- Tác giả: Khoa Lịch sử - Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn
- Nxb: Đại học Quốc gia Hà Nội - 2018
-  Khổ sách: 16 x 24 cm
- Số trang: 658 tr

Cuốn sách được xuất bản nhân kỷ niệm 55 năm thành lập (1956-2011)  của Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Nội dung cuốn sách tập hợp nhiều bài viết của các tác giả, các nhà nghiên cứu, các giảng viên đã và đang công tác ở Khoa Lịch sử, được chia thành các phần sau:
- Việt Nam trong tảng nền lịch sử - văn hóa khu vực
- Việt Nam và thế giới: Những tương đồng và dị biệt
- Việt Nam trong các mối quan hệ khu vực và thế giới
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
- Tác giả: Thanh Lê
- Nxb: Hà Nội - 2004
-  Khổ sách: 13 x 19 cm
- Số trang: 198 tr
- Hình thức bìa: mềm

Cuốn sách Cội nguồn và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam của tác giả Thanh Lê với nội dung nêu sơ lược về nguồn gốc và lịch sử dân tộc Việt Nam, các truyền thuyết và huyền thoại Hùng vương như: Họ Hồng Bàng; Sơn Tinh - Thủy Tinh, Bánh chưng - Bánh Giầy; Cây Cau; Dưa Hấu; Chử Đồng Tử; Phù Đổng Thiên Vương; Hùng Vương chọn đất đóng đô; Sơn Tinh đánh giặc, dạy dân săn bắn, làm lửa, cùng dân đánh cá, gánh đất trị thủy; Vua Hùng đi săn .v.v..
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
Ngày 02/7/2020, Viện trưởng Viện Khảo cổ học đã ra Quyết định số 141/QĐ-KCH về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đề tài: Nghiên cứu, chỉnh lý, bảo quản, xây dựng hồ sơ khoa học và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa di tích, di vật địa điểm Đường hầm và bãi xe ngầm tại 36 Điện Biên Phủ năm 2020.
Theo Quyết định, Phòng Tổ chức hành chính, Phòng QLKH-KHTC-HTQT, Ban chủ nhiệm dự án chịu trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu, giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt, đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
(Thông tin chi tiết vui lòng xem văn bản đính kèm).
Hướng tới Đại hội Đảng bộ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, thực hiện chỉ đạo của Đảng bộ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, sáng ngày 26/06/2020, Chi bộ Viện Khảo cổ học long trọng tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2020 – 2025 tại Hà Nội.
Tham dự Đại hội, về phía Đảng bộ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có đồng chí Lê Thị Hải Nam – Thường vụ Đảng ủy, Chánh Văn phòng Đảng đoàn thể Viện Hàn lâm; về phía Chi bộ Viện Khảo cổ học có đồng chí Bùi Văn Liêm - Bí thư Chi bộ Viện Khảo cổ học, đồng chí Nguyễn Thị Mai Hương - Phó Bí thư Chi bộ Viện Khảo cổ học cùng toàn thể đảng viên trong Chi bộ cũng như các đại diện đoàn thể của Viện Khảo cổ học.


                                                     Toàn cảnh Đại hội Chi bộ Viện Khảo cổ học
Nhiệm kỳ 2015 - 2010, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, Lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Khảo cổ học đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao.
Phát biểu khai mạc Đại hội, đồng chí Bùi Văn Liêm, Bí thư Chi bộ nhiệm kỳ 2015-2020 nhấn mạnh, Đại hội tổ chức trong dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, để tiến tới Đại hội Đảng bộ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nên toàn bộ đảng viên đã phát huy tinh thần đổi mới, trách nhiệm cao, đóng góp trí tuệ để thảo luận và xây dựng nhiệm vụ, phương hướng hoạt động của Chi bộ trong nhiệm kỳ 2020-2025.
Tại Đại hội, trình bày tóm tắt Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Chi bộ, đồng chí Nguyễn Thị Mai Hương đã nêu bật những thành tích mà Chi bộ đạt được trong nhiệm kỳ 2015 - 2020. Chi bộ Viện Khảo cổ  học đã gặt hái được nhiều thành công trong một số lĩnh vực tiêu biểu sau: Về công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, trong nhiệm kỳ 2015-2020, các cán bộ, đảng viên trong Viện đã hoàn thành và đang thực hiện hiện 75 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Về công tác lãnh đạo công tác tổ chức và cán bộ, Cấp ủy đã chỉ đạo chính quyền thực hiện quy trình để bổ bổ nhiệm lại và kéo dài thời gian giữ chức vụ đối với 13 đồng chí thuộc các chức danh quản lý cấp phòng; Về công tác xây dựng tổ chức Đảng và quản lý đảng viên, trong toàn nhiệm kì, Chi bộ đã kết nạp 01 đảng viên mới và hoàn tất hồ sơ chuẩn bị kết nạp cho 03 quần chúng ưu tú. Trong 5 năm qua, Chi bộ đã đạt được những kết quả nổi bật, toàn diện, mở ra một thời kỳ phát triển mới.
Các đại biểu đã lắng nghe, tích cực thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng Dự thảo Báo cáo Tổng kết nhiệm kì 2015-2020 và phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020-2025. Các đảng viên trong Chi bộ đều nhất trí với nội dung báo cáo, đánh giá cao những thành tích đã đạt được. Một số đại biểu đã làm rõ những ưu điểm, hạn chế trong nhiệm kỳ vừa qua, phân tích nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm; đồng thời đề xuất một số giải pháp thực hiện nhiệm vụ nhiệm kì 2020 -2025. 

                                              Đồng chí Lê Thị Hải Nam phát biểu chỉ đạo tại Đại hội
Phát biểu chỉ đạo Đại hội, đồng chí Lê Thị Hải Nam, Thường vụ Đảng ủy, Chánh Văn phòng Đảng Đoàn thể Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đánh giá cao công tác chuẩn bị đại hội của Chi bộ Viện Khảo cổ học, ghi nhận những thành tích Chi bộ đã đạt được trong nhiệm kỳ 2015-2020. Đồng chí cũng đề nghị Chi bộ Viện Khảo cổ học tiếp tục bám sát nhiệm vụ chính trị trọng tâm, có giải pháp khắc phục những hạn chế, tập trung lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Đảng bộ Viện Hàn lâm giao phó. Đồng thời đồng chí Lê Thị Hải Nam cũng thay mặt Đảng ủy bày tỏ sự tri ân đối với các đồng chí đảng viên của Chi bộ Viện Khảo cổ học đã tận tâm cống hiến góp phần xây dựng Đảng bộ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam ngày càng vững manh.
Thay mặt Đoàn chủ tịch Đại hội, đồng chí Bùi Văn Liêm đã phát biểu lĩnh hội và cảm ơn Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và các ý kiến chỉ đạo của đồng chí Lê Thị Hải Nam trong nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Với tinh thần dân chủ, trách nhiệm, Đại hội đã tiến hành bầu cấp ủy Chi bộ Viện Khảo cổ học nhiệm kỳ 2020 - 2025. Các đồng chí Hà Văn Cẩn và Bùi Văn Hiếu đã được bầu vào cấp ủy. Đồng chí Hà Văn Cẩn đã được bầu là Phó Bí thư Chi bộ với sự nhất trí cao trong Đại hội. Đại hội đã bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nhiệm kỳ 2020 - 2025 gồm 03 đại biểu chính thức là đồng chí Bùi Văn Liêm, Nguyễn Gia Đối và Hà Văn Cân và 01 đại biểu dự khuyết là đồng chí Bùi Văn Hiếu.

     Đồng chí Lê Thị Hải Nam tặng hoa chúc mừng các đồng chí Chi ủy chi bộ Viện Khảo cổ học nhiệm kỳ 2020 - 2025
Với cương vị Phó Bí thư Chi bộ nhiệm kỳ 2020 – 2025, đồng chí Hà Văn Cẩn mong muốn đảng viên, cán bộ, công chức trong đơn vị phát huy những thành tích đã đạt được trong nhiệm kỳ qua, tiếp tục đổi mới phương thức và nâng cao sức chiến đấu của Chi bộ, xây dựng Chi bộ Viện Khảo cổ học trong sạch vững mạnh gắn với xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện./.

 
Văn hóa Óc Eo phân bố ở vùng đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Mê Kông,trên địa bàn các tỉnh Nam Bộ Việt Nam, trong đó tập trung dày đặc ở địa bàn hai huyện Thoại Sơn và Tri Tôn, tỉnh An Giang. Trong khu vực Thoại Sơn và Tri Tôn, ngoài những loại hình di tích khảo cổ như: di tích cư trú, di tích kiến trúc, di tích mộ địa, di tích tôn giáo…. còn có khá nhiều dấu tích về những đường nước cổ đã được người Óc Eo xưa đào, đắp và sử dụng liên tục trong một khoảng thời gian dài.Phát hiện và nghiên cứu hệ thống kênh mương cổ này đã được bắt đầu từ rất sớm, đặc biệt là những nghiên cứu của L. Malleret, tuy nhiên gần đây lại không còn được quan tâm, nghiên cứu tiếp.
Bằng các phương pháp liên ngành: Khảo cổ học, Viễn thám, Địa Vật lý - Địa chất và GIS, niên đại học các tác giả đã thu thập các loại dữ liệu bản đồ, bản ảnh...số hóa và biểu diễn chúng dưới dạng các phần tử không gian tập hợp. Góp phần làm rõ hơn diện mạo và đặc điểm phân bố của hệ thống các kênh mương cổ ởkhu vực Tri Tôn - Thoại Sơn và kênh số 16- một trong số những kênh đào có vai trò và vị thế quan trọng nhất của văn hóa Óc Eo, đã được L. Malleretđã đề xuất trước đây trên bản đồ,cũng như làm rõ hơn quá trình biến đổi của những kênh đào này. Kết quả nghiên cứu này trùng khớp với các công bố của L. Malleret. Việc tiếp thu và tiếp tục nghiên cứu giải mã các công trình nghiên cứu trước đây của Louis Malleret về hệ thống các kênh đào cổ có ý nghĩa đặc biệt trong tìm hiểu, đánh giá giá trị di sản văn hóa Óc Eo vùng hạ lưu sông Mê Kông.
SYSTEM OF ANCIENT CANALS AT THOẠI SƠN AND TRI TÔN DISTRICTS (AN GIANG) FROM GEO - ARCHAEOLIGICAL DATA

The Óc Eo culture is distributed in the delta of  the lower part of Mê Kông river, in the provinces of Southern Việt Nam, which densely concentrate on the locations of Thoại Sơn and Tri Tôn districts, An Giang province. In Thoại Sơn and Tri Tôn areas, apart from the archaeological types such as residential sites, architectural sites, cemeteries, religious sites, etc., there are fairly rich traces of ancient water lines that were dug, built and used for a long time by the ancient Óc Eo inhabitants. The discovery and research into the system of these ancient canals began very early, especially L.Malleret’s research, but recently they have not been interested and studied.
The authors have collected data of maps and photos, and then digitized and performed them in the form of aggregate spatial elements by the interdisciplinary method: Archaeology, Remote Sensing, Geophysics - Geology and GIS. This help clarify the appearance and distributive characteristics of the system of the ancient canals in Thoại Sơn and Tri Tôn areas and the channel 16 - one of the channels with the most important role and status of the Óc Eo culture, which had been previously proposed by L. Malleret on the map, and also clarified the transformation of these canals. The research results coincide with L. Malleret’s report. The acceptance and continuation to study and decipher the previous studies of Louis Malleret on the system of the ancient canals has special significance in understanding and evaluating the values of Óc Eo - culture heritage in the lower part of Mê Kông river.
(Tạp chí Khảo cổ học số 3/2019)


Thời kỳ phát triển rực rỡ của nghệ thuật Champa thể hiện qua các công trình kiến trúc và điêu khắc được sáng tạo vào thế kỷ XI và XII dưới các triều vua Harivarman và Jaya Harivarman. Trong đó, sự hoàn thiện kỹ thuật xây dựng đền - tháp cũng như xu hướng thẩm mỹ cho thấy những ảnh hưởng nghệ thuật từ đế chế Chola (Nam Ấn Độ).
Bài viết là nghiên cứu bước đầu về mối quan hệ Chola và Champa, giải mã một phần những nghi vấn về những sự cố lịch sử đã tạo nên ảnh hưởng sâu sắc của nghệ thuật Chola đến Champa trong thế kỷ XI cũng như đến các nền văn hóa khác của Đông Nam Á đương thời. Mối quan hệ giữa Chola và Champa được đặt trong bối cảnh giao thương hàng hải giữa Nam Ấn và Hoa Nam, đế chế Chola đã tiến hành kiểm soát con đường hải thương này và đã ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển thương mại toàn vùng Đông Nam Á, mà trực tiếp là Champa, nơi vốn là cơ sở trao đổi hàng hóa cao cấp gần gũi nhất với vùng Hoa Nam.
Những ảnh hưởng của nghệ thuật Chola trong văn hóa Champa đã in đậm dấu ấn trên các công trình kiến trúc đền - tháp được xây mới hoặc trùng tu tại hai khu di tích là Mỹ Sơn (Quảng Nam) và Po Nagar (Nha Trang). Kỹ thuật xây dựng đền - tháp Champa đã được cải thiện hoàn mỹ, có thể minh chứng bằng những công trình to lớn hơn được xây dựng ở vùng Amaravati, chẳng hạn sự phát triển toàn diện của tổ hợp đền - tháp tại Mỹ Sơn. Bên cạnh đó, có một mối tương quan nghệ thuật trong vùng Đông Nam Á, chúng cùng chia sẻ một xu hướng thẩm mỹ mới đến từ những ảnh hưởng của nghệ thuật Chola đương thời.
(Thân Hằng dẫn theo Tạp chí Khảo cổ học số 2-2019)
            Năm 2020 Viện Khảo cổ học phối hợp với UBND huyện Thủy Nguyên và Bảo tàng TP Hải Phòng khai quật khẩn cấp trong diện tích 400m2 khu vực thôn 11, xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên (Quyết định Số 356/QĐ-UBND, ngày 18/2/2020). Cuộc khai quật đã thu được một số kết quả bước đầu
1. Vị trí các hố khai quật và thám sát
 Vị trí hai hố khai quật (20ĐT.H1và 20ĐT.H2) và 1 hố thám sát (20ĐT.TS1) được mở, với tổng diện tích ban đầu là 147,2m2, trong khu vực ao nhà ông Đào Văn Đến. Do sự xuất lộ của một cọc gỗ lớn (20ĐT.H1.C7) bên dưới chân kè ao và ăn sâu về phía đông, thuộc đất nhà ông Hoàng Văn Hiệp, hố 20ĐT.H1 đã được mở rộng về phía đông thêm một diện tích 50m2 (BN 10 mx ĐT 5m).
Vị trí hai hố đào 20ĐT.H3 và 20ĐT.H4 được mở trong khu vực đất nhà ông Nguyễn Văn Hay. Tuy nhiên, do hố 20ĐT.H3 không xuất lộ dấu tích khảo cổ học, nên chỉ hố 20ĐT.H4 (diện tích 157,5m2).

                                                                        (Vị trí các hố khai quật)
                                                      (Nguồn ảnh: Trung tâm Khảo cổ học Dưới nước)

2. Kết quả khai quật bước đầu
Hố 20.ĐT.H1 vị trí sát góc đông nam ao cá nhà ông Đào Văn Đến, hình chữ nhật không đều, tổng diện tích 122 2m2. Tổng số có 11 cọc gỗ được phát hiện trong hố H1. Trong đó, hầu hết các cọc có hình dáng tự nhiên. Một số còn dấu vết mắt gỗ, bị cong và thường có mộng khoét sơ sài ở phần dưới chân. 5 cọc có đường kính thuộc loại lớn (26-32cm) dài  từ 167-287m. Số còn lại có đường kính từ 9-16cm, chỉ xuất lộ một phần hoặc chỉ dài 50-80cm.
Hố 20ĐT.H2 vị trí ở sát vách nam, lệch về nửa phía đông của ao cá, cách hố 20ĐT.H1 một dải phân cách rộng 1m, diện tích 45m2 (BN 5m x ĐT 9m. Trong hố 20ĐT.H2 xuất lộ 6 cọc gỗ. Cọc còn lại cao nhất và có đường kính lớn nhất hiện biết là cọc C1(xuất lộ ở độ sâu -1,72m theo mốc KCH 2020, ĐK 18cm, phần xuất lộ dài 54cm). Các cọc khác phổ biến xuất lộ ở độ sâu từ -2m, trong lớp bùn xám nhạt lẫn nhiều rễ cây, phân bố chủ yếu ở góc tây nam của hố, không thẳng hàng, cách nhau từ 50cm đến 2m. Các cọc khác mủn, gãy, kích thước nhỏ, đường kính chủ yếu 12-14cm. Phần lớn chỉ còn một đoạn ngắn dưới chân, cắm nông xuống lớp bùn đen. 
Hố thám sát 20ĐT.TS1 vị trí ở góc đông bắc ao cá, diện tích 3m2 (BN 2m; ĐT 1,5m). Trong hố xuất lộ 1 cọc gỗ (20ĐT.TS1.C1) ở độ sâu -1,9m, trong lớp bùn đen lẫn nhiều rễ cây, còn dài 55cm, đường kính 10cm, phần đầu cọc bị mục.
 Hố khai quật 20ĐT.H4 được mở trong khu đất ở góc tây bắc của ao cá nhà ông Nguyễn Văn Hay, hố có hình chữ L, dài 28,5m, rộng 3-7m, diện tích 157,5m2. Trong hố 20ĐT.H4 đã phát hiện được 19 cọc gỗ và mảnh gỗ, ký hiệu 20ĐT.H4.C1-C19 và 2 mảnh gỗ, ký hiệu 20ĐT.H4.G1-G2.

                                                                     (Dấu tích cọc tại hố H1)
                                              (Nguồn ảnh: Trung tâm Khảo cổ học Dưới nước)

                                                                     (Dấu tích bãi cọc tại hố H4)
                                                       (Nguồn ảnh: Trung tâm Khảo cổ học Dưới nước)

3. Nhận xét sơ bộ
Cho đến hết tuần đầu tháng 3 và nửa tháng 6, với 3 hố khai quật và 1 hố thám sát trong diện tích  gần 400m2, đã phát hiện được 37 cọc gỗ và một số cụm gỗ, mảnh gỗ rời rạc. Các cọc gỗ phần lớn đều đã bị mòn vỡ hoặc chặt mất phần đầu trong quá trình đào ao và canh tác. Trên cơ sở các kết quả khai quật và điều tra khảo sát, một số nhận định bước đầu được đưa ra về kích thước và mật độ cọc trong đó điểm đáng chú ý là các cọc lớn thường cách nhau khá xa, trong khoảng 5-7m. Trong khi đó, thường có các cọc kích thước nhỏ hơn được cắm gần đó, trong khoảng 1,5m đến 2,5m.
Đặc điểm địa tầng nguyên thủy của cọc được cắm sâu vào lớp bùn đầm lầy từ khoảng 60-90cm. Có thể suy luận các cọc khác với đường kính tương tự đều đã được cắm từ bề mặt lớp bùn nguyên thủy tới độ sâu trong khoảng trên dưới 1m. Đối với các cọc lớn hơn, được cắm rất sâu qua lớp bùn đầm lầy tới lớp bùn có ít dấu tích thực vật màu xám hồng, sâu nhất tới khoảng 2 đến 2,8m
Cách thức đóng cọc hầu hết các cọc đều được cắm thẳng đứng xuống đầm lầy. Độ nghiêng rất nhỏ của các cọc có thể được tạo ra do tư thế của người đóng.
 Hiện trạng di tích có mặt của các cọc đã xác định cho thấy bãi cọc hiện biết phân bố ít nhất trong phạm vi 100m theo chiều đông tây và 90m theo chiều bắc nam.
 4. Nhận định bước đầu chức năng của bãi cọc trong cảnh quan chung
 Đặc điểm của các cọc cho thấy đây không phải là cọc kiến trúc, cũng không phải cọc đáy, cọc kè đê hay phục vụ cho các mục đích dân sinh khác. Cũng chưa phát hiện thấy các dấu hiệu và di vật của di chỉ cư trú, bến cảng, kiến trúc v.v. trong phạm vi khai quật. 
Từ kết quả khảo sát cảnh quan và địa hình khu vực, có thể thấy bãi cọc nằm ở vị trí chiến lược, án ngữ phía sau nút thắt tạo ra bởi các núi đá trên sông Đá Bạc và các núi đá trên sông Kinh Thầy. Có thể thấy rõ tính chất quân sự của bãi cọc này. Sự có mặt của các cọc lớn, xen lẫn các cọc nhỏ, được đóng rất chắc chắn xuống vùng đầm lầy ở phần giáp ngã ba, trong khi các cọc nhỏ hơn được đóng phía sau, trong phạm vi rất rộng, cho thấy tính chất một trận địa vừa nhằm mục đích phòng thủ, ngăn chặn, vừa nhằm tiêu diệt sinh lực địch. Với giả thiết đặt ra đây là một bãi cọc trong một trận thủy chiến, các cọc phải nhô lên khỏi mặt bùn ít nhất 1-2m để phát huy tác dụng, có thể dự đoán các cọc lớn tối thiểu dài 4-5m và việc bà con thông tin các cọc dài tới 6-7m là có khả năng.
Hội nghị thông báo Những phát hiện mới về khảo cổ học lần thứ 55 của ngành Khảo cổ học Việt Nam do Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức, như thường lệ sẽ diễn ra vào cuối tháng 9 năm 2020.
Ban tổ chức Hội nghị kính mời các tổ chức, cá nhân làm công tác Khảo cổ học và các ngành có liên quan gửi bài viết tham dự hội nghị (Chi tiết xin xem file đính kèm).
Nội dung bài viết: Những phát hiện, nghiên cứu mới về khảo cổ học từ tháng 9/2019 đến nay.
Hình thức: Mỗi bài viết tối đa 03 trang đánh máy khổ A4 và không quá 03 tên tác giả; phông chữ thống nhất Unicode - Time New Roman cỡ chữ 13. Ban tổ chức không chấp nhận các bản text định dạng Pdf.
Địa chỉ nhận bài: Viện Khảo cổ học, số 61 - Phan Chu Trinh - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Email: hoinghitbkch@gmail.com
Thời hạn nhận bài: đến hết ngày 4/9/2020.
Chúng tôi hy vọng với sự quan tâm và hợp tác của quý cơ quan và quý vị, Hội nghị thông báo Những phát hiện mới về khảo cổ học lần thứ 55 sẽ thành công tốt đẹp.
Viện Khảo cổ học xin trân trọng thông báo!
TM. Ban Tổ chức Hội nghị
Q.Viện Trưởng
Nguyễn Gia Đối đã ký.
Mục lục  

Trang

 

 
LÊ HOÀNG PHONG, LÂM KIM LỢI                     
Di tích kênh cổ Lung Lớn Óc Eo - Ba Thê (An Giang)
3
NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG
Môi trường đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn văn hóa Óc Eo qua phân tích bào tử phấn hoa                                            
14
NGUYỄN QUANG BẮC, NGUYỄN HỮU TUẤN, NGUYỄN QUANG MIÊN, TRÌNH NĂNG CHUNG VÀ LÊ NGỌC THANH
Nhận diện đô thị cổ Óc Eo từ kết quả nghiên cứu liên ngành: Viễn thám, công nghệ thông tin, địa vật lý - địa chất và khảo cổ học                                                 
28
BÙI MINH TRÍ
Đồ gốm nước ngoài trong văn hóa Óc Eo và một vài nhận thức mới về văn hóa Óc Eo, tiếp cận từ nghiên cứu so sánh
43
NGÔ HỒ ANH KHÔI, PHẠM VĂN TRIỆU, LÊ ĐÌNH PHỤNG, NGUYỄN TRỌNG CƠ VÀ ĐOÀN NGỌC KHÔI
Những hiện vật minh chứng mới cho sự tồn tại của lò thủy tinh ở khu vực Óc Eo
63
BÙI VĂN LIÊM
Vai trò vùng biển Nam Bộ trong giao lưu văn hóa và thương mại thời kỳ văn hóa Óc Eo
70
NGUYỄN KIM DUNG, NGUYỄN KHÁNH TRUNG KIÊN VÀ LÊ HOÀNG PHONG
Từ hiện vật trang sức mới phát hiện góp thêm những nhận xét về hải thương quốc tế trong văn hóa Óc Eo
79
 
Contents  

Page

 

 
LÊ HOÀNG PHONG, LÂM KIM LỢI                    
Ancient Lung Lớn canal of Óc Eo - Ba Thê (An Giang)
3
NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG
Environment of Cửu Long - river basin in Óc Eo - culture period from pollen analysis
14
NGUYỄN QUANG BẮC, NGUYỄN HỮU TUẤN, NGUYỄN QUANG MIÊN, TRÌNH NĂNG CHUNG AND LÊ NGỌC THANH
Identification of ancient Óc Eo urban area from results of multidisciplinary research: Remote sensing, geographic information systems, geophysics-geology and archaeology
28
BÙI MINH TRÍ
Exotic ceramics in Óc Eo culture and some new perceptions of Óc Eo culture approached from comparative research
43
NGÔ HỒ ANH KHÔI, PHẠM VĂN TRIỆU,               LÊ ĐÌNH PHỤNG, NGUYỄN TRỌNG CƠ AND       ĐOÀN NGỌC KHÔI
Evidence of new artifacts for the existence of glass - making furnaces in Óc Eo - cultutre area
63
BÙI VĂN LIÊM
Role of marine region of Southern Việt Nam  in cultural interactions and trade in Óc Eo - culture
70
NGUYỄN KIM DUNG, NGUYỄN KHÁNH TRUNG KIÊN AND LÊ HOÀNG PHONG
From newly - found jewelry artifacts, more comments about international marine trade in the Óc Eo culture
79
Mục lục  

Trang

 

 
LỜI TÒA SOẠN 3
BÙI CHÍ HOÀNG
Khu di tích Óc Eo - Ba Thê, Nền Chùa: Khai quật, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị
4
NGUYỄN GIA ĐỐI, LÊ ĐÌNH PHỤNG VÀ PHẠM VĂN TRIỆU
Nhận thức về di tích kiến trúc ở các địa điểm khai quật của Viện Khảo cổ học tại khu di tích Óc Eo - Ba Thê
12
NGUYỄN KHÁNH TRUNG KIÊN
Kết quả nghiên cứu mới tại khu di tích Óc Eo - Ba Thê (An Giang)
25
LẠI VĂN TỚI, LÊ ĐÌNH NGỌC
Nhận thức mới về khu di tích Nền Chùa, tỉnh Kiên Giang qua kết quả khai quật và nghiên cứu năm 2018 - 2019
39
TỐNG TRUNG TÍN
Đánh giá giá trị địa tầng khảo cổ khu vực chùa Linh Sơn (An Giang) 2017 - 2019
62
NGUYỄN ĐỨC BÌNH
Dấu tích kiến trúc thời Trần ở trung tâm Tức Mặc (Nam Định) qua tư liệu khảo cổ học (2006 - 2016)
74
LÊ QUỐC VỤ
Kiến trúc và điêu khắc đình Tình Quang (Hà Nội)                  
89
 
Contents  

Page

 

 
EDITORIAL BOARD 3
BÙI CHÍ HOÀNG
Óc Eo - Ba Thê, Nền Chùa site area: Excavation, research, conservation and valorization of the values
4
NGUYỄN GIA ĐỐI, LÊ ĐÌNH PHỤNG AND PHẠM VĂN TRIỆU
Perception of architectural relics at the sites excavated by Việt Nam Institute of Archaeology in Óc Eo - Ba Thê area
12
NGUYỄN KHÁNH TRUNG KIÊN
New research results from the area of Óc Eo - Ba Thê sites (An Giang province)
25
LẠI VĂN TỚI, LÊ ĐÌNH NGỌC
New perceptions of Nền Chùa site, Kiên Giang province, from the results of excavation and research in 2018 - 2019 
39
TỐNG TRUNG TÍN
Assessment of the archaeological stratigraphic values in the area of Linh Sơn pagoda (An Giang) 2017 - 2019
62
NGUYỄN ĐỨC BÌNH
Trần-period architectural traces in Tức Mặc centre (Nam Định province) through archaeological data (2006 - 2016)
74
LÊ QUỐC VỤ
Architecture and sculpture of Tình Quang communal house (Hà Nội)
 
89

Trang


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9589357
Số người đang online: 15