Tàu đắm Roman 2000 tuổi được tìm thấy ở Địa Trung Hải

Hai nghìn năm trước, con tàu này đang băng qua Biển Địa Trung Hải chất đầy hàng là các bình amphorae - những chiếc bình lớn bằng đất nung được sử dụng trong Đế chế La Mã để vận chuyển rượu và dầu ô liu.
 
Vì một số lí do, nó không bao giờ đến đích.
Con tàu đã nằm mòn mỏi dưới đáy biển khoảng hai thiên niên kỷ, giờ đây nó đã được các nhà khảo cổ học phát hiện, cùng với kho hàng, có niên đại từ năm 100 TCN đến 100 CN, được đánh giá là con tàu đắm cổ điển lớn nhất được tìm thấy ở phía đông Địa Trung Hải.
 
                                                    
Xác con tàu dài 35 mét, cùng với hàng hóa trên tàu: 6.000 bình amphorae  được phát hiện trong một cuộc khảo sát được trang bị quét sóng âm sonar dưới đáy biển ngoài khơi  Kefalonia - một trong những hòn đảo Ionian ngoài khơi bờ biển phía tây Hy Lạp. (Ionian Aquarium, Kefalonia).


Xác con tàu dài 35 mét, cùng với hàng hóa trên tàu: 6.000 bình amphorae  được phát hiện ở độ sâu khoảng 60m trong một cuộc khảo sát được trang bị sonar dưới đáy biển ngoài khơi  Kefalonia - một trong những hòn đảo Ionian ngoài khơi bờ biển phía tây Hy Lạp.
Cuộc khảo sát được thực hiện bởi nhóm Oceanus thuộc Đại học Patras, sử dụng các kỹ thuật xử lý hình ảnh trí tuệ nhân tạo. Nghiên cứu được tài trợ bởi chương trình Liên minh Châu Âu
 “Đây là con tàu đắm lớn thứ tư trong giai đoạn này từng được tìm thấy trên toàn bộ Địa Trung Hải và có "tầm quan trọng khảo cổ đáng kể", theo George Ferentinos, Đại học Patras, ông cùng với 9 học trò của mình đã công bố phát hiện này trên Tạp chí Khoa học Khảo cổ học.
Nhóm nghiên cứu cho biết “Khoang hàng amphorae, có thể nhìn thấy dưới đáy biển, ở trạng thái bảo quản rất tốt và con tàu đắm có khả năng cung cấp nhiều thông tin về các con đường vận chuyển, giao thương, cách xếp bình amphorae lên thân tàu và cách đóng tàu trong thời gian liên quan”.
Hầu hết các con tàu thời đó đều dài khoảng 15 mét, so với 34 mét của con tàu này.
Con thuyền - một bản sao hiện đang được đặt tại Thủy cung Ionian ở Kefalonia - là xác tàu La Mã thứ tư được tìm thấy trong khu vực.


                                             
                                                  Amphorae trong điều kiện bảo quản tốt (Ionian Aquarium, Kefalonia).

Các nhà khảo cổ rất quan tâm, hứng thú
Các con tàu đắm thời cổ điển thông thường rất khó nhận biết bằng sonar, vì chúng nằm sát đáy biển và thường có thể bị che khuất bởi các đặc điểm tự nhiên. Hầm hàng nằm sâu gần hai mét dưới lòng đất
Nằm cách cửa cảng Fiskardo khoảng 2,4 km - ngôi làng duy nhất trên đảo không bị phá hủy trong Thế chiến thứ hai. Các nhà khảo cổ cho rằng phát hiện trên chỉ ra rằng Fiskardo là một trạm dừng quan trọng trên các tuyến đường thương mại của người La Mã.
 
Cuộc khảo sát được thực hiện vào năm 2013 và 2014 cũng đã vớt được ba xác tàu "gần như nguyên vẹn" từ Thế chiến thứ hai trong khu vực này.
Nhưng kích thước của khoang hàng - 29m x 11m - và chiếc bình amphorae còn nguyên vẹn đã khiến các nhà khảo cổ học rất hứng thú.
Các hình ảnh sonar có độ phân giải cao đã thu thập khối lượng lớn các bình dưới đáy biển, lấp đầy hình dạng của khung tàu gỗ.
Các học giả viết trong bài báo này: "Nghiên cứu sâu hơn về xác tàu sẽ làm sáng tỏ các tuyến đường biển, hoạt động buôn bán, cách xếp amphore trên thân tàu và cách đóng tàu trong giai đoạn giữa thế kỷ 1 trước Công nguyên và thế kỷ 1 sau Công nguyên".
Vấn đề còn lại duy nhất đó là sẽ làm gì với xác tàu này.
                                                       
Các nhà khảo cổ học định vị con tàu đắm bằng quét sóng âm sona. Cuộc khảo sát được tiến hình bởi nhóm Oceanus của Đại học Patras, sử dụng công nghệ xử lí hình ảnh trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence image-processing techniques)  (Ionian Aquarium, Kefalonia)

Ferentinos nói với CNN rằng việc phục dựng con tàu là một "công việc rất khó khăn và tốn kém".
Thay vào đó, bước tiếp theo của họ đỡ tốn kém hơn  đó là "khôi phục một amphora và sử dụng kỹ thuật ADN để xác định nó chứa rượu vang, dầu ô liu, quả hạch, lúa mì hay lúa mạch."
Sau đó, họ sẽ tìm kiếm một nhà đầu tư để quy hoạch một công viên lặn ở khu vực xác tàu.
Trong khi đó, bảo tàng Thủy cung Ionian ở Lixouri, thị trấn lớn thứ hai của Kefalonia, lưu giữ những kho báu khác từ vùng biển xung quanh hòn đảo.
 
Theo  CNN
 
Người dịch: Minh Trần

Nguồn tham khảo: https://www.9news.com.au/world/biggest-ever-roman-shipwreck-found-in-eastern-mediterranean/f6acbe3d-a721-4348-a42b-62abc774100b

 

Thư viện

- Tác giả: George Soulie De Morant - Nxb: Mỹ Thuật - Năm xb: 2023 - Số trang: 381tr - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Đỗ Trường Giang, Đổng Thành Danh, Bá Minh Truyền - Nxb: Thế Giới - Năm xb: 2021 - Số trang: 527tr - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Viên Như - Nxb: Hồng Đức - Năm xb: 2022 - Số trang: 335tr - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Vũ Huyễn Trang - Nxb: Thế giới - Năm xb: 2022 - Số trang: 266 - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Marcel Bernanose - Nxb: Mỹ Thuật -Năm xb: 2023 - Số trang: 238 - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Đại úy hải quân Francis Garnier, Nguyễn Minh dịch và chú giải - Nxb: Đại học Sư phạm - Năm xb: 2023 - Số trang: 848 - Khổ: 18.5 x 26.5...
- Tác giả: Trần Minh Nhựt - Nxb: Dân Trí -Năm xb: 2022 - Số trang: 261 - Khổ: 20.5 x 27.5 cm - Bìa: mềm
- Tác giả: Đinh Khắc Thuân - Nxb: Đại học Quốc gia Hà Nội - 2021 - Số trang: 752 tr - Khổ sách: 16x24tr - Hình thức bìa: cứng
- Tác giả: Nguyễn Tuấn Cường - Nxb: Khoa học xã hội - 2020 - Số trang: 522 tr - Khổ sách: 16x24tr

Tạp chí


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 7558844
Số người đang online: 20