư dân săn bắn hái lượm này là hậu duệ của những người đầu tiên rời khỏi châu Phi và vào châu Á, họ là những người dần dần cũng sinh sống ở New Guinea, quần đảo Solomon và châu Úc.
Những cư dân nông nghiệp này đã ở Trung Quốc ít nhất 9000 năm nhưng phải đến khoảng 4000 năm trước, nghề nông mới được du nhập vào Đông Nam Á. Có thể đồng thời sự di chuyển của các cư dân này đã mang đến các bệnh trong đó có bệnh ghẻ cóc
Vlok cho biết khoảng thời gian mà căn bệnh này tồn tại trong khu vực có liên quan khi đề cập đến việc giải quyết mức độ khó như thế nào để diệt trừ nó.
"Vấn đề này rất quan trọng, bởi vì hiểu thêm về căn bệnh trên và sự tiến hóa của bệnh, điều này sẽ thay đổi cách chúng ta hiểu mối quan hệ của con người với nó, giúp chúng ta hiểu tại sao nó lại khó diệt trừ. Nếu nó tồn tại với chúng ta hàng nghìn năm, nó có thể đã phát triển rất phù hợp với con người. "
Đại dịch COVID-19 năm nay đã thu hút sự chú ý của mọi người vào các bệnh truyền nhiễm, và có những bài học cần rút ra từ quá khứ, Vlok nói.
“Khảo cổ học như trên là cách duy nhất để ghi lại thời gian một căn bệnh đã tồn tại với con người và thích nghi với chúng ta như thế nào. Hiện nay, với COVID-19, chúng tôi hiểu rằng virus đó có khả năng thích nghi với con người tuyệt vời như thế nào. Và xoắn khuẩn gây ghẻ cóc đã ở cùng chúng ta lâu hơn nhiều.”
"Vì vậy, điều này cho thấy điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta không hành động với những căn bệnh trên. Đó là một bài học về những gì các bệnh truyền nhiễm có thể gây ra cho một quần thể dân số nếu con người để chúng lây lan rộng rãi. Nó nhấn mạnh sự cần thiết phải can thiệp, bởi vì đôi khi những vi khuẩn, virus này rất giỏi trong việc thích nghi với con người, trong việc lây lan từ người sang người. "
Người dịch: Minh Trần
Nguồn tham khảo:
2. https://www.sciencedaily.com/releases/2020/09/200921091535.htm
3. https://www.otago.ac.nz/news/news/otago744185.html
4.https://whatnext.pl/choroby-zakazne-towarzysza-nam-od-dawna/
5.https://israel.timesofnews.com/political/archaeology-uncovers-infectious-disease-spread.html
6.https://www.odt.co.nz/news/dunedin/ancient-bones-tell-timely-tale
7.https://www.express.co.uk/news/science/1338488/archaeology-news-research-how-ancient-pandemics-spread-coronavirus-news
8.https://revistagalileu.globo.com/Ciencia/noticia/2020/09/bacteria-que-causa-sifilis-ja-circulava-no-sudeste-asiatico-ha-4-mil-anos.html
9.https://es.digitaltrends.com/salud/evidencia-enfermedades-infecciosas/
10.https://archaeologynewsnetwork.blogspot.com/2020/09/archaeology-uncovers-infectious-disease.html?utm_source=dlvr.it&utm_medium=twitter

Căn cứ Hướng dẫn số 147- HD/BTGTW ngày 25/8/2020 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc Hướng dẫn báo chí tuyên truyền Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X năm 2020, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm) hướng dẫn các đơn vị tuyên truyền Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X (Đại hội) năm 2020 với các nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Tuyên truyền cho đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn Viện Hàn lâm nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò và ý nghĩa của phong trào thi đua yêu nước đối với sự nghiệp cách mạng của nước ta, góp phần thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước và tổ chức thành công Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X, góp phần củng cố niềm tin, bồi dưỡng lý tưởng và tình cảm cách mạng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Viện Hàn lâm, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh của đất nước.
- Thông qua tuyên truyền, cổ vũ, động viên toàn thể đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Viện Hàn lâm phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; gắn tuyên truyền với các phong trào thi đua “Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước, của đơn vị.
- Công tác tuyên truyền cần đảm bảo đúng định hướng chính trị, tư tưởng; tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng; đảm bảo chất lượng, hiệu quả, tạo sức lan tỏa trong toàn Viện Hàn lâm.
II. NỘI DUNG
Nội dung tuyên truyền chia thành 03 đợt, căn cứ theo thời gian tổ chức Đại hội. Cụ thể là:
1. Tuyên truyền trước Đại hội
- Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của phong trào thi đua yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng trong tình hình mới; các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo Đại hội ; tuyên truyền về vị trí, vai trò của thi đua yêu nước trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
- Tuyên truyền công tác chuẩn bị Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X.
2. Tuyên truyền trong Đại hội
- Tuyên truyền diễn biến và nội dung chính của Đại hội; giới thiệu các tập thể, cá nhân tiêu biểu tại Đại hội; chú trọng tuyên truyền những kinh nghiệm hay, bài học quý của các anh hùng, chiến sĩ thi đua, điển hình tiên tiến.
- Tuyên truyền những kết quả nổi bật của các phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng trên các lĩnh vực trong 05 năm 2015-2020; phương hướng, nhiệm vụ của phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng giai đoạn 2020-2025.
- Thông tin, tuyên truyền các hoạt động, sự kiện diễn ra trong thời gian tổ chức Đại hội.
3. Tuyên truyền sau Đại hội
- Tuyên truyền kết quả, thành công của Đại hội gắn với kết quả thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
- Tuyên truyền các hoạt động chào mừng thành công của Đại hội.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Căn cứ Kế hoạch tuyên truyền Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X năm 2020 của Viện Hàn lâm, các đơn vị thuộc, trực thuộc Viện Hàn lâm mở các chuyên trang, chuyên mục trên website của đơn vị, triển khai tổ chức công tác tuyên truyền Đại hội với nhiều hình thức đa dạng, phong phú; Trung tâm Ứng dụng Công nghệ thông tin mở các chuyên trang, chuyên mục trên website của Viện Hàn lâm để tuyên truyền cho Đại hội một cách bài bản, khoa học.
- Ban Tổ chức - Cán bộ chủ động cung cấp các tài liệu tuyên truyền của Đại hội theo yêu cầu của Ban Tuyên giáo Trung ương để tuyên truyền trên website của đơn vị, của Viện Hàn lâm.
Trên đây là Kế hoạch tuyên truyền Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X năm 2020 của Viện Hàn lâm, đề nghị các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị liên hệ với chuyên viên phụ trách công tác thi đua, khen thưởng Ban Tổ chức - Cán bộ (số điện thoại: 024.62663305) để được hướng dẫn.
Gửi kèm Hướng dẫn này là Đề cương tuyên truyền Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X để các đơn vị triển khai tuyên truyền./.
Nơi nhận: - Chủ tịch Viện Hàn lâm (để b/c); - Các đơn vị thuộc, trực thuộc Viện Hàn lâm; - Lưu: VT, TCCB. |
KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Đặng Xuân Thanh (đã ký) |
http://vass.gov.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/Huong-dan-tuyen-truyen-Dai-hoi-Thi-dua-yeu-nuoc-toan-quoc-lan-thu-X-nam-2020-o-Vien-Han-lam-Khoa-hoc-xa-hoi-Viet-Nam-26
Hướng tới Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X năm 2020
Ngày 7/8/2020, Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Hướng dẫn số 145-HD/BTGTW về hướng dẫn tuyên truyền Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X năm 2020. Cổng thông tin điện tử Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã giới thiệu toàn văn bản hướng dẫn. Chi tiết xem link đính kèm.https://vass.gov.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/Huong-toi-Dai-hoi-Thi-dua-yeu-nuoc-toan-quoc-lan-thu-X-nam-2020-25

- Nxb: Khoa học xã hội - 2020
- Khổ sách: 19x27 cm
- Số trang: 902 trang
Hội nghị Thông báo những phát hiện mới về Khảo cổ học là hoạt động khoa học hàng năm của ngành Khảo cổ học cả nước, là sự kiện nổi bật gắn với lịch sử hình thành và phát triển của khảo cổ học nước nhà hơn nửa thế kỷ qua. Hội nghị có ý nghĩa to lớn trong việc trao đổi thông tin khoa học, tranh luận học thuật, đánh giá giá trị di sản văn hóa, hướng tới hợp tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Như thường lệ, đây là cuốn kỷ yếu của Hội nghị thông báo Khảo cổ học năm 2019 do Viện Khảo cổ học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức tại Hà Nội. Nội dung gồm 360 bài viết của các tác giả khác nhau thông báo những phát hiện mới về khảo cổ học trên toàn quốc trong năm 2019: gồm 95 bài viết về khảo cổ học Tiền sử, 206 bài tham luận về khảo cổ học Lịch sử, 43 bài viết về khảo cổ học Champa - Óc Eo, 11 bài viết về khảo cổ học dưới nước và có 5 bài viết về các hoạt động chung của các cơ quan nghiên cứu khảo cổ.
Xin trân trọng giới thiệu!