Phát hiện bức tượng vị vua quyền lực của Ai Cập cổ
Thứ tư, 13 Tháng 10 2010 15:28
Các nhà khảo cổ Ai Cập vừa tiến hành khai quật một bức tượng hơn 3.000 năm tuổi được cho là của ông nội vua Tutankhamun, một vị vua nổi tiếng trong lịch sử Ai Cập cổ đại.
Bức tượng của Amenhotep III được phát hiện trong khu vực đền thờ của ông, ở thành phố Luxor, phía Nam Ai Cập. Các nhà khảo cổ nói rằng toàn bộ bức tượng cao đến 3 mét.
“Các di tích cho thấy bức tượng miêu tả Amenhotep đang ngồi trên ngai vàng kèm theo hình thần Amun”, ông Zahi Hawass, người đứng đầu Hội Cổ vật Ai Cập cho hay.
Pharaoh Amenhotep III trị vì đế chế Ai Cập ở đỉnh cao của nền văn minh từ khoảng năm 1390 đến năm 1350 trước Công nguyên. Đế chế của Pharaoh Amenhotep III rất hùng mạnh và khu vực trị vì của ông kéo dài từ bắc Sudan với Syria hiện nay.
Cháu nội của Pharaoh Amenhotep III, tức vua Tutankhamun đã khiến giới khảo cổ sửng sốt khi khai quật lăng mộ của ông vào năm 1922. Tutankhamun được chôn với rất nhiều trang sức, của cải và đồ tạo tác hết sức tinh xảo.
Hồi tháng Hai, các nhà khảo cổ cũng phát hiện một bức tượng đầu người bằng đá granite, bức tượng là chân dung của Amenhotep III.
- 18/10/2010 15:50 - Phát hiện một nền văn minh thời kỳ đồ đồng ở Nga
- 15/10/2010 15:49 - Phát hiện "tiểu Pompeii" ở Na-uy
- 15/10/2010 15:47 - Xét nghiệm AND và nhưng bí mật về đế quốc Viking
- 15/10/2010 15:46 - Pháp xác nhận thêm một mỏ hóa thạch khủng long
- 15/10/2010 15:44 - Tìm thấy nhiều hiện vật khảo cổ
- 15/09/2010 15:26 - Phát hiện quả trứng nguyên vẹn sau cả ngàn năm
- 01/09/2010 15:23 - Phát hiện dao cổ nhất thế giới
- 26/08/2010 15:08 - Mexico phát hiện bộ xương người hơn 10.000 năm
- 23/08/2010 15:05 - Phát hiện hài cốt 500 năm tuổi thuộc đế chế Aztec
- 23/08/2010 14:57 - Loài người biết sử dụng công cụ từ 3,4 triệu năm trước
Phát hiện kiến trúc cổ đời Trần – Lê tại Yên Bái
Thứ ba, 12 Tháng 10 2010 11:24
Di tích nằm trên đỉnh đồi Pú Tre có diện tích khoảng 1ha. Đây là điểm đầu tiên phát hiện kiến trúc đền, chùa cổ ở khu vực này.
Ông Lý Kim Thoa – Phó Giám Đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái cho biết, Bảo tàng vừa phối hợp với Phòng Văn hóa huyện Văn Chấn tổ chức đợt đào thám sát đồi Pú Tre, thôn Bản Ỏ, xã Phù Nham, huyện Văn Chấn - nơi trước đó, theo thông tin từ một số nông dân trong quá trình làm đất nông nghiệp đã phát hiện nhiều dấu tích lạ.
Qua thám sát 4 hố đã phát hiện một số dấu tích kiến trúc cổ (đền, chùa) những di vật phát hiện được như: ngói lợp, chân tảng, vỉa móng đá cùng một số mảnh gốm sứ xác định thuộc kiến trúc đền, chùa thời Trần – Lê. Kiến trúc có mặt hướng Tây có tầm nhìn bao quát toàn bộ lòng chảo Mường Lò và thị xã Nghĩa Lộ.
Bảo tàng tỉnh sẽ lập hồ sơ di tích để tiếp tục mở rộng khai quật với quy mô lớn hơn, làm rõ những tầng văn hóa di chỉ khảo cổ học có giá trị về mặt kiến trúc, văn hóa tâm linh của người dân phía Tây tỉnh Yên Bái.
- 25/10/2010 11:01 - Nhiều cổ vật hàng ngàn năm tuổi
- 25/10/2010 10:59 - Phú Yên: Khai quật khu di tích gồm những lò thiêu xác bằng đất nung
- 21/10/2010 11:31 - Phát hiện khối đá giống kèn đá
- 15/10/2010 10:58 - Phát hiện nhiều hiện vật niên đại 7 vạn năm
- 12/10/2010 17:57 - Di vật khảo cổ Việt Nam sẽ... "xuất ngoại"
- 15/09/2010 13:46 - Lạng Sơn: Phát hiện thêm một chiếc xẻng đá
- 15/09/2010 13:45 - Phát hiện đồ cổ niên đại thời Trần - Lê
- 15/09/2010 10:57 - Phát hiện dấu tích người nguyên thủy ở Ba Vì, Hà Nội
- 15/09/2010 10:55 - Phát hiện một hang cư trú của người nguyên thủy
- 15/09/2010 10:54 - Phát hiện 3 rìu đá có niên đại 3.000 năm
Lạng Sơn: Phát hiện thêm một chiếc xẻng đá
Thứ tư, 15 Tháng 9 2010 13:46
Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn mới sưu tầm thêm được một chiếc xẻng đá lớn do một người dân tìm thấy trong lòng đất tại thôn Nà Pò, xã Vĩnh Lại (huyện Văn Quan) từ năm 1979 trong khi đi làm ruộng.
Xẻng chế tác bằng đá, có kích thước khá lớn: dài 30 cm, rộng vai 24 cm; dày lưỡi 2 cm. Chuôi xẻng có hình chữ nhật - nhỏ và ngắn dùng để tra cán, vai ngang - vuông góc với chuôi. Từ đầu vai, cạnh xẻng lượn cong, hơi lõm vào và đến giữa phình rộng ra. Lưỡi xẻng cong tròn hình chữ U mui vát đều hai bên. Toàn thân nhẵn mịn, phủ một lớp patin màu ngà vàng.
Căn cứ vào hình dạng, kiểu dáng, có thể xếp chiếc xẻng này vào loại xẻng đá loại 2 – theo sự phân loại của các nhà khảo cổ học, niên đại thuộc giai đoạn hậu kỳ đá mới (khoảng 4.000-5.000 năm). Xẻng đá lớn là loại di vật khảo cổ rất độc đáo, vừa là công cụ lao động, vừa là vật nghi lễ của cư dân nông nghiệp với ý nghĩa cầu mong mùa màng tươi tốt, bội thu. Loại di vật khảo cổ này phát hiện ở Việt Nam chưa nhiều, chủ yếu là ở các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc và cực Bắc nước ta.
- 25/10/2010 10:59 - Phú Yên: Khai quật khu di tích gồm những lò thiêu xác bằng đất nung
- 21/10/2010 11:31 - Phát hiện khối đá giống kèn đá
- 15/10/2010 10:58 - Phát hiện nhiều hiện vật niên đại 7 vạn năm
- 12/10/2010 17:57 - Di vật khảo cổ Việt Nam sẽ... "xuất ngoại"
- 12/10/2010 11:24 - Phát hiện kiến trúc cổ đời Trần – Lê tại Yên Bái
- 15/09/2010 13:45 - Phát hiện đồ cổ niên đại thời Trần - Lê
- 15/09/2010 10:57 - Phát hiện dấu tích người nguyên thủy ở Ba Vì, Hà Nội
- 15/09/2010 10:55 - Phát hiện một hang cư trú của người nguyên thủy
- 15/09/2010 10:54 - Phát hiện 3 rìu đá có niên đại 3.000 năm
- 01/09/2010 13:48 - Phát hiện ngôi mộ cổ với nhiều vật dụng giá trị
Phát hiện đồ cổ niên đại thời Trần - Lê
Thứ tư, 15 Tháng 9 2010 13:45
Anh Trần Đình Hoàn (xóm 3, Sơn Quang, Hương Sơn, Hà Tĩnh) trong quá trình đào rãnh thoát nước trong vườn nhà gia đình đã vô tình đào được một một số bình cổ thời Trần - Lê.
Số bình cổ trên gồm hai chiếc liễn cao 20cm, đường kính 16cm, đường kính đáy 15cm, có lớp men rạn. Bên cạnh đó, có 3 chiếc bình hũ màu nâu đen cùng hai chiếc đĩa và hai chiếc bát có tráng một lớp men màu xanh. Tất cả nằm ở độ sâu khoảng 1m.
Theo các nhà nghiên cứu bộ liễn có niên đại cuối thời Trần (cuối thế kỷ XII - đầu thế kỷ XIV) và ba chiếc bình có niên đại cuối thời Lê (cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII).
- 21/10/2010 11:31 - Phát hiện khối đá giống kèn đá
- 15/10/2010 10:58 - Phát hiện nhiều hiện vật niên đại 7 vạn năm
- 12/10/2010 17:57 - Di vật khảo cổ Việt Nam sẽ... "xuất ngoại"
- 12/10/2010 11:24 - Phát hiện kiến trúc cổ đời Trần – Lê tại Yên Bái
- 15/09/2010 13:46 - Lạng Sơn: Phát hiện thêm một chiếc xẻng đá
- 15/09/2010 10:57 - Phát hiện dấu tích người nguyên thủy ở Ba Vì, Hà Nội
- 15/09/2010 10:55 - Phát hiện một hang cư trú của người nguyên thủy
- 15/09/2010 10:54 - Phát hiện 3 rìu đá có niên đại 3.000 năm
- 01/09/2010 13:48 - Phát hiện ngôi mộ cổ với nhiều vật dụng giá trị
- 26/08/2010 10:53 - Hoàn thành khai quật khảo cổ lòng hồ Thủy điện Sơn La
Phát hiện dấu tích người nguyên thủy ở Ba Vì, Hà Nội
Thứ tư, 15 Tháng 9 2010 10:57
Các nhà khảo cổ đã xếp 2 di tích mới tìm thấy ở Ba Vì, Hà Nội vào niên đại Hậu kỳ đá cũ ở Việt Nam
Phó giáo sư, tiến sỹ Trình Năng Chung, Trưởng phòng Khoa học, Viện Khảo cổ học Việt Nam cho biết, trong đợt khai quật mới đây tại xã Vật Lại và Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, đoàn khảo cứu đã phát hiện được hai di tích chứa những di vật của người nguyên thủy.
Hai di tích đó là đồi Cống Chuốc (xã Vật Lại) và đồi Lương Tụ (xã Phú Sơn) phân bố trên những đồi gò cao từ 20-30m, vốn là thềm cổ bậc hai của sông Đà.
Đoàn khảo cứu đã tìm thấy hàng chục công cụ lao động bằng đá của người tiền sử như công cụ mũi nhọn để đào xới, công cụ chặt đập thô sơ như dao, nạo thô. Tất cả những di vật này đều được chế tác từ đá cuội sông suối với kỹ thuật chế tác ghè đẽo còn rất đơn sơ.
Đáng chú ý, đoàn đã phát hiện được nhiều mảnh tước bằng đá cùng các phác vật công cụ được chế tác dở dang. Đây là những chứng cứ quan trọng cho thấy người tiền sử đã chế tác công cụ ngay tại chỗ.
Mặc dù chưa tìm thấy dấu tích nhà cửa, bếp đun... nhưng các nhà khảo cổ nhận định đây là những di tích cư trú của người nguyên thủy trên bề mặt những bậc thềm sông cổ.
Theo tiến sỹ Chung, những di tích, di vật trên có những đặc trưng về phân bố di tích, kỹ thuật và loại hình công cụ rất gần gũi, giống với những di tích, di vật thuộc văn hóa Sơn Vi, phân bố phổ biến ở vùng đồi gò Phú Thọ, Yên Bái, Bắc Giang, Lào Cai.
Có nhiều bằng chứng cho thấy, cư dân nguyên thủy Ba Vì có mối quan hệ chặt chẽ với các cư dân đương thời trên đất Phú Thọ liền kề, thuộc giai đoạn văn hóa Sơn Vi phát triển, có niên đại cách ngày nay từ 15.000-20.000 năm.
- 15/10/2010 10:58 - Phát hiện nhiều hiện vật niên đại 7 vạn năm
- 12/10/2010 17:57 - Di vật khảo cổ Việt Nam sẽ... "xuất ngoại"
- 12/10/2010 11:24 - Phát hiện kiến trúc cổ đời Trần – Lê tại Yên Bái
- 15/09/2010 13:46 - Lạng Sơn: Phát hiện thêm một chiếc xẻng đá
- 15/09/2010 13:45 - Phát hiện đồ cổ niên đại thời Trần - Lê
- 15/09/2010 10:55 - Phát hiện một hang cư trú của người nguyên thủy
- 15/09/2010 10:54 - Phát hiện 3 rìu đá có niên đại 3.000 năm
- 01/09/2010 13:48 - Phát hiện ngôi mộ cổ với nhiều vật dụng giá trị
- 26/08/2010 10:53 - Hoàn thành khai quật khảo cổ lòng hồ Thủy điện Sơn La
- 24/08/2010 13:54 - Tìm thấy hiện vật cổ bằng đồng ở Than Uyên (Lai Châu)
Phát hiện một hang cư trú của người nguyên thủy
Thứ tư, 15 Tháng 9 2010 10:55
Ngày 7/9, ông Quan Văn Dũng - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang cho biết qua điều tra, khảo sát khảo cổ học tại một số xã thuộc huyện Na Hang, đoàn khảo cổ học của Bảo tàng Tuyên Quang và Viện Khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện hang Thẩm Choóng - nơi cư trú của người nguyên thủy sống ở giai đoạn sơ kỳ đá mới, có niên đại cách ngày nay khoảng 7.000-8.000 năm.
Hang Thẩm Choóng thuộc bản Không Mây, xã Năng Khả, huyện Na Hang, có diện tích khoảng hơn 300m2, có 2 cửa thông nhau theo trục Bắc-Nam, cách nhau khoảng gần 100m.
Bề mặt hang khá bằng phẳng, trần hang hình vòm với nhiều nhũ rủ. Cách hang chừng 300m về phía Đông Nam có một con suối nhỏ chảy qua.
Kết quả khảo sát bước đầu của đoàn khảo cổ cho thấy, dấu tích của người nguyên thủy được tìm thấy ở hầu hết diện tích trong hang.
Tại đây, đoàn khảo cổ đã thu được hơn 1.000 di vật đá - những công cụ lao động như công cụ chặt đập, nạo cắt, cuốc tay có đầu nhọn cùng một số đá nguyên liệu. Tất cả đều được chế tác từ những viên cuội sông suối, bằng kỹ thuật ghè đẽo thô sơ.
Loại hình công cụ ở đây mang đặc trưng công cụ văn hóa Hòa Bình như công cụ hình đĩa, hình bầu dục, rìu ngắn. Đây là bằng chứng đánh dấu sự phát triển của kỹ thuật nguyên thủy, từ ghè đẽo thô sơ sang mài sắc rìa lưỡi.
Tại hang, các nhà khảo cổ còn tìm thấy đá thổ hoàng, một loại khoáng vật màu đỏ thường được người tiền sử dùng để bôi lên cơ thể người chết với quan niệm màu đỏ là tượng trưng cho sự vĩnh hằng.
Ngoài công cụ đá, đoàn khảo cổ còn phát hiện một số công cụ bằng xương, đặc biệt có một mũi nhọn được chế tác từ cách ghè tách dọc một xương ống của con thú lớn.
Người nguyên thủy xưa đã ghè và mài vót nhọn thành một mũi nhọn sau đó được hơ qua lửa để tăng độ dẻo. Đây có thể là chiếc kim xương dùng để khâu những bộ quần áo bằng vỏ cây của người nguyên thủy.
Phó Giáo sư, tiến sỹ Trình Năng Chung - trưởng đoàn khảo sát cho biết đoàn đã tiến hành lấy các mẫu đất chứa bào tử phấn hoa để phân tích, nhằm khôi phục lại bộ mặt cảnh quan sinh thái xung quanh nơi cư trú cổ này.
Tuy nhiên, kết cấu của tầng văn hóa cũng như số lượng di vật thu được cho thấy hang Thẩm Choóng là nơi cư trú liên tục của một cộng đồng người nguyên thủy.
Hiện nay, đoàn khảo cổ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về hang Thẩm Choóng.
- 12/10/2010 17:57 - Di vật khảo cổ Việt Nam sẽ... "xuất ngoại"
- 12/10/2010 11:24 - Phát hiện kiến trúc cổ đời Trần – Lê tại Yên Bái
- 15/09/2010 13:46 - Lạng Sơn: Phát hiện thêm một chiếc xẻng đá
- 15/09/2010 13:45 - Phát hiện đồ cổ niên đại thời Trần - Lê
- 15/09/2010 10:57 - Phát hiện dấu tích người nguyên thủy ở Ba Vì, Hà Nội
- 15/09/2010 10:54 - Phát hiện 3 rìu đá có niên đại 3.000 năm
- 01/09/2010 13:48 - Phát hiện ngôi mộ cổ với nhiều vật dụng giá trị
- 26/08/2010 10:53 - Hoàn thành khai quật khảo cổ lòng hồ Thủy điện Sơn La
- 24/08/2010 13:54 - Tìm thấy hiện vật cổ bằng đồng ở Than Uyên (Lai Châu)
- 24/08/2010 09:52 - Thông báo về hội thảo "Khảo cổ học vì lợi ích cộng đồng: Sự chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia"
Phát hiện 3 rìu đá có niên đại 3.000 năm
Thứ tư, 15 Tháng 9 2010 10:54
Những chiếc rìu đá cổ này là một trong những công cụ của người thời kỳ tiền Sa Huỳnh dùng để chặt, chế biến thức ăn.
Tiến sĩ Đinh Bá Hòa, Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Bình Định cho biết, các chuyên gia khảo cổ học vừa phát hiện 3 chiếc rìu đá cổ tại khu vực Truông Xe, thôn 4 xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ (Bình Định).
Theo nhận định bước đầu của các chuyên gia khảo cổ học thuộc Đoàn khảo sát Bản đồ khảo cổ tỉnh Bình Định, những chiếc rìu đá cổ vừa được phát hiện là một trong những công cụ của người thời kỳ tiền Sa Huỳnh dùng để chặt, chế biến thức ăn và có niên đại cách đây khoảng 3.000 năm.
Đoàn khảo sát gồm các chuyên gia của Bảo tàng Tổng hợp Bình Định và các nhà khoa học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
- 12/10/2010 11:24 - Phát hiện kiến trúc cổ đời Trần – Lê tại Yên Bái
- 15/09/2010 13:46 - Lạng Sơn: Phát hiện thêm một chiếc xẻng đá
- 15/09/2010 13:45 - Phát hiện đồ cổ niên đại thời Trần - Lê
- 15/09/2010 10:57 - Phát hiện dấu tích người nguyên thủy ở Ba Vì, Hà Nội
- 15/09/2010 10:55 - Phát hiện một hang cư trú của người nguyên thủy
- 01/09/2010 13:48 - Phát hiện ngôi mộ cổ với nhiều vật dụng giá trị
- 26/08/2010 10:53 - Hoàn thành khai quật khảo cổ lòng hồ Thủy điện Sơn La
- 24/08/2010 13:54 - Tìm thấy hiện vật cổ bằng đồng ở Than Uyên (Lai Châu)
- 24/08/2010 09:52 - Thông báo về hội thảo "Khảo cổ học vì lợi ích cộng đồng: Sự chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia"
- 23/08/2010 13:54 - Hà Tĩnh: Phát hiện 30 kg tiền cổ thời Thái Bình nguyên bảo
Phát hiện quả trứng nguyên vẹn sau cả ngàn năm
Thứ tư, 15 Tháng 9 2010 15:26
Các nhà khảo cổ học CH Séc trong khi khai quật một thị trấn hồi trung thế kỷ đã phát hiện trên vùng đất đang đào bới này một quả trứng gà cổ có niên đại 1200 tuổi.
Quả trứng ngàn năm tuổi
Tặng phẩm cho đời sau của một “cụ” gà mái được tìm thấy trong khu nghĩa trang của thị trấn Velikomoravia, nằm gần thành phố Znoimo ngày nay. Sau 12 thế kỷ, quả trứng đã hoá đá, nhưng được bảo quản ở trạng thái tuyệt vời.
Nó được cất kỹ trong một cái hũ bằng sành, đậy kín như một vật tùy táng đặt tại một trong các ngôi mộ thuộc khu nghĩa trang, hẳn là của một ông chủ một trại chăn nuôi gà muốn mang một chút kỷ niệm khi sang thế giới bên kia.
Ngoài trứng, các nhà nghiên cứu còn phát hiện những đồ trang sức, những vũ khí và nhiều di vật có ý nghĩa về mặt nhân chủng học, trong số đó có cả di vật của một phụ nữ quý tộc mà các nhà khảo cổ gọi là “Người đàn bà ma quái”.
Các nhà khoa học cho biết trong vùng chôn cất của nghĩa trang khá lớn này có khoảng 500 ngôi mộ, trong đó 350 ngôi đã được khai quật.
- 15/10/2010 15:49 - Phát hiện "tiểu Pompeii" ở Na-uy
- 15/10/2010 15:47 - Xét nghiệm AND và nhưng bí mật về đế quốc Viking
- 15/10/2010 15:46 - Pháp xác nhận thêm một mỏ hóa thạch khủng long
- 15/10/2010 15:44 - Tìm thấy nhiều hiện vật khảo cổ
- 13/10/2010 15:28 - Phát hiện bức tượng vị vua quyền lực của Ai Cập cổ
- 01/09/2010 15:23 - Phát hiện dao cổ nhất thế giới
- 26/08/2010 15:08 - Mexico phát hiện bộ xương người hơn 10.000 năm
- 23/08/2010 15:05 - Phát hiện hài cốt 500 năm tuổi thuộc đế chế Aztec
- 23/08/2010 14:57 - Loài người biết sử dụng công cụ từ 3,4 triệu năm trước
- 23/08/2010 14:53 - Khai quật đồng tiền xu cổ cực hiếm thời Pharaông
Khảo cổ học bình dân Nam bộ - Việt Nam, từ thực nghiệm đến lý thuyết (01/09/2010)
Thứ tư, 01 Tháng 9 2010 10:42
Cơ quan soạn thảo: Nxb Tổng hợp Tp. HCM
Kích thước: 14,5 x 20,5 cm
Hình thức bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2010
Số trang: 424
“Người viết bài này gọi tác giả của các công trình khoa học được giới thiệu đến với quí vị trong tập sách này là “chị Hậu Khảo Cổ”, vì đó chính là tên hiệu của chị và giới nghiên cứu bình dân thường hay dùng để gọi tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu.
Giới thiệu về nội dung:
“Người viết bài này gọi tác giả của các công trình khoa học được giới thiệu đến với quí vị trong tập sách này là “chị Hậu Khảo Cổ”, vì đó chính là tên hiệu của chị và giới nghiên cứu bình dân thường hay dùng để gọi tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu. Các nghiên cứu của chị không chỉ gắn liền với khảo sát thực địa và điền dã, gặp gỡ người dân bình thường, mà các bài viết khoa học của chị còn hướng đến mục tiêu phổ cập kiến thức khoa học trong xã hội, vì vậy khá dễ đọc đối với người có trình độ trung học, phù hợp để đăng trên báo chí và các phương tiện truyền thông, giúp quảng bá các kết quả nghiên cứu khoa học đến nhiều tầng lớp dân chúng rộng rãi, khơi gợi lòng yêu thích và khuyến khích giới bình dân cùng tham gia “nghiên cứu khoa học”. Sử học gia đình (family history) và khảo cổ học bình dân (popular archaeology) là hai ngành rất phổ biến ở các nước phát triển và người dân có truyền thống chuộng kiến thức.”
Th.s Lê Thanh Hải – Dẫn luận
Mục lục
Phần 1: Dẫn nhập
Phần 2: Kinh nghiệm điền dã
1. Ghi chép dọc đường
2. Mô tả khảo cổ
Phần 3: Phân loại và quy chiếu
1. Hệ tọa độ
2. Hệ thống hóa
3. Nam Bộ nhìn từ khảo cổ
Phần 4: Khảo cổ học ứng dụng
- 12/06/2012 10:26 - Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội (12/06/2012)
- 26/03/2012 10:27 - Sự hình thành nhà nước sơ khai ở miền Bắc Việt Nam (26/03/2012)
- 22/03/2012 10:31 - Nghiên cứu đô thị cổ Hội An - từ quan điểm khảo cổ học lịch sử (22/03/2012)
- 22/03/2012 10:29 - Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2010 (22/03/2012)
- 13/12/2010 10:34 - GIẢI THƯỞNG SÁCH VIỆT NAM NĂM 2010 (13/12/2010)
- 01/09/2010 10:40 - Di chỉ tiền sử Cái Bèo, đảo Cát Bà (01/09/2010)
- 01/09/2010 10:36 - Các Nền Văn Hóa Khảo Cổ Tiêu Biểu Ở Việt Nam (01/09/2010)
- 23/08/2010 10:44 - Sách mới: Sách (23/08/2010)
- 26/11/2009 11:17 - Hoàng thành Thăng Long (Thang long Imperial Citadel) (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:15 - Khảo Cổ Học Tiền Sử Và Sơ Sử Sơn La (25/11/2009)
Di chỉ tiền sử Cái Bèo, đảo Cát Bà (01/09/2010)
Thứ tư, 01 Tháng 9 2010 10:40
Cơ quan soạn thảo: NXB Khoa học xã hội
Kích thước: 16 x 24 cm
Hình thức bìa: 16 x 24
Năm xuất bản: 2010
Số trang: 328
Di chỉ Cái Bèo ở đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải phòng, có toạ độ 20o43’8’’ vĩ Bắc và 107o3’2’’ kinh Đông, cao 4m so với mặt nước biển.
Giới thiệu về nội dung:
Di chỉ Cái Bèo ở đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải phòng, có toạ độ 20o43’8’’ vĩ Bắc và 107o3’2’’ kinh Đông, cao 4m so với mặt nước biển. Di chỉ do M. Colani phát hiện năm 1938 và đặt tên là di chỉ Vịnh làng Chài – Baie des Pêcheurs. Di chỉ rộng 18.000m2, được các nhà khảo cổ học Việt Nam khai quật 4 lần vào các năm 1973, 1981,1986 và 2006. Đây là một trong số các di chỉ khảo cổ Tiền sử nổi tiếng ở vùng duyên hải Đông Bắc của Tổ quốc, có giá trị quan trọng trong nghiên cứu lịch sử - văn hoá dân tộc. Do tính chất đặc biệt của di chỉ, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã xếp hạng Di tích cấp Quốc gia cho di chỉ Cái Bèo tại Quyết định số 316/QĐ-BVHTTDL, ngày 22 tháng 1 năm 2009.
Do tính chất đặc biệt của di chỉ Cái Bèo như vậy nên vừa qua PGS.TS. Nguyễn Khắc Sử (Viện Khảo cổ học) đã chủ biên cuốn sách có nhan đề “Di chỉ tiền sử Cái Bèo, đảo Cát Bà” nhằm giới thiệu diện mạo văn hoá Tiền sử di chỉ Cái Bèo, góp phần bảo vệ, phát huy giá trị đặc biệt quan trọng của di tích.
Tiếp cận cuốn sách bạn đọc sẽ dễ dàng nhận thấy một số quan điểm trong cuốn sách này đã được tác giả đề cập ít nhiều trong một số bài viết về văn hoá Hạ Long và Tiền Hạ Long, về di chỉ Cái Bèo hay về văn hoá biển Tiền sử Việt Nam đã từng đăng trên Tạp chí Khảo cổ học, Thông báo khoa học Bảo tàng Lịch sử Việt Nam từ năm 1973 đến nay hoặc mới đây nhất là trong cuốn sách về khảo cổ học vùng duyên hải Đông Bắc Việt Nam xuất bản năm 2005.
Trên cơ sở những tư liệu khảo cổ khai quật được công trình đã xác định những đặc trưng di tích và di vật, niên đại, các giai đoạn phát triển và phác thảo bức tranh kinh tế - văn hoá xã hội của cư dân tiền sử Cái Bèo. Một số vấn đề về phân kỳ khảo cổ, văn hoá Hạ Long và vị trí của nền văn hoá này trong bình tuyến Đá mới cũng như truyền thống văn hoá biển Tiền sử Việt Nam... cho thấy rằng Cái Bèo là di tích khảo cổ thềm biển có quy mô lớn, địa tầng dày, có tổ hợp di tích và di vật phong phú. Những vết tích văn hoá ở đây đã phản ánh sự phát triển kế tiếp từ Trung kỳ Đá mới (đặc trưng cho nền văn hoá Cái Bèo) sang Hậu kỳ Đá mới (đặc trưng cho văn hoá Hạ Long). Đây là những tư liệu quan trọng cho việc xác định các giai đoạn phát triển văn hoá tiền sử đảo Cát Bà và vùng duyên hải Đông Bắc Việt Nam... Thêm vào đó cuốn sách cũng là lời cảnh báo di chỉ Cái Bèo hiện đang bị xâm hại nghiêm trọng. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, các nhà khảo cổ và những người quản lý văn hoá hãy bảo vệ di chỉ Cái Bèo vì đây không chỉ là di sản văn hoá biển tiêu biểu, đặc sắc của Việt Nam mà còn là bảo tàng địa chất tuyệt với về sự dao động mực nước biển đại dương. Sự tiếp nhận và thích ứng của con người trước hiện tượng biển tiến, biển thoái, là một bài học cho chúng ta hôm nay trước nguy cơ nước biển đại dương đang dâng cao từ nguyên nhân biến đổi khí hậu toàn cầu.
- 26/03/2012 10:27 - Sự hình thành nhà nước sơ khai ở miền Bắc Việt Nam (26/03/2012)
- 22/03/2012 10:31 - Nghiên cứu đô thị cổ Hội An - từ quan điểm khảo cổ học lịch sử (22/03/2012)
- 22/03/2012 10:29 - Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2010 (22/03/2012)
- 13/12/2010 10:34 - GIẢI THƯỞNG SÁCH VIỆT NAM NĂM 2010 (13/12/2010)
- 01/09/2010 10:42 - Khảo cổ học bình dân Nam bộ - Việt Nam, từ thực nghiệm đến lý thuyết (01/09/2010)
- 01/09/2010 10:36 - Các Nền Văn Hóa Khảo Cổ Tiêu Biểu Ở Việt Nam (01/09/2010)
- 23/08/2010 10:44 - Sách mới: Sách (23/08/2010)
- 26/11/2009 11:17 - Hoàng thành Thăng Long (Thang long Imperial Citadel) (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:15 - Khảo Cổ Học Tiền Sử Và Sơ Sử Sơn La (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:12 - Tiền sử và sơ sử Tuyên Quang (25/11/2009)