Mỹ: Tìm thấy tàu cổ dưới chân Tháp Tự do

 

 

Một con tàu cổ có niên đại hơn 200 năm vừa được tìm thấy ngay dưới nền của Trung tâm Thương mại thế giới cũ (New York, Mỹ).

Mỹ: Tìm thấy tàu cổ dưới chân Tháp Tự do

Vào sáng ngày 13/7, trong lúc các công nhân xây dựng đang tiến hành đào móng cho tòa Tháp Tự do, được xây dựng trên nền của Trung tâm thương mại thế giới cũ thì bất ngờ phát hiện ra hàng loạt các mảnh gỗ lớn được xếp khít nhau.
 
Các nhà khảo cổ ngay lập tức đến ngay hiện trường và đưa ra kết luận rằng đây chính là xác một con tàu cổ có thể được đóng lắp từ giữa thế kỷ 18.

Các thông số ban đầu cho thấy con tàu được phát hiện nằm ở độ sâu khoảng 8m so với mặt đường và có chiều dài khoảng 10m. Tuy nhiên nhà khảo cổ A. Michael Pappalardo cho rằng con tàu có thể dài hơn gấp 2 đến 3 lần so với những gì đã khai quật được. Hiện phần lớn các mảnh gỗ của con tàu đã bị mục nát do bị chôn sâu dưới đất ẩm lâu ngày.
 
Đây rất có thể chính là con tàu đã được dùng vào việc chuyên chở đất phục vụ cho việc mở rộng bán đảo Manhatta (New York hiện tại) ra phía sông Hudson.
 
Trước đó, một chiếc mỏ neo nặng 7 tấn cũng đã được tìm thấy tại khu vực này nhưng các nhà khảo cổ chưa khẳng định được nó có phải là một phần con tàu này hay không.
 
Ông Doug Mackey, trưởng nhóm khảo cổ cho biết “Đây là một phát hiện lớn, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tiến trình lịch sử của Manhatta. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiến hành phân tích và xác định niên đại chính xác của con tàu này vì gỗ mục sau khi tiếp xúc với không khí và ánh sáng đang bị phân hủy nhanh chóng”.
 
Vị trí phát hiện ra con tàu cổ chính là địa điểm xây dựng Tòa tháp Tự do mới thay thế 2 tòa tháp của Trung tâm Thương mại cũ bị khủng bố đánh sập hôm 11/9/2001.
 
Tòa tháp này đã được khởi công xây dựng từ năm 2006 và dự kiến hoàn thành vào năm 2013 với chiều cao khoảng 550m.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Phát hiện thêm nhiều hiện vật của dân cư Sa Huỳnh

 

 

 Hàng nghìn mảnh vỡ của đồ gốm gia dụng như nồi đất, bình, bát bỗng, mảnh đèn gốm Sa Huỳnh... có niên đại cách đây khoảng từ 2.500 - 3.000 năm vừa được phát hiện tại Đức Phổ, Quảng Ngãi.

alt

Tiến sĩ khảo cổ học Đoàn Ngọc Khôi (Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi) cho biết: Từ ngày 17/6 - 4/7, Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi đã tiến hành đào thăm dò 10 hố, mỗi hố 5m2 tại Gò ma Vương (thôn Long Thạnh, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi), đã phát hiện tại các hố thăm dò hàng nghìn mảnh vỡ của đồ gốm gia dụng như nồi đất, bình, bát bỗng, mảnh đèn gốm Sa Huỳnh... có niên đại cách đây khoảng từ 2.500 - 3.000 năm.

Đặc biệt, trong lần đào thăm dò khảo cổ này đã tìm thấy đặc trưng Linga bằng gốm (đây là lần thứ 2 cũng tại Gò Ma Vương phát hiện Linga bằng gốm - lần thứ nhất vào năm 1978) và các bộ sưu tập công cụ đá trong đó có nhiều bôn đá (rìu đá) còn nguyên vẹn; các cụm đá dấu tích bếp, chum vỡ... khẳng định được lớp cư trú của cư dân Sa Huỳnh.

Dự kiến, Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi sẽ xin phép Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch để tiếp tục việc khai quật , nhằm phục vụ Dự án tôn tạo bảo tàng ngoài trời trong Dự án bảo tồn và phát huy nền văn hóa Sa Huỳnh tại Đức Phổ, Quảng Ngãi.


 

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Hóa thạch đa bào cổ xưa nhất

 

 

 Khoảng 250 mẫu hóa thạch được các nhà khoa học phát hiện, qua giám định cho thấy có tuổi đời lên đến 2,1 tỉ năm trước. Như vậy, bình minh của cuộc sống đến sớm hơn 200 triệu năm so với những gì người ta từng nghĩ trước đây.

Hóa thạch đa bào cổ xưa nhất

Đó là những sinh vật đa bào có cấu trúc DNA riêng, từng sống ở vùng nước nông và phát triển thuận lợi nhờ lợi dụng lượng oxy tăng đột biến trong bầu khí quyển. Các mẫu hóa thạch này được phát hiện ở gần Franceville (Gabon) năm 2008, rất đa dạng về hình thể cũng như kích cỡ. Hai năm qua, các nhà khoa học đã phân tích tỉ mỉ để xác định niên đại của chúng.

Sự sống đầu tiên được biết đến qua dấu vết của sinh vật đơn bào prokaryotic, xuất hiện chừng 3,5 tỉ năm trước. Trong khi đó thì 600 triệu năm trước trái đất trải qua vụ nổ Cambrian làm cho mức độ oxy tăng cao trong bầu khí quyển, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh vật phát triển mạnh mẽ cả về số lượng cũng như chủng loại. Phát hiện khảo cổ tại Gabon là cực kỳ quan trọng, giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn những gì đã xảy ra từ lúc xuất hiện đơn bào cho đến vụ nổ Cambrian. Báo Daily Mail dẫn lời giáo sư Abderrazak El Albani - lãnh đạo nhóm nghiên cứu - rằng khoảng thời gian nằm giữa sự kiện này thuộc về Kỷ nguyên sinh (Proterozoic).

Câu hỏi tại sao phải mất đến 1,5 tỉ năm để sinh vật đa bào có thể xuất hiện qua sự chuyển tiếp từ sinh vật đơn bào vẫn là bí ẩn chưa có lời giải đối với lịch sử sinh quyển. Trong Kỷ nguyên sinh, một dạng sinh vật khác đã xuất hiện, đó là sinh vật nhân chuẩn eukaryote tồn tại bên cạnh sinh vật đơn nhân prokaryote. Đó là những sinh vật đầu tiên với cấu trúc phức tạp hơn bao gồm cả sự hiện diện của tế bào với một hạt nhân lưu giữ DNA.

Trong số 250 mẫu hóa thạch có tiêu bản dài đến 12cm, chúng vẫn đang được nghiên cứu một cách cẩn thận.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Tìm thấy hóa thạch cá voi lớn nhất thế giới

 

 

Theo hãng Reuters, vào hôm 1.7 vừa qua, các nhà cổ sinh vật học cho biết họ đã tìm thấy hóa thạch của một loài cá voi sát thủ cổ xưa có kích thước lớn nhất từ trước đến nay tại Peru.

Tìm thấy hóa thạch cá voi lớn nhất thế giới

Hóa thạch này bao gồm 10 cái răng, hộp sọ và phần hàm dưới. Nó được đặt tên là Leviathan Melvillei, theo tên của một thủy quái trong Kinh thánh và nhà văn Herman Melville, tác giả cuốn sách Moby Dick.

Leviathan có những chiếc răng có chiều dài khoảng 35 cm và bề ngang to hơn cánh tay của người trưởng thành. Điều đó có nghĩa là răng của nó lớn gấp 2 lần răng của loài khủng long bạo chúa Tyrannosaurus Rex. “Từ những đặc điểm đó, chúng ta có thể tin rằng Leviathan là loài động vật ăn thịt lớn nhất hành tinh”, Rodolfo Salas, nhà cổ sinh vật học thuộc Viện bảo tàng Lịch sử tự nhiên Peru và cũng là thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.

“Leviathan sống cách đây khoảng hơn 12 triệu năm. Thức ăn của chúng có thể là các con cá voi khác, vốn sinh sôi rất nhiều vào thời kỳ đó”, Salas nói.

Leviathan to hơn cả loài cá mập cùng thời với nó mang tên Carcharocles Megalodon, có chiều dài khoàng 20m.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Phát hiện nữ võ sĩ giác đấu ở Anh

 

 

Các nhà khảo cổ học vừa khai quật phần mộ của một nữ đấu sĩ “to lớn” và “cơ bắp” người Anh, sinh sống trong thời La Mã chiếm đóng.

Phát hiện nữ võ sĩ giác đấu ở Anh

Người phụ nữ được chôn trong chiếc quan tài bằng gỗ sang trọng, với những vòng dây kim loại như đồng quấn xung quanh. Ngôi mộ được phát hiện tại Credenhill, Herefordshire gần Bộ tư lệnh Không quân Anh.

Robin Jackson, quản lý dự án nhận xét: “Lần đầu tiên chúng tôi nhìn vào chân và xương, các bó cơ, mọi thứ cho thấy đây là xác của một người cực kì vạm vỡ. Sau đó, quan sát xương chậu và đầu cũng những chỉ số gien, chúng tôi khẳng định đó là người phụ nữ. Chúng tôi tiên đoán, người phụ nữ có thể là một nữ chiến binh”.

Chiếc quan tài bằng gỗ đã hoàn toàn không còn lại dấu vết gì. Những thứ chứng minh cho sự tồn tại của nó là những chiếc đinh ở xung quanh, những tấm bản lề lớn và những dải dây bằng bạc ở góc. Theo Robin, những dải này dùng để gia cố quan tài, hoặc đơn giản chỉ để trang trí.

Robin nhận xét: “Đây là chiếc quan tài sang trọng với thứ gỗ đắt tiền. Trong khi, người nằm trong quan tài dường như có một cuộc sống khó khăn. Vì vậy, ngôi mộ rất kì lạ”.

Bên dưới ngôi mộ còn nhiều chiếc bình gốm và cả thịt bò. Một điều bất thường nữa là vị trí của ngôi mộ. Nó thuộc khu vực ngoại ô, thay vì ở các nghĩa trang bên rìa các lãnh địa trong thời gian cai quản của đế chế La Mã.

Phát hiện của các nhà khảo cổ là kết quả của cuộc khai quật khu vực xây dựng Công trình chống lụt Yazor Brook giúp bảo vệ dân cư và nền kinh tế của Hereford. Qua các phân tích lịch sử, các nhà nghiên cứu cho rằng, nữ chiến binh sinh sống vào khoảng thế kỷ 2-3 sau Công nguyên.

Khu vực khai quật còn lưu giữ nhiều tòa nhà La Mã được bảo quản rất tốt, các sân nhà và cả hố rác.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Tìm thấy dấu chân khủng long ở Công viên kỷ Giu-ra

 

 

Các nhà khoa học vừa tìm thấy dấu chân có đường kính 1,2 m của một con khủng long ở vùng Pa-ta-gô-ni-a, còn gọi là Công viên kỷ Giu-ra của Ác-hen-ti-na.  Ông G.Can-vơ, nhà khoa học thuộc Ðại học Quốc gia Comahue cho biết các dấu chân được tìm thấy là dấu vết của loài khủng long họ thằn lằn với đủ mọi kích thước và còn khá nguyên vẹn.

Ông ước tính những dấu chân này có từ hơn 90 triệu năm trước. Những dấu chân khủng long trên được một giáo viên dạy yoga phát hiện ra nhiều ngày trước tại Lốt Ba-rơ-lít, miền nam Ác-hen-ti-na. Pa-ta-gô-ni-a là một trong những vùng cổ sinh vật quan trọng bậc nhất ở Nam Mỹ. Ðây cũng là nơi tìm thấy dấu tích của loài khủng long ăn thịt lớn nhất thế giới Giganotosaurus Carolinii vào năm 1993.
 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Phát hiện cổ vật 4.000 năm tuổi ở ven sông Đà

 

 

Bảo tàng tỉnh Lai Châu vừa thu thập được 18 di vật bằng đá và một số di vật  bằng gốm có niên đại khoảng 3.000-4.000 năm lịch sử ở ven sông Đà.

Trong chuyến đi công tác Nậm Hàng vào đầu tháng 6, cán bộ Phòng văn hoá huyện Mường Tè phát hiện bộ sưu tập công cụ lao động bằng đá tại nhà anh Đinh Văn Quyn. Bộ sưu tập 18 công cụ bằng đá được xác định là công cụ lao động của con người ở thời đại Đá mới - Đồng thau gồm rìu có vai, rìu tứ giác, cuốc có vai, bàn mài, công cụ mũi tên nhọn.

Anh Quyn cho biết, anh có được các di vật bằng đá trên khi đang đãi vàng thủ công ở ven sông Đà vào năm 2006. Theo sự chỉ dẫn của anh Quyn, các cán bộ Bảo tàng Lai Châu đã tìm thấy được nhiều công cụ ghè đẽo, phác vật rìu và mảnh gốm.

Trước đó, vào tháng 5, Bảo tàng tỉnh Lai Châu còn phát hiện trên 16.500 hiện vật khi khai quật 11 di chỉ khảo cổ dọc sông Đà, thuộc địa bàn huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Công tác tìm kiếm và bảo vệ các di vật trên nằm trong "Dự án bảo vệ cấp thiết và phát huy giá trị di sản văn hoá thuỷ điện Sơn La" đã được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch phê duyệt khi nhà máy thuỷ điện Sơn La được xây dựng.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Phát hiện hoá thạch có niên đại trên 50.000 năm

 

 

35 hiện vật hoá thạch mới được phát hiện tại hang Mã Tuyển (Lào Cai), có niên đại ít nhất từ 50.000 - 70.000 năm, thuộc giai đoạn hậu kỳ  Pleistocene - Cách Tân. 

Phát hiện hoá thạch có niên đại trên 50.000 năm

Ông Đinh Công Hải, Phó Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Lào Cai cho biết: Từ ngày 16/5 – 9/6/2010, đoàn công tác khai quật khảo cổ học do bà Nguyễn Kim Thuỷ, Trưởng phòng Con người và Môi trường của Viện Khảo cổ học Việt Nam (trực thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) làm trưởng đoàn đã phối hợp với sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai; UBND huyện Mường Khương; Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Lào Cai tổ chức khai quật trong hang Mã Tuyển (xã Mường Khương, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai). Tại đây, đoàn đã phát hiện ra nhiều hoá thạch động vật có niên đại hàng vạn năm.

Theo PGS, TS Nguyễn Lân Cường, Phó Tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam, đợt khai quật lần này mặc dù chỉ thu được 35 hiện vật hoá thạch mới (có niên đại ít nhất từ 50.000 - 70.000 năm, thuộc giai đoạn hậu kỳ  Pleistocene - Cách Tân) nhưng lại có giá trị nhiều mặt, nhất là những hiện vật đó nằm trong địa tầng có độ sâu so với nền hang Mã Tuyển từ 0,70m tới gần 2 m.

Hoá thạch phát hiện gồm răng tê giác, hàm chuột ở độ sâu 0,7 – 0,96m; răng nanh lợn, răng gấu, mảnh sừng nai ở độ sâu 1,30m; răng hươu, nai ở độ sâu 1,58m; xương ống, răng trâu bò ở độ sâu 1,80m; răng tê giác ở độ sâu 1,85m…


Đến nay, đã có 504 hiện vật hoá thạch của hang Mã Tuyển được phát hiện và lưu giữ phục vụ công tác nghiên cứu, trong đó được lưu giữ ở Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Lào Cai 223 hiện vật hoá thạch qua thám sát, phát hiện tháng 4/2009 và 35 hiện vật phát hiện lần này.

Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Lào Cai đang hợp tác với các đơn vị chức năng làm rõ những bí ẩn qua các hiện vật hoá thạch được khai quật.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Khai quật được một ấn kiện bằng đá ở Quảng Ngãi

 

 

Sáng 13/6, Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi đã thực hiện việc khai quật điểm di tích khảo cổ tại phường Nghĩa Chánh, thành phố Quảng Ngãi theo quyết định khai quật khẩn cấp của Ủy ban Nhân dân tỉnh.

Khai quật được một ấn kiện bằng đá ở Quảng Ngãi

Sau hai ngày khai quật, sáng 14/6, Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi đã phát hiện dưới hố khai quật có một con dấu (ấn kiện) làm bằng đá.

Trên mặt ấn kiện có khắc bốn chữ, trong đó có hai chữ kiểu chữ triện và hai chữ kiểu chữ thảo. Hiện cơ quan chức năng đang tiến hành phiên âm và dịch nghĩa bốn ký tự này.

Tiến sĩ khảo cổ học Đoàn Ngọc Khôi (Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi) cho biết căn cứ vào các hiện vật đã tìm thấy, cơ quan chuyên môn đã làm sáng tỏ điểm khai quật này vốn là Dinh thờ Bà (Dinh Bà) của người Việt xưa do một sự biến cố nào đó nên đã bị vùi lấp.

Dưới hố khai quật rộng 20m2, sâu 1,2m2, cơ quan chuyên môn đã làm phát lộ một nhóm gốm vỡ bao gồm bình vôi, chén, đĩa sứ.

Căn cứ vào màu sắc, hình dáng, hoa văn của các hiện vật đã phát hiện được, có thể kết luận đây là dòng gốm Quảng Đức (Phú Yên) và Châu Ổ (Quảng Ngãi) có từ thế kỷ 18, hưng thịnh vào thời nhà Nguyễn và đã thất truyền.

Sự có mặt của các đồ gốm sứ kể trên tại Quảng Ngãi đã thể hiện sự giao lưu trao đổi văn hóa vật chất đã có từ rất sớm trong đời sống của người Việt xưa.

Hiện công tác khai quật vẫn đang được tiếp tục.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Gia Lai: Phát hiện nhiều di tích cổ của người Chămpa

 

 

Được sự cho phép của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Gia Lai phối hợp với Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ khai quật di tích tháp Bang Keng (thuộc địa bàn buôn Jú, xã Krông Năng, huyện Krông Pa - Gia Lai).

Đây là một trong số ít di tích kiến trúc Chămpa được tìm thấy trên địa bàn Tây Nguyên. Cùng với tháp cổ Bang Keng được người dân địa phương phát hiện vào tháng 10.1996, những năm qua ngành chức năng và người dân địa phương đã phát hiện và lưu giữ một số cổ vật của người Chămpa trên địa bàn tỉnh Gia Lai như: tượng thiếu nữ Chămpa, tượng Phật, gạch, phiến đá khắc chữ... tại thị xã A Yunpa, huyện Kbang, Chư Prông và Đắc Pơ.

Bà Mai Thị Cúc, Giám đốc Bảo tàng Gia Lai cho biết, hiện di tích tháp Bang Keng nằm trong khu vực xả nước của công trình thủy lợi sông Ba Hạ, thường xuyên bị ngập. Cấu trúc xuất lộ trên bề mặt cho thấy di tích đã bị xâm hại nghiêm trọng do việc đào tìm cổ vật. Vì vậy, việc khai quật khảo cổ học, thu thập cứ liệu lịch sử phục vụ công tác nghiên cứu khoa học là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với việc tìm hiểu về lịch sử văn hóa Chămpa. Dự kiến, trong thời gian 30 ngày, di tích tháp Bang Keng sẽ được khai quật trên diện tích 400m2. 

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Trang


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9022052
Số người đang online: 33