Các nhà khoa học đã phát hiện các dấu chân 120,000 năm trên bán đảo Ả Rập

               Phát  hiện các  du chân c  bác bỏ  các gi thuyết trước đây v s di cư ca con người t châu Phi.

                                           
                             Dấu chân đầu tiên được phát hiện ở hồ cổ Alathar  (chụp bởi KLINT JANULIS/AFP VIA GETTY IMAGES)

Các dấu chân cổ  được phát hiện ở Ả Rập Saudi, cùng với bằng chứng được tìm thấy cho thấy một môi trường thuận lợi, đã lật đổ suy nghĩ trước đây của các nhà khoa học về cách con người di cư từ châu Phi sang khu vực Á-Âu.
 
Trước đây, các nhà khoa học tin rằng con người đã vượt qua các đại dương. Bây giờ, các nhà nghiên cứu cho rằng họ cũng có thể đã đi theo các con đường nội địa qua Bắc Ả Rập.
 
Cùng với dấu chân người, một nhóm các nhà khảo cổ học quốc tế đã phát hiện ra dấu chân voi, lạc đà và các động vật ăn cỏ khác, tất cả đều có niên đại 120.000 năm, ở sa mạc Nefud ngày nay, tờ Saudi Gazette đưa tin.
 
                                                                      
                                                                       Dấu chân voi và lạc đà được tìm thấy ở di chỉ Alathar (Stewart et al., 2020)

Nhóm các nhà nghiên cứu từ Ả Rập Saudi, Đức, Úc và Anh đã tìm thấy 7 lớp khảo cổ tại địa điểm khai quật, cho thấy đã có những thay đổi môi trường đáng kể từ rất khô cằn đến ẩm ướt.
Khi con người tạo ra dấu chân  trên đất liền, các nhà khoa học giờ đây tin rằng, đã có một hồ nước trong khu vực giúp duy trì sự sống ở những khu vực hiện nay rất khắc nghiệt.
 
 “Sự có mặt của các loài động vật lớn như voi và hà mã, cùng với những đồng cỏ rộng lớn  và nguồn nước lớn, có thể đã khiến miền bắc Ả Rập trở thành một nơi đặc 
biệt hấp dẫn đối với con người di chuyển giữa châu Phi và Á-Âu ”, nhà khảo cổ học Michael Petraglia trả lời Daily Mail.
Các nhà khoa học phát hiện ra các dấu chân này vào năm 2017, khi lớp trầm tích trên đỉnh dấu chân bị xói mòn và khiến chúng lộ ra.
 
Ước tính chiều cao, cách đi và khối lượng của những cá nhân tạo ra dấu chân, các nhà khoa học tin rằng Người Homo sapiens đã để lại dấu chân này, chứ không phải những loài tương tự khác như người Neanderthal. Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra kết luận:  bốn trong số dấu chân đến từ một nhóm hai hoặc ba người đầu tiên đang đi cùng nhau.
Không có công cụ nào được phát hiện gần hồ cổ đó, điều này gợi ý cho các nhà nghiên cứu:  con người không sống gần hồ mà sử dụng nó để lấy nước.

                                                         

                                                      Các hoá thạch động vật lộ ra khi bề mặt của trầm tích hồ cổ Alathar bị xói mòn.
                                                                  (chụp bởi: BADAR ZAHRANI/AFP VIA GETTY IMAGE)

 Các nhà khảo cổ học đã phát hiện được 233 hóa thạch và 369 dấu vết động vật, có nghĩa là địa điểm này có thể là một hố nước phổ biến.
Các nhà khoa học trước đây cho rằng con người di cư ra khỏi châu Phi và đến Levant dọc theo các tuyến đường ven biển, nhưng với những phát hiện gần đây, họ đưa ra giả thuyết người sớm đã men theo các hồ và sông trong một thời kỳ được gọi là “thời kỳ Gian băng cuối cùng”.
Nhà khảo cổ học Ian Candy cho biết: “Những thay đổi về môi trường trong thời kỳ Gian băng cuối cùng sẽ cho phép con người và động vật phân tán qua các vùng sa mạc khác, vốn thường hoạt động như những rào cản chính trong thời kỳ ít ẩm ướt hơn, như ngày nay”.
“Những phát hiện trên cho thấy sự di chuyển của con người ra ngoài châu Phi trong thời kỳ Gian băng cuối cùng đến Bắc Ả Rập, đã làm nổi bật tầm quan trọng của khu vực này đối với việc nghiên cứu người tiền sử.


Người dịch: Minh Trần

Nguồn tham khảo:https://nationalpost.com/news/world/scientists-discovered-120000-year-old-human-foot-prints-in-the-arid-arabian-peninsula

                          https://www.smithsonianmag.com/smart-news/human-footprints-found-saudi-arabia-may-be-120000-years-old-180975874/

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9023994
Số người đang online: 18