Phú Yên: Khai quật khu di tích gồm những lò thiêu xác bằng đất nung
Thứ hai, 25 Tháng 10 2010 10:59
Sáng 23/10, Viện khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên tiến hành khai quật khu di tích bằng đất nung bên bờ sông Cái, thuộc vùng núi thôn Tân Lập (Xuân Sơn Nam, Đồng Xuân).

Theo Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Phú Yên, khu di tích đất nung được xuất lộ sau đợt lũ lịch sử tháng 11/2009. Đến tháng 5/2010, sở đã tiến hành khảo sát sơ bộ. Qua đó tìm thấy nhiều hiện vật bằng đất nung và than phân bố trên một địa bàn rộng lớn bên bờ sông Cái.
Nhận định ban đầu của các nhà khảo cổ, có thể đây là quần thể di tích gồm những lò thiêu xác thuộc thời kỳ Văn hoá Chăm.
Theo kế hoạch trong đợt khai quật lần này, các nhà chuyên môn sẽ tiến hành khai quật trên diện tích khoảng 250m2, nhằm xác định các giá trị lịch sử văn hoá của khu di tích, đồng thời thu thập tất cả hiện vật phục vụ công tác nghiên cứu.
Được biết, các hiện vật tìm thấy sẽ được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên.
- 30/11/2010 11:25 - Nghệ An: Phát hiện hơn 300 đồng tiền cổ dưới lòng sông Lam
- 29/11/2010 13:49 - Phát hiện thêm một mảng xương đầu cá sấu khổng lồ
- 16/11/2010 11:03 - Phát hiện dấu tích người tiền sử
- 16/11/2010 11:02 - Công bố khu di tích lò - mộ cổ phát hiện đầu tiên tại VN
- 25/10/2010 11:01 - Nhiều cổ vật hàng ngàn năm tuổi
- 21/10/2010 11:31 - Phát hiện khối đá giống kèn đá
- 15/10/2010 10:58 - Phát hiện nhiều hiện vật niên đại 7 vạn năm
- 12/10/2010 17:57 - Di vật khảo cổ Việt Nam sẽ... "xuất ngoại"
- 12/10/2010 11:24 - Phát hiện kiến trúc cổ đời Trần – Lê tại Yên Bái
- 15/09/2010 13:46 - Lạng Sơn: Phát hiện thêm một chiếc xẻng đá
Phát hiện khối đá giống kèn đá
Thứ năm, 21 Tháng 10 2010 11:31
Nguyễn Văn Tuấn ở xã An Phú và Nguyễn Minh Vương ở xã An Chấn, H.Tuy An (Phú Yên) đã phát hiện một khối đá lạ trông giống sọ người, nặng chừng 40kg tại nhà ông Sáu ở thôn Tân Lập, xã An Mỹ, H.Tuy An vào sáng 20.10.

Khi thổi, khối đá này phát ra âm thanh giống âm thanh của chiếc kèn đá cổ Tuy An trước đây.
Theo lời hai thanh niên trên, khối đá là do ông Sáu tìm thấy ở xóm Tiếng, xã An Lĩnh, H.Tuy An, mang về kê làm chỗ ngồi cho mát.
Nhưng tình cờ, anh Tuấn và anh Vương quan sát kỹ lại hòn đá, thử bịt một lỗ và thổi thì có âm thanh phát ra nên nghĩ là kèn đá cổ và báo cho Trung tâm Văn hóa Thể dục thể thao H.Tuy An.
Bà Nguyễn Thị Vân, cán bộ chuyên trách bảo tàng H.Tuy An xác định đây là một khí cụ cổ, có bàn tay chế tác của con người, có hình thù và tính năng tương tự chiếc kèn đá Tuy An phát hiện trước đây.
Nhiều khả năng, đây cũng là chiếc kèn đá cổ bởi ngoài hình dáng và tính năng như đã nói ở trên, nó còn được phát hiện ở vị trí cùng dãy núi nơi đã phát hiện cặp kèn đá trước đây.
Hiện Trung tâm Văn hóa Thể dục thể thao H.Tuy An đã lập biên bản tạm giữ khối đá trên ở bảo tàng H.Tuy An để mời các chuyên gia khảo cổ về nghiên cứu, xác định hòn đá là gì.
- 29/11/2010 13:49 - Phát hiện thêm một mảng xương đầu cá sấu khổng lồ
- 16/11/2010 11:03 - Phát hiện dấu tích người tiền sử
- 16/11/2010 11:02 - Công bố khu di tích lò - mộ cổ phát hiện đầu tiên tại VN
- 25/10/2010 11:01 - Nhiều cổ vật hàng ngàn năm tuổi
- 25/10/2010 10:59 - Phú Yên: Khai quật khu di tích gồm những lò thiêu xác bằng đất nung
- 15/10/2010 10:58 - Phát hiện nhiều hiện vật niên đại 7 vạn năm
- 12/10/2010 17:57 - Di vật khảo cổ Việt Nam sẽ... "xuất ngoại"
- 12/10/2010 11:24 - Phát hiện kiến trúc cổ đời Trần – Lê tại Yên Bái
- 15/09/2010 13:46 - Lạng Sơn: Phát hiện thêm một chiếc xẻng đá
- 15/09/2010 13:45 - Phát hiện đồ cổ niên đại thời Trần - Lê
Phát hiện hóa thạch rùa 45 triệu năm ở Nam Cực
Thứ năm, 21 Tháng 10 2010 16:03
Hóa thạch của rùa cổ đại, sống cách đây khoảng 45 năm triệu năm, vừa được các nhà khảo cổ học người Argentina phát hiện trên một hòn đảo thuộc châu Nam Cực.

Các nhà khảo cổ học thuộc Viện nghiên cứu về Nam Cực của Argentina đã phát hiện được hai mảnh xương mai rùa tại trên ngọn núi La Meseta ở hòn đảo Seymour thuộc châu Nam Cực. Mặc dù không xác định được những mảnh hóa thạch này là của loài rùa nào, nhưng các nhà khoa học khẳng định hai mảnh xương này có thể là của hai loài rùa khác nhau cùng sống trong thời kỳ tiền sử Eocene (cách đây khoảng hơn 40 triệu năm).
Những mẫu hóa thạch trên được xác định có niên đại khoảng 45 triệu năm. Nhóm nghiên cứu cho rằng phát hiện của họ có ý nghĩa quan trọng giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về điều kiện môi trường và nhiệt độ của vùng Nam Cực trong thời kỳ Eocene.
"Những hóa thạch trên cho thấy loài rùa ở Nam Cực trong thời kỳ Eocene đa dạng hơn so với chúng ta nghĩ trước đây”, giáo sư Marcelo S. de la Fuente, thuộc Viện bảo tàng quốc gia ở San Rafael (Argentina) và là thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.
Trong suốt thời kỳ Eocene, Trái đất khác rất nhiều so với bây giờ. Ở đầu thời kỳ này, châu Nam Cực vẫn chưa tách biệt với châu Đại Dương và điều kiện khí hậu của Nam Cực ấm hơn nhiều so với hiện nay và thậm chí tồn tại cả các khu rừng nhiệt đới. Nhưng qua một thời gian dài Nam Cực đã trở thành nơi lạnh giá nhất trên Trái đất.
Việc phát hiện thấy những hóa thạch của loài rùa cổ đại chính là bằng chứng cho thấy châu Nam Cực đã từng có một điều kiện khí hậu ấm hơn chúng ta nghĩ bởi vì loài rùa chỉ phát triển đa dạng trong điều kiện thời tiết ấm áp.
"Sự đa dạng của các loài động vật chủ yếu xuất hiện ở các vùng có khí hậu ấm. Vì thế, phát hiện những hóa thạch của các loại động vật có xương sống như rùa chứng tỏ vùng Nam Cực đã từng có điều kiện khí hậu ấm hơn nhiều so với điều kiện lạnh giá như bây giờ”, tiến sĩ Fuente giải thích.
- 16/11/2010 16:15 - Phát hiện hóa thạch khủng long hoàn chỉnh nhất
- 16/11/2010 16:13 - Ấn Độ phát hiện tấm hổ phách niên đại 50 triệu năm
- 16/11/2010 16:08 - Phát hiện cậu bé 8.000 tuổi
- 16/11/2010 16:07 - Tìm thấy mảnh váy cổ nhất thế giới
- 16/11/2010 16:05 - Peru: Tìm thấy ba xác ướp trẻ em 1150 năm tuổi
- 21/10/2010 16:01 - Phát hiện cánh cửa thời kỳ Đồ đá 5.100 tuổi
- 20/10/2010 15:58 - Phát hiện mộ của 1 giáo sỹ cổ cách đây 4.000 năm
- 18/10/2010 15:56 - Hóa thạch loài thực vật cổ nhất thế giới
- 18/10/2010 15:50 - Phát hiện một nền văn minh thời kỳ đồ đồng ở Nga
- 15/10/2010 15:49 - Phát hiện "tiểu Pompeii" ở Na-uy
Phát hiện cánh cửa thời kỳ Đồ đá 5.100 tuổi
Thứ năm, 21 Tháng 10 2010 16:01
Các nhà khảo cổ học đã phát hiện một cánh cửa 5.100 năm tuổi “được bảo quản còn nguyên vẹn đến kinh ngạc” ở thành phố Zurich của Thụy Sỹ.

Theo trưởng nhóm khảo cổ học Niels Bleicher, cánh cửa có thể được làm vào năm 3.063 trước công nguyên.
Đây là một trong những cánh cửa “cao tuổi” nhất từng được tìm thấy ở châu Âu và rất đáng được lưu ý “bởi cách các phiến gỗ được ghép lại với nhau”, ông Niels Bleicher cho hay.
Cánh cửa cao 153cm, rộng 88cm, là một trong số những bằng chứng về sự tồn tại của ít nhất 5 ngôi làng Neolithic ở khu vực.
Cánh cửa được làm từ loại gỗ thông dụng, “đặc và mịn”, với bản lề còn nguyên vẹn, ông Bleicher cho hay.
Đây có thể là cánh cửa của một ngôi nhà sàn bằng gỗ, nhằm tránh gió lạnh thổi từ hồ Zurich tới. “Đó là một thiết kế rất thông minh”, nhà khảo cổ học nhận xét.
Các nhà khảo cổ dự kiến sẽ trưng bày cánh cửa khi nó được đưa lên khỏi lòng đất và được nhúng trong hỗn hợp đặc biệt để tránh bị mục nát.
- 16/11/2010 16:13 - Ấn Độ phát hiện tấm hổ phách niên đại 50 triệu năm
- 16/11/2010 16:08 - Phát hiện cậu bé 8.000 tuổi
- 16/11/2010 16:07 - Tìm thấy mảnh váy cổ nhất thế giới
- 16/11/2010 16:05 - Peru: Tìm thấy ba xác ướp trẻ em 1150 năm tuổi
- 21/10/2010 16:03 - Phát hiện hóa thạch rùa 45 triệu năm ở Nam Cực
- 20/10/2010 15:58 - Phát hiện mộ của 1 giáo sỹ cổ cách đây 4.000 năm
- 18/10/2010 15:56 - Hóa thạch loài thực vật cổ nhất thế giới
- 18/10/2010 15:50 - Phát hiện một nền văn minh thời kỳ đồ đồng ở Nga
- 15/10/2010 15:49 - Phát hiện "tiểu Pompeii" ở Na-uy
- 15/10/2010 15:47 - Xét nghiệm AND và nhưng bí mật về đế quốc Viking
Phát hiện mộ của 1 giáo sỹ cổ cách đây 4.000 năm
Thứ tư, 20 Tháng 10 2010 15:58
Chủ tịch Hội đồng cổ vật tối cao Ai Cập (CSA) Zahi Hawass ngày 18/10 thông báo, các nhà khảo cổ Ai Cập đã tìm thấy ngôi mộ của một giáo sỹ cổ đại chịu trách nhiệm cầu kinh trước những bức tượng của một vị vua đã mất cách đây 4.000 năm.

Tiến sỹ Zahi Hawass cho biết, ngôi mộ này là của giáo sỹ Rudj-Ka, người có rất nhiều chức danh, và chắc chắn là một thành viên quan trọng của triều đình vào thời đó, thuộc vào triều đại thứ 5 (2514-2374 trước Công nguyên) được tìm thấy ở gần khu kim tự tháp Giza, thủ đô Cairo.
Theo tiến sỹ Hawass, một trong những nhiệm vụ của giáo sỹ này là thực hiện các buổi cầu kinh trước các bức tượng của một vị vua đã mất và được tôn kính như một vị Thánh.
Ngôi mộ này có khắc chân dung của giáo sỹ và người vợ trước một cái bàn để đồ làm lễ. Bức tường của ngôi mộ khắc cảnh tượng điền viên của đàn gia súc đang gặm cỏ, cũng như hình ảnh hiếm có một con bò cái đang đẻ.
Tiến sỹ Hawass nhấn mạnh, ngôi mộ có thể sẽ là điểm khởi đầu giúp tìm ra những ngôi mộ của các tầng lớp xã hội khác, cũng như mộ của những người công nhân xây kim tự tháp.
- 16/11/2010 16:08 - Phát hiện cậu bé 8.000 tuổi
- 16/11/2010 16:07 - Tìm thấy mảnh váy cổ nhất thế giới
- 16/11/2010 16:05 - Peru: Tìm thấy ba xác ướp trẻ em 1150 năm tuổi
- 21/10/2010 16:03 - Phát hiện hóa thạch rùa 45 triệu năm ở Nam Cực
- 21/10/2010 16:01 - Phát hiện cánh cửa thời kỳ Đồ đá 5.100 tuổi
- 18/10/2010 15:56 - Hóa thạch loài thực vật cổ nhất thế giới
- 18/10/2010 15:50 - Phát hiện một nền văn minh thời kỳ đồ đồng ở Nga
- 15/10/2010 15:49 - Phát hiện "tiểu Pompeii" ở Na-uy
- 15/10/2010 15:47 - Xét nghiệm AND và nhưng bí mật về đế quốc Viking
- 15/10/2010 15:46 - Pháp xác nhận thêm một mỏ hóa thạch khủng long
Hóa thạch loài thực vật cổ nhất thế giới
Thứ hai, 18 Tháng 10 2010 15:56
Các nhà nghiên cứu cổ sinh học thuộc Viện Nghiên cứu băng, tuyết và môi trường cho biết họ đã phát hiện hóa thạch nhiều năm tuổi nhất của một loài thực vật tại Argentina. Đó là một khám phá đầy ấn tượng, vì hóa thạch thực vật này có đến 472 triệu năm tuổi.

Các chuyên gia xác định rằng đó là loài thực vật đơn giản với tên gọi livewort, có thể coi là tổ tiên của các thực vật trên đất liền, nó không có rễ và thân cây.
Claudia Rubinstein và cộng sự đã tìm thấy 5 mẫu hóa thạch trong các khối trầm tích thu thập được từ Sierras Subandinas thuộc lưu vực Andean, phía tây bắc Argentina. Bào tử của loài liverwort rất đơn giản, được gọi là cryptospores. Hãng BBC dẫn lời tiến sĩ Rubinstein rằng cryptospores được nhóm nghiên cứu mô tả là có niên đại xa xưa nhất mà con người từng biết đến. Trước khi phát hiện hóa thạch này, nghiên cứu khảo cổ từng biết đến loài liverwort crytospores có niên đại 462 triệu năm tuổi tìm thấy tại Cộng hòa Czech và Ai Cập.
- 16/11/2010 16:07 - Tìm thấy mảnh váy cổ nhất thế giới
- 16/11/2010 16:05 - Peru: Tìm thấy ba xác ướp trẻ em 1150 năm tuổi
- 21/10/2010 16:03 - Phát hiện hóa thạch rùa 45 triệu năm ở Nam Cực
- 21/10/2010 16:01 - Phát hiện cánh cửa thời kỳ Đồ đá 5.100 tuổi
- 20/10/2010 15:58 - Phát hiện mộ của 1 giáo sỹ cổ cách đây 4.000 năm
- 18/10/2010 15:50 - Phát hiện một nền văn minh thời kỳ đồ đồng ở Nga
- 15/10/2010 15:49 - Phát hiện "tiểu Pompeii" ở Na-uy
- 15/10/2010 15:47 - Xét nghiệm AND và nhưng bí mật về đế quốc Viking
- 15/10/2010 15:46 - Pháp xác nhận thêm một mỏ hóa thạch khủng long
- 15/10/2010 15:44 - Tìm thấy nhiều hiện vật khảo cổ
Phát hiện một nền văn minh thời kỳ đồ đồng ở Nga
Thứ hai, 18 Tháng 10 2010 15:50
Nhờ những bức ảnh chụp từ trên không cách đây 40 năm (thời Liên Xô cũ), các nhà khoa học đã phát hiện những dấu vết của một nền văn minh lạ có từ thời kỳ đồ đồng trên các ngọn núi của vùng Caucasia (Liên bang Nga).

Trưởng nhóm thám hiểm khu vực trên Andrei Belinski cho biết: “Chúng tôi đã phát hiện trên các ngọn núi ở phía Bắc vùng Caucasia một nền văn minh có từ thế kỷ 16-14 trước Công nguyên.”
Cũng theo ông Belinski, móng bằng đá của gần 200 địa chỉ khảo cổ ở khu vực này được xây dựng thẳng hàng từ sông Kouban ở phía Tây tới Naltchik, thủ phủ của Kabardino-Balkarie và ở độ cao từ 1.400-2.400 mét.
Đồ trang trí và hình dạng của của những đồ đồng đã giúp các nhà khảo cổ thiết lập mối quan hệ giữa nền văn hóa và nền văn minh Koban được phát hiện vào cuối thế kỷ 19 ở trung tâm của vùng Caucasia, dưới chân núi Kazbek.
- 16/11/2010 16:05 - Peru: Tìm thấy ba xác ướp trẻ em 1150 năm tuổi
- 21/10/2010 16:03 - Phát hiện hóa thạch rùa 45 triệu năm ở Nam Cực
- 21/10/2010 16:01 - Phát hiện cánh cửa thời kỳ Đồ đá 5.100 tuổi
- 20/10/2010 15:58 - Phát hiện mộ của 1 giáo sỹ cổ cách đây 4.000 năm
- 18/10/2010 15:56 - Hóa thạch loài thực vật cổ nhất thế giới
- 15/10/2010 15:49 - Phát hiện "tiểu Pompeii" ở Na-uy
- 15/10/2010 15:47 - Xét nghiệm AND và nhưng bí mật về đế quốc Viking
- 15/10/2010 15:46 - Pháp xác nhận thêm một mỏ hóa thạch khủng long
- 15/10/2010 15:44 - Tìm thấy nhiều hiện vật khảo cổ
- 13/10/2010 15:28 - Phát hiện bức tượng vị vua quyền lực của Ai Cập cổ
Phát hiện nhiều hiện vật niên đại 7 vạn năm
Thứ sáu, 15 Tháng 10 2010 10:58
Các chuyên gia khảo cổ học vừa phát hiện 9 hiện vật gồm: rìu đá và mảnh tước tại di tích La Vuông (xã Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn). Theo các nhà nghiên cứu thì các hiện vật này xuất hiện cách đây khoảng 7 vạn năm.

Những hiện vật này được phát hiện trong quá trình khảo cổ do Bảo tàng tổng hợp Bình Định phối hợp với Viện nghiên cứu khảo cổ học thực hiện ở vị trí có độ cao từ 600 - 800m so với mực nước biển.
Theo nhận định ban đầu thì đây là những vật, có hình dáng kiểu Cleaver, giống một số hiện vật đã từng phát hiện tại Định Quán và lưu vực sông Đồng Nai, tương tự những hiện vật được tìm thấy ở thung lũng Lenggon (Malaysia) có niên đại từ 40.000 - 70.000 năm.
Theo các nhà nghiên cứu thì đây là những công cụ mà người Việt cổ dùng để chặt cây, chế biến thức ăn… thuộc thời kỳ đá cũ.
Trước đó, ngày 1/10, tại khu vực đầm Thị Nại, các công nhân làm việc trên xà lan nạo vét luồng tàu ra vào cảng Quy Nhơn đã tình cờ vớt lên được ba khẩu thần công.
Ba khẩu thần công này có kích thước khác nhau, khẩu lớn nhất bằng đồng dài 2,7m, đường kính nòng 0,25m, đường kính thân 0,35m, hai khẩu còn lại ngắn hơn, được đúc bằng đồng và gang dài 2,37m, đường kính nòng 0,25m, đường kính thân 0,39m.
Giám đốc Bảo tàng tổng hợp tỉnh Bình Định, tiến sĩ Đinh Bá Hòa cho biết, có thể đây là những khẩu thần công từ thời Tây Sơn, đã bị chìm cùng các tàu chiến trong trận thủy chiến tại đầm Thị Nại vào năm 1801 giữa quân Tây Sơn và quân Nguyễn Ánh.
Hiện các hiện vật này đang được lưu giữ tại Bảo tàng tổng hợp tỉnh Bình Định.
- 16/11/2010 11:03 - Phát hiện dấu tích người tiền sử
- 16/11/2010 11:02 - Công bố khu di tích lò - mộ cổ phát hiện đầu tiên tại VN
- 25/10/2010 11:01 - Nhiều cổ vật hàng ngàn năm tuổi
- 25/10/2010 10:59 - Phú Yên: Khai quật khu di tích gồm những lò thiêu xác bằng đất nung
- 21/10/2010 11:31 - Phát hiện khối đá giống kèn đá
- 12/10/2010 17:57 - Di vật khảo cổ Việt Nam sẽ... "xuất ngoại"
- 12/10/2010 11:24 - Phát hiện kiến trúc cổ đời Trần – Lê tại Yên Bái
- 15/09/2010 13:46 - Lạng Sơn: Phát hiện thêm một chiếc xẻng đá
- 15/09/2010 13:45 - Phát hiện đồ cổ niên đại thời Trần - Lê
- 15/09/2010 10:57 - Phát hiện dấu tích người nguyên thủy ở Ba Vì, Hà Nội
Phát hiện "tiểu Pompeii" ở Na-uy
Thứ sáu, 15 Tháng 10 2010 15:49
Các nhà khảo cổ học Na-uy vừa phát hiện ra một thành phố "tiểu Pompeii" thuộc thời kỳ đồ đá tại một khu vực gần biển Bắc.

Được phát hiện ở Hamresanden, không xa sân bay Kristiansand ở Kjevik, miền nam Na-uy, khu định cư này đã "ngủ yên" trong 5.500 năm, bị chôn vùi dưới các lớp cát.
"Chúng tôi đã chỉ dám hi vọng tìm thấy một công trình thời kỳ đồ đá "bình thường" của người X-căng-đi-na-vi. Nhưng thay vào đó, chúng tôi đã phát hiện ra một công trình độc đáo, bị chôn vùi dưới lớp cát dày", ông Lars Sundström, công tác tại Bảo tàng lịch sử văn hóa thuộc trường ĐH ở Oslo, trưởng nhóm khai quật cho biết.
Đào khoảng 80m từ đường biển, ở mũi biển được tạo thành bởi sông Topdalselva và biển Bắc, nhóm các nhà khảo cổ học do ông Lars Sundström chỉ huy đã lần đầu khai quật được những thứ xuất hiện như là phế tích của một công trình có tường bao quanh.
Công trình này được tạo thành bởi những khối đá lớn và chiều dài của công trình hiện vẫn còn chưa xác định được hết do giới hạn của rãnh khai quật.
"Chúng chắc hẳn đã được vận chuyển từ một nơi xa tới đây, bởi thời điểm đó ở khu vực này không có đá tự nhiên", ông Sundström cho biết.
Khá giống với một khu tập trung theo mùa vụ thường được đặt giữa sông và biển, khu định cư này đầy những mảnh vỡ của những chiếc vại có hình dáng cốc vại, nhiều trong số này có thể được phục hồi lại nguyên trạng.
Được trang trí tinh xảo với việc sử dụng các con dấu, phần lớn các dây thừng được sử dụng để tạo hoa văn, các đồ gốm này thuộc về thời kỳ sơ khai nhất của thời kỳ Trichterrandbecherkultur, hay còn gọi là Văn hóa cốc vại hình phễu. Đây là nền văn hóa thuộc thời kỳ đồ đá trải rộng ở vùng trung bắc châu Âu từ năm 4000 đến năm 2700 trước Công nguyên.
"Những đồ gốm cho phép chúng tôi xác định niên đại của khu vực này là từ năm 4000-3600 trước công nguyên. Chúng tôi đã phát hiện ra nó ở tầng cao nhất của lớp văn hóa ảnh hưởng đến sự kiện cuối cùng của thời hạn cư ngụ", ông Sundström nói.
Theo các nhà khảo cổ học, cách mà các đồ gốm được tìm thấy gợi mở rằng, những người định cư theo thời vụ ở thời kỳ đồ đá đã bỏ những chiếc bình của mình lại với mục đích sẽ lại dùng nó khi họ quay trở lại.
Nhưng đột nhiên, một sự kiện thảm khốc đã chôn vùi mọi thứ.
"Sự tạo thành của lớp cao hơn vẫn còn lưu lại một chút gì bí ẩn. Khu vực này có thể thình lình bị ngập lụt và bị bao phủ bởi cát từ con sông gần kề. Không có bất cứ dấu hiệu nào của sự cư ngụ bên trong lớp cát dày này. Đó là một chỉ dẫn quan trọng về một quá trình tương đối nhanh", ông Sundström nói.
Được bao bọc giữa lớp cát và một lớp bùn và đất sét bên dưới, công trình này thực sự chưa bị ai động đến.
Các nhà khảo cổ học, hiện đã đào được khoảng 500m2 trong số khoảng 700m2, hi vọng sẽ khám phá ra nhiều thứ hơn trong những tháng tới.
"Công trình này đang nằm trên lớp bùn và đất sét mà chúng ta biết là để bảo vệ gỗ, vì vậy, chúng ta có thể hi vọng vào việc tìm thấy gỗ bị chôn vùi trong giai đoạn cư ngụ sau đó từ cuộc khai quật", ông Sundström cho biết.
- 21/10/2010 16:03 - Phát hiện hóa thạch rùa 45 triệu năm ở Nam Cực
- 21/10/2010 16:01 - Phát hiện cánh cửa thời kỳ Đồ đá 5.100 tuổi
- 20/10/2010 15:58 - Phát hiện mộ của 1 giáo sỹ cổ cách đây 4.000 năm
- 18/10/2010 15:56 - Hóa thạch loài thực vật cổ nhất thế giới
- 18/10/2010 15:50 - Phát hiện một nền văn minh thời kỳ đồ đồng ở Nga
- 15/10/2010 15:47 - Xét nghiệm AND và nhưng bí mật về đế quốc Viking
- 15/10/2010 15:46 - Pháp xác nhận thêm một mỏ hóa thạch khủng long
- 15/10/2010 15:44 - Tìm thấy nhiều hiện vật khảo cổ
- 13/10/2010 15:28 - Phát hiện bức tượng vị vua quyền lực của Ai Cập cổ
- 15/09/2010 15:26 - Phát hiện quả trứng nguyên vẹn sau cả ngàn năm
Pháp xác nhận thêm một mỏ hóa thạch khủng long
Thứ sáu, 15 Tháng 10 2010 15:46
Các nhà khoa học Pháp cho biết chiến dịch khai quật khảo cổ học được thực hiện hồi mùa hè năm nay tại các công trường đá ở xã Angeac-Charente đã khẳng định rằng khu vực này là một trong những mỏ hóa thạch khủng long lớn nhất của Pháp.

Theo Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS), Viện bảo tàng Angoulême và Viện bảo tàng lịch sử tự nhiên của Pháp, tổng cộng đã có hơn 400 bộ xương khủng long tại mỏ trên được công bố, trong đó có hơn 200 bộ xương của ba loài khủng long liên quan tới hài cốt của hai loài rùa và ba loài cá sấu.
Những phát hiện trên diễn ra tại các lớp hóa thạch có từ kỷ hạ Phấn trắng cách đây 130 triệu năm.
Cũng theo các nhà khoa học Pháp, bộ hài cốt gây ấn tượng nhiều nhất là hài cốt của con thằn lằn lớn nhất châu Âu với xương đùi vượt quá 2,4m, một chi tiết gợi lên cho các nhà khoa học về trọng lượng khoảng 40 tấn và chiều dài 35m của nó.
Các mối quan hệ họ hàng của con vật ăn thịt này tuy vẫn chưa được xác định, nhưng mô hình giải phẫu của nó đã gợi lại mô hình giải phẫu của các loài động vật trong cùng thời kỳ ở Tây Ban Nha.
- 20/10/2010 15:58 - Phát hiện mộ của 1 giáo sỹ cổ cách đây 4.000 năm
- 18/10/2010 15:56 - Hóa thạch loài thực vật cổ nhất thế giới
- 18/10/2010 15:50 - Phát hiện một nền văn minh thời kỳ đồ đồng ở Nga
- 15/10/2010 15:49 - Phát hiện "tiểu Pompeii" ở Na-uy
- 15/10/2010 15:47 - Xét nghiệm AND và nhưng bí mật về đế quốc Viking
- 15/10/2010 15:44 - Tìm thấy nhiều hiện vật khảo cổ
- 13/10/2010 15:28 - Phát hiện bức tượng vị vua quyền lực của Ai Cập cổ
- 15/09/2010 15:26 - Phát hiện quả trứng nguyên vẹn sau cả ngàn năm
- 01/09/2010 15:23 - Phát hiện dao cổ nhất thế giới
- 26/08/2010 15:08 - Mexico phát hiện bộ xương người hơn 10.000 năm