40,000 năm thích nghi với sự thay đổi mực nước biển trên đảo Alor

 
Những người sớm đầu tiên đã nhanh chóng thích ứng với biến đổi khí hậu khi họ đặt chân đến châu Úc hàng chục nghìn năm trước, nghiên cứu mới cho biết: Vỏ nhuyễn thể, xương cá và lưỡi câu được tìm thấy trên đảo Alor của  người Indonesia cho thấy cách con người sống và thích nghi với môi trường hơn 40.000 năm trước.

Móc câu cá bằng san hô và vỏ nhuyễn thể biển( bên trái), đồ trang sức ( phải) từ Makpan, [Chụp bởi:ĐH Quốc gia Úc]
 
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Úc (ANU)  đã khai quật hang Makpan - trên bờ biển  tây nam của Alor. Phát hiện của họ cũng khẳng định vị trí Alor như một "bàn đạp" giữa các hòn đảo lớn hơn Flores và Timor.
 
Theo Tiến sĩ Shimona Kealy từ ANU, phân tích các hiện vật được tìm thấy tại Makpan cho thấy những người sớm này đã sáng tạo và thích nghi như thế nào. Tiến sĩ Kealy cho biết: “Điều này cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn về các cuộc di chuyển của người hiện đại sớm giữa các hòn đảo và  mức độ thích ứng của con người đối với những thách thức như biến đổi khí hậu. “Khi các cư dân bắt đầu di chuyển đến các hòn đảo, họ nhanh chóng thích nghi với cuôc sống trên đảo mới của họ."
 

Bẫy cá trên rìa rạn san hô thuộc đảo Alor [Chụp bởi: Marko Reimann/Alamy Stock]
Makpan đã chứng kiến một loạt các mực nước biển cao và thấp trong suốt 43.000 năm chiếm cư của con người, phần lớn là do các khắc nghiệt của kỷ Băng hà cuối cùng.
"Khi con người  lần đầu tiên đến Makpan, họ đến với số lượng ít", Tiến sĩ Kealy nói. "Vào thời điểm này, hang động nằm sát bờ biển — như ngày nay — và cộng đồng sơ khai này sống dựa vào  chế độ ăn bao gồm các nhuyễn thể, hà và nhím biển, đặc biệt là nhím biển được ăn với số lượng lớn
 

Đảo Alor [chụp bởi: TS. Shimona Kealy]
Ngay sau khi họ đến lần đầu tiên, mực nước biển bắt đầu giảm. Điều này làm tăng khoảng cách từ địa điểm Makpan đến bờ biển, và có thể khuyến khích mọi người đa dạng chế độ ăn uống của họ bao gồm nhiều loại trái cây và rau trên đất liền.
 
Khi Kỷ Băng hà cuối cùng bắt đầu suy tàn khoảng 14.000 năm trước, Makpan lại nằm cách bờ biển 1km. Giáo sư Sue O'Connor cho biết khoảng 12.000 năm trước, mọi người đang thưởng thức một "bữa tiệc hải sản".
 
                                                Công trường khai quật tại Di chỉ  Makpan [chụp bởi:  TS. Shimona Kealy]

Giáo sư O'Connor cho biết: "Không có gì ngạc nhiên khi di chỉ này  chứng kiến bằng chứng quan trọng cho việc đánh bắt cá vào thời điểm này, không chỉ là xương của nhiều loài cá và cá mập, mà còn có lưỡi câu bằng nhuyễn thể với hình dạng và kích thước khác nhau"
  
Makpan đã bị bỏ hoang cách đây khoảng 7.000 năm , trước giai đoạn chiếm cư cuối cùng vào khoảng 3.500 năm trước. “Chúng tôi không biết tại sao Makpan lại bị bỏ hoang vào thời điểm này,” Tiến sĩ Kealy nói. "Có lẽ sự gia tăng mực nước biển cuối cùng đã khiến các khu vực khác xung quanh đảo Alor trở thành những địa điểm sinh sống hấp dẫn hơn."
 
Nghiên cứu được công bố trên Quaternary Science Reviews.
 
Người dịch: Minh Trần
 
 

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9024035
Số người đang online: 16