Hai trường hợp nhiều khả năng mắc bệnh ghẻ cóc do nhiễm vi khuẩn Treponema pallidum, thuộc di chỉ Mán Bạc thời kì Đá , miền Bắc Việt Nam (ca.2000– 1500B.C.)
Hai trường hợp nhiều khả năng mắc bệnh ghẻ cóc do nhiễm vi khuẩn Treponema pallidum, thuộc di chỉ Mán Bạc sơ kì đá mới Việt Nam (cal 1906–1523 B.C.) được mô tả trên bằng chứng di cốt. Sự có mặt của các nút xương mới dưới màng xương trực tiếp liên quan đến các lỗ ổ bề mặt ở một nam trẻ tuổi trưởng thành và một trẻ em 7 tuổi là chẩn đoán nhiều khả năng cho bệnh này.
Bối cảnh khí hậu và dịch tễ học cho thấy bệnh ghẻ cóc do nhiễm xoắn khuẩn Treponema pallidum pertenue là nguyên nhân phổ biến nhất. Bằng chứng trên được phát hiện muộn nhất ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và là một ví dụ điển hình đầu tiên giai đoạn tiền Columbia trong khu vực này dựa vào chẩn đoán và định niên đại chính xác. Sinh thái biển, lối sống ít di động, và tỷ lệ sinh sản cao ở di chỉ Mán Bạc, tất cả đã tạo ra sự tương tác giữa các yếu tố sinh học và xã hội thuận lợi cho việc lây lan bệnh ghẻ cóc giữa các cư dân thuộc di chỉ này. Cùng với đó là sự mắc bệnh thiếu vitamin C (scurvy) ở cả hai cá thể trên chỉ ra rằng sự suy dinh dưỡng trong suốt quá trình chuyển tiếp nông nghiệp có thể trầm trọng hơn và biểu hiện bệnh ghẻ cóc ở cộng đồng này.
Mán Bạc là một di chỉ vùng quan trọng bởi vì nó nằm trong ranh giới giai đoạn chuyển tiếp Đá Mới của Đông Nam Á lục địa. Trong suốt bước chuyển này, khoảng 4000 năm cách đây, các cư dân nông nghiệp di cư từ miền nam Trung Quốc vào Đông Nam Á đã ảnh hưởng nhiều thay đổi trong phương thức sinh kế, dân số, và mang theo bệnh nhiễm trùng mới tiềm ẩn như là bệnh ghẻ cóc vào các cộng đồng nông nghiệp bản địa . Các phát hiện trình bày trên đây hi vọng sẽ là khởi đầu đánh giá lại về sự tồn tại các di cốt Đông Nam Á và minh họa tầm quan trọng của việc sử dụng tiêu chí chẩn đoán tin cậy về các trường hợp bệnh ghẻ cóc cho nghiên cứu tiếp theo.
Hình 1. Tư thế mộ và các đồ tuỳ táng: 05.MB.M20 (trái) 07.MB.M 29 (phải)
05.MB.M20 : nam 15-29 tuổi
07.MB. H2.M29: trẻ 7 tuổi.
Cả hai cá thể được chôn nằm thẳng, các xương tương đối tốt, ngoại trừ phần xương sọ của mộ M29 đã bị mất. (Ảnh :M.Oxenham).
Hình 2. Biểu hiện các tổn thương liên quan đến bệnh nhiễm khuẩn ở cá thể 05.MB. M20. Các xương còn lại được thể hiện bằng đường viền đen, các xương vắng mặt thể hiện bởi đường viền xám sáng. Phạm vi của nguyên bào xương được thể hiện bằng phần điền màu xám đen. ( Ảnh: M. Vlok).
Hình 3. Biểu hiện các tổn thương liên quan đến bệnh nhiễm khuẩn ở cá thể 07.MB. M29. Các xương còn lại được thể hiện bằng đường viền màu đen, các xương vắng mặt được thể hiện bằng đường xám sáng.Pham vi của các tổn thương nguyên bào xương được điền bằng màu xám đen. ( Ảnh: M. Vlok)
Hình 4. Sự biểu hiện các tổn thương liên quan đến bệnh dinh dưỡng ở cá thể 07.MB.M29. Các xương có mặt được thể hiện bằng đường màu đen, các xương vắng mặt được thể hiện bằng đường màu xám sáng. Pham vi của các tổn thương nguyên bào xương có thể liên quan đến bệnh dinh dưỡng được điền bằng màu xám đen.
Hình 5. Các tổn thương đại thể là các dấu hiệu chẩn đoán và chẩn đoán tin cậy cho bệnh ghẻ cóc ở M29 và M20. (Ảnh:M.Vlok)
Sinh lí bệnh học của bệnh ghẻ cóc ở cá thể M29 và M20
Sự có mặt của tổn thương gôm (gôm: tổn thương nổi cao hình bán cầu, to bằng hoặc hơn hạt ngô, tiến triển thường loét và để lại sẹo cũng giống như cục, nhưng phát triển hàng tháng và trải qua bốn giai đoạn: cứng, mềm, loét và thành sẹo) ở M29 và M20 là dấu hiệu chẩn đoán tin cậy cho bệnh ghẻ cóc ở cộng đồng sơ kì Đá mới, và do đó, đủ bằng chứng cho thấy bệnh ghẻ cóc giai đoạn Tiền Comlumbia bên ngoài châu Mĩ, và thể hiện các trường hợp cổ nhất trong vùng Châu Á – Thái Bình Dương.
Sự có mặt của dấu hiệu Hi - goumenakis ở M 29 được qui cho sự khởi phát muộn của dạng bẩm sinh bệnh gây ra bởi xoắn khuẩn được gợi ý cho khả năng truyền nhiễm qua nhau thai trong trường hợp này. Mặc dù hiếm gặp, nhưng sự lây nhiễm của ghẻ cóc qua nhau thai đã được ghi nhận (Engelhardt 1959).
Trẻ em thường không phát triển tổn thương gôm, nhưng chúng cũng được ghi nhận xảy ra đối với ghẻ cóc (Hackett 1951). Dựa trên tuổi của cá thể M 20, có thể sự nhiễm trùng ban đầu diễn ra trong cuối giai đoạn trẻ nhỏ bước sang thanh thiếu niên, do đó phù hợp về mặt dịch tễ học đối với tất các bệnh xoắn khuẩn.
Người dịch: Minh Trần
Nguồn tham khảo:
Bối cảnh khí hậu và dịch tễ học cho thấy bệnh ghẻ cóc do nhiễm xoắn khuẩn Treponema pallidum pertenue là nguyên nhân phổ biến nhất. Bằng chứng trên được phát hiện muộn nhất ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và là một ví dụ điển hình đầu tiên giai đoạn tiền Columbia trong khu vực này dựa vào chẩn đoán và định niên đại chính xác. Sinh thái biển, lối sống ít di động, và tỷ lệ sinh sản cao ở di chỉ Mán Bạc, tất cả đã tạo ra sự tương tác giữa các yếu tố sinh học và xã hội thuận lợi cho việc lây lan bệnh ghẻ cóc giữa các cư dân thuộc di chỉ này. Cùng với đó là sự mắc bệnh thiếu vitamin C (scurvy) ở cả hai cá thể trên chỉ ra rằng sự suy dinh dưỡng trong suốt quá trình chuyển tiếp nông nghiệp có thể trầm trọng hơn và biểu hiện bệnh ghẻ cóc ở cộng đồng này.
Mán Bạc là một di chỉ vùng quan trọng bởi vì nó nằm trong ranh giới giai đoạn chuyển tiếp Đá Mới của Đông Nam Á lục địa. Trong suốt bước chuyển này, khoảng 4000 năm cách đây, các cư dân nông nghiệp di cư từ miền nam Trung Quốc vào Đông Nam Á đã ảnh hưởng nhiều thay đổi trong phương thức sinh kế, dân số, và mang theo bệnh nhiễm trùng mới tiềm ẩn như là bệnh ghẻ cóc vào các cộng đồng nông nghiệp bản địa . Các phát hiện trình bày trên đây hi vọng sẽ là khởi đầu đánh giá lại về sự tồn tại các di cốt Đông Nam Á và minh họa tầm quan trọng của việc sử dụng tiêu chí chẩn đoán tin cậy về các trường hợp bệnh ghẻ cóc cho nghiên cứu tiếp theo.
Hình 1. Tư thế mộ và các đồ tuỳ táng: 05.MB.M20 (trái) 07.MB.M 29 (phải)
05.MB.M20 : nam 15-29 tuổi
07.MB. H2.M29: trẻ 7 tuổi.
Cả hai cá thể được chôn nằm thẳng, các xương tương đối tốt, ngoại trừ phần xương sọ của mộ M29 đã bị mất. (Ảnh :M.Oxenham).
Hình 2. Biểu hiện các tổn thương liên quan đến bệnh nhiễm khuẩn ở cá thể 05.MB. M20. Các xương còn lại được thể hiện bằng đường viền đen, các xương vắng mặt thể hiện bởi đường viền xám sáng. Phạm vi của nguyên bào xương được thể hiện bằng phần điền màu xám đen. ( Ảnh: M. Vlok).
Hình 3. Biểu hiện các tổn thương liên quan đến bệnh nhiễm khuẩn ở cá thể 07.MB. M29. Các xương còn lại được thể hiện bằng đường viền màu đen, các xương vắng mặt được thể hiện bằng đường xám sáng.Pham vi của các tổn thương nguyên bào xương được điền bằng màu xám đen. ( Ảnh: M. Vlok)
Hình 4. Sự biểu hiện các tổn thương liên quan đến bệnh dinh dưỡng ở cá thể 07.MB.M29. Các xương có mặt được thể hiện bằng đường màu đen, các xương vắng mặt được thể hiện bằng đường màu xám sáng. Pham vi của các tổn thương nguyên bào xương có thể liên quan đến bệnh dinh dưỡng được điền bằng màu xám đen.
Hình 5. Các tổn thương đại thể là các dấu hiệu chẩn đoán và chẩn đoán tin cậy cho bệnh ghẻ cóc ở M29 và M20. (Ảnh:M.Vlok)
Sinh lí bệnh học của bệnh ghẻ cóc ở cá thể M29 và M20
Sự có mặt của tổn thương gôm (gôm: tổn thương nổi cao hình bán cầu, to bằng hoặc hơn hạt ngô, tiến triển thường loét và để lại sẹo cũng giống như cục, nhưng phát triển hàng tháng và trải qua bốn giai đoạn: cứng, mềm, loét và thành sẹo) ở M29 và M20 là dấu hiệu chẩn đoán tin cậy cho bệnh ghẻ cóc ở cộng đồng sơ kì Đá mới, và do đó, đủ bằng chứng cho thấy bệnh ghẻ cóc giai đoạn Tiền Comlumbia bên ngoài châu Mĩ, và thể hiện các trường hợp cổ nhất trong vùng Châu Á – Thái Bình Dương.
Sự có mặt của dấu hiệu Hi - goumenakis ở M 29 được qui cho sự khởi phát muộn của dạng bẩm sinh bệnh gây ra bởi xoắn khuẩn được gợi ý cho khả năng truyền nhiễm qua nhau thai trong trường hợp này. Mặc dù hiếm gặp, nhưng sự lây nhiễm của ghẻ cóc qua nhau thai đã được ghi nhận (Engelhardt 1959).
Trẻ em thường không phát triển tổn thương gôm, nhưng chúng cũng được ghi nhận xảy ra đối với ghẻ cóc (Hackett 1951). Dựa trên tuổi của cá thể M 20, có thể sự nhiễm trùng ban đầu diễn ra trong cuối giai đoạn trẻ nhỏ bước sang thanh thiếu niên, do đó phù hợp về mặt dịch tễ học đối với tất các bệnh xoắn khuẩn.
Người dịch: Minh Trần
Nguồn tham khảo:
- Melandri Vlok, Marc Oxenham, Kate Domett, Tran Thi Minh, Thi Mai Huong Nguyen, Hirofumi Matsumura, Hiep Hoang Trinh, Thomas Higham, Charles Higham, Nghia Truong Huu, Hallie Ruth Buckleya. Two Probable Cases of Infection with Treponema pallidum during the Neolithic Period in Northern Vietnam (ca. 2000–1500 B.C.). Bioarchaeology International, 2020; 4 (1): 15 DOI: 10.5744/bi.2020.1000
Thông báo
Thứ tư, 12 Tháng 6 2024- 09:59
Thứ bảy, 27 Tháng 5 2023- 14:12
Thứ hai, 06 Tháng 6 2022- 10:10
Thứ tư, 23 Tháng 3 2022- 14:57
Thứ ba, 07 Tháng 9 2021- 16:38
Thư viện
- Tác giả: Viện Khảo cổ học
- Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024
- Số trang: 1358tr
- Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên)
- Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội
- Năm xb: 2021
- Khổ sách: 16 x 24
- Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
- Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020
- Số trang: 212 tr
- Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:
GS.TS. Nguyễn Hữu Minh
PGS.TS. Phan Thị Mai Hương
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương
PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi
- Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory
- Người dịch: Phạm Văn Tuân
- Nhà xb: Dân Trí, 2019
- Khổ: 14 x 20,5
- Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học
- Năm xuất bản: 2023
- Số trang: 432tr
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ
- Năm xuất bản: 2023
- Nhà xb:Lao Động
- Số trang: 500
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)
- Năm xuất bản: 2022
- Số trang: 244
Tạp chí
Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Khảo cổ học số 2/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
Phần 2: Khảo cổ học Tiền sử
Phần 1: Vấn đề chung
Tin tức khác
02 Th12 2024 14:27
08 Th11 2024 17:00
08 Th11 2024 15:34
08 Th11 2024 15:15
08 Th11 2024 14:04
05 Th12 2022 15:10
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9213879
Số người đang online: 9