Tuyên Quang phát hiện di tích có niên đại hơn 10.000 năm

 

 

Theo các nhà  khảo cổ học, di tích cổ sinh ở hang Đá Đen khá tiêu biểu phát hiện được tại Tuyên Quang và là một trong 10 di tích cổ sinh được tìm thấy trong cả nước.

Từ ngày 10 –14/12, đoàn cán bộ của Viện Khảo cổ học Việt Nam cùng 3 chuyên gia của Cộng hoà Pháp về Cổ nhân học, Cổ sinh học và Địa chất học phối hợp với Bảo tàng Tuyên Quang tiến hành khai quật tại hang Đá Đen, thuộc thôn Thống Nhất 2, xã Yên Phú, huyện Hàm Yên. Các nhà khảo cổ học Việt Nam và chuyên gia của Cộng hoà Pháp đã tìm thấy số lượng lớn xương, răng động vật hoá thạch có niên đại cách ngày nay trên 10 vạn năm. Qua nghiên cứu địa tầng tại hang Đá Đen, các nhà khảo cổ học khẳng định, tại đây đã từng tồn tại 3 lớp trầm tích văn hoá thuộc 3 giai đoạn khác nhau. Trong đó, đáng chú ý là tại 3 lớp trầm tích văn hoá, đã tìm thấy hàng trăm hiện vật là những xương răng động vật, như: lợn, khỉ, tê giác, hươu nai… tập trung chủ yếu ở lớp văn hoá thứ nhất và lớp văn hoá thứ 2. Đặc biệt, tại đây các nhà khảo cổ học cũng đã tìm thấy xương răng của loài vượt người trong giai đoạn tiến hoá để trở thành người khôn ngoan. Tất cả các hiện vật này đều trong tình trạng hoá thạch. Hiện, việc xác định chính xác niên đại của các cổ vật tại di tích Đá Đen đang được các nhà khảo cổ học và chuyên gia của Cộng hoà Pháp làm rõ./.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Phát hiện vết tích cổ nhất của loài khủng long Deinonychus

 

 

Vừa qua tại khu vực núi Phượng Hoàng, huyện Xích Thành, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, các nhà khảo cổ học Trung Quốc và Mỹ vừa phát hiện vết tích cổ nhất thế giới hiện nay của loài khủng long Deinonychus.

Phát hiện vết tích cổ nhất của loài khủng long Deinonychus

Deinonychus (móng vuốt khủng khiếp) là một loài khủng long ăn thịt sống vào đầu kỷ Phấn Trắng, có vóc dáng nhẹ nên có thể chạy rất nhanh. Loài khủng long này có các răng sắc, hai chi trước khỏe có vuốt để chộp mồi và xé con mồi bằng vuốt lớn trên bàn chân sau.

Theo ông Hình Lập Đạt, thuộc Trung tâm nghiên cứu địa chất, Viện khoa học địa chất Trung Quốc, loài khủng long Deinonychus dài khoảng 6,5m, có thể hình rất giống với tổ tiên loài chim. Phát hiện này đã chứng minh khủng long Deinonychus đã sớm xuất hiện ở Trung Quốc cách đây 120 triệu năm.

Phát hiện mới này giúp các nhà khảo cổ tìm ra các chứng cứ về sự chuyển hóa của “loài khủng long sang loài chim”./.

 

Phát lộ cung điện thời Trần lớn nhất từ trước tới nay

 

 

Ngày 8/10, PGS.TS Tống Trung Tín, Viện trưởng Viện Khảo cổ học khẳng định: Kết quả thám sát, khai quật thăm dò tại quần thể di tích lịch sử - văn hoá thời Trần (Nam Định) trong 3 năm qua cho thấy, cung Trùng Hoa là một cung điện Hoàng gia mà cho đến thời điểm này, chưa có một di tích cung điện nào thuộc thời Trần ở nước ta có thể sánh được.

Nhà Trần là một trong những triều đại hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Hiện nay, di tích của thời đại Đông A tập trung tại 5 khu vực: Thăng Long (Hà Nội), Đông Triều (Quảng Ninh), Tam Đường (Thái Bình), Thành Nhà Hồ (Thanh Hoá), Tức Mặc (Nam Định). Trong 3 năm qua, Viện Khảo cổ học và tỉnh Nam Định đã phối hợp thám sát và khai quật thăm dò một loạt vị trí dưới lòng đất thuộc quần thể di tích thời Trần ở Nam Định như: Vạn Khảnh, Lựu Phố, Đệ Tam Tây, Hậu Bồi, Liễu Nha, Đình Kênh, Đình Cả, Đình Tây, Phương Bông, cánh đồng giữa đền Trần - Chùa Tháp... Qua đó tìm thấy hàng trăm di vật gạch ngói, vật liệu kiến trúc trang trí rồng, phượng đất nung, đồ gốm sứ, đồ kim loại... phản ánh lịch sử văn hoá phồn thịnh của đất thành đô thế kỷ XIII - XIV kéo dài cho đến thời cận đại.

 Đặc biệt, qua thám sát và khai quật thăm dò đã làm rõ được từ dưới lòng đất một phần dấu tích của cung Trùng Hoa - nơi ở và làm việc của các Thượng hoàng nhà Trần. Trong đó, đáng chú ý là các dấu tích: Hệ thống móng trụ kiến trúc; các dải gạch ngói tạo dáng hình "hoa chanh" viền quanh nền của kiến trúc; hệ thống đường cống thoát nước cho các kiến trúc; dấu tích kè bằng đá cuội, nền sân gạch... Cùng với các di tích kiến trúc là các loại gạch xây, gạch lát nền, ngói mũi lá kép và đơn, ngói mũi sen, ngói mũi sen tráng men, gốm ngọc, gốm hoa nâu, gốm trắng, gốm hoa lam... Các di tích và di vật đều phản ánh niên đại của di tích là thuộc thế kỷ XIII - XIV, tương tự như các dấu tích kiến trúc thời Trần đã xuất lộ ở khu di tích Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội), Tam Đường (Thái Bình).

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Phát hiện 4 bản mộc cổ và tượng đá quý ở Hà Tĩnh

 

 

Ngày 7/9, một nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát một số di tích tại huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã phát hiện 4 mộc bản khắc chữ Hán còn nguyên vẹn, cùng một bức tượng bằng đá nguyên khối màu nâu xám tại nhà thờ họ Lê (xã Đức Lạng).

alt

4 Bản mộ gỗ có kích thước rộng 18 cm, dài 25 cm, dày 2cm. Mỗi mộc bản được chia 4 phần bằng nhau, cả hai mặt đều được khắc nổi chữ Hán. Còn bức tượng bằng đá rất độc đáo, được làm bằng đá nguyên khối với chiều cao 40 cm, đế rộng 22 cm, đỉnh tượng rộng 7 cm. Bước tượng bằng đá quý đặc tả lại hình dáng phụ nữ và một trong bốn bản mộc khắc nổi chữ Hán vừa được phát hiện ở Hà Tĩnh. Tượng đặc tả lại hình thể người phụ nữ lưng hơi còng, đầu nhỏ hơi cúi, thần thái bức tượng toát lên vẻ ưu tư trầm mặc. Theo ông Lê Bá Hạnh - Phó giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh, hiện nay vẫn chưa xác định được xuất xứ, niên đại, phong cách nghệ thuật của bức tượng quý nói trên. Bên cạnh đó 4 bản mộc cổ chưa được giải nghĩa cũng như nguồn gốc. Do đó những bản mộc và pho tượng trên rất cần được nghiên cứu quan tâm.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Tìm thấy di tích thời Hùng Vương tại Thiện Kế

 

 

Trong đợt điều tra, khảo sát khảo cổ học tại một số xã phía nam huyện Sơn Dương, gần đây, Viện Khảo cổ học Việt Nam và Bảo tàng Tuyên Quang đã tìm thấy một số di tích thời kỳ kim khí.

alt

Cán bộ Viện Khảo cổ học Việt Nam và Bảo tàng Tuyên Quang đã phát hiện di chỉ c­ư trú thuộc thời đại kim khí ở chân núi chùa Thiện Kế, xã Thiện Kế. Cách đây vài năm, bà con thôn Thiện Phong san phẳng một khoảng đất, d­ưới chân núi tạo trước cửa chùa một bãi đất phẳng làm sân thi vật phục vụ ngày hội chùa Thiện Kế, vô tình đã san bạt một phần diện tích của một di chỉ c­ư trú của c­ư dân thời Hùng Vương trên đất Sơn D­ương. Căn cứ vào vách taluy, ta có thể quan sát thấy một tầng văn hóa khảo cổ dày khoảng 1,1m - 1,2m nằm sâu d­ưới lớp đất mặt khoảng 20cm. Địa tầng sâu 1,4m, từ trên xuống d­ưới có những lớp đất nh­ư sau:

- Lớp mặt dày không đều từ 0,15m - 0,20m màu nâu nhạt, tơi xốp, chứa  mảnh gốm sứ hiện đại.

- Lớp văn hóa khá thuần nhất, dày 1,1m - 1,2m màu nâu sẫm, chứa di vật khảo cổ có những mảnh than cháy.

 - Lớp sinh thổ: màu nâu sẫm, khá cứng, có nhiểu đá tảng xen lẫn, đây là mặt bằng nguyên thủy của cư­ dân thời kim khí Thiện Kế.

Hiện vật thu đư­ợc gồm đồ gốm 187 mảnh: 12 mảnh miệng (8 miệng loe, 4 miệng thẳng), 2 mảnh đáy bằng, 1 mảnh chân giò gốm, 172 mảnh thân. 153/187 mảnh có hoa văn gồm: 138 mảnh hoa văn thừng (98 thừng mịn, 40 thừng thô), 13 hoa văn khắc vạch, 3 khắc vạch kết hợp in chấm cuống rạ (trên bản miệng).

Căn cứ vào các tài liệu phát hiện được, cho thấy đây là di chỉ cư­ trú của ng­ười Hùng V­ương thuộc giai đoạn Gò Mun, có niên đại cách đây khoảng 2.500 - 3.000 năm. Đây là lần đầu tiên chúng ta phát hiện đ­ược di chỉ cư­ trú có tầng văn hóa nguyên vẹn của ngư­ời thời đại Hùng V­ương trên đất Tuyên Quang.

Qua giám định tầng văn hoá và hiện vật, bước đầu chúng tôi cho rằng, Thiện Kế là một làng cổ, có thể xếp vào loại hình di tích thuộc văn hoá Gò Mun thuộc thời kỳ tiền Đông Sơn ở miền Bắc Việt Nam.

Di tích thuộc địa phận thôn Phố Giò, xã Thiện Kế (Sơn D­ương). Di tích này nằm trong một thung lũng rộng, trải dài theo h­ướng Bắc - Nam, hiện đang canh tác trồng lúa. Cách di tích khoảng hơn 400 m về phía tây là dòng sông Phó Đáy chảy dọc thung lũng.

Di tích gồm một tấm đá phiến magma biến chất (gọi là tấm trần), có hình khối giống một con thuyền, với hai bề mặt khá phẳng, chiều dài gần 3 m, rộng từ 0,9 - 1m, dày từ0,30m - 0,35m, phân bố theo hư­ớng bắc - nam. Trên bề mặt và ở các rìa cạnh của tấm đá đã bị lớp phong hoá bao phủ rất dày. Đáng chú ý là ở mỗi một đầu tấm đá đ­ược kê cao trên một số tảng đá to hình nêm, chôn rất sâu trong lòng đất. Tất cả tảng đá kê phía dư­ới có cùng chất liệu với tấm trần bên trên. Hiện tại, tấm đá lớn đ­ược kê cao hơn mặt đất 0,45m (ảnh trên).

Kết quả điều tra dân tộc học quanh vùng cho thấy, đồng bào dân tộc Sán Dìu ở đây đã có lịch sử cư­ trú hơn 300 năm. Họ có tục thờ thần đá ở trên ngọn núi lớn gần đó, nh­ưng tuyệt nhiên không hay biết gì về những di tích cự thạch trên. Cũng không có truyền thuyết dân gian nào liên quan đến di tích trên. Đoàn khảo sát cho rằng, đây chính là loại hình di tích khảo cổ ít gặp trên đất n­ước ta, loại hình di tích Dolmel, một trong những loại hình của văn hoá Cự thạch, còn gọi là văn hoá Đá lớn (Megalithic culture). Di tích Dolmen ở Thiện Kế có cấu trúc t­ương tự với di tích Cự thạch ở Cao Bằng, Bắc Giang và Sóc Sơn (Hà Nội).

Theo các tài liệu khảo cổ học, Dolmen là một trong những loại hình di tích Cự thạch đ­ược phát hiện nhiều nơi trên thế giới. Ở khu vực Đông Nam Á, loại di tích này tìm thấy nhiều ở Lào, Malaysia, Indonesia... Trong quá trình nghiên cứu và khai quật, ngư­ời ta đã phát hiện đ­ược nhiều hiện vật khảo cổ chôn theo trong các Dolmen nh­ư đồ đá mài, đồ gốm và đồ kim loại bằng đồng hoặc sắt.

Di tích Cự thạch Thiện Kế có thể liên quan đến tục thờ Thần đá của các cư­ dân tiền sử nơi đây.

Việc xác định niên đại cho di tích Cự thạch ở Thiện Kế đ­ược các nhà nghiên cứu đặt trong mối liên hệ so sánh với các di tích đồng loại trong khu vực. Tr­ước mắt, xác định niên đại khoảng sau Công nguyên vài ba thế kỷ (gần 2.000 năm cách nay) khi mà nền văn hóa Đông Sơn vẫn tồn tại trên những vùng núi phía Bắc. Điều đó khá phù hợp với những tài liệu khảo cổ học về loại hình di tích đá lớn ở khu vực Đông Nam Á và là điều lý thú, thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong thời gian tới. 

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Khám phá xác ướp người Việt

 

 

Việt Nam là một trong những quốc gia tìm thấy nhiều xác ướp. Xung quanh những ngôi mộ có xác ướp thường được gắn liền với câu chuyện đầy huyền bí và được cho là những nơi chứa nhiều của cải.

alt

Nguyên tắc chung là yếm khí

Tất cả các mộ có xác ướp được khai quật tại nước ta đều có đặc điểm chung là “trong quan, ngoài quách”. Các mộ táng thường được xây sẵn bằng những khối gạch đá, sau đó đặt quan tài xuống và xây kín lại. Các quan tài thường được ghép mộng, riêng ván thiên được đóng đinh rất chắc chắn. Quan tài phần lớn được làm từ gỗ sa mộc -  một loại gỗ rất tốt có xuất xứ từ những vùng biên giới của nước ta.

Trong các mộ thường có 1 tấm ván khá đặc biệt được gọi là ván thất tinh. Ván bao gồm 7 lỗ, được bố trí theo hình chòm sao thất tinh. Dưới chiếc ván này thường được rải chè hoặc gạo rang. Phía trên ván thất tinh là thi hài. Các xác ướp thường được mặc rất nhiều lớp áo, có xác mặc tới 25 lớp áo hoặc quấn thêm chăn. Các xác ướp được tìm thấy đều được chèn hàng chục chiếc gối bông xung quanh. Dưới tấm ván thiên thường được phủ một tấm vải liệm thêu kim tuyến tên, tuổi và chức danh người chết.

Các xác ướp đã khai quật đều cho thấy có chứa một loại dầu thơm nên các xác ướp thường trong tình trạng sũng loại nước dầu này. Có ý kiến cho rằng đây là dầu thông vì khi mới bật nắp quan tài ra, các mộ có xác ướp thường toả ra một mùi thơm đặc biệt giống mùi dầu thông. Tuy nhiên, việc đây có phải là dầu thông hay không thì chưa có ai khẳng định và các nhà khoa học Việt Nam thì vẫn chưa có kết luận cuối cùng về loại dầu này.

Không mộ nào có vàng bạc

Theo các nhà khảo cổ học thì trong tất cả những mộ có xác ướp đã khai quật tại nước ta thì không thấy bất cứ ngôi mộ nào có chứa vàng bạc, châu báu hay các đồ tuỳ táng có giá trị vật chất cao. Theo PGS.TS Nguyễn Lân Cường (Viện Khảo cổ học), dù phần lớn xác ướp tìm thấy đều là quan lại, vua chúa hay người giàu có nhưng thường chỉ chôn theo những đồ dùng rất đơn giản. Có mộ chôn theo một túi đựng trầu cau, có mộ lại chôn theo 1 cuốn sách kinh, có khi lại là một túi đựng những chiếc răng đã rụng khi còn sống...

PGS.TS Nguyễn Lân Cường còn nhớ như in câu chuyện liên quan đến chiếc túi đựng răng trong lần đào mộ xác ướp tại khu vực vườn đào (quận Tây Hồ - Hà Nội). Vốn có kinh nghiệm trong việc đào những ngôi mộ cổ, khi phát hiện ra chiếc túi nhỏ, ông cẩn thận cất đi vì nếu mở tại chỗ có thể sẽ làm hỏng mất chiếc túi. Vậy là nhiều người dân xung quanh đồn đoán ông giấu đi vì trong túi chứa đồ vật giá trị.  Việc này được nhiều người truyền tai nhau đến nỗi nhà khảo cổ học có hơn 40 năm tuổi nghề này phải tổ chức hẳn một buổi nói chuyện tại quận Tây Hồ để trình bày, giải thích và chiếu lại toàn bộ hình ảnh quá trình bóc gỡ chiếc túi. Thực tế trong túi chỉ có...những chiếc răng!

Cũng trong xác ướp trên, các nhà khảo cổ tìm thấy một nhành cây nhỏ được nhét trong các lớp áo. Nhành cây này được TS Ngô Văn Trại (Viện Dược liệu) xác định là cây quỷ châm thảo - một loại cây có tác dụng chữa bệnh về răng. Với sự xuất hiện chiếc túi đựng răng (người xưa quan niệm về việc chôn cất phải toàn vẹn cơ thể) và nhành cây quỷ châm thảo trong ngôi mộ, PGS.TS Nguyễn Lân Cường phán đoán người chết có thể mắc bệnh về răng lợi nên gia quyến muốn “gửi” thuốc để chữa bệnh.

PGS Nguyễn Lân Cường cho biết, nếu có tiền bạc trong các mộ xác ướp thì cũng chỉ là một vài đồng xu được gia đình thả vào miệng người chết chứ hoàn toàn không có tiền bạc của cải mang theo.

alt


Thực hư những chuyện về xác ướp

Nhiều người quan niệm rằng các mộ có xác ướp đều là “mộ độc”, nếu động vào sẽ bị bệnh tật hay gặp các tai ương mà chỉ có thế giới tâm linh mới giải thích được. Nhưng PGS Nguyễn Lân Cường khẳng định, đó chỉ là do người ta thêu dệt nên.

Nhưng ông cũng khẳng định, luồng khí trong mộ đương nhiên là không tốt, khí ở các mộ xác ướp càng không tốt vì bị bịt kín. Chính bản thân ông, sau mỗi lần khai quật mộ xác ướp cũng mất mấy ngày mệt mỏi, chán cơm. Có lần, sau khi khai quật, PGS Cường đưa quần áo và vải vóc của xác ướp về Viện 69 để nghiên cứu. Hôm sau đến làm việc, ông thấy muỗi trong căn phòng chứa số quần áo, vải vóc đó chết hết. Ông cho biết, khi mới bật ván thiên các xác ướp đều toả mùi thơm. Tuy nhiên, chỉ vài phút sau thì cái mùi thơm ấy biến mất, nhường chỗ cho một thứ mùi cực kỳ kinh khủng. Quá trình này diễn ra đồng thời với việc ôxy xâm nhập. Ban đầu, các xác ướp thường có màu của da người tái nhợt như xác chết trôi sông nhưng khi có tiếp xúc với ôxy sẽ chuyển ngay sang màu đen sạm. Đây là một hiện tượng hết sức bình thường của quá trình ôxy hoá.

Một số người quan niệm “động” vào xác ướp là động tới thế giới tâm linh. Nhưng PGS Cường vẫn thường nói vui: “Nếu thánh có “vật” thì đã “vật” tôi rồi!”. Không chỉ tham gia khai quật các mộ có xác ướp mà PGS Nguyễn Lân Cường còn khai quật khoảng 800 ngôi mộ cổ khác. Ông cho rằng đây hoàn toàn không phải là chất độc như người ta vẫn nghĩ. Bản thân ông đã tham gia đào khá nhiều mộ xác ướp nhưng ông vẫn thấy rất khoẻ mạnh và không bị mắc bệnh tật gì.

PGS Nguyễn Lân Cường cho rằng, việc các nhà khảo cổ tham gia khai quật các xác ướp đều là việc tốt. Các mộ có xác ướp ở nước ta được tìm thấy phần nhiều đều đã bị phá hoặc tìm thấy trong tình trạng phải di rời vì có các công trình mới được xây dựng trên phần đất có mộ. Vì thế, việc các nhà khảo cổ và các nhà khoa học tham gia di chuyển xác ướp đến nơi mới hoàn toàn mang ý nghĩa tốt đẹp. Tất nhiên, PGS Nguyễn Lân Cường cho biết, ông cũng như nhiều nhà khảo cổ khác, trước khi khai quật mộ thì đều làm các thủ tục một cách cẩn trọng.

 

alt

Xác ướp ở miền Bắc tốt hơn miền Nam

Đến nay, Việt Nam đã phát hiện ra khoảng 100 ngôi mộ có xác ướp.  Đã có 52 ngôi mộ được đào lên. Số mộ chính thức được khai quật rất ít ỏi vì đa số những ngôi mộ này đã bị phá trước khi các cơ quan chức năng phát hiện ra. Chính vì bị phá nên thông tin và hiện vật thu được từ các mộ cũng ít ỏi. Chỉ có 27 mộ đã khai quật còn quần áo. Các mộ được phát hiện chủ yếu thời Lê và tập trung nhiều ở phía Bắc. Phía Nam cũng rải rác có một số mộ nhưng kỹ thuật ướp xác của khu vực này không tốt nên các mộ phát hiện được hầu như không còn nguyên vẹn. Đa số mộ xác ướp tìm thấy là nam giới, có một số ít mộ là nữ giới, có cả mộ song táng 1 nam và 1 nữ.

 

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Cát Tiên, câu hỏi còn bỏ ngỏ

 

 

Cuối năm 1985, hai cán bộ bảo tàng địa phương đã bất ngờ phát hiện ra những dấu hiệu đầu tiên của một quần thể di tích thuộc địa bàn huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Ðồng.Bắt đầu từ đây đã hé mở về một quần thể di tích vô cùng giá trị. Tháng 9-1997, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã công nhận Cát Tiên là "Di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật quốc gia". Rồi tiếp đến là tám cuộc khai quật và hai cuộc hội thảo khoa học quy mô lớn. Nhưng, những gì cần quan tâm về di tích này vẫn là câu chuyện chưa có hồi kết...

alt

Những phát hiện vô giá

Trong suốt hơn 20 năm, Viện Khảo cổ học Việt Nam, Trung tâm khảo cổ học - Viện KHXH vùng Nam Bộ và Bảo tàng Lâm Ðồng đã phối hợp tổ chức tám cuộc khai quật. Dưới lòng đất Cát Tiên đã xuất lộ dần những di vật vô cùng quý giá. Suốt dọc bờ bắc sông Ðồng Nai, trong chiều dài gần 20 km, một quần thể di tích dần dần hiện ra. Ðó là hàng chục ngôi đền tháp, đền mộ lớn nhỏ hoàn toàn khác nhau về chi tiết nhưng lại hòa quyện trong kiểu dáng, vươn lên trong một không gian huyền diệu, thể hiện một thế giới tâm linh bí ẩn, kỳ vĩ. Ðó là vô vàn những hiện vật quý báu: những cặp ngẫu tượng linga- yoni, biểu tượng của cư dân cổ xưa với tín ngưỡng phồn thực; là những bức tượng phúc thần Ganesa, Siva, Uma... bằng chất liệu đá quý, thủy tinh và kim loại. Ðặc biệt, tại đây các nhà khảo cổ học đã phát hiện được hàng trăm lá vàng và phù điêu bằng vàng với kỹ thuật vẽ nổi và khắc chìm điêu luyện. Ở trên đó là những hình ảnh chung một chủ đề tôn giáo thần bí với tín ngưỡng "thần mẹ" như thần Siva, nam thần, nữ thần...; hình ảnh các tu sĩ, vũ nữ, người dâng lễ, chiến binh...; muông thú dưới dạng vật tổ và hoa lá...  

Hiện vật phát hiện được từ di tích Cát Tiên ngày càng nhiều và phong phú. Theo TS Lê Ðình Phụng: "Ðây là khu di tích thu được hiện vật nhiều về số lượng, các hiện vật được chế tác từ nhiều chất liệu có giá trị nhất không những ở vùng Ðông Nam Bộ mà cả vùng đất phương nam trong lịch sử. Quy mô kiến trúc, số lượng hiện vật hòa nhập với nhau thành một thể thống nhất đã khẳng định đây là một khu di tích giữ vị trí trọng yếu trong lịch sử vùng đất phương nam".

Những bí ẩn chưa được giải mã

Văn hóa Cát Tiên ra đời trong thời gian nào và thuộc phong cách nghệ thuật nào? Ai là chủ nhân thật sự của di tích Cát Tiên? Sau những phát hiện đầu tiên, các nhà khảo cổ học tại TP Hồ Chí Minh dự đoán: Cát Tiên có thể là đô thị tôn giáo của Vương quốc Phù Nam thế kỷ II - VII (SCN).

Trong hai đợt khai quật mới nhất, các nhà khảo cổ đã phát hiện một phế tích kiến trúc bằng gạch của một đền thờ có hình vuông (3,35x3,35m), tiền điện xây theo hình bán nguyệt, mà theo đánh giá là "chưa hề thấy trước đây". Cũng tại lần khai quật này còn phát hiện tượng Phật cũng "chưa hề xuất hiện trong những lần khai quật trước". Ðặc biệt là một hộp kim loại hình bầu dục dài cỡ 9x18cm bằng bạc trên nắp chạm một con sư tử oai vệ, rồi con dấu bằng đá có khắc chữ cổ và máng nước thiêng (somasutra)... Từ những gì đã thấy, TS Ðào Linh Côn cho rằng, ở đây có yếu tố văn hóa bên ngoài, rất giống văn hóa Lưỡng Hà. Còn TS Bùi Chí Hoàng bổ sung thêm: Những hiện vật phát hiện lần này là một bằng chứng cho thấy, cư dân chủ nhân của vùng đất Cát Tiên cổ xưa đã có sự giao lưu mạnh mẽ với bên ngoài, và khung niên đại của di tích này có thể sớm hơn, khoảng từ thế kỷ IV-VIII, so với nhận định trước đây là thế kỷ VIII đến X...

Vẫn là những thách thức

Những giả thiết nêu trên vẫn còn bỏ ngỏ, nó như một thách thức đối với các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. "Có lẽ còn lâu mới xác định được chủ nhân của di tích Cát Tiên, vấn đề này không hề đơn giản", xin dẫn lời phát biểu của GS Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tại cuộc hội thảo tổ chức tháng 12-2008 để khái quát cho khó khăn này.

Tại cuộc hội thảo nói trên với sự chủ trì của Cục Di sản- Bộ VH-TT và DL, có sự tham dự của nhiều nhà khoa học hàng đầu chuyên nghiên cứu về văn hóa Phù Nam, Chân Lạp, Chăm-pa và... Cát Tiên. Hội thảo này đã có 30 tham luận, ý kiến, thảo luận chung quanh các vấn đề: vị trí và giá trị của di tích văn hóa Cát Tiên trong mối quan hệ với văn hóa Óc Eo - Phù Nam, Chân Lạp và Chăm-pa; niên đại của di tích Cát Tiên; chủ nhân văn hóa Cát Tiên; khả năng và hướng tiếp tục nghiên cứu để có cơ sở khoa học xây dựng hồ sơ trình UNESCO đưa di tích vào danh mục Di sản văn hóa thế giới. Các nhà khoa học đều thống nhất rằng, di tích Cát Tiên không chỉ có ý nghĩa lớn đối với việc nghiên cứu các nền văn hóa cổ nước ta mà còn có giá trị trong khu vực. Dù vẫn còn một vài nhận thức có chỗ khác nhau, nhưng ý kiến chung đều cho rằng, khu di tích Cát Tiên là một thánh địa của tiểu vương quốc cổ chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Ðộ; Cát Tiên có mối quan hệ với Phù Nam nhưng không phải là thuộc quốc của Phù Nam, rất gần với dòng Chăm-pa nhưng không phụ thuộc vào Chăm-pa. Văn hóa Cát Tiên đứng giữa giao lưu hỗn dung cả ba nền văn hóa: Phù Nam, Chân Lạp và Chăm-pa...    

Xác định phong cách nghệ thuật, niên đại và chủ nhân của di tích Cát Tiên là một công việc có ý nghĩa vô cùng khó khăn nhưng là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, vì nó chính là tiền đề cho sự hoạch định những công việc tiếp theo. Ðặc biệt, đó là yếu tố cấp thiết nhằm có cái nhìn thống nhất giúp các nhà quản lý, các cơ quan chuyên môn đưa ra phương án tốt nhất cho việc bảo vệ, tu bổ và phát huy những giá trị của di tích. Việc lập hồ sơ trình UNESCO công nhận di tích Cát Tiên là Di sản Văn hóa thế giới cũng chưa thể thực hiện khi chúng ta chưa có câu trả lời cho những vấn đề cơ bản đó. Nói vậy, nhưng ngay cả khi các nhà khoa học chưa có cái nhìn thống nhất về những câu hỏi nêu trên thì việc bảo tồn và trùng tu di tích cũng cần phải được gấp rút tiến hành. Bởi, hiện trạng của những đền tháp sau khi khai quật là thả cho mưa nắng. Thách thức cho những phế tích ở Cát Tiên là nó nằm sát bên dòng sông Ðồng Nai, ngự trong một vùng lòng chảo, lại chung sống với khí hậu nhiệt đới gió mùa nên những kiến trúc cổ này đã già cỗi lại lâm vào hoàn cảnh lão hóa nhanh hơn...

Trong khi vẫn cần có những công trình nghiên cứu chuyên ngành sâu hơn về giá trị tiêu biểu của di tích, thì, công việc cấp thiết là cần có một quy hoạch tổng quan và chi tiết đối với khu di tích. Hãy tạm dừng việc khai quật mà nên tiến hành bảo vệ và tu bổ bằng những dự án khoa học và quy mô chứ không phải là "ứng xử tạm thời".

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Hội thảo khoa học quốc tế 100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hoá Sa Huỳnh

 

 

Cùng với Óc Eo (miền Nam) và Đông Sơn (miền Bắc), văn hoá Sa huỳnh (miền Trung) đã góp phần hoàn thiện diện mạo văn hoá cổ đại Việt Nam.

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm phát hiện và nghiên cứu Văn hoá Sa Huỳnh (1909- 2009), Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế 100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hoá Sa Huỳnh. Hội thảo diễn ra từ ngày 22 đến 24 tháng 7 năm 2009 với nhiều chương trình tham quan, trình diễn và kỷ niệm kèm theo.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Hội nghị lần thứ 19 của Hội tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPPA)

 

 

Hội tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPPA) phối hợp với Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS) và Viện Khảo cổ học (VIA) tổ chức. Thời gian: Từ ngày 29/11 đến ngày 5/12/2009. Địa điểm: Trung tâm Hội thảo Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Số 1 - Liễu Giai - Ba Đình - Hà Nội - Việt Nam.

Hội nghị IPPA lần thứ 19 được tổ chức tại Hà Nội - Việt Nam từ ngày 29/11 đến ngày 5/12/2009. Hội nghị tập trung 4 nhóm vấn đề sau:

1. Văn hoá và sự phát triển của kỷ Pleitoxen.

2. Lịch sử văn hoá trong kỷ Holoxen.

3. Các vấn đề trọng tâm liên quan đến một chủ đề hoặc một ngành nào đó (sinh học, xã hội, môi trường).

4. Quản lý và giáo dục về di sản.

Nếu anh/chị quan tâm và muốn tham dự Hội nghị xin hãy điền vào mẫu đăng kí gửi kèm và chuyển đến cho chúng tôi theo địa chỉ:

      Ban Thư ký Hội nghị IPPA lần thứ 19 Viện Khảo cổ học - 61 Phan Chu Trinh - Hoàn Kiếm - Hà Nội.

      Điện thoại: (04)38.240.478.         Fax: (04)39.331.607.

      Email: ippa2009@vnn.vnĐịa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. .

 

Bản đăng ký tham dự Hội nghị lần thứ 19

của Hội tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương

 

 

Chức danh:…………………………………………………………………………………….

Họ và tên:………………………………………………………………………………………

Đơn vị công tác:………………………………………………………………………………

Địa chỉ:………………………………….Điện thoại:……………………Fax:………………

Email:………………………………………………………………………………………….

Anh/chị có định trình bày tham luận tại Hội nghị không?       Có: □        Không:  □    

Tên tham luận (nếu có) :…………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………….     
          

Tóm tắt tham luận xin gửi đến cho chúng tôi trước ngày 01/07/2009 (bản tiếng Anh và tiếng Việt kèm theo file điện tử được ghi trên đĩa CD hoặc gửi đến địa chỉ email nêu trên).

Chúng tôi mong muốn có những bài viết hấp dẫn về (tiền) sử Ấn Độ - Thái Bình Dương theo nghĩa rộng nhất gồm các chủ đề từ khảo cổ học đến ngôn ngữ học so sánh, nhân học, nhân sinh học, di truyền học và các ngành khoa học tự nhiên (tác động về môi trường, lịch sử mùa vụ, thuần hoá động vật….).

Ban Tổ chức sẽ gửi giấy mời chính thức đến anh/chị nếu bài tham luận của anh/chị được lựa chọn.

 

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Hội nghị thông báo khảo cổ học hàng năm năm 2009 sẽ diễn ra

 

 

Hội nghị thông báo khảo cổ học hàng năm năm 2009 sẽ được tiến hành vào cuối tháng 9/2009 tại Trung tâm Hội nghị Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Hội nghị do Viện Khảo cổ học tổ chức. Thông tin về hội nghị sẽ tiếp tục được cập nhật.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Trang


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 7676572
Số người đang online: 23