Nhà Lý là triều đại đặt nền móng cho việc hoàn thiện các thể chế, tạo tiền đề cho sự phát triển của nhà nước phong kiến ở các giai đoạn sau trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó nổi bật là thành tựu về việc xây dựng các công trình kiến trúc. Dựa vào 3 nguồn tư liệu chính là tư liệu thư tịch cổ, văn bia và đặc biệt là khảo cổ học, bài viết đã đưa ra một số nhận định về kiến trúc thời Lý:
- Các công trình kiến trúc thời Lý đa dạng về loại hình, trong đó nổi bật lên 2 loại hình di tích chính: di tích kiến trúc cung điện và di tích kiến trúc chùa – tháp.
- Kỹ thuật xây dựng là một thành tựu nổi bật trong xây dựng kiến trúc thời Lý. Đặc sắc nhất là kỹ thuật ghép nối, kết hợp nhiều loại vật liệu khác nhau trên một công trình nhằm tăng độ bền vững, mỹ thuật của công trình.
- Vật liệu xây dựng kiến trúc thời Lý hết sức đa dạng, với nhiều loại được kết hợp với nhau: đá, gạch, sỏi, đất sét, sành, bao nung, gỗ và mang tính phố biến ở mọi công trình kiến trúc. Ngoài những vật liệu mang tính chất cung đình, còn có các vật liệu mang tính địa phương và tận dụng từ tự nhiên.
(Khảo cổ học, số 5/2020)
MỤC LỤC  

Trang

 

NGUYỄN GIA ĐỐI
Nguồn gốc và quá trình tiến triển của cơ tầng Đá mới sớm ở Tây Nguyên
3
NGUYỄN TIẾN ĐÔNG
Các loại hình cơ bản của giếng Champa cổ ở miền Trung                                         
14
NGUYỄN QUỐC MẠNH
Đồ gốm có khắc các biểu tượng tôn giáo phát hiện tại Lung Lớn (khu di tích Óc Eo - Ba Thê)
25
ĐỖ DANH HUẤN
Bước đầu tìm hiểu về một số nghề thủ công thời Lý                                                
38
TRẦN ANH DŨNG
Bình đồ bố cục và trang trí mái chùa thời Lý, Trần ở Tuyên Quang và vùng núi phía Bắc
54
HÀ VĂN CẨN
Gốm men ngọc thời Trần phát hiện tại địa điểm 62 - 64 Trần Phú (Ba Đình, Hà Nội)
67
NGUYỄN THỊ THANH VÂN
Nghiên cứu di tích mộ cổ Huổi Pa (Thanh Hóa)
84
Thông tin hoạt động Khảo cổ học 96
Mục lục Tạp chí Khảo cổ học năm 2020 97
MỤC LỤC  

Trang

 

TRÌNH NĂNG CHUNG
Mối quan hệ hai văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn ở miền núi Đông Bắc Việt Nam                                         
3
NGUYỄN GIA ĐỐI
Tổng quan về cơ tầng Đá mới sớm ở Tây Nguyên
13
NGUYỄN KHÁNH TRUNG KIÊN, NGUYỄN NHỰT PHƯƠNG
Di tích đất đắp dạng tròn ở Đông Nam Bộ: Không gian phân bố, quy mô và niên đại
23
HÀ THỊ SƯƠNG
Gò Tháp - khu đô thị cổ của vương quốc Phù Nam                                               
36
NGUYỄN TIẾN ĐÔNG
Di tích kiến trúc Champa Đồng Miễu, Phú Hòa, Phú Yên trong khung cảnh Khảo cổ học Champa
47
BÙI VĂN LIÊM, PHẠM VĂN TRIỆU VÀ LƯU VĂN HÙNG
Kiến trúc thời Đại La ở di tích đường hầm và bãi xe ngầm công trình nhà Quốc hội số 36 Điện Biên Phủ, Hà Nội
60
PHẠM VĂN TRIỆU, TỐNG TRUNG TÍN, NGUYỄN VĂN MẠNH VÀ PHẠM LÊ HUY
Kiến trúc thời Lý: Tư liệu và nghiên cứu
72
NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN, NGUYỄN VĂN CƯỜNG
Khai quật sáu con tàu cổ ở vùng biển Việt Nam góp phần nghiên cứu con đường tơ lụa trên biển Đông
92
VĨNH BIỆT GIÁO SƯ LƯƠNG NINH
 
100
MỤC LỤC  

Trang

 

NGUYỄN TRƯỜNG ĐÔNG
Hệ thống các di tích thời đại Đá thềm sông Lô và sông Gâm ở Tuyên Quang
3
NGUYỄN KHẮC SỬ, NGUYỄN LÂN CƯỜNG, LA THẾ PHÚC, NGUYỄN TRUNG MINH, LƯƠNG THỊ TUẤT, LÊ XUÂN HƯNG VÀ VŨ TIẾN ĐỨC
Khai quật hang động núi lửa C6-1 Krông Nô (Đắk Nông) - tư liệu và nhận thức mới về Tiền sử Tây Nguyên
16
PHẠM VĂN TRIỆU, NGUYỄN VĂN MẠNH
Di chỉ Vườn Đình Khuê Bắc (Đà Nẵng) - tư liệu và nhận thức mới
31
LÊ THỊ LIÊN
Bàn thêm về vai trò của di tích Ba Thê - Óc Eo (An Giang) trong sự phát triển của vương quốc Phù Nam                                                 
46
TỐNG TRUNG TÍN
Sưu tập 5 đĩa hoa sen vàng Cộng Vũ (Hưng Yên) thời Lý                                                
54
NGUYỄN QUANG BẮC, NGUYỄN HỮU TUẤN, NGUYỄN QUANG MIÊN, TRÌNH NĂNG CHUNG VÀ NGUYỄN QUANG DŨNG
Về các điểm tụ kênh cổ vùng Tứ giác Long Xuyên
60
BÙI VĂN HIẾU VÀ CỘNG SỰ
Khảo sát khảo cổ học hàng hải vụng biển Bình Châu (Quảng Ngãi)
78
 Giới thiệu sách 97

 

Sáng 21/12, tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An đã diễn ra Hội thảo khoa học "Di tích khảo cổ Làng Vạc: Giá trị lịch sử - Văn hóa". Hội thảo do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.
Tại hội thảo, tham luận của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã làm rõ thành tựu, kế hoạch nghiên cứu và khai quật di tích Làng Vạc; giá trị lịch sử văn hóa nổi bật của di tích; vị thế của Làng Vạc trong bối cảnh lịch sử văn hóa khu vực; mối quan hệ, vị trí của Làng Vạc trong thời Hùng Vương dựng nước. Bên cạnh đó, các tham luận còn nêu hiện trạng, hạn chế trong việc phát huy giá trị di tích, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; tiềm năng, cơ hội, thách thức và giải pháp bảo vệ, bảo tồn, phát huy giá trị di tích trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.


Quang cảnh di tích Làng Vạc và cuộc khai quật năm 1990 (nguồn: PGS.TS Bùi Văn Liêm)

Hội thảo Di tích khảo cổ Làng Vạc: Giá trị lịch sử - Văn hóa năm 2020 (nguồn: Bảo tàng Nhân học)

Giá trị lịch sử văn hóa nổi bật

Cuộc Hội thảo đã thu hút được 31 bài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, quản lý tập trung bàn thảo về giá trị của di tích và hướng bảo tồn gắn với phát huy giá trị.
Di chỉ khảo cổ học Làng Vạc là một trung tâm văn hóa Đông Sơn ở vùng bán sơn địa thuộc thị xã Thái Hòa (Nghệ An). Đến nay, Làng Vạc là một trong hai khu di tích Đông Sơn tiêu biểu, có khối hiện vật phong phú về loại hình. Đây là di tích phát hiện được nhiều mộ táng nhất của nền văn hóa Đông Sơn trên đất nước ta (gồm 300 ngôi mộ được phát hiện qua 5 lần thám sát, khai quật). Làng Vạc trở thành tên gọi của một trung tâm văn hóa Đông Sơn lớn trên lưu vực sông Cả với hơn 1.200 hiện vật phong phú, đa dạng bằng đồng, gốm, đá, thủy tinh, sắt như trống đồng, rìu xéo, dao găm cán tượng người… Đánh giá của các chuyên gia khảo cổ, Làng Vạc có thể sánh ngang với những di tích văn hóa Đông Sơn nổi tiếng ở lưu vực sông Hồng như Vinh Quang, Làng Cả...

Di sản Làng Vạc cách ngày nay 2.500 - 2.000 năm. Di chỉ khảo cổ học Làng Vạc đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia ngày 13/9/1999.

Trình bày tham luận “Vị trí của Làng Vạc trong diễn trình tiền sơ sử lưu vực sông Lam/Cả”, GS.TS Lâm Thị Mỹ Dung (Trưởng bộ môn Khảo cổ học, Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) khẳng định, địa điểm văn hóa Đông Sơn quan trọng nhất ở lưu vực sông Cả là Làng Vạc. Làng Vạc cũng đại diện cho loại hình sông Cả, loại hình này đôi khi còn được gọi là loại hình Làng Vạc.

Di tích Làng Vạc được xác định gồm hai khu cư trú (Làng Vạc), mộ táng (xóm Đình), phân bố ở phía Đông và Tây của thung lũng Khe Vạc. Khu cư trú nằm ở phía Tây của thung lũng Khe Vạc, còn khu mộ táng ở rìa phía Đông. Ngôi mộ được đặt trên đồi, trên rìa thấp cạnh các ruộng lúa ngày nay. Làng Vạc là phức hợp di tích mộ táng cư trú trong thời gian vài trăm năm. Tại Làng Vạc, các nhà khai quật còn nhận diện được một lớp văn hóa Sơn Vi từ lớp dưới ở khu vực khai quật phía Đông năm 1990. Thung lũng Làng Vạc có một số địa điểm khác chứa đồ đá Sơn Vi. Như vậy, sự có mặt của cư dân văn hóa Sơn Vi giai đoạn hậu kỳ đá cũ ở đây là điều không thể bàn cãi.

Bảo tồn, phát huy giá trị di tích Làng Vạc


Các đại biểu tham dự Hội thảo (nguồn: Bảo tàng Nhân học)

Trong điều kiện phát triển kinh tế -xã hội hiện nay, cũng như nhiều di sản khảo cổ học khác, di tích Làng Vạc đang chịu tác động của nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Đặc biệt chưa có một nghiên cứu đánh giá tình trạng di tích, trữ lượng hiện còn của di tích, nguy cơ hiện hữu và tiềm ẩn…
PGS.TS Bùi Văn Liêm (Tổng Biên tập Tạp chí Khảo cổ học) cho rằng, qua những tư liệu về mộ táng Làng Vạc có thể thấy rõ những đặc trưng và tính chất của khu mộ táng Làng Vạc có sự đa dạng về táng tục với nhiều hình thức mai táng người chết, nhìn chung trong loại hình này vẫn phổ biến mộ đất - loại mộ phổ biến trong văn hóa Đông Sơn. Trong văn hóa Đông Sơn, Làng Vạc là di tích có số mộ vò/nồi lớn, tập trung nhất. Loại hình mộ vò nồi gốm của lưu vực sông Cả rất đa dạng, bên cạnh loại mộ nồi/vò chôn đứng giống như của vùng sông Mã còn có loại mộ nồi/vò hai, ba chiếc úp vào nhau chôn nằm ngang. Táng tục mộ nồi/vò gốm chôn đứng khá phổ biến trong các di tích Đông Sơn ở lưu vực sông Mã và cũng xuất hiện ở di tích Làng Cả, Gò De của loại hình sông Hồng, là đặc trưng của văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung, Nam Bộ.

"Cần đặt ra vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị của di tích này. Bởi lẽ đây là khu di tích hiếm có của văn hóa Đông Sơn nói chung và Nghệ An nói riêng, có giá trị lịch sử văn hóa độc đáo và đặc sắc, đại diện cho một loại hình địa phương của văn hóa Đông Sơn" - Tổng Biên tập Tạp chí Khảo cổ học Bùi Văn Liêm nhấn mạnh.

Theo Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Nghệ An Nguyễn Mạnh Cường, thời gian tới, để tiếp tục phát huy giá trị di tích khảo cổ học Làng Vạc cần gắn với phát triển du lịch miền Tây Nghệ An. Trong đó, cần tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, kết nối địa điểm di chỉ Làng Vạc khi giới thiệu hiện vật liên quan được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ An cũng như các bảo tàng về di chỉ khảo địa phương.

Ngoài ra, quan tâm đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng đáp ứng điều kiện đón khách du lịch, các dịch vụ phục vụ du khách. Đặc biệt cần chủ động kết nối Khu di tích Làng Vạc với các điểm đến như: Đền làng Lụi (xã Nghĩa Mỹ), Khu tưởng niệm Bác Hồ về thăm Đông Hiếu, đồi hoa xuân Thái Hòa cũng như điểm du lịch ở các địa phương lân cận (trang trại và đồi hoa ở Nghĩa Đàn, Khu du lịch sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm ở Diễn Châu)… để thu hút khách du lịch... Cần đa dạng hóa hoạt động du lịch của di tích như: phối hợp với cơ quan, đơn vị, trường học tổ chức chương trình ngoại khóa về tìm hiểu giá trị lịch sử văn hóa của di chỉ Làng Vạc. Ngoài ra, khuyến khích người dân tham gia với vai trò là hướng dẫn viên khách du lịch tham quan di tích và làng nghề truyền thống tại địa phương.

Tổng kết hội thảo, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An Trần Thị Mỹ Hạnh khẳng định, thông qua hội thảo đã đánh giá sâu sắc giá trị văn hóa đặc biệt, nổi bật của di tích Làng Vạc. Làng Vạc là trung tâm kinh tế chính trị khá quy mô thời Hùng Vương. Đặc trưng văn hóa Làng Vạc đã góp phần khẳng định nền văn minh Việt cổ thuộc thời đại Hùng Vương không chỉ tồn tại ở vùng sông Hồng, sông Mã mà còn tồn tại ở vùng sông Lam.

Đặc biệt, khi nhà Tây Hán đã đặt ách đô hộ nước ta, Làng Vạc vẫn là địa điểm văn hóa Đông Sơn của người Việt với các hiện vật như: trống đồng, vũ khí, dao găm... góp phần phát triển văn hóa Lạc Việt, không bị ảnh hưởng, đồng hóa. Di tích Làng Vạc cũng khẳng định quan hệ với nền văn hóa các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Trung Quốc...

Thời gian tới, để bảo vệ và phát huy di tích Làng Vạc, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An cho rằng cần tiếp tục phối hợp với cơ quan nghiên cứu trong, ngoài nước thăm dò, khai quật, khảo cổ nhằm nhận diện đầy đủ về di tích; nghiên cứu, biên soạn, phát hành một số công trình chuyên biệt giới thiệu về di tích khảo cổ học Làng Vạc.

Cùng với đó cần khoanh vùng bảo vệ hiện trạng quy hoạch, tăng cường tuyên truyền, quảng bá về di tích Làng Vạc; xây dựng sản phẩm du lịch tham quan, trải nghiệm đặc thù gắn với phát triển du lịch sinh thái, các làng nghề, di tích lịch sử vùng phụ cận.

Tổng hợp: Nguyễn Thơ Đình

- Tác giả: Ngô Văn Doanh
- Nxb: Hội nhà văn - 2016
-  Khổ sách: 14,5 x 20,5 cm
- Số trang: 421 tr

Nội dung cuốn sách trình bày tương đối đầy đủ và có hệ thống về những dấu tích và hiện trạng của các tòa thành cổ Chăm pa, cũng như những di sản vật chất và tinh thần mà những tòa thành này để lại cho chúng ta hôm nay. Cuốn sách được phân thành hai phần: phần viết và giới thiệu về các quốc đô và phần viết, giới thiệu về các đô thị cấp vùng, miền.
Phần thứ nhất: Dấu tích các kinh thành cổ
Chương 1: Thành Lồi ở Huế - kinh thành Điển Xung ? Chương này trình bày về nước Lâm Ấp và đô thành Điển Xung; Dấu tích tòa thành Lồi ở Huế
Chương 2: Trà Kiệu - Quốc đô đầu tiên của nước Chămpa hợp nhất: từ những ghi chép xưa, đến những di tích, di vật và tòa thành quốc đô đầu tiền của nước Chămpa hợp nhất.
Chương 3: Đô thành Virapura của nước hoàn vương: từ những dòng bia ký cổ, đến những cuộc tìm kiếm trên thực địa và Mandala hoàn vương
Chương 4: Đồng Dương - ngôi đền phất giáo hay đô thành Indrapura
Chương 5: Thành Cha - tòa thành phật thệ ban đầu ?
Chương 6: Chà Bàn - tòa “Đô thành thiêng” cuối cùng của Chămpa
Phần thứ II: Những tòa trị sở
Chương 7: Khu Túc - trị sở đầu tiên của Lâm Ấp
Chương 8: Thành nhà Ngo - thủ phủ Châu Địa Lý ?
Chương 9: Thành Hóa Châu và trị sở Châu Lý của Chiêm Thành
Chương 10: Tháp Bình Lâm với tòa thành Cảng Thị Nại
Chương 11: Thành Hồ với nước Hoa Anh
Chương 12: Thành Châu Sa thủ phủ của Cổ Lũy Động ?
Thành Chà Bàn và thuật phong thủy phương đông.
Thay lời kết: Thành cổ Chămpa: một cuộc hành trình
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
 
 
- Tác giả: Nguyễn Thị Hậu
- Nxb: Thế Giới - 2017
-  Khổ sách: 16 x 24 cm
- Số trang: 250tr

Nội dung cuốn sách bao gồm các phần sau:
Phần I: Khái quát về đô thị Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh
1/ Khảo cổ học vùng đất Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh bao gồm:
- Thời kỳ Tiền sử
- Thời kỳ Lịch sử
- Những phát hiện khảo cổ học từ năm 2000 đến năm 2015
2/ Khái quát sự hình thành, phát triển đô thị Sài Gòn trong bối cảnh Nam Bộ
- Sự hình thành và đặc điểm đô thị ở Nam Bộ
- Quá trình phát triển đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn từ cuối thế kỷ XVIII đến nửa sau thế kỷ XX
- Những đặc trưng cơ bản của đô thị Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh
 
Phần II: Khảo cổ học đô thị và bảo tồn di sản ở thành phố Hồ Chí Minh
1/ Một số khái niệm: Khảo cổ học đô thị, bảo tồn di sản văn hóa đô thị...
2/ Hệ thống di tích khảo cổ học đô thị, một số trường hợp điển hình
 
Phần III: Di sản văn hóa đô thị góp phần phát triển bền vững
1/ Những vấn đề đặt ra từ thực trạng bảo tồn di sản văn hóa đô thị Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh (2000-2016)
2/ Những giá trị của di sản văn hóa đô thị Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh
3/ Quan điểm, công cụ và định hướng bảo tồn di sản văn hóa đô thị Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh
4/ Di sản văn hóa sống cùng thành phố.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
- Tác giả: Đinh Gia Khánh, Cù Huy Cận
- Nxb: Văn hóa dân tộc - 2018
-  Khổ sách: 14,5 x 20,5 cm
- Số trang: 334 tr

Cuốn sách là một phần của Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị tác phẩm văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam”
Trong cuốn sách này các tác giả giới thiệu một cách giản lược và trên những nét đại cương các vùng văn hóa chủ yếu của nước ta.
Nội dung gồm các phần sau:
- Đại cương về tiến trình văn hóa Việt Nam
- Vùng văn hóa Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội
- Vùng văn hóa đồng bằng miền Bắc Việt Nam
- Vùng văn hóa Việt Bắc
- Những nét sinh động trong văn hóa của đồng bào Việt Bắc
- Vùng văn hóa Tây Bắc
- Vùng văn hóa Nghệ Tĩnh
- Vùng văn hóa Thuận Hóa - Phú Xuân hay là xứ Huế
- Vùng văn hóa Tây Nguyên
- Vùng văn hóa đồng bằng miền Nam
- Cái chung và cái riêng trong văn hóa dân tộc thiểu số
- Phát huy truyền thống các vùng văn hóa, Hội văn nghệ địa phương, vương ươm, vườn hoa trái là một thiết chế văn hóa xã hội chủ nghĩa trong nền văn hóa dân tộc hiện đại của Việt Nam.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
- Tác giả: Lê Trung Hoa
- Nxb: Khoa học xã hội - 2015
-  Khổ sách: 14,5 x 20,5 cm
- Số trang: 535 tr

Cuốn sách là công trình thuộc Dự án “công bố và phổ biến tài sản văn hóa - văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam”. Là cuốn từ điển địa danh về một vùng tương đối rộng lớn ở Việt Nam, giới hạn khoảng 4000 mục từ. Mỗi mục từ gồm 7 nội dung:
- Tên mục từ
- Tiểu loại địa danh
- Vị trí của đối tượng
- Các chi tiết liên hệ đến đối tượng
- Thời điểm ra đời của địa danh
- Nguồn gốc và ý nghĩa ban đầu của địa danh
- Sự chuyển biến của địa danh và đối tượng
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung

Trang


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9023746
Số người đang online: 23