Nghìn năm gốm cổ Champa
- Tác giả: Lâm Thị Mỹ Dung, Nguyễn Anh Thư
- Nxb: Văn hóa Dân tộc - 2016
- Khổ sách: 14,5 x 20,5 cm
- Số trang: 263 tr
Văn minh Champa để lại những di sản quý cho nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng. Trên mảnh đất miền Trung Việt Nam hiện nay, sự hiện hữu của các di tích văn hóa Champa vẫn còn rõ nét và ngày càng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Đặc biệt là việc nghiên cứu đồ gốm Champa - một loại hình di vật “gốc”, có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập và phục dựng diện mạo đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Chăm trong lịch sử.
Khi nói tới gốm Champa, đa phần người nghiên cứu và công chúng thường nghĩ đến gốm Gò Sành và gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận). Trong khi đó còn một khối lượng đồ sộ đồ gốm tìm được trong các địa điểm khảo cổ học Champa thế kỷ I-X vẫn chưa được nghiên cứu và công bố một cách đầy đủ, khoa học và hệ thống.
Cuốn sách Nghìn năm gốm cổ Champa sẽ hệ thống hóa và cung cấp nguồn tư liệu cập nhật về gốm Champa trong suốt 1000 năm lịch sử (từ thế kỷ I đến thế kỷ X), góp phần bổ sung nhận thức mới về đồ gốm Champa và nghề sản xuất gốm truyền thống của cư dân vương quốc Champa. Bên cạnh đó, nội dung cuốn sách còn đi sâu phân tích ảnh hưởng của các mối quan hệ tiếp xúc, giao lưu văn hóa đối với sản xuất và buôn bán đồ gốm Champa trong 10 thế kỷ, đồng thời nghiên cứu đồ gốm Champa trong bối cảnh rộng hơn (trong nước và trong khu vực) nhằm làm rõ nguồn gốc, vị trí, vai trò của đồ gốm Champa.
Nội dung cuốn sách gồm 2 chương:
Chương 1: Sản phẩm và kỹ thuật sản xuất gốm cổ Champa. Chương này đề cập đến những yếu tố tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đến nghề sản xuất gốm Champa, đặc trưng gốm cổ Champa, nguồn nguyên liệu, quy trình sản xuất gốm cổ Champa qua so sánh tài liệu khảo cổ và tài liệu dân tộc học; sản phẩm và kỹ thuật sản xuất gốm cổ Champa qua so sánh đồng đại và lịch đại.
Chương 2: Một số vấn đề kinh tế, xã hội Champa qua nghiên cứu đồ gốm. Nội dung chương đề cập vai trò của đồ gốm trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân; mức độ chuyên hóa trong sản xuất đồ gốm phản ánh những biến đổi trong cơ cấu, quan hệ xã hội; vai trò và tác động của tiếp xúc, tiếp biến văn hóa trong sản xuất và phân phối đồ gốm.
Xin trân trọng giới thiệu!
- Nxb: Văn hóa Dân tộc - 2016
- Khổ sách: 14,5 x 20,5 cm
- Số trang: 263 tr
Văn minh Champa để lại những di sản quý cho nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng. Trên mảnh đất miền Trung Việt Nam hiện nay, sự hiện hữu của các di tích văn hóa Champa vẫn còn rõ nét và ngày càng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Đặc biệt là việc nghiên cứu đồ gốm Champa - một loại hình di vật “gốc”, có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập và phục dựng diện mạo đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Chăm trong lịch sử.
Khi nói tới gốm Champa, đa phần người nghiên cứu và công chúng thường nghĩ đến gốm Gò Sành và gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận). Trong khi đó còn một khối lượng đồ sộ đồ gốm tìm được trong các địa điểm khảo cổ học Champa thế kỷ I-X vẫn chưa được nghiên cứu và công bố một cách đầy đủ, khoa học và hệ thống.
Cuốn sách Nghìn năm gốm cổ Champa sẽ hệ thống hóa và cung cấp nguồn tư liệu cập nhật về gốm Champa trong suốt 1000 năm lịch sử (từ thế kỷ I đến thế kỷ X), góp phần bổ sung nhận thức mới về đồ gốm Champa và nghề sản xuất gốm truyền thống của cư dân vương quốc Champa. Bên cạnh đó, nội dung cuốn sách còn đi sâu phân tích ảnh hưởng của các mối quan hệ tiếp xúc, giao lưu văn hóa đối với sản xuất và buôn bán đồ gốm Champa trong 10 thế kỷ, đồng thời nghiên cứu đồ gốm Champa trong bối cảnh rộng hơn (trong nước và trong khu vực) nhằm làm rõ nguồn gốc, vị trí, vai trò của đồ gốm Champa.
Nội dung cuốn sách gồm 2 chương:
Chương 1: Sản phẩm và kỹ thuật sản xuất gốm cổ Champa. Chương này đề cập đến những yếu tố tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đến nghề sản xuất gốm Champa, đặc trưng gốm cổ Champa, nguồn nguyên liệu, quy trình sản xuất gốm cổ Champa qua so sánh tài liệu khảo cổ và tài liệu dân tộc học; sản phẩm và kỹ thuật sản xuất gốm cổ Champa qua so sánh đồng đại và lịch đại.
Chương 2: Một số vấn đề kinh tế, xã hội Champa qua nghiên cứu đồ gốm. Nội dung chương đề cập vai trò của đồ gốm trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân; mức độ chuyên hóa trong sản xuất đồ gốm phản ánh những biến đổi trong cơ cấu, quan hệ xã hội; vai trò và tác động của tiếp xúc, tiếp biến văn hóa trong sản xuất và phân phối đồ gốm.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
Thông báo
Thứ tư, 12 Tháng 6 2024- 09:59
Thứ bảy, 27 Tháng 5 2023- 14:12
Thứ hai, 06 Tháng 6 2022- 10:10
Thứ tư, 23 Tháng 3 2022- 14:57
Thứ ba, 07 Tháng 9 2021- 16:38
Thư viện
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
- Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020
- Số trang: 212 tr
- Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:
GS.TS. Nguyễn Hữu Minh
PGS.TS. Phan Thị Mai Hương
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương
PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi
- Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory
- Người dịch: Phạm Văn Tuân
- Nhà xb: Dân Trí, 2019
- Khổ: 14 x 20,5
- Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học
- Năm xuất bản: 2023
- Số trang: 432tr
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ
- Năm xuất bản: 2023
- Nhà xb:Lao Động
- Số trang: 500
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)
- Năm xuất bản: 2022
- Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh
- Nhà xb: Văn hóa dân tộc
- Năm xb: 2024
- Số trang: 302tr
Tạp chí
Khảo cổ học số 2/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
Phần 2: Khảo cổ học Tiền sử
Phần 1: Vấn đề chung
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC
Tin tức khác
07 Th11 2024 10:48
06 Th11 2024 16:08
06 Th11 2024 16:04
04 Th11 2024 11:04
04 Th11 2024 10:56
04 Th11 2024 10:51
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9023955
Số người đang online: 13