Bài viết giới thiệu kết quả khai quật của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh bình và Viện Khảo cổ học ở 3 địa điểm cánh đồng Nội Trong, cánh đồng Hang Trâu và vườn chùa Nhất Trụ thuộc Thành Ngoại Hoa Lư, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư với tổng diện tích 900m2. Kết quả khai quật xác định chi tiết hơn không gian phân bố các công trình kiến trúc ở Cấm thành và Hoàng thành Hoa Lư. Các dấu tích khảo cổ ở Nội Trong và Hang Trâu ghi nhận mặt bằng tổng thể Cấm thành Hoa Lư gồm 2 khu vực: Khu trung tâm được nhà Đinh - Lê xây dựng khi lựa chọn nơi đây làm kinh đô mở nước, cũng chính là Khu di tích Cố đô Hoa Lư hiện nay. Khu Hậu cung nằm về phía nam khu trung tâm, là nơi vốn có các kiến trúc thuộc trị sở Trường Châu trước thế kỷ X, sau đó được nhà Đinh - Tiền Lê tiếp tục tái sử dụng (từng phần hoặc lấy vật liệu kiến trúc). Giữa hai khu này ngăn cách với nhau bằng một vườn cây ở thời Đinh, nhưng đến thời Lê thì được chuyển đổi chức năng thành một nền sân đất đắp rộng. Các công trình kiến trúc trong Cấm thành có thể có nhiều hướng khác nhau nhưng đều quy tụ về kiến trúc trung tâm hoặc những trục đường dẫn về kiến trúc trung tâm. Kiến trúc trung tâm (Chính điện) nằm ở giữa Đền Đinh và Đền Lê hiện nay.
(Nguyễn Ngọc Quý và nnk, Khảo cổ học số 2/2024: 28-37)
(Nguyễn Ngọc Quý và nnk, Khảo cổ học số 2/2024: 28-37)
Champa là một vương quốc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Hindu giáo, phần lớn các thời kỳ lịch sử Champa, Hindu giáo là quốc giáo. Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia cổ đại khác ở Đông Nam Á, Champa cũng tồn tại trạng thái đa tôn giáo. Bên cạnh Hindu giáo, Phật giáo và Hồi giáo cũng có mặt ở vương quốc này. Đáng chú ý, Phật giáo từ Ấn Độ đã xâm nhập khá sớm vào Champa, gắn liền với những năm đầu của thời kỳ lập quốc, đồng hành cùng với quá trình tồn tại, phát triển và suy vong của vương quốc này. Thậm chí trong đầu thời Indrapura (cuối thế kỷ IX – đầu thế kỷ X), Phật giáo Đại Thừa phát triển mạnh mẽ ở Champa và trở thành tôn giáo quan trọng nhất. Chính vì thế, từ trước đến nay, Phật giáo Champa luôn là đề tài khá hấp dẫn với các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu chủ yếu đề cập đến Phật giáo toàn Champa, hoặc tập trung vào Phật viện Đồng Dương, chứ chưa chú ý nhiều đến Phật giáo Champa ở cấp độ vùng miền, trong đó có khu vực Quảng Bình, Quang Trị, Thừa Thiên Huế/Bắc Champa, để từ đó có cái nhìn cụ thể, chi tiết, tìm ra những điểm riêng/chung trong quá trình phát triển Phật giáo Champa ở các khu vực khác nhau.
Thông qua các tài liệu khảo cổ có được, bài viết đề cập, đi sâu phân tích, đưa ra các nhận xét về các dấu ấn Phật giáo ở khu vực Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, từ đó rút ra các đặc điểm chủ yếu của Phật giáo Champa ở khu vực này.
(Nguyễn Văn Quảng và nnk, Khảo cổ học số 2/2024: 73-86)
Thông qua các tài liệu khảo cổ có được, bài viết đề cập, đi sâu phân tích, đưa ra các nhận xét về các dấu ấn Phật giáo ở khu vực Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, từ đó rút ra các đặc điểm chủ yếu của Phật giáo Champa ở khu vực này.
(Nguyễn Văn Quảng và nnk, Khảo cổ học số 2/2024: 73-86)
Cuộc khai quật địa điểm Vườn Hồng tại 36 Điện Biên Phủ năm 2012- 2014 đã phát hiện được dấu tích kiến trúc có mặt bằng hình tròn rất độc đáo và quan trọng của thời Lý, hiện di tích này được giữ nguyên trạng tại chỗ và được đặt tên là Di tích kiến trúc tâm linh đặc biệt của các Hoàng đế đầu thời Lý.
Từ phát hiện này, đã có nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo quốc tế nhằm xác định tính chất và vị trí của di tích trong tổng thể các di tích thời Lý đã phát hiện được tại khu vực khảo cổ 18 Hoàng Diệu. Qua rà soát tư liệu, có thể đã tồn tại một di tích tương tự tại địa điểm Nhà Quốc hội hiện nay. Tuy nhiên, 2 di tích này có nhiều điểm khác biệt: quy mô, vật liệu xây dựng và nhất là vị trí của di tích trong tổng thể quy hoạch Cấm thành Thăng Long thời Lý.
Thông qua việc nghiên cứu so sánh, phân tích về lịch sử hình thành, cấu trúc di tích tại một số nước khu vực Đông Á: Nhật Bản, Trung Quốc đã đưa đến nhận định, sự có mặt của di tích này là quá trình du nhập kỹ thuật xây dựng kiến trúc "chuyển luân kinh tàng" của Phật giáo với đặc trưng là kết cấu một cột và trục xoay, sau đó phát triển nên các biến thể riêng của Việt Nam như Liên hoa đài, lầu chuông, sân khấu quay.
Giả thuyết các kiến trúc phát hiện tại cụm di tích Khu G là các đăng đài thuộc lễ hội Quảng Chiếu theo ghi chép trên bia Sùng Thiện Diên Ninh đang càng ngày càng được ủng hộ. Tuy nhiên cần có thêm các bằng chứng mới về khảo cổ học trong thời gian tới.
(Phạm Văn Triệu, Phạm Lê Huy, Khảo cổ học số 2/2024: 52-72)
Từ phát hiện này, đã có nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo quốc tế nhằm xác định tính chất và vị trí của di tích trong tổng thể các di tích thời Lý đã phát hiện được tại khu vực khảo cổ 18 Hoàng Diệu. Qua rà soát tư liệu, có thể đã tồn tại một di tích tương tự tại địa điểm Nhà Quốc hội hiện nay. Tuy nhiên, 2 di tích này có nhiều điểm khác biệt: quy mô, vật liệu xây dựng và nhất là vị trí của di tích trong tổng thể quy hoạch Cấm thành Thăng Long thời Lý.
Thông qua việc nghiên cứu so sánh, phân tích về lịch sử hình thành, cấu trúc di tích tại một số nước khu vực Đông Á: Nhật Bản, Trung Quốc đã đưa đến nhận định, sự có mặt của di tích này là quá trình du nhập kỹ thuật xây dựng kiến trúc "chuyển luân kinh tàng" của Phật giáo với đặc trưng là kết cấu một cột và trục xoay, sau đó phát triển nên các biến thể riêng của Việt Nam như Liên hoa đài, lầu chuông, sân khấu quay.
Giả thuyết các kiến trúc phát hiện tại cụm di tích Khu G là các đăng đài thuộc lễ hội Quảng Chiếu theo ghi chép trên bia Sùng Thiện Diên Ninh đang càng ngày càng được ủng hộ. Tuy nhiên cần có thêm các bằng chứng mới về khảo cổ học trong thời gian tới.
(Phạm Văn Triệu, Phạm Lê Huy, Khảo cổ học số 2/2024: 52-72)
Vương triều Lý (1009-1225) là một thời kỳ quan trọng của Đại Việt trong lịch sử Việt Nam. Nhà Lý có nhiều sáng tạo văn hóa đặc sắc dựa trên quá trình khởi đầu cho sự phục hưng giá trị văn hóa truyền thống Lạc Việt sau hơn ngàn năm Bắc thuộc và sự tiếp biến các yếu tố văn minh trong khu vực. Triều Lý rất quan tâm phát triển Phật giáo. Ngoài hoạt động sao chép và phổ biến kinh sách, nhà Lý đặc biệt chú trọng việc xây dựng các công trình chùa tháp quy mô lớn. Chùa tháp thời Lý đều không còn kiến trúc trên mặt đất, chỉ còn nền móng dưới lòng đất, nhưng phần lớn là di sản quý của dân tộc như Tường Long, Phật Tích, Cảnh Long Đồng Khánh, Bảo Ninh Sùng Phúc, Vạn Phong Thành Thiện, Sùng Phúc, Sùng Nghiêm Diên Thánh, Sùng Thiện Diên Linh, Linh Xứng…
Di tích chùa tháp thời Lý là một loại hình di sản hỗn hợp, bao gồm cả vật thể và phi vật thể, có cả giá trị lịch sử nghệ thuật kiến trúc và giá trị văn hóa tôn giáo tín ngưỡng. Chúng không chỉ thể hiện đặc trưng văn hóa tiêu biểu của vương triều Lý, mà còn cho thấy sức sống trường tồn qua lịch sử cũng như trong đời sống tôn giáo tín ngưỡng hiện nay. Nhiều di sản chùa tháp thời Lý đang phát huy giá trị trong đời sống văn hóa, chính trị, xã hội và kinh tế ở nhiều địa phương thuộc miền Bắc Việt Nam. Cùng với sự phát triển của quá trình đô thị hóa và kinh tế du lịch văn hóa Phật giáo ba thập kỷ trở lại đây, di sản chùa tháp thời Lý đang chịu tác động đa chiều. Hiện trạng đó đặt ra một số vấn đề về giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị các di sản quý báu này của dân tộc. Bài viết này xuất phát từ hai vấn đề trữ lượng di tích và hiện trạng di sản chùa tháp thời Lý để đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy cho giai đoạn hiện nay.
Đề xuất quy trình chuyên môn bảo tồn và phục hồi di tích
(Nguồn: Đặng Hồng Sơn)
(Đặng Hồng Sơn, Hoàng Văn Khoán, Nguyễn Văn Anh, Khảo cổ học số 1/2024: 42-63).
Di tích chùa tháp thời Lý là một loại hình di sản hỗn hợp, bao gồm cả vật thể và phi vật thể, có cả giá trị lịch sử nghệ thuật kiến trúc và giá trị văn hóa tôn giáo tín ngưỡng. Chúng không chỉ thể hiện đặc trưng văn hóa tiêu biểu của vương triều Lý, mà còn cho thấy sức sống trường tồn qua lịch sử cũng như trong đời sống tôn giáo tín ngưỡng hiện nay. Nhiều di sản chùa tháp thời Lý đang phát huy giá trị trong đời sống văn hóa, chính trị, xã hội và kinh tế ở nhiều địa phương thuộc miền Bắc Việt Nam. Cùng với sự phát triển của quá trình đô thị hóa và kinh tế du lịch văn hóa Phật giáo ba thập kỷ trở lại đây, di sản chùa tháp thời Lý đang chịu tác động đa chiều. Hiện trạng đó đặt ra một số vấn đề về giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị các di sản quý báu này của dân tộc. Bài viết này xuất phát từ hai vấn đề trữ lượng di tích và hiện trạng di sản chùa tháp thời Lý để đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy cho giai đoạn hiện nay.
Đề xuất quy trình chuyên môn bảo tồn và phục hồi di tích
(Nguồn: Đặng Hồng Sơn)
(Đặng Hồng Sơn, Hoàng Văn Khoán, Nguyễn Văn Anh, Khảo cổ học số 1/2024: 42-63).
Chùa Hồ Bấc tên chữ Phúc Chủ tự, nằm trên dãy Huyền Đinh – Yên Tử, thuộc xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Tọa lạc tại trên đỉnh núi cao, xung quanh địa điểm chùa Hồ Bấc có nhiều núi cao và vực sâu bao quanh. Chính những yếu tố đó đã tạo cho địa điểm chùa Hồ Bấc không gian tĩnh mịch.
Kết quả khai quật bước đầu đã xác định chùa Hồ Bấc được khởi dựng từ thời Trần, được trùng tu tôn tạo mở rộng vào thời Lê trung hưng và tiếp tục tồn tại đến thời Nguyễn. Kết quả khai quật đã đóng góp mới cho nhận thức về khu vực Tây Yên Tử trong lịch sử. Cung cấp những tư liệu chân xác bù đắp những thiếu hụt về tư liệu giúp làm rõ diễn biến hình thành và tồn tại của địa điểm chùa Hồ Bấc. Chùa Hồ Bấc có một vị trí rất quan trọng trên hệ thống các chùa thuộc Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử trên dãy Huyền Đinh – Yên Tử, đây được coi là điểm trung chuyển của 2 tuyến đường hành hương lên đỉnh Yên Tử: Tuyến đường phía Tây đi từ chùa Vĩnh Nghiêm và tuyến đường phía Đông đi từ chùa Thanh mai. Cả 2 tuyến này đều gặp nhau ở chùa Hồ Bấc, điều đó cho thấy, trong suốt chiều dài lịch sử, đặc biệt là thời Trần, chùa Hồ Bấc đảm đương vị trí quan trọng bậc nhất trong tổng thể hệ thống các chùa thời Trần trên dãy Yên Tử.
Di vật tại chùa Hồ Bấc (Nguồn: Thân Văn Tiệp)
(Thân Văn Tiệp, Khảo cổ học số 1/2024: 64-77).
Kết quả khai quật bước đầu đã xác định chùa Hồ Bấc được khởi dựng từ thời Trần, được trùng tu tôn tạo mở rộng vào thời Lê trung hưng và tiếp tục tồn tại đến thời Nguyễn. Kết quả khai quật đã đóng góp mới cho nhận thức về khu vực Tây Yên Tử trong lịch sử. Cung cấp những tư liệu chân xác bù đắp những thiếu hụt về tư liệu giúp làm rõ diễn biến hình thành và tồn tại của địa điểm chùa Hồ Bấc. Chùa Hồ Bấc có một vị trí rất quan trọng trên hệ thống các chùa thuộc Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử trên dãy Huyền Đinh – Yên Tử, đây được coi là điểm trung chuyển của 2 tuyến đường hành hương lên đỉnh Yên Tử: Tuyến đường phía Tây đi từ chùa Vĩnh Nghiêm và tuyến đường phía Đông đi từ chùa Thanh mai. Cả 2 tuyến này đều gặp nhau ở chùa Hồ Bấc, điều đó cho thấy, trong suốt chiều dài lịch sử, đặc biệt là thời Trần, chùa Hồ Bấc đảm đương vị trí quan trọng bậc nhất trong tổng thể hệ thống các chùa thời Trần trên dãy Yên Tử.
Di vật tại chùa Hồ Bấc (Nguồn: Thân Văn Tiệp)
(Thân Văn Tiệp, Khảo cổ học số 1/2024: 64-77).
Quảng Ngãi là một khu vực có vị trí khá quan trọng trên con đường thương mại qua biển Đông từ Trung Quốc, Nhật Bản tới các quốc gia Đông Nam Á, từ đó đi xa hơn tới Ấn Độ, Tây Á. Tại đây, cho đến nay, đã phát hiện được thuyền Châu Tân có niên đại thế kỷ VIII-IX, thuyền Bình Châu niên đại thế kỷ XIII-XIV. Bên cạnh đó, khu vực này cũng phát hiện được hai neo thuyền mang phong cách Ả Rập niên đại thế kỷ thứ VII-VIII, 1 neo thuyền mang phong cách Đông Nam Á niên đại thế kỷ XVIII-XIX và nhiều đồ gốm sứ có niên đại thời Đường, Minh, Thanh. Đây là nguồn tư liệu quý góp phần nghiên cứu lịch sử hàng hải, lịch sử gốm sứ, mối quan hệ ngoại thương, vai trò của miền Trung Việt Nam trong tuyến thương mại qua Biển Đông thời cổ... Một địa điểm được xem có tính chất cảng thị cần thỏa mãn nhiều yếu tố. Với nguồn tư liệu hiện nay, có lẽ còn chưa đủ cơ sở chắc chắn, rõ ràng để khẳng định vụng biển Bình Châu, Quảng Ngãi đã phát triển thành một thương cảng hay đơn thuần chỉ là một bến đỗ. Quan điểm xem vụng biển này là một cảng cổ nên được xem như giả thuyết nghiên cứu cần được kiểm chứng.
Di vật thuyền Tân Châu (Nguồn: Bùi Văn Hiếu)
(Bùi Văn Hiếu, Khảo cổ học số 1/2024: 78-91)
Di vật thuyền Tân Châu (Nguồn: Bùi Văn Hiếu)
(Bùi Văn Hiếu, Khảo cổ học số 1/2024: 78-91)
Khảo cổ học vùng đất phía tây tỉnh Hà Giang còn tương đối trẻ so với khu vực Cao nguyên đá Đồng Văn và khu vực thấp thung lũng sông Lô, sông Gâm. Trong thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, chỉ phát hiện duy nhất bãi đá cổ và hai di tích cự thạch ở huyện Xín Mần. Mãi cho đến năm 2015, những di tích và di vật khảo cổ học đầu tiên ở khu vực này mới được công bố và vào năm 2022 mới có cuộc điều tra khảo cổ học tổng thể ở đây. Bài viết này trình bày về khảo cổ học tiền - sơ sử qua những phát hiện về di tích và di vật từ trước đến nay.
Khu vực nghiên cứu là vùng cao núi đất phía tây gồm hai huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần. Đây là khu vực thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp, là một phần của cao nguyên Bắc Hà (cao nguyên nằm trên địa bàn hai tỉnh Lào Cai và Hà Giang, trải rộng trên phần lớn diện tích các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Xín Mần, Hoàng Su Phì), thường được gọi là Vòm nâng sông Chảy, có độ cao từ 1.000m đến trên 2.000m. Địa hình nơi đây phổ biến dạng vòm hoặc nửa vòm, quả lê, yên ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc, đôi khi sắc nhọn hoặc lởm chởm dốc đứng, bị phân cắt mạnh, nhiều nếp gấp. Khu vực này là đất cổ nhất miền Bắc Việt Nam trên nền đá Gơ Nai và đá phiến mi ca thái CO Granit. Đất ở đây phần lớn là đất kết tinh, có độ dốc cao (lớn hơn 30%, lớn hơn 250). Sông suối đều ở dạng hẻm, có độ dốc lớn, chảy xiết, do sườn núi quá dốc dẫn đến quá trình xói mòn rửa trôi mạnh, lại không có bồi tụ, nên tầng đất mỏng, bị phân cắt mạnh. Khu vực này có các đỉnh núi cao như Tây Côn Lĩnh (2.419m) và Kiều Liêu Ti (2.402m).
Vùng núi đất phía tây có đặc trưng là một hệ sinh thái rừng khá phong phú, xen kẹp với các hệ sinh thái nông nghiệp. Trên các sườn của hệ thống núi đất có những thửa ruộng bậc thang nối tiếp nhau trên một diện tích khu vực rộng lớn đã tạo nên những cảnh quan tự nhiên tuyệt đẹp rất đặc thù của hệ sinh thái vùng núi đất ở Hà Giang. Vùng địa lý tự nhiên này được chia thành hai tiểu vùng là Hoàng Su Phì và Xín Mần. Trong đó, tiểu vùng Xín Mần có nền đá chắc chắn, không bị rửa trôi và sạt lở như Hoàng Su Phì.
Trong khu vực nghiên cứu, có thể kể đến ba con sông chính. Sông Chảy là phụ lưu lớn thứ hai sau sông Gâm của hệ thống sông Lô, bắt nguồn từ sườn tây nam đỉnh Tây Côn Lĩnh và sườn đông bắc đỉnh Chiêu Lầu Thi, chảy qua hai huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần, vượt qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái rồi chảy vào sông Lô ở Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Sông Chảy là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực phía tây của Hà Giang. Sông Con bắt nguồn từ núi Nà Chì thuộc huyện Xín Mần, chảy qua huyện Quang Bỉnh, đổ vào sông Lô ở huyện Bắc Quang. Chiều dài sông khoảng 65km. Sông Bạc là sông nhánh lớn của sông Con, bắt nguồn từ núi Nguyên Sơn, thuộc huyện Hoàng Su Phì, đổ vào sông Con, chiều dài sông khoảng 23km. Ngoài ra, các con sông này đều được tiếp nước của vô số các con suối nhỏ từ núi cao chảy xuống (Địa chí Hà Giang 2020).
(Nguyễn Trường Đông, Khảo cổ học, số 2/2024: 3-16)
Khu vực nghiên cứu là vùng cao núi đất phía tây gồm hai huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần. Đây là khu vực thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp, là một phần của cao nguyên Bắc Hà (cao nguyên nằm trên địa bàn hai tỉnh Lào Cai và Hà Giang, trải rộng trên phần lớn diện tích các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Xín Mần, Hoàng Su Phì), thường được gọi là Vòm nâng sông Chảy, có độ cao từ 1.000m đến trên 2.000m. Địa hình nơi đây phổ biến dạng vòm hoặc nửa vòm, quả lê, yên ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc, đôi khi sắc nhọn hoặc lởm chởm dốc đứng, bị phân cắt mạnh, nhiều nếp gấp. Khu vực này là đất cổ nhất miền Bắc Việt Nam trên nền đá Gơ Nai và đá phiến mi ca thái CO Granit. Đất ở đây phần lớn là đất kết tinh, có độ dốc cao (lớn hơn 30%, lớn hơn 250). Sông suối đều ở dạng hẻm, có độ dốc lớn, chảy xiết, do sườn núi quá dốc dẫn đến quá trình xói mòn rửa trôi mạnh, lại không có bồi tụ, nên tầng đất mỏng, bị phân cắt mạnh. Khu vực này có các đỉnh núi cao như Tây Côn Lĩnh (2.419m) và Kiều Liêu Ti (2.402m).
Vùng núi đất phía tây có đặc trưng là một hệ sinh thái rừng khá phong phú, xen kẹp với các hệ sinh thái nông nghiệp. Trên các sườn của hệ thống núi đất có những thửa ruộng bậc thang nối tiếp nhau trên một diện tích khu vực rộng lớn đã tạo nên những cảnh quan tự nhiên tuyệt đẹp rất đặc thù của hệ sinh thái vùng núi đất ở Hà Giang. Vùng địa lý tự nhiên này được chia thành hai tiểu vùng là Hoàng Su Phì và Xín Mần. Trong đó, tiểu vùng Xín Mần có nền đá chắc chắn, không bị rửa trôi và sạt lở như Hoàng Su Phì.
Trong khu vực nghiên cứu, có thể kể đến ba con sông chính. Sông Chảy là phụ lưu lớn thứ hai sau sông Gâm của hệ thống sông Lô, bắt nguồn từ sườn tây nam đỉnh Tây Côn Lĩnh và sườn đông bắc đỉnh Chiêu Lầu Thi, chảy qua hai huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần, vượt qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái rồi chảy vào sông Lô ở Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Sông Chảy là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực phía tây của Hà Giang. Sông Con bắt nguồn từ núi Nà Chì thuộc huyện Xín Mần, chảy qua huyện Quang Bỉnh, đổ vào sông Lô ở huyện Bắc Quang. Chiều dài sông khoảng 65km. Sông Bạc là sông nhánh lớn của sông Con, bắt nguồn từ núi Nguyên Sơn, thuộc huyện Hoàng Su Phì, đổ vào sông Con, chiều dài sông khoảng 23km. Ngoài ra, các con sông này đều được tiếp nước của vô số các con suối nhỏ từ núi cao chảy xuống (Địa chí Hà Giang 2020).
(Nguyễn Trường Đông, Khảo cổ học, số 2/2024: 3-16)
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC
Trước hết, Ban biên tập Tạp chí Khảo cổ học xin chân thành cảm ơn những đóng góp quý báu của các nhà khoa học, bạn đọc gần xa và đặc biệt là đội ngũ các cộng tác viên của Tạp chí trong thời gian qua đã có những bài viết, những ý kiến tâm huyết cho sự phát triển của Tạp chí chúng ta. Để không ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng các bài viết trên Tạp chí Khảo cổ học cả về mặt nội dung và hình thức, Ban biên tập xin lưu ý các cộng tác viên khi gửi bài một số điểm sau:
1. Bài gửi đăng trên Tạp chí Khảo cổ hoc phải là bài chưa gửi đăng trên các sách, báo và các loại tạp chí khác.
2. Bài gửi đăng được soạn trên máy vi tính, in một mặt giấy khổ A4. Mỗi bài gửi cho tòa soạn 01 bản chính, kèm theo 01 đĩa CD ghi nội dung bài viết và 01 bản tóm tắt nội dung (khoảng 1/2 trang A4). Dùng font chữ Times New Roman , 10.5pt, exactly 15pt, cách trên 6pt, cách dưới 0pt. Tác giả có thể liên hệ trước với tòa soạn nếu gửi bài qua email của Tạp chí.
Đối với các minh họa (bản ảnh, vẽ, sơ đồ, biểu đồ, bảng thống kê…) cần ghi chú thích cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn, và nhất thiết phải trích rõ nguồn của các minh họa đó (nếu là ảnh thì đề nghị gửi kèm file ảnh gốc).
3. Bài viết cần trình bày theo tiểu mục được đánh số thứ tự: 1, 2, 3,…; 1.1, 1.2,…; 1.1.1, 1.1.2,…, sau đó là a, b,…; a1, a2,…; b1, b2,... và cuối cùng là dấu “-”, “+”, “.”). Tên tiểu mục cần ngắn gọn, không có chấm câu.
4. Tên riêng người, địa phương, thuật ngữ tiếng nước ngoài bằng chữ La Tinh để nguyên văn; bằng chữ Nga, chữ tượng hình, chữ Phạn thì phiên âm theo hệ thống La Tinh.
5. Các đoạn trích dẫn trong bài để trong dấu ngoặc kép, không in nghiêng. Các đoạn trích dẫn nguyên văn để trong dấu ngoặc kép (“…”), không in nghiêng. Trường hợp tác giả cần nhấn mạnh một số đoạn trong phần trích dẫn cần in nghiêng phần nhấn mạnh, sau đó ghi viết tắt tên tác giả nhấn mạnh trong ngoặc đơn, ví dụ: (NGĐ nhấn mạnh). Trường hợp trong đoạn trích dẫn có chỗ sai không phải do người trích, thì người trích có thể ghi thêm hai chữ (nguyên văn) đặt trong ngoặc đơn.
6. Các chú thích để ở cuối bài, trước mục tài liệu dẫn, đánh theo số thứ tự 1, 2, 3… Tác giả trích dẫn trong bài để trong dấu ngoặc đơn và viết theo thứ tự:
a. Đối với tài liệu tiếng Việt: (Tên đầy đủ của tác giả, năm xuất bản, số trang)
Thí dụ: (Nguyễn Văn A 2000: 10-20)
b. Đối với tài liệu tiếng nước ngoài: (Tên họ tác giả, năm xuất bản, số trang)
Thí dụ: (Parmentier 1963: 178)
7. Bài nghiên cứu cần có tài liệu dẫn. Danh sách tài liệu dẫn đặt ở cuối bài và được sắp xếp theo thứ tự: Họ tên tác giả, Năm xuất bản, Tên tài liệu (chữ nghiêng), Tên một bài trong sách hay tạp chí (không nghiêng), Nhà xuất bản, Địa điểm xuất bản. Thí dụ: (Parmentier, H. 1963: 178)
8. Cuối bài cần ghi rõ họ tên, chức danh khoa học, tên cơ quan và địa chỉ, điện thoại, email để Tòa soạn tiện liên hệ với tác giả.
9. Các bài gửi đăng sẽ được Ban biên tập biên tập, khi cần sẽ trao đổi với tác giả để hoàn thiện bản thảo. Bài không sử dụng, Tòa soạn xin phép không trả lại bản thảo.
10. Để bài gửi đến có hình thức hoàn hảo theo quy định, xin quan sát kỹ các bài viết đã in trong số tạp chí gần đây.
- TÒA SOẠN TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC -
quy_dinh_gui_bai_cho_tap_chi_khao_co_hoc.pdf
Trước hết, Ban biên tập Tạp chí Khảo cổ học xin chân thành cảm ơn những đóng góp quý báu của các nhà khoa học, bạn đọc gần xa và đặc biệt là đội ngũ các cộng tác viên của Tạp chí trong thời gian qua đã có những bài viết, những ý kiến tâm huyết cho sự phát triển của Tạp chí chúng ta. Để không ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng các bài viết trên Tạp chí Khảo cổ học cả về mặt nội dung và hình thức, Ban biên tập xin lưu ý các cộng tác viên khi gửi bài một số điểm sau:
1. Bài gửi đăng trên Tạp chí Khảo cổ hoc phải là bài chưa gửi đăng trên các sách, báo và các loại tạp chí khác.
2. Bài gửi đăng được soạn trên máy vi tính, in một mặt giấy khổ A4. Mỗi bài gửi cho tòa soạn 01 bản chính, kèm theo 01 đĩa CD ghi nội dung bài viết và 01 bản tóm tắt nội dung (khoảng 1/2 trang A4). Dùng font chữ Times New Roman , 10.5pt, exactly 15pt, cách trên 6pt, cách dưới 0pt. Tác giả có thể liên hệ trước với tòa soạn nếu gửi bài qua email của Tạp chí.
Đối với các minh họa (bản ảnh, vẽ, sơ đồ, biểu đồ, bảng thống kê…) cần ghi chú thích cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn, và nhất thiết phải trích rõ nguồn của các minh họa đó (nếu là ảnh thì đề nghị gửi kèm file ảnh gốc).
3. Bài viết cần trình bày theo tiểu mục được đánh số thứ tự: 1, 2, 3,…; 1.1, 1.2,…; 1.1.1, 1.1.2,…, sau đó là a, b,…; a1, a2,…; b1, b2,... và cuối cùng là dấu “-”, “+”, “.”). Tên tiểu mục cần ngắn gọn, không có chấm câu.
4. Tên riêng người, địa phương, thuật ngữ tiếng nước ngoài bằng chữ La Tinh để nguyên văn; bằng chữ Nga, chữ tượng hình, chữ Phạn thì phiên âm theo hệ thống La Tinh.
5. Các đoạn trích dẫn trong bài để trong dấu ngoặc kép, không in nghiêng. Các đoạn trích dẫn nguyên văn để trong dấu ngoặc kép (“…”), không in nghiêng. Trường hợp tác giả cần nhấn mạnh một số đoạn trong phần trích dẫn cần in nghiêng phần nhấn mạnh, sau đó ghi viết tắt tên tác giả nhấn mạnh trong ngoặc đơn, ví dụ: (NGĐ nhấn mạnh). Trường hợp trong đoạn trích dẫn có chỗ sai không phải do người trích, thì người trích có thể ghi thêm hai chữ (nguyên văn) đặt trong ngoặc đơn.
6. Các chú thích để ở cuối bài, trước mục tài liệu dẫn, đánh theo số thứ tự 1, 2, 3… Tác giả trích dẫn trong bài để trong dấu ngoặc đơn và viết theo thứ tự:
a. Đối với tài liệu tiếng Việt: (Tên đầy đủ của tác giả, năm xuất bản, số trang)
Thí dụ: (Nguyễn Văn A 2000: 10-20)
b. Đối với tài liệu tiếng nước ngoài: (Tên họ tác giả, năm xuất bản, số trang)
Thí dụ: (Parmentier 1963: 178)
7. Bài nghiên cứu cần có tài liệu dẫn. Danh sách tài liệu dẫn đặt ở cuối bài và được sắp xếp theo thứ tự: Họ tên tác giả, Năm xuất bản, Tên tài liệu (chữ nghiêng), Tên một bài trong sách hay tạp chí (không nghiêng), Nhà xuất bản, Địa điểm xuất bản. Thí dụ: (Parmentier, H. 1963: 178)
8. Cuối bài cần ghi rõ họ tên, chức danh khoa học, tên cơ quan và địa chỉ, điện thoại, email để Tòa soạn tiện liên hệ với tác giả.
9. Các bài gửi đăng sẽ được Ban biên tập biên tập, khi cần sẽ trao đổi với tác giả để hoàn thiện bản thảo. Bài không sử dụng, Tòa soạn xin phép không trả lại bản thảo.
10. Để bài gửi đến có hình thức hoàn hảo theo quy định, xin quan sát kỹ các bài viết đã in trong số tạp chí gần đây.
- TÒA SOẠN TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC -
quy_dinh_gui_bai_cho_tap_chi_khao_co_hoc.pdf
Trang
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9019694
Số người đang online: 19