- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
- Nxb: Thế Giới - 2016
-  Khổ sách: 20,5 x 29,5 cm
- Số trang: 303 tr
Đây là cuốn sách giới thiệu lịch sử Thanh Hóa thông qua những sưu tập hiện vật hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng. Nội dung cuốn sách nêu ra một số mốc lịch sử tiêu biểu làm điểm nhấn trong quá trình phát triển lịch sử từ khi con người xuất hiện trên đất Thanh Hóa đến thời Nguyễn.
Thời Tiền sử, với di chỉ Núi Đọ, hang Cong Moong, hang Làng Tráng có niên đại từ 40-30 vạn năm cho đến 11.000 năm cách ngày nay. Đó là văn hóa Đa Bút - Trung kỳ thời đại đá mới, Hoa Lộc - Hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí, những giai đoạn văn hóa tiền Đông Sơn tiến lên đỉnh cao là Đông Sơn, khu lò gốm Tam Thọ v.v.
Thời kỳ phong kiến độc lập tự chủ, cuốn sách giới thiệu những di vật sưu tầm và khai quật được ở chùa Hương Nghiêm, chùa Linh Xứng, chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh có niên đại thời Lý. Các di vật ở Ly Cung, Thành Nhà Hồ có niên đại thời Trần và di tích Lam Kinh, điểm nhấn của thời lê sơ.
Thời Mạc, Thời Lê Trung Hưng và thời Nguyễn, cuốn sách cũng trình bày nhiều sưu tập hiện vật với nhiều chất liệu khác nhau.
Cuốn sách được giới thiệu bằng hai ngôn ngữ Anh - Việt và được trình bày bằng các bản ảnh và bản vẽ sắc nét.
Tham khảo sách vui lòng liên hệ: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
 
 
 
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
- Nxb: Thanh Niên - 2019
-  Khổ sách: 21 x 29 cm
- Số trang: 116 tr
Văn hóa Đông Sơn (khoảng thế kỷ 7 trước công nguyên đến thế kỷ 1-2 sau công nguyên), là nền văn hóa khảo cổ học thuộc thời đại kim khí ở Việt Nam. Thanh hóa là nơi đầu tiên phát hiện ra những di vật văn hóa Đông Sơn vào năm 1924 tại làng Đông Sơn ở ven bờ sông Mã (nay thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa). Đến năm 1934 nhà khảo cổ người Áo R.Heine Geldern đã đề nghị gọi tên nền văn hóa này là văn hóa Đông Sơn.
Các di vật văn hóa Đông Sơn phân bố hầu khắp các địa bàn trong tỉnh nhưng tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng và trung du như: Đông Sơn, Thiệu Hóa, Vĩnh Lộc, Yên Định, Nông Cống, Thọ Xuân ... thuộc lưu vực của 2 sông lớn là sông Mã và sông Chu. Một số huyện ven biển như: Tĩnh Gia, Hậu Lộc, Nga Sơn, Quảng Xương ... và các huyện miền núi: Thạch Thành, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc...
Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa hiện đang trưng bày và lưu giữ bộ sưu tập hiện vật văn hóa Đông Sơn với gần 1.700 hiện vật, đa dạng về chất liệu và loại hình, kiểu dáng phong phú.
Nhân dịp kỷ niệm 95 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Đông Sơn, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa biên soạn và xuất bản ấn phẩm Sưu tập cổ vật tiêu biểu văn hóa Đông Sơn Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa. Ấn phẩm giới thiệu đầy đủ các loại hình di vật cùng những hiện vật đặc sắc, tiêu biểu nhất của văn hóa Đông Sơn hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng.
Tham khảo sách vui lòng liên hệ: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
Có một số yếu tố ảnh hưởng đến tính nghiêm trọng của bệnh SARS-CoV-2, chẳng hạn như tuổi tác và các bệnh nền. Nhưng yếu tố di truyền cũng đóng một vai trò nhất định,  trong vài tháng qua, nghiên cứu của nhóm COVID-19 Host Genetics Initiative đã chỉ ra các biến dị di truyền ở một vùng trên nhiễm sắc thể 3 có nguy cơ lớn hơn khiến bệnh nhân mang chúng sẽ phát triển thành dạng nghiêm trọng so với người bình thường không mang biến dị này.

Nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí Nature đã tiết lộ rằng vùng di truyền này gần giống với vùng di truyền của người Neanderthal 50.000 năm tuổi  thuộc nam Âu. Phân tích sâu hơn đã chỉ ra thông qua giao phối, các biến dị đã đến với tổ tiên của loài người hiện đại khoảng 60.000 năm trước.
Nghiên cứu so sánh 3199  bệnh nhân mắc  Covid -19 đã nhập viện với nhóm đối chứng cho thấy yếu tố nguy cơ di truyền chính gây ra nhiễm  SARS-CoV-2 nặng, phải nhập viện.  Nhóm nghiên cứu chỉ ra nguy cơ này bị gây ra bởi một phần đoạn gen khoảng 50kb nằm trên nhiễm sắc thể số 3 được di truyền từ người Neanderthals được mang bởi khoảng 50%  dân số Nam Á và khoảng 16% dân số châu Âu ngày nay.
Giáo sư Svante Pääbo, người đứng đầu Đơn vị gen tiến hóa người  thuộc Học Viện Khoa học và Công nghệ Okinawa (OIST), cho biết: “Thật đáng ngạc nhiên đó là di sản di truyền từ người Neanderthal lại gây ra những hậu quả bi thảm như vậy trong đại dịch hiện nay.”
 
COVID-19 nghiêm trọng có được ghi trong gen của chúng ta không?

Nhiễm sắc thể là những cấu trúc nhỏ bé được tìm thấy trong nhân tế bào và mang vật chất di truyền của sinh vật. Chúng tạo thành từng cặp với một nhiễm sắc thể (NST) trong mỗi cặp được thừa hưởng từ cha, mẹ. Con người có 23 cặp NST. Do đó, 46 nhiễm sắc thể mang toàn bộ DNA của chúng ta - hàng triệu cặp ba zơ. Và mặc dù đại đa số đều giống nhau giữa mọi người, nhưng đột biến vẫn xảy ra và các biến dị vẫn tồn tại, ở cấp độ DNA.
Nghiên cứu bởi nhóm COVID-19 Host Genetics Initiative (Di truyền Vật chủ COVID-19)  đã nghiên cứu trên  hơn 3.000 người, bao gồm cả những người nhập viện với tình trạng  COVID-19 nặng và những người bị nhiễm vi rút này nhưng không phải  nhập viện. Đã xác định được một vùng trên nhiễm sắc thể số 3 có ảnh hưởng đến việc một người bị nhiễm vi-rút sẽ bị bệnh nặng và cần phải nhập viện.
 
Vùng di truyền  này được xác định rất dài, bao gồm 49,4 nghìn cặp bazơ và các biến dị liên kết chặt chẽ với việc có nguy cơ cao mắc COVID-19 nghiêm trọng  - nếu một người có một trong các biến dị trên thì họ rất có thể có tất cả 13 biến dị trong số đó. Các biến dị như trên trước đây đã được phát hiện đến từ người Neanderthal hoặc Denisovan, vì vậy Giáo sư Pääbo, hợp tác với Giáo sư Hugo Zeberg, tác giả chính của bài báo đồng thời là nhà nghiên cứu tại Viện Nhân chủng Tiến hóa Max Planck và Viện Karolinska, quyết định giám định xem liệu đây có phải là trường hợp này.

Họ phát hiện ra rằng một người Neanderthal từ nam  Âu mang một vùng di truyền gần như giống hệt trong khi hai người Neanderthal, một từ  miền nam Siberia và một từ Denisovan thì không.

Tiếp theo, họ đặt câu hỏi liệu các biến dị đến từ người Neanderthal hay được di truyền bởi cả người Neanderthal và người hiện đại ngày nay thông qua một tổ tiên chung.
Nếu các biến dị đến từ sự giao phối giữa hai nhóm người, thì điều này đã xảy ra gần đây nhất là 50.000 năm trước. Trong khi, nếu các biến dị đến từ tổ tiên chung cuối cùng, chúng sẽ tồn tại ở người hiện đại khoảng 550.000 năm. Nhưng các đột biến gen ngẫu nhiên, và sự tái tổ hợp giữa các nhiễm sắc thể, cũng sẽ xảy ra trong thời gian này và bởi vì các biến dị giữa người Neanderthal từ miền nam  Âu và người ngày nay rất giống nhau về một đoạn DNA dài như vậy, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra nhiều khả năng chúng đến từ việc giao phối giữa hai nhóm.
Giáo sư Pääbo và Giáo sư Zeberg kết luận rằng người Neanderthal có quan hệ họ hàng với người nam Âu đã đóng góp vùng DNA này cho người hiện đại ngày nay vào khoảng 60.000 năm trước khi hai nhóm gặp nhau.
 
Các biến dị của người Neanderthal có nguy cơ cao gấp ba lần

Giáo sư Zeberg giải thích: những người mang các biến dị Neanderthal này có nguy cơ phải thở máy cao gấp 3 lần. "Rõ ràng, các yếu tố như tuổi tác và các bệnh nền khác mà bệnh nhân có thể mắc phải cũng ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng bị ảnh hưởng bởi vi rút. Nhưng trong số các yếu tố di truyền, đây là yếu tố mạnh nhất."
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra: có sự khác biệt lớn về mức độ phổ biến của các biến dị ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Ở Nam Á khoảng 50% dân số mang các biến dị trên. Tuy nhiên, ở Đông Á hầu như không có.
Giáo sư Pääbo cho biết: Chúng ta vẫn chưa biết tại sao vùng gen Neanderthal có liên quan đến việc tăng nguy cơ bị bệnh  Covid -19 nặng. "Đây là điều mà chúng tôi và các nhà nghiên cứu khác hiện đang nghiên cứu càng nhanh càng tốt", .
 
Người dịch: Minh Trần
Nguồn tin:

https://www.sciencedaily.com/releases/2020/09/200930094758.htm
 
Hugo Zeberg, Svante Pääbo. The major genetic risk factor for severe COVID-19 is inherited from NeanderthalsNature, 2020; DOI: 10.1038/s41586-020-2818-3
Bán đảo Ả Rập là một vùng đất rộng lớn nằm ở giao lộ giữa Châu Phi và khu vực Âu-Á. Tuy nhiên, cho đến thập kỷ trước hầu như không có thông tin  về người sớm (early humans) trong khu vực này. Trong vài năm qua, Ts. Huw Groucut t, Đại học Oxford, cùng đồng nghiệp đã có nhiều phát hiện đáng chú ý ở Ả Rập Saudi , nhưng luôn vắng mặt  hóa thạch người .
 
Điều này đã thay đổi khi Huw Groucutt cùng đồng nghiệp phát hiện một xương nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn ở sa mạc Nefud của Ả Rập Saudi cách đây hai năm. Nhóm nghiên cứu giải thích trong một bài báo mới trên tạp chí Tiến hoá và Sinh thái Tự Nhiên (Nature Ecology and Evolution), hóa thạch xương ngón tay người Homo sapiens 90.000 năm tuổi này cho thấy sự di cư của con người vào khu vực Âu-Á xảy ra sớm hơn những gì người ta nghĩ trước đây. Và nó cũng nhấn mạnh vai trò của biến đổi khí hậu đối với những lan toả di cư ban đầu của con người.
 
Trong vài năm qua, Ts. Huw Groucutt đã tiến hành nghiên cứu ở Ả Rập Saudi, với tư cách là đồng điều tra viên và Chủ nhiệm  Dự án  quốc tế “ Các Sa mạc cổ” (Palaeodeserts Project). Năm 2014, họ đã phát hiện ra địa điểm Al Wusta, gần với một địa điểm khảo cổ khác ở phía tây bắc Ả Rập và bắt đầu nghiên cứu thận trọng ở đó vào năm 2016.

                                                         
                                           Nơi đốt ngón tay được tìm thấy. Chụp bởi Julien Louys/Michael Petraglia/Palaeodeserts Project

Họ nhanh chóng tìm thấy hàng trăm hóa thạch động vật và công cụ đá có dấu vết chế tác. Sau đó, phát hiện một hóa thạch nhỏ, một trong những hóa thạch được bảo quản tốt nhất ởđịa điểm này. Nó có hình dạng đặc trưng của một phần xương ngón tay người, nhưng liệu có thực sự sau bao nhiêu năm tìm kiếm, cuối cùng cũng đã tìm thấy một hóa thạch người cổ ?
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật  định niên đại theo chuỗi uranium để xác định xương ngón tay  90.000 năm tuổi. Điều này liên quan đến việc đo lượng uranium tự nhiên rất nhỏ  được tìm thấy trong hóa thạch đã bị phân hủy thành thorium phóng xạ và tìm hiểu xem điều này phải mất bao lâu.
 
Thách thức tiếp theo là xác định loài mà hóa thạch thuộc về. Đó là người Homo sapiens hay là người Neanderthal -  hominin khác duy nhất được biết đến ở Tây Nam Á trong khoảng thời gian này? Hóa ra xương ngón tay thuộc về loài người của chúng ta, Homo sapiens.
 
Phần xương ngón tay mà nhóm nghiên cứu tìm thấy,  là đốt ngón giữa, rất khác nhau ở người Homo sapiens  và người Neanderthal. Về cơ bản, đốt ngón này ởchúng ta dài hơn và mỏng hơn trong khi người Neanderthal ngắn hơn và vuông hơn. Nhóm nghiên cứu cũng đã quét CT hóa thạch Al Wusta để tạo ra một mô hình 3D. Sau đó, sử dụng  phép đo hình học để so sánh các chi tiết nhỏ của hình dạng hóa thạch trên với  đốt ngón giữa của nhiều người Homo sapiens, các hominin đã tuyệt chủng và động vật linh trưởng không phải người để xác nhận nó thực sự là của người cổ.
                                                                                                                              
                                   Hoá thạch đốt ngón tay ( đốt giữa)  của  Homo sapiens cho thấy sự di cư sớm hơn vào Ả Rập .   
                                    Ảnh chụp bởi:  Ian Cartwright/Michael Petraglia/Palaeodeserts Project

Lịch sử sang trang
 
Ngón tay này không chỉ là một phát hiện thú vị theo đúng nghĩa của nó đồng thời cũng có thể thay đổi hiểu biết của chúng ta về thời điểm loài người lần đầu tiên  ra khỏi những ngôi nhà sớm nhất. Theo quan điểm sách giáo khoa cũ, loài của chúng ta đã tiến hóa ở Châu Phi khoảng 200.000 năm trước. Mặc dù có một thời gian ngắn nhưng không thành công trong việc mở rộng đến rìa khu vực Á-Âu khoảng 100.000 năm trước khi con người lần đầu tiên cố gắng di cư đến các vùng đất ở cuối phía đông của Địa Trung Hải (Levant), chúng ta chỉ di cư thành công ra khỏi châu Phi  cách đây khoảng 60.000 đến 50.000 năm .
Bằng chứng gần đây cho thấy phần lớn câu chuyện này là sai. Những phát hiện ở châu Phi, chẳng hạn như từ địa điểm của Jebel Irhoud ở Maroc, cho thấy Homo sapiens xuất hiện sớm, hơn 300.000 năm trước. Nguồn gốc của chúng ta dường như không chỉ xảy ra ở một khu vực nhỏ, mà trên phần lớn châu Phi.
Những phát hiện ởLevant, gần đây nhất là xác định niên đại xương hàm trên từ Hang Misliya ở Israel, cho thấy loài của chúng ta đã nhiều lần mở rộng ra khu vực rừng rậm ngay bên ngoài châu Phi.  Vẫn chưa biết những người này có sống sót lâu dài ở Levant hay không, đây là một khu vực rất nhỏ. Dường như nhiều khả năng đã có những cuộc di cư lặp đi lặp lại từ châu Phi.
Còn những khu vực bên ngoài Levant thì sao? Các phát hiện gần đây cho thấy loài của chúng ta đã đến Đông Á và Úc sớm hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ. Nhưng việc xác định các loài thuộc Tông Người (hominin) hiện có và tuổi của các địa điểm này đang là một thách thức.
 

Hàng trăm công cụ và xương động vật được tìm thấy nhưng chỉ một hoá thạch xương người. Ảnh chụp bởi Klint Janulis/Michael Petraglia/Palaeodeserts Project
 
Hóa thạch ngón tay  đã cung cấp cho nhóm nghiên cứu một phạm vi thời gian cụ thể hơn để làm việc, tương quan với các bằng chứng khác. Các công cụ bằng đá từ Al Wusta tương tự như các công cụ từ trung kì  Đá cũ ở Levant và đông bắc châu Phi. Chúng gợi ý  sự lan rộng ban đầu của Homo sapiens vào khu vực Âu-Á không gắn liền với một vài loại đột phá kĩ thuật, chẳng hạn như việc phát minh ra  kĩ nghệ đạn như một số học giả đề xuất.
 
Cùng với đó, những phát hiện này cho thấy người Homo sapiens đã lan rộng ra ngoài Levant sớm hơn nhiều so với các quan niệm truyền thống. Đốt ngón  Al Wusta  là hóa thạch có niên đại trực tiếp lâu đời nhất của loài chúng ta bên ngoài châu Phi và Levant, do đó đại diện cho một điểm tham chiếu quan trọng để hiểu vấn đề này.
 
Thách thức  trong tương lai là tìm ra những gì đã tạo nên quần thể dân số mà loài người Al Wusta thuộc về.  Người Al Wusta sống trong cảnh quan môi trường rất khác với sa mạc hiện tại - nơi hoá thạch được tìm thấy. Các hóa thạch động vật và đặc điểm của trầm tích cho thấy địa điểm này đã từng là một hồ nước ngọt trong môi trường thảo nguyên.
Làm thế nào những người cổ này thích ứng với sự thay đổi môi trường mạnh mẽ làm khô cạn các hồ như ở Al Wusta? Làm thế nào họ có quan hệ với các quần thể khác? Nếu chỉ đơn độc  khảo cổ học, di truyền học hoặc cổ sinh học - không thể giải thích rõ ràng sự tiến hóa và lan rộng của loài người. Nhưng bằng cách kết hợp liên ngành, chúng  ta tin rằng có thể đi sâu hơn vào việc tìm hiểu nguồn gốc của loài người trong những năm tới.
               Phát  hiện các  du chân c  bác bỏ  các gi thuyết trước đây v s di cư ca con người t châu Phi.

                                           
                             Dấu chân đầu tiên được phát hiện ở hồ cổ Alathar  (chụp bởi KLINT JANULIS/AFP VIA GETTY IMAGES)

Các dấu chân cổ  được phát hiện ở Ả Rập Saudi, cùng với bằng chứng được tìm thấy cho thấy một môi trường thuận lợi, đã lật đổ suy nghĩ trước đây của các nhà khoa học về cách con người di cư từ châu Phi sang khu vực Á-Âu.
 
Trước đây, các nhà khoa học tin rằng con người đã vượt qua các đại dương. Bây giờ, các nhà nghiên cứu cho rằng họ cũng có thể đã đi theo các con đường nội địa qua Bắc Ả Rập.
 
Cùng với dấu chân người, một nhóm các nhà khảo cổ học quốc tế đã phát hiện ra dấu chân voi, lạc đà và các động vật ăn cỏ khác, tất cả đều có niên đại 120.000 năm, ở sa mạc Nefud ngày nay, tờ Saudi Gazette đưa tin.
 
                                                                      
                                                                       Dấu chân voi và lạc đà được tìm thấy ở di chỉ Alathar (Stewart et al., 2020)

Nhóm các nhà nghiên cứu từ Ả Rập Saudi, Đức, Úc và Anh đã tìm thấy 7 lớp khảo cổ tại địa điểm khai quật, cho thấy đã có những thay đổi môi trường đáng kể từ rất khô cằn đến ẩm ướt.
Khi con người tạo ra dấu chân  trên đất liền, các nhà khoa học giờ đây tin rằng, đã có một hồ nước trong khu vực giúp duy trì sự sống ở những khu vực hiện nay rất khắc nghiệt.
 
 “Sự có mặt của các loài động vật lớn như voi và hà mã, cùng với những đồng cỏ rộng lớn  và nguồn nước lớn, có thể đã khiến miền bắc Ả Rập trở thành một nơi đặc 
biệt hấp dẫn đối với con người di chuyển giữa châu Phi và Á-Âu ”, nhà khảo cổ học Michael Petraglia trả lời Daily Mail.
Các nhà khoa học phát hiện ra các dấu chân này vào năm 2017, khi lớp trầm tích trên đỉnh dấu chân bị xói mòn và khiến chúng lộ ra.
 
Ước tính chiều cao, cách đi và khối lượng của những cá nhân tạo ra dấu chân, các nhà khoa học tin rằng Người Homo sapiens đã để lại dấu chân này, chứ không phải những loài tương tự khác như người Neanderthal. Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra kết luận:  bốn trong số dấu chân đến từ một nhóm hai hoặc ba người đầu tiên đang đi cùng nhau.
Không có công cụ nào được phát hiện gần hồ cổ đó, điều này gợi ý cho các nhà nghiên cứu:  con người không sống gần hồ mà sử dụng nó để lấy nước.

                                                         

                                                      Các hoá thạch động vật lộ ra khi bề mặt của trầm tích hồ cổ Alathar bị xói mòn.
                                                                  (chụp bởi: BADAR ZAHRANI/AFP VIA GETTY IMAGE)

 Các nhà khảo cổ học đã phát hiện được 233 hóa thạch và 369 dấu vết động vật, có nghĩa là địa điểm này có thể là một hố nước phổ biến.
Các nhà khoa học trước đây cho rằng con người di cư ra khỏi châu Phi và đến Levant dọc theo các tuyến đường ven biển, nhưng với những phát hiện gần đây, họ đưa ra giả thuyết người sớm đã men theo các hồ và sông trong một thời kỳ được gọi là “thời kỳ Gian băng cuối cùng”.
Nhà khảo cổ học Ian Candy cho biết: “Những thay đổi về môi trường trong thời kỳ Gian băng cuối cùng sẽ cho phép con người và động vật phân tán qua các vùng sa mạc khác, vốn thường hoạt động như những rào cản chính trong thời kỳ ít ẩm ướt hơn, như ngày nay”.
“Những phát hiện trên cho thấy sự di chuyển của con người ra ngoài châu Phi trong thời kỳ Gian băng cuối cùng đến Bắc Ả Rập, đã làm nổi bật tầm quan trọng của khu vực này đối với việc nghiên cứu người tiền sử.


Người dịch: Minh Trần

Nguồn tham khảo:https://nationalpost.com/news/world/scientists-discovered-120000-year-old-human-foot-prints-in-the-arid-arabian-peninsula

                          https://www.smithsonianmag.com/smart-news/human-footprints-found-saudi-arabia-may-be-120000-years-old-180975874/
 
Những người sớm đầu tiên đã nhanh chóng thích ứng với biến đổi khí hậu khi họ đặt chân đến châu Úc hàng chục nghìn năm trước, nghiên cứu mới cho biết: Vỏ nhuyễn thể, xương cá và lưỡi câu được tìm thấy trên đảo Alor của  người Indonesia cho thấy cách con người sống và thích nghi với môi trường hơn 40.000 năm trước.

Móc câu cá bằng san hô và vỏ nhuyễn thể biển( bên trái), đồ trang sức ( phải) từ Makpan, [Chụp bởi:ĐH Quốc gia Úc]
 
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Úc (ANU)  đã khai quật hang Makpan - trên bờ biển  tây nam của Alor. Phát hiện của họ cũng khẳng định vị trí Alor như một "bàn đạp" giữa các hòn đảo lớn hơn Flores và Timor.
 
Theo Tiến sĩ Shimona Kealy từ ANU, phân tích các hiện vật được tìm thấy tại Makpan cho thấy những người sớm này đã sáng tạo và thích nghi như thế nào. Tiến sĩ Kealy cho biết: “Điều này cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn về các cuộc di chuyển của người hiện đại sớm giữa các hòn đảo và  mức độ thích ứng của con người đối với những thách thức như biến đổi khí hậu. “Khi các cư dân bắt đầu di chuyển đến các hòn đảo, họ nhanh chóng thích nghi với cuôc sống trên đảo mới của họ."
 

Bẫy cá trên rìa rạn san hô thuộc đảo Alor [Chụp bởi: Marko Reimann/Alamy Stock]
Makpan đã chứng kiến một loạt các mực nước biển cao và thấp trong suốt 43.000 năm chiếm cư của con người, phần lớn là do các khắc nghiệt của kỷ Băng hà cuối cùng.
"Khi con người  lần đầu tiên đến Makpan, họ đến với số lượng ít", Tiến sĩ Kealy nói. "Vào thời điểm này, hang động nằm sát bờ biển — như ngày nay — và cộng đồng sơ khai này sống dựa vào  chế độ ăn bao gồm các nhuyễn thể, hà và nhím biển, đặc biệt là nhím biển được ăn với số lượng lớn
 

Đảo Alor [chụp bởi: TS. Shimona Kealy]
Ngay sau khi họ đến lần đầu tiên, mực nước biển bắt đầu giảm. Điều này làm tăng khoảng cách từ địa điểm Makpan đến bờ biển, và có thể khuyến khích mọi người đa dạng chế độ ăn uống của họ bao gồm nhiều loại trái cây và rau trên đất liền.
 
Khi Kỷ Băng hà cuối cùng bắt đầu suy tàn khoảng 14.000 năm trước, Makpan lại nằm cách bờ biển 1km. Giáo sư Sue O'Connor cho biết khoảng 12.000 năm trước, mọi người đang thưởng thức một "bữa tiệc hải sản".
 
                                                Công trường khai quật tại Di chỉ  Makpan [chụp bởi:  TS. Shimona Kealy]

Giáo sư O'Connor cho biết: "Không có gì ngạc nhiên khi di chỉ này  chứng kiến bằng chứng quan trọng cho việc đánh bắt cá vào thời điểm này, không chỉ là xương của nhiều loài cá và cá mập, mà còn có lưỡi câu bằng nhuyễn thể với hình dạng và kích thước khác nhau"
  
Makpan đã bị bỏ hoang cách đây khoảng 7.000 năm , trước giai đoạn chiếm cư cuối cùng vào khoảng 3.500 năm trước. “Chúng tôi không biết tại sao Makpan lại bị bỏ hoang vào thời điểm này,” Tiến sĩ Kealy nói. "Có lẽ sự gia tăng mực nước biển cuối cùng đã khiến các khu vực khác xung quanh đảo Alor trở thành những địa điểm sinh sống hấp dẫn hơn."
 
Nghiên cứu được công bố trên Quaternary Science Reviews.
 
Người dịch: Minh Trần
 
 
 Hòn đảo Tavolara nhỏ bé ngoài khơi Sardinia có thể là nơi buôn bán trong Thời kỳ đồ sắt sớm (thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên), nơi những cư dân đầu tiên của Sardinia, người Nuragic, trao đổi hàng hóa với những người từ lục địa miền Trung Ý — thuộc văn hóa Villanova. Các phân tích khảo cổ học về đồ gốm 3000 năm tuổi từ địa điểm khảo cổ Spalmatore di Terra trên đảoTavolara cho thấy  nó đến từ các địa điểm sản xuất khác nhau ở vùng Etruria (Tuscany và Lazio ngày nay)
 
                                                                  
                                  Đảo Tavolara, Đông Bắc của Sardinia – sơ kì Đá, những cư dân đảo và đất liền đã gặp nhau để trao đổi hàng hoá (Chụp bởi: Silvia Amicone)
 
Kết quả đã làm sáng tỏ mối liên hệ văn hóa giữa người Nuragic và người tiền Etruscan (được gọi là Villanovans) trong thế kỷ thứ 9 trước Công nguyên, theo báo cáo của cuộc điều tra khảo cổ do Tiến sĩ Silvia Amicone thuộc Trung tâm Năng lực Khảo sát - Baden-Wuerttemberg ( CCA-BW) tại Đại học Tübingen. Kết quả đã được công bố trên Tạp chí Khoa học Khảo cổ học ( Journal of Archaeological Science: Reports)
 
                                                                
                                                                   Ollade buộc dây thuộc Etruria (trái)   Ollade buộc dây thuộc Tavolara (phải)
                                                                  
[ ảnh bên trái chụp bởi Pacciarelli, 2000; ảnh bên phải chụp bởi E. Grixoni]
 
Khu vực Tuscany và Lazio ngày nay là một phần của trung tâm văn hóa Villanova trong thế kỷ 9 và 8 trước Công nguyên, nơi nền văn hóa Etruscan sau này phát triển. Những người Villanov đã kiểm soát các mỏ rất giàu đồng và sắt của Tuscany và cả những thợ kim loại rất giỏi. Thuật ngữ "Nuragic" đề cập đến một nền văn hóa được chia sẻ rộng rãi đã phát triển trên đảo Sardinia trong thời kỳ đồ Đồng (từ năm 1600 trước Công nguyên) và tiếp tục ít nhất là đến thời kỳ đồ Sắt sớm. Rõ ràng nhất, các xã hội của nền văn hóa Nuragic có chung một kiểu xây dựng kiến trúc đặc biệt - những tháp đá cự thạch được gọi là nuraghi, trong đó khoảng 8000 tháp vẫn tạo thành những địa danh trên khắp Sardinia.
 
Mối liên hệ giữa người Nuragic và người tiền Etruscan được ghi lại rõ ràng bằng các đồ kim loại và gốm có nguồn gốc từ Sardinia và thường được tìm thấy trong các ngôi mộ của Villanovan. Ngược lại, sự có mặt của các đồ tạo tác Villanovan trên đảo Sardinia ít thường xuyên và đa dạng hơn, thường là các đồ vật bằng kim loại như trâm cài. Nhìn chung, các bằng chứng khảo cổ học được phát hiện cho đến nay chỉ ra rằng phía Bắc Etruria, vùng Tuscany ngày nay, là khu vực đặc quyền kết nối giữa các nền văn minh tiền Etruscan và Sardinia.
 
Đồ gốm của Tavolara, một hòn đảo nhỏ ngoài khơi Sardinia, đã được phục chế trong cuộc khai quật vào năm 2011 và 2013 bởi nhà nghiên cứu người Ý, Tiến sĩ Paola Mancini, và được Tiến sĩ Francesco Di Gennaro công nhận là bằng chứng tài liệu đầu tiên về gốm sứ  tiền Etruscan ở Sardinia.
 
                                                        
                                                                                  Đảo  Tavolara [chụp bởi: Paoloa Mancini]
 
Phân tích khảo cổ học được thực hiện tại CCA-BW của Đại học Tübingen bởi Tiến sĩ Silvia Amicone, Tiến sĩ Christoph Berthold và Tiến sĩ Kyle Freund (Nhóm Nghiên cứu Nhân chủng học Viễn Tây, Đại học Bang Indian River, Hoa Kỳ). Các loại gốm sứ được phân tích thạch học và hóa học để giám định nguồn gốc, thành phần của vật liệu và kỹ thuật sản xuất. Kết quả không chỉ xác nhận nguồn gốc phi địa phương của những vật liệu này mà còn tiết lộ rằng chúng đến từ nhiều trung tâm sản xuất khác nhau bao trùm toàn bộ bờ biển trung tâm Tyrrhenian, do đó cho thấy mối liên hệ chặt chẽ với toàn bộ vùng Etruria bao gồm Tuscany và Bắc Lazio.
 
Các tác giả cho biết: “Một thỏa thuận có thể đã được thực hiện giữa người Nuragic và người Villanovan, do đó Tavolara có thể là một trong những nơi hai nhóm gặp nhau để trao đổi các loại hàng hóa khác nhau. Rất có thể những nơi khác trên Sardinia đã hoạt động như một địa điểm trao đổi hàng hóa giữa người Villanovan và người Nuragic; tuy nhiên đây là địa điểm đầu tiên kiểu này được phát hiện ở Sardinia. Nghiên cứu trong tương lai về đảo Tavolara và các tài liệu khảo cổ học được tìm thấy tại Spalmatore di Terra sẽ làm rõ vị trí của nó trong mạng lưới tương tác xuyên biển rộng lớn hơn của Thời đại đồ Sắt ở trung tâm Địa Trung Hải
 
Hai nghìn năm trước, con tàu này đang băng qua Biển Địa Trung Hải chất đầy hàng là các bình amphorae - những chiếc bình lớn bằng đất nung được sử dụng trong Đế chế La Mã để vận chuyển rượu và dầu ô liu.
 
Vì một số lí do, nó không bao giờ đến đích.
Con tàu đã nằm mòn mỏi dưới đáy biển khoảng hai thiên niên kỷ, giờ đây nó đã được các nhà khảo cổ học phát hiện, cùng với kho hàng, có niên đại từ năm 100 TCN đến 100 CN, được đánh giá là con tàu đắm cổ điển lớn nhất được tìm thấy ở phía đông Địa Trung Hải.
 
                                                    
Xác con tàu dài 35 mét, cùng với hàng hóa trên tàu: 6.000 bình amphorae  được phát hiện trong một cuộc khảo sát được trang bị quét sóng âm sonar dưới đáy biển ngoài khơi  Kefalonia - một trong những hòn đảo Ionian ngoài khơi bờ biển phía tây Hy Lạp. (Ionian Aquarium, Kefalonia).


Xác con tàu dài 35 mét, cùng với hàng hóa trên tàu: 6.000 bình amphorae  được phát hiện ở độ sâu khoảng 60m trong một cuộc khảo sát được trang bị sonar dưới đáy biển ngoài khơi  Kefalonia - một trong những hòn đảo Ionian ngoài khơi bờ biển phía tây Hy Lạp.
Cuộc khảo sát được thực hiện bởi nhóm Oceanus thuộc Đại học Patras, sử dụng các kỹ thuật xử lý hình ảnh trí tuệ nhân tạo. Nghiên cứu được tài trợ bởi chương trình Liên minh Châu Âu
 “Đây là con tàu đắm lớn thứ tư trong giai đoạn này từng được tìm thấy trên toàn bộ Địa Trung Hải và có "tầm quan trọng khảo cổ đáng kể", theo George Ferentinos, Đại học Patras, ông cùng với 9 học trò của mình đã công bố phát hiện này trên Tạp chí Khoa học Khảo cổ học.
Nhóm nghiên cứu cho biết “Khoang hàng amphorae, có thể nhìn thấy dưới đáy biển, ở trạng thái bảo quản rất tốt và con tàu đắm có khả năng cung cấp nhiều thông tin về các con đường vận chuyển, giao thương, cách xếp bình amphorae lên thân tàu và cách đóng tàu trong thời gian liên quan”.
Hầu hết các con tàu thời đó đều dài khoảng 15 mét, so với 34 mét của con tàu này.
Con thuyền - một bản sao hiện đang được đặt tại Thủy cung Ionian ở Kefalonia - là xác tàu La Mã thứ tư được tìm thấy trong khu vực.


                                             
                                                  Amphorae trong điều kiện bảo quản tốt (Ionian Aquarium, Kefalonia).

Các nhà khảo cổ rất quan tâm, hứng thú
Các con tàu đắm thời cổ điển thông thường rất khó nhận biết bằng sonar, vì chúng nằm sát đáy biển và thường có thể bị che khuất bởi các đặc điểm tự nhiên. Hầm hàng nằm sâu gần hai mét dưới lòng đất
Nằm cách cửa cảng Fiskardo khoảng 2,4 km - ngôi làng duy nhất trên đảo không bị phá hủy trong Thế chiến thứ hai. Các nhà khảo cổ cho rằng phát hiện trên chỉ ra rằng Fiskardo là một trạm dừng quan trọng trên các tuyến đường thương mại của người La Mã.
 
Cuộc khảo sát được thực hiện vào năm 2013 và 2014 cũng đã vớt được ba xác tàu "gần như nguyên vẹn" từ Thế chiến thứ hai trong khu vực này.
Nhưng kích thước của khoang hàng - 29m x 11m - và chiếc bình amphorae còn nguyên vẹn đã khiến các nhà khảo cổ học rất hứng thú.
Các hình ảnh sonar có độ phân giải cao đã thu thập khối lượng lớn các bình dưới đáy biển, lấp đầy hình dạng của khung tàu gỗ.
Các học giả viết trong bài báo này: "Nghiên cứu sâu hơn về xác tàu sẽ làm sáng tỏ các tuyến đường biển, hoạt động buôn bán, cách xếp amphore trên thân tàu và cách đóng tàu trong giai đoạn giữa thế kỷ 1 trước Công nguyên và thế kỷ 1 sau Công nguyên".
Vấn đề còn lại duy nhất đó là sẽ làm gì với xác tàu này.
                                                       
Các nhà khảo cổ học định vị con tàu đắm bằng quét sóng âm sona. Cuộc khảo sát được tiến hình bởi nhóm Oceanus của Đại học Patras, sử dụng công nghệ xử lí hình ảnh trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence image-processing techniques)  (Ionian Aquarium, Kefalonia)

Ferentinos nói với CNN rằng việc phục dựng con tàu là một "công việc rất khó khăn và tốn kém".
Thay vào đó, bước tiếp theo của họ đỡ tốn kém hơn  đó là "khôi phục một amphora và sử dụng kỹ thuật ADN để xác định nó chứa rượu vang, dầu ô liu, quả hạch, lúa mì hay lúa mạch."
Sau đó, họ sẽ tìm kiếm một nhà đầu tư để quy hoạch một công viên lặn ở khu vực xác tàu.
Trong khi đó, bảo tàng Thủy cung Ionian ở Lixouri, thị trấn lớn thứ hai của Kefalonia, lưu giữ những kho báu khác từ vùng biển xung quanh hòn đảo.
 
Theo  CNN
 
Người dịch: Minh Trần

Nguồn tham khảo: https://www.9news.com.au/world/biggest-ever-roman-shipwreck-found-in-eastern-mediterranean/f6acbe3d-a721-4348-a42b-62abc774100b

 

- Tác giả: Lâm Thị Mỹ Dung, Nguyễn Anh Thư
- Nxb: Văn hóa Dân tộc - 2016
-  Khổ sách: 14,5 x 20,5 cm
- Số trang: 263 tr

Văn minh Champa để lại những di sản quý cho nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng. Trên mảnh đất miền Trung Việt Nam hiện nay, sự hiện hữu của các di tích văn hóa Champa vẫn còn rõ nét và ngày càng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Đặc biệt là việc nghiên cứu đồ gốm Champa - một loại hình di vật “gốc”, có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập và phục dựng diện mạo đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Chăm trong lịch sử.
Khi nói tới gốm Champa, đa phần người nghiên cứu và công chúng thường nghĩ đến gốm Gò Sành và gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận). Trong khi đó còn một khối lượng đồ sộ đồ gốm tìm được trong các địa điểm khảo cổ học Champa thế kỷ I-X vẫn chưa được nghiên cứu và công bố một cách đầy đủ, khoa học và hệ thống.
Cuốn sách Nghìn năm gốm cổ Champa sẽ hệ thống hóa và cung cấp nguồn tư liệu cập nhật về gốm Champa trong suốt 1000 năm lịch sử (từ thế kỷ I đến thế kỷ X), góp phần bổ sung nhận thức mới về đồ gốm Champa và nghề sản xuất gốm truyền thống của cư dân vương quốc Champa. Bên cạnh đó, nội dung cuốn sách còn đi sâu phân tích ảnh hưởng của các mối quan hệ tiếp xúc, giao lưu văn hóa đối với sản xuất và buôn bán đồ gốm Champa trong 10 thế kỷ, đồng thời nghiên cứu đồ gốm Champa trong bối cảnh rộng hơn (trong nước và trong khu vực) nhằm làm rõ nguồn gốc, vị trí, vai trò của đồ gốm Champa.
Nội dung cuốn sách gồm 2 chương:
Chương 1: Sản phẩm và kỹ thuật sản xuất gốm cổ Champa. Chương này đề cập đến những yếu tố tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đến nghề sản xuất gốm Champa, đặc trưng gốm cổ Champa, nguồn nguyên liệu, quy trình sản xuất gốm cổ Champa qua so sánh tài liệu khảo cổ và tài liệu dân tộc học; sản phẩm và kỹ thuật sản xuất gốm cổ Champa qua so sánh đồng đại và lịch đại.
Chương 2: Một số vấn đề kinh tế, xã hội Champa qua nghiên cứu đồ gốm. Nội dung chương đề cập vai trò của đồ gốm trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân; mức độ chuyên hóa trong sản xuất đồ gốm phản ánh những biến đổi trong cơ cấu, quan hệ xã hội; vai trò và tác động của tiếp xúc, tiếp biến văn hóa trong sản xuất và phân phối đồ gốm.
Xin trân trọng giới thiệu!
 
Ngô Thị Nhung
Tác giả: Lê Hồng Lý, Nguyễn Thị Phương Châm, Hoàng Cầm, Phạm Quỳnh Phương, Trần Hoài, Đoàn Thị Tuyến
Năm xuất bản: 2019
Số trang: 476

Xét trên nhiều phương diện, Tây Nguyên (bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng) là một vùng đất đặc biệt với đất nước ta. Tây Nguyên là nơi cư trú của nhiều tộc người, trong đó chủ yếu là người Kinh, các tộc người thiểu số tại chỗ và các tộc người thiểu số di cư đến theo chính sách cũng như di cư tự do. Do có sự đa dạng về tộc người như vậy nên bức tranh văn hóa vùng đất này cũng rất đa dạng và nhiều màu sắc. Mặc dù các tộc người thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên chỉ chiếm số lượng khiêm tốn (khoảng 25%) nhưng họ đã tạo dựng đời sống văn hóa đặc sắc giúp họ tồn tại và phát triển một cách bền vững. Vì vậy, nghiên cứu các thực hành văn hóa cổ truyền và hiện nay của các tộc người thiểu số tại chỗ Tây Nguyên sẽ cung cấp cơ sở khoa học quan trọng trong việc nhìn lại Tây Nguyên, hiểu đúng về Tây Nguyên trong quá khứ và hiện nay để có những ứng xử phù hợp, những điều chỉnh cần thiết về chính sách và chương trình phát triển ở Tây Nguyên hiện nay.
Xuất phát từ những yêu cầu cấp bách đó, năm 2019, Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản cuốn: “Văn hóa các tộc người thiểu số tại chỗ Tây Nguyên: Truyền thống, biến đổi và các vấn đề đặt ra” của nhóm tác giả thuộc Viện Nghiên cứu Văn hóa (Lê Hồng Lý, Nguyễn Thị Phương Châm, Hoàng Cầm, Phạm Quỳnh Phương…). Bằng những phương pháp nghiên cứu mang tính hệ thống, cập nhật và đưa ra những luận cứ khoa học có độ tin cậy cao, nhóm tác giả tìm hiểu, phân tích, đánh giá quá trình biến đổi văn hóa của các tộc người thiểu số tại chỗ Tây Nguyên, cũng như chỉ ra các hệ quả của sự biến đổi đó đối với đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của các tộc người thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên hiện nay. Trên cơ sở đó, xem xét và đánh giá vai trò của văn hóa trong phát triển bền vững Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, qua đó cung cấp những luận cứ khoa học và những đề xuất, giải pháp thực tế và khả thi cho sự phát triển bền vững của Tây Nguyên.
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, cuốn sách được kết cầu thành 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về Tây Nguyên và tình hình nghiên cứu
Qua việc khái quát bối cảnh tự nhiên, kinh tế, dân cư và các chính sách phát triển khu vực Tây Nguyên, nhóm tác giả nhận thấy, đây là vùng đất có hệ sinh thái đặc trưng và đa dạng của rừng già, đất đỏ, của núi non, sông suối, biển hồ, của khí hậu nắng lửa, mưa ngàn,… đã không chỉ mang đến sự lãng mạn cho cảnh quan, không gian mà còn mang đến tiềm năng to lớn cho sự phát triển cho vùng đất này. Điểm qua tình hình nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên, trên cơ sở khảo sát thực tế và khai thác tư liệu thứ cấp của nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu trước đó, nhóm tác giả cho rằng, đã từ lâu vùng đất này được rất nhiều các nhà nghiên cứu dành sự quan tâm đặc biệt và tạo dựng nên những thành tựu nghiên cứu đồ sộ như: “Rừng người Thượng, vùng rừng núi cao nguyên miền Trung Việt Nam” của Henri Maitre (xuất bản lần đầu năm 1912); tác phẩm “Rừng, Đàn bà, Điên loạn: đi quan miền mơ tưởng Giarai” của J.Dournes; “Bài ca chàng Đăm Săn” của L.Sabatier; “Xứ người Mã lãnh thổ của thần linh” của Jean Boulbet, cùng nhiều công trình khác của các học giả Pháp, Mỹ và Việt Nam đã được khắc họa trong sự khẳng định tính đặc sắc và bí ẩn của các hiện tượng, yếu tố văn hóa đặc trưng như sử thi, luật tục, nghi lễ, phương thức sản xuất, trang phục, nhà rông… của từng tộc người ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, theo nhận định của nhóm nghiên cứu, văn hóa chưa được đặt vào vị trí như đáng ra nó phải có trong các chính sách phát triển Tây Nguyên và cũng có lẽ cách nhìn nhận về văn hóa trong nhiều chính sách hay dự án phát triển còn một chiều, có phần áp đặt, chủ quan nên chưa thể tạo ra được sự phát triển bền vững như mong muốn, thậm chí có chính sách hay dự án phát triển được triển khai với sự đánh giá thành công về mặt kinh tế song mang lại những hậu quả không mong muốn về văn hóa.
Chương 2. Văn hóa Tây Nguyên: truyền thống và hiện trạng
Phân tích về văn hóa cổ truyền Tây Nguyên, nhóm nghiên cứu tập trung vào 3 nhóm vấn đề: Thứ nhất, đề cập đến sinh kế trong xã hội Tây Nguyên cổ truyền. Phân tích các dàn xếp văn hóa xã hội và kỹ thuật truyền thống được các tộc người thiểu số tại chỗ Tây Nguyên xây dựng và thực hành hàng trăm năm nay để sinh tồn cũng như chỉ ra vai trò, chức năng của các dàn xếp xã hội và kỹ thuật này đối với sự phát triển bền vững của các tộc người; Thứ hai, quan tâm đến tôn giáo tín ngưỡng cổ truyền Tây Nguyên. Nhóm nghiên cứu xác định, tôn giáo là một thành phần hữu cơ gắn bó chặt chẽ với các thành tố khác của văn hóa Tây Nguyên, trong đó “RỪNG” có vị trí đặc biệt trong đời sống của người Tây Nguyên, đó là nơi trú ngụ của các vị thần, các linh hồn người chết. Những khu rừng được thiêng hóa với muôn vàn cấm kỵ kèm theo đã được hình thành từ những cảm quan mộc mạc đó, điều này thể hiện mối quan hệ sâu đậm giữa con người với môi trường tự nhiên. Thứ ba, tập trung vào các di sản văn hóa truyền thống Tây Nguyên, phân tích một số di sản nổi bật đã trở thành biểu tượng của văn hóa truyền thống Tây Nguyên như nhà rông, nhà dài, nhà mồ, tượng mồ và cồng chiêng. Những di sản này đã góp phần quan trọng tạo nên ấn tượng đẹp và hùng tráng về văn hóa Tây Nguyên và những di sản đó, ấn tượng đó vẫn hiện hữu cho đến hôm nay. Tuy nhiên với làn sóng di dân lên Tây Nguyên trong suốt bốn thập kỳ qua cùng với sự phát triển chung của xã hội đã khiến cho các di sản văn hóa ở Tây Nguyên thay đổi rất nhiều. Đây là những điều trăn trở và cũng là những thách thức mà nhóm tác giả chỉ ra trong nghiên cứu.
Phân tích về hiện trạng văn hóa Tây Nguyên, nhóm tác giả cho rằng, bóng dáng Tây nguyên cổ truyền đã không còn đậm nét bằng Tây Nguyên hiện đại, nhiều thực hành văn hóa cổ truyền chỉ còn trong ký ức. Tôn giáo ở Tây Nguyên hiện nay có sự đan xen, hội nhập tạo nên tính đa dạng và phức tạp. Các di sản văn hóa Tây Nguyên cũng không còn sống trong đời sống của đồng bào Tây Nguyên như nó đã từng sống nữa, nhiều biểu tượng thiêng trong văn hóa Tây Nguyên đã suy giảm tính thiêng,.. Không chỉ vậy, nhóm nghiên cứu còn chỉ ra sự thay đổi ở cấu trúc xã hội, nhận thức xã hội và lối sống. Từ đó, nhóm nghiên cứu khẳng định, hiện trạng văn hóa Tây Nguyên hiện nay hết sức phức tạp với những sự biến đổi sâu sắc và đa chiều.
Chương 3. Biến đổi văn hóa và vấn đề phát triển bền vững Tây Nguyên
Chương này, nhóm tác giả bàn luận về vai trò của văn hóa trong sự phát triển bền vững của Tây Nguyên từ việc phân tích mối quan hệ mật thiết, mang tính hữu cơ, của các thành tố văn hóa trong chỉnh thể văn hóa hiện nay của Tây Nguyên và hệ quả của sự phá vỡ tính chỉnh thể này đối với sự phát triển bền vững của các tộc người nói riêng, của toàn vùng Tây Nguyên nói chung. Nghiên cứu chỉ ra rằng, sự mai một, suy giảm và biến đổi của các di sản văn hóa ở Tây Nguyên đã trực tiếp làm suy giảm đa dạng văn hóa- một nhân tố quan trọng bảo đảm cho sự phát triển bền vững của vùng này, tuy nhiên ở một góc nhìn khác thì văn hóa Tây Nguyên vẫn luôn là một dòng chảy, trong đó các di sản văn hóa nơi đây vẫn đang được bồi đắp theo nhiều cách khác nhau và tạo cho di sản văn hóa một “đời sống mới”, một phương thức tồn tại mới và một sức sống mới.
Trên cơ sở của nền tảng lý thuyết và kết quả nghiên cứu thực địa, nhóm tác giả có một số đề xuất, khuyến nghị nhằm nâng cao và phát huy vai trò của văn hóa trong phát triển Tây Nguyên: (i) Thay đổi cách nhìn nhận đánh giá về văn hóa Tây Nguyên; (ii) Xóa bỏ định kiến về văn hóa Tây Nguyên và khơi gợi sự tự hào về giá trị văn hóa tộc người; (iii) Tôn trọng quyền văn hóa của người dân Tây Nguyên; (iv) Xóa bỏ định kiến với thực hành tôn giáo truyền thống; (v) Giảm thiểu các chương trình và chính sách làm suy giảm sự đa dạng văn hóa; (vi) Chỉnh sửa, bổ sung luật và các quy định pháp lý; (vii) Sử dụng cách tiếp cận nhạy cảm văn hóa trong chương trình phát triển; (viii) Đa dạng mô hình thay vì “một mô hình cho tất cả” trong các chương trình phát triển kinh tế và bảo tồn văn hóa; (ix) Tạo ra thể chế hiệu quả cho sự tham gia có ý nghĩa của người dân trong việc đưa ra các quyết sách; (x) Đổi mới cách quản lý, bảo vệ di sản ở Tây Nguyên để phát huy tối đa vai trò của văn hóa trong phát triển bền vững.
Cuốn sách này được nhóm tác giả thực hiện hết sức công phu, nghiêm túc bằng phương pháp nghiên cứu định tính, điền dã dân tộc học, kết hợp giữa phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, quan sát tham gia và các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành khác, hy vọng sẽ mang đến cho độc giả những cách nhìn mới, những kiến thức cập nhật về thực hành văn hóa của các cộng đồng dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên.
Xin trân trọng giới thiệu!
 
Theo Nhà xuất bản khoa học xã hội

Trang


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9023678
Số người đang online: 21