Tạp chí Khảo cổ học số 3/2009

 

 

Số chuyên đề Hang Con Moong Mục lục

1. Di sản văn hóa hang Con Moong/Tống Trung Tín.- Tạp chí Khảo cổ học, 2009, số 3.- Tr.3-6

2. Cấu trúc địa chất và đặc điểm Karst vùng Cúc Phương/Phạm Văn Quang.- Tạp chí Khảo cổ học, 2009, số 3.- Tr.7-13

3. Đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Cúc Phương/Trương Quang Bích, Đỗ Tự Lập, Lê Trọng Đạt, Nguyễn Mạnh Cường.- Tạp chí Khảo cổ học, 2009, số 3.- Tr.14-21

4.Kết quả phân tích bào tử phấn hoa di chỉ hang Con Moong/Nguyễn Thị Mai Hương, Phạm Văn Hải.- Tạp chí Khảo cổ học, 2009, số 3.- Tr.22-27

5. Nghiên cứu di cốt người cổ ở hang Con Moong/Nguyễn Lân Cường.- Tạp chí Khảo cổ học, 2009, số 3.- Tr.28-34

6. Di chỉ Hang Cong Moong: tư liệu khảo sát và nhận thức/Nguyễn Khắc Sử.- Tạp chí Khảo cổ học, 2009, số 3.- Tr.35-45

7. Thám sát di chỉ Hang Lai (Thanh Hóa)/Phạm Thanh Toàn.- Tạp chí Khảo cổ học, 2009, số 3.- Tr.46-51

8. Nghiên cứu thạch học công cụ đá hang Con Moong/Nguyễn Ngọc Trường, Nguyễn Khắc Sử.- Tạp chí Khảo cổ học, 2009, số 3.- Tr.52-61

9. Hệ thống các di tích hang động ở Vườn Quốc gia Cúc Phương/Bùi Văn Liêm, Nguyễn Sơn Ka.- Tạp chí Khảo cổ học, 2009, số 3.- Tr.62-70

10. Quy hoạch bảo vệ di sản Hang Con Moong/Viện Đình Lưu.- Tạp chí Khảo cổ học, 2009, số 3.- Tr.71-74

11. Vườn Quốc gia Cúc Phương với công tác bảo vệ di sản văn hóa/Trương Quang Bích, Đỗ Văn Lập.- Tạp chí Khảo cổ học, 2009, số 3.- Tr.75-81

CỔ TIỀN HỌC

Các loại tiền (tiếp theo)/Đỗ Văn Ninh.- Tạp chí Khảo cổ học, 2009, số 3.- Tr.82-83

THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG KHẢO CỔ HỌC

GIỚI THIỆU SÁCH

 

Tìm thấy hiện vật cổ bằng đồng ở Than Uyên (Lai Châu)

 

 

Trung tuần tháng 6- 2010, hai gia đình ông Lò Văn Vạn, Lò Văn Tân cùng anh em họ bản On, xã Khoen On, huyện Than Uyên (Lai Châu) tiến hành đào di chuyển 4 phần mộ tại đồi Đồng Nọi trên địa bàn xã. Khi đào sâu xuống gần 1m, rộng 80cm và dài 2m thì phát hiện nhiều hiện vật bằng đồng như: lưỡi rìu, chuôi và lưỡi thanh kiếm; dao phát cùng các mẩu hiện vật han rỉ khác.

Theo dự đoán của người dân thì đây là các công cụ, vũ khí thuộc thời đại đồ đồng mà các tộc trưởng để lại. Các gia đình trên tìm thấy những hiện vật này khi thực hiện chương trình di dân tái định cư thủy điện Bản Chát- Huổi Quảng. Chính quyền địa phương đã yêu cầu các hộ gia đình có phần mộ ở những khu vực này phải tổ chức di dời để san ủi mặt bằng đưa dân đến ở. Ông Nguyễn Hữu Hòa, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Khoen On cho biết, chính quyền xã đang tiến hàng làm văn bản để trình lên cấp trên đề nghị xác minh rõ, thu giữ số hiện vật cổ trên để bảo quản phục vụ cho công tác nghiên cứu và sưu tầm.
 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông báo về hội thảo "Khảo cổ học vì lợi ích cộng đồng: Sự chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia"

 

 

Hội thảo quốc tế "Khảo cổ học vì lợi ích cộng đồng: Sự chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia" do Hội khảo cổ học Việt Nam cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 19/12/2010 đến 22/12/2010 tại thành phố Thanh Hóa.

Trong sự hội nhập quốc tế và quá trình toàn cầu hóa, vai trò, lợi ích và sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động phát triển xã hội, bao gồm sự phát triển của khoa học, trong đó có ngành khảo cổ học đang là những vấn đề được đặc biệt quan tâm ở nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Mối quan tâm này, một mặt nhằm đảm bảo lợi ích cao nhất cho tất cả các cộng đồng trong xã hội, mặt khác nhằm phát huy tối đa tinh thần, tình cảm và năng lực của mọi tầng lớp xã hội, đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.

Riêng đối với ngành khảo cổ học, càng ngày các giá trị của di sản khảo cổ học càng chứng tỏ chúng không chỉ cung cấp các nguồn tư liệu vật chất cho các nhà nghiên cứu lịch sử của quá khứ. Các di tích khảo cổ và các di vật có liên quan đang ngày càng có vai trò to lớn trong việc giáo dục lịch sử, đạo đức, thẩm mỹ và cung cấp nền tảng kiến thức cho mọi thế hệ, trước hết là cho các cộng đồng địa phương và sau đó là cho các cộng đồng rộng lớn hơn. Trong khi các di sản khảo cổ học góp phần phát triển ngành công nghiệp không khói - ngành du lịch, lợi ích của các cộng đồng địa phương là gì, vai trò của họ trong việc bảo vệ duy trì và bảo tồn các di sản vô giá  này như thế nào, làm gì để phát huy sức mạnh của cộng đồng trong việc bảo vệ, phát huy các di sản khảo cổ học đang là những vấn đề nổi lên và cần quan tâm hiện nay.

Với những lí do trên, Hội thảo sẽ là nơi gặp gỡ của các nhà nghiên cứu và quản lý di sản khảo cổ học đến từ mọi miền của Việt Nam và các nước: Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Ý, Mỹ…Những người dân yêu mến và tích cực đóng góp cho công cuộc nghiên cứu và bảo vệ các di sản khảo cổ học cũng sẽ có mặt và nói lên tiếng nói của mình.

Hội thảo sẽ tập trung thảo luận 3 chủ đề chính sau đây:
1- Bảo vệ và bảo tồn các di chỉ khảo cổ học như thế nào
2- Làm gì để phát huy giá trị của các di chỉ khảo cổ học
3- Vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di chỉ khảo cổ học.


 

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Hà Tĩnh: Phát hiện 30 kg tiền cổ thời Thái Bình nguyên bảo

 

 

Ngày 18/8, trong khi đang làm vườn, gia đình anh Nguyễn Doãn Tường (ngụ tại thôn Chiến Thắng, xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc) đã bất ngờ phát hiện được 30 kg tiền cổ bằng kim loại.

Nhiều nhà khảo cổ học đã đến khảo cổ và cho hay số tiền cổ đều là nhưng loại quý hiếm, gồm hai loại: tiền Việt Nam (Thái Bình nguyên bảo, Thánh Tông nguyên bảo, Cảnh Hưng thông bảo) và tiền Trung quốc (Thiệu Thái thông bảo, Khai Nguyên thông bảo, Chính Hoà thông bảo) với đủ loại kích cỡ.

Đây là số tiền cổ lớn và rất có giá trị. Tuy một số đã bị phủ một lớp màu xanh, một số đã mờ chữ.

Trao đổi với phóng viên, anh Tường cho hay gia đình sẽ không bán.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Khảo cổ học trong mối liên hệ khu vực

 

 

Mỗi năm, có đến vài lần các nhà khảo cổ học nghiên cứu Ðông - Nam Á tập hợp nhau lần lượt ở mỗi nước để cùng tìm về cội nguồn các nền văn minh sớm trong khu vực. Mới đây hội nghị được tổ chức tại thủ đô Cu-a-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a). Sôi nổi và gần gũi nhau vì có nhiều mẫu số chung về văn hóa xưa.

Tham luận tại Hội nghị là các nhà khoa học đến từ In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái-lan, Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam, Phi-li-pin, Mi-an-ma, Mỹ, Anh, Ấn Ðộ, Trung Quốc... Hội nghị tập trung vào phát hiện mới về dấu tích kiến trúc tôn giáo ở thung lũng Bu-giang, bang Kê-đa của nước chủ nhà. Di tích còn lại có thể là một dạng đền tháp, giống như tháp Cát Tiên (Lâm Ðồng) ở ta. Nơi đây được coi là địa điểm có các công trình kiến trúc tôn giáo sớm nhất Ðông - Nam Á, vào khoảng năm 110 sau Công nguyên. Có đến 97 địa điểm khảo cổ quây quần ở vùng này chứng tỏ đó là một trung tâm kinh tế- xã hội lớn. Các nhà khoa học còn tìm thấy dấu tích của các công đoạn luyện sắt, làm gạch, những viên gạch nung còn nguyên dấu chân động vật hay vết năm đầu ngón tay người làm gạch. Ðền tháp ở đây đánh dấu sự giao lưu văn hóa mạnh mẽ giữa bờ biển tây Ma-lai-xi-a và văn minh Ấn Ðộ theo con đường băng qua vịnh biển Ben-gan.

Nhiều vấn đề lịch sử khu vực hấp dẫn được quan tâm như con đường giao lưu buôn bán thời cổ giữa Ấn Ðộ và Ðông - Nam Á được chứng minh bằng hiện vật. Con đường đó từ miền Nam Ấn qua Xri Lan-ca, băng qua vịnh, qua vùng quần đảo Ðông - Nam Á, qua eo biển Ma-lắc-ca, Vịnh Thái-lan đến vùng Nam Bộ và miền trung nước ta. Nhiều nhà khoa học cho rằng đảm nhiệm con đường giao thương đó lại không phải là thương nhân  Ấn Ðộ mà lại chính là các cư dân Ðông - Nam Á, vốn là những người có kỹ thuật hàng hải tuyệt vời.

Một loạt trung tâm buôn bán và đô thị cổ xưa của Ma-lai-xi-a, Thái-lan, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam đã hình thành nhờ con đường hàng hải này. Ðây cũng là con đường chủ yếu truyền tải đạo Hin-đu và đạo Phật vào Ðông - Nam Á, với những đền tháp, tượng đài mọc lên khá nhiều vào những thế kỷ sau Công nguyên. Các di sản đền tháp nổi tiếng, nhiều di sản được xếp hạng thế giới như ở Thái-lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, đền Ăng-co (Cam-pu-chia), đền tháp Cát Tiên, Mỹ Sơn (Việt Nam) có được cũng là nhờ sự giao lưu với thế giới Ấn Ðộ cổ xưa. Nhiều học giả cũng cho rằng giao lưu văn hóa với Ấn Ðộ đã làm phong phú hơn nền văn hóa bản địa của cư dân Ðông - Nam Á, các vị thần linh cũng mang sắc thái sáng tạo địa phương so với các vị thần ở Ấn Ðộ.

Có thể vào khoảng vài thế kỷ đầu Công nguyên, con đường hàng hải còn vươn xa hơn thế, khi mà khảo cổ học đã có bằng chứng hiện vật của thời La Mã cổ đại ở rải rác khắp miền Ðông - Nam Á, trong đó có nền văn minh Óc Eo ở đồng bằng sông Cửu Long nước ta, nơi tìm được khá nhiều đồ trang sức và tiền đồng La Mã. Trước đó nữa, những đồ trang sức bằng mã não, hạt cườm nhiều mầu bằng thủy tinh có mặt trong văn hóa Sa Huỳnh cũng có thể có ảnh hưởng do sự giao lưu. Ngược lại, cũng bằng đường biển, người Sa Huỳnh cũng đã đưa được sản phẩm độc đáo của mình đi đến các vùng ven biển khác ở Ðông - Nam Á, đó là những chiếc khuyên tai đá hoặc thủy tinh hình hai đầu thú hay khuyên tai ba mấu.

Cũng được hội nghị quan tâm thảo luận là vấn đề trống đồng Ðông Sơn ở ta. Bằng đường biển và các dòng hải lưu, gió mùa, trống đồng ở miền bắc Việt Nam đã lan tỏa ra nhiều vùng ven biển Ðông - Nam Á, nhiều nhất là ở vùng quần đảo In-đô-nê-xi-a, Thái-lan. Các nhà khoa học Ma-lai-xi-a cũng công bố tìm được 12 chiếc trống Ðông Sơn ở cả vùng bán đảo lẫn vùng đảo Boóc-nê-ô. Phát hiện mới nhất là trống đồng Ðông Sơn tìm được ngay trong lòng đất Cam-pu-chia, ở địa điểm Prô-hia, tỉnh Prây-veng vào mùa khai quật năm 2008-2009. Ðịa điểm này ở ngay gần biên giới nước ta, chỉ cách Tây Ninh chưa đầy 50 km.

Các nhà khoa học đánh giá cao con đường giao lưu ven biển giữa các nước trong khu vực thời cổ, không chỉ giao lưu một chiều mà đa chiều, đã hình thành nên một vùng liên kết kinh tế - xã hội chặt chẽ trong thời cổ đại, tạo nên một bản sắc văn hóa Ðông - Nam Á, thống nhất trong đa dạng.

Vấn đề bảo vệ di sản cũng được đặt ra. Các nước trong khu vực đã nhận thức được vấn đề phải cấp thiết bảo vệ các đền đài, các di tích khảo cổ trong lòng đất, cũng như cần phải gắn với du lịch sẽ làm di tích sinh động hơn và có điều kiện để bảo vệ di tích tốt hơn.

Những trao đổi, tranh luận tại hội nghị cho thấy mối quan tâm chung của các nhà khoa học về hệ thống những di sản chung của quá khứ giữa các nước lân bang. Những di sản đó có nhiều nét tương đồng, cộng cảm về con người, về văn hóa. Và tiếp tục sẽ là những công trình nghiên cứu sâu để làm rõ hơn những câu hỏi về một giai đoạn lịch sử của mỗi quốc gia, cũng như cả khu vực, trong hành trình vĩ đại của văn hóa nhân loại.

PGS, TS Trịnh Sinh

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Phát hiện xương người cổ nhất Đông Nam Á

 

 

Các nhà khảo cổ học tại Philippines đã khai quật được một mẩu xương người có niên đại lên tới 67 ngàn năm, mẩu xương người cổ nhất Đông Nam Á từng được biết đến với.

Phát hiện xương người cổ nhất Đông Nam Á

Mẩu xương chân được cho là của người Callao có niên đại 67 ngàn năm được khai quật tại quần thể hang động Callao gần khu vực Penablanca thuộc đảo Luzon, cách thủ đô Manila (Philippines) 340km về phía bắc.

Phát hiện này đã chứng minh rằng khu vực đảo Luzon của Philippines có người sinh sống sớm hơn 20 ngàn năm so với nhận định trước đây. Những nghiên cứu trước đây cho rằng người Tabon sống cách đây 47 ngàn năm, là những người đầu tiên xuất hiện tại Philippines.

"Cho tới nay đây có thể là hóa thạch xương người sớm nhất được tìm thấy tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương”, giáo sư Armand Mijares, thuộc trường đại học Philippines Diliman và là người đứng đầu nhóm khảo cổ, nói. "Sự xuất hiện của con người trên đảo Luzon chứng tỏ rằng những người nguyên thủy đã biết cách chế tạo thuyền trong thời kỳ đầu này".

Giáo sư Armand Mijares cho biết mẩu xương trên là những bằng chứng cho thấy người Callao hay tổ tiên của họ đã tới định cư trên đảo Luzon bằng thuyền vào thời kỳ mà các chuyên gia vẫn nghĩ rằng con người chưa có khả năng đi xa bằng đường biển.

Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ cũng phát hiện những vết cắt trên xương nai và lợn rừng được tìm thấy xung quanh mẩu xương người 67 ngàn năm tuổi. Điều này chứng tỏ rằng người Callao từng là những thợ săn, cho dù không dụng cụ đi săn nào được tìm thấy tại địa điểm khai quật.

Nhóm khảo cổ của ông Mijares giờ đây đang lên kế hoạch xin giấy phép để thực hiện một cuộc khai quật quy mô lớn hơn tại quần thể hang động Callao với hy vọng phát hiện thêm bằng chứng để chứng minh các giả thuyết của họ.

Năm 2007, các nhà khảo cổ học thuộc trường đại học Philippines và Viện bảo tàng quốc gia cũng đã phát hiện một mẩu xương bàn chân phải trên đảo Luzon, nhưng họ phải mất 3 năm sau đó để xác định được niên đại của mẩu xương này.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Phát hiện hài cốt 500 năm tuổi thuộc đế chế Aztec

 

 

Các nhà khảo cổ học Mexico phát hiện khoảng 50 hài cốt hơn 500 năm thuộc đế chế Aztec, trong đó một số hài cốt đặt trong bình sứ.

Phát hiện hài cốt 500 năm tuổi thuộc đế chế Aztec

Học viện quốc gia về Nhân loại học và Lịch sử của Mexico cho biết trong quá trình đào một đường hầm mới ở thủ đô Mexico City, các nhà khảo cổ học của nước này đã phát hiện hài cốt của khoảng 50 trẻ em thuộc đế chế Aztec có từ cách đây hơn 500 năm, trong đó có một số hài cốt được đặt trong bình sứ.

Theo các nhà khảo cổ học Mexico, những hài cốt được phát hiện này cho chúng ta thấy rõ tục chôn cất người chết của người Aztec.

Đó là việc chôn cất người thân dưới nền nhà và những trẻ em khi qua đời thường được đặt vào các bình sứ để chôn cất vì người Aztec tin rằng những chiếc bình này giống như dạ con của người mẹ sẽ giữ cho chúng được ấm áp.

Ngoài những hài cốt nói trên, các nhà khảo cổ còn phát hiện nền móng của những ngôi nhà được xây dựng dưới thời đế chế Aztec, cùng hàng trăm hiện vật khác có niên đại từ 1.100-1.500 năm sau Công nguyên.

Đế chế Aztec, có thủ đô là thành phố Mexico City hiện nay, từng thống trị một phần rộng lớn vùng Mesoamerica (Trung Mỹ) trong khoảng một thế kỷ cho tới khi có sự xuất hiện của người Tây Ban Nha.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Loài người biết sử dụng công cụ từ 3,4 triệu năm trước

 

 

Các nhà khảo cổ học mới đây đã chứng minh được rằng loài người đã biết sử dụng các công cụ để săn bắt và ăn thịt động vật từ cách đây 3,4 triệu năm, sớm hơn 800.000 năm so với chúng ta nghĩ trước đây.

Loài người biết sử dụng công cụ từ 3,4 triệu năm trước

Phát hiện này cũng có nghĩa rằng loài người Homo không phải là tộc người đầu tiên biết sử dụng công cụ mà là loài người Australopithecus afarensis. Hóa thạch đầu tiên của loài người này có niên đại khoảng 3,2 triệu năm được phát hiện tại thung lũng Awash của Ethiopia vào năm 1976 được đặt tên là “Lucy”.

Tiến sĩ  Zeresenay Alemseged,  một nhà khảo cổ học chuyên nghiên cứu về lịch sử tiến hoá của loài người tại Viện khoa học California (Mỹ), đã khai quật thấy hai mảnh xương động vật có niên đại cách đây 3,4 triệu năm tại khu vực  Dikika, cách thủ đô  Addis Ababa của  Ethiopia khoảng 400 km về phía đông bắc.

Cả 2 mảnh xương được phát hiện đều là của các động vật có vú – một mảnh là xương sườn của động vật có kích thước tương đương một con bò và một mảnh xương đùi của một động vật có kích cơ tương đương 1 con dê. Hai mảnh xương này đều có dấu vết của những vết cắt được cho là của các công cụ bằng đá để lọc thịt ra khỏi xương và lấy tủy.

Nơi các nhà khảo cổ tìm thấy hai mảnh xương trên rất gần với địa điểm khai quật thấy bộ xương hóa thạch của loài người tại  thung lũng  Awash của Ethiopia vào năm 1976. Ngoài ra, địa điểm tìm thấy 2 mảnh xương cũng chỉ cách khoảnh gần 200 m nơi nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Alemseged tìm thấy hóa thạch của loài người Selam – được cho là  thế hệ cháu của loài người Lucy, vào năm 2000. Điều đó đó chứng tỏ rằng loài người ở thời kỳ này đã biết sử dụng công cụ bằng đá để ăn thịt, sớm hơn gần 1 triệu năm so với chúng ta suy nghĩ trước đây.

“Phát hiện mới này có thể buộc chúng ta phải thay đổi nội dung những tư liệu về lịch sử tiến hóa của loài người. Những bằng chứng mới cho thấy loài người đã biết sử dụng công cụ để xẻ thịt động vật sớm hơn gần 1 triệu năm so với chúng ta nghĩ. Sự phát triển này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiến hóa của loài người”, tiến sĩ Zeresenay Alemseged nói.

“Phát hiện này đã làm thay đổi suy nghĩ của chúng ta về tổ tiên của loài người. Việc biết sử dụng các công cụ là một mốc quan trọng trong quá trình tiến hóa của loài người và là tiền để giúp chúng ta phát minh ra những công nghệ hiên hiện đại như máy bay, iPhones, ...”, tiến sĩ  Zeresenay cho biết thêm.

Trong khi đó, tiến sĩ  Shannon McPherron, một nhà khảo cổ học tại Viện nghiên cứu Nhân loại học tiến hóa Max Planck và là thành viên nhóm khai quật, cho rằng: “Phát hiện của chúng tôi có thể đưa thời kỳ Đồ đá về sớm hơn 800.000 năm. Chúng ta bây giờ có thể hình dung loài người Lucy đi săn ở những vùng đất của châu Phi với một công cụ trên tay” .

Cho đến thời điểm hiện tại, công cụ cổ nhất được phát hiện là vào khoảng 2,5 triệu năm trước đây. Những công cụ này dính trên một mảnh xương động vật được khai quật tại vùng Bouri ở Ethiopia. Đây cũng được coi là thời điểm bắt đầu của Thời kỳ Đồ đá. Ngoài ra, một số công cụ bằng đá khác có cùng niên đại cũng đã được tìm thấy ở khu vực gần Gona (Ethiopia).

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Tìm thấy ngôi nhà hóa thạch 10.500 năm tuổi

 

 

Các nhà khảo cổ học Anh đã phát hiện ra ngôi nhà hóa thạch có niên đại 10.500 năm tuổi ở gần Scarborough, North Yorkshire.

Tìm thấy ngôi nhà hóa thạch 10.500 năm tuổi

Đây là ngôi nhà có kết cấu hình tròn, là nơi trú ngụ của những thợ săn du mục Anh vào thời kỳ băng hà cuối cùng- tờ Heritage key đưa tin ngày 11/8.

Ngôi nhà được phát hiện cạnh một chiếc hồ cổ đại và một rừng gỗ.

“Phát hiện này đã làm thay đổi giả thuyết cho rằng cuộc sống của con người ở Anh là định cư. Nhưng ngôi nhà cổ này đã khẳng định rõ ràng: người Anh vào thời kỳ đầu là những người du mục. Họ đã biết săn nai, heo rừng, bò hoang… ” – tiến sĩ Chantal Coneller của ĐH Manchester cho biết.

Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy nhiều sọ hươu, đá lửa, thuyền, mái chèo, các loại hạt… xung quanh ngôi nhà. Điều này cho thấy cuộc sống của những người cổ đại khá đầy đủ, sung túc.

“Thậm chí, những người này hưởng thụ cuộc sống với những lễ nghi mang tính giải trí, vì chúng tôi tìm thấy nhiều dấu hiệu kiểu này thông qua nhung hươu” – tiến sĩ Nicky Milner của ĐH York cho biết thêm.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Khai quật đồng tiền xu cổ cực hiếm thời Pharaông

 

 

Ngày 11/8, Tân Hoa Xã đưa tin, các nhà khảo cổ Israel đã khai quật được một đồng tiền xu bằng vàng vô cùng quý hiếm có từ cách đây 2.200 năm.

Khai quật đồng tiền xu cổ cực hiếm thời Pharaông

Đồng tiền xu quý hiếm này được tìm thấy trong một cuộc khai quật ở Tel Kedesh, thuộc miền bắc Israel, gần biên giới Li-băng. Nó rất đẹp và còn nguyên vẹn.

“Đây là đồng tiền xu bằng vàng nặng nhất và giá trị nhất từng được tìm thấy tại Israel”, Tiến sĩ Donald T. Ariel, trưởng bộ phận nghiên cứu tiền xu thuộc Ban đặc trách cổ vật Israel, cho biết. Nó nặng 27 gram, trong khi hầu hết các đồng tiền xu cổ bằng vàng chỉ nặng khoảng hơn 4 gram.

Đồng tiền này được đúc tại Alexandria, Ai Cập trong thời trị vì của Pharaông Ptolemy V vào năm 191 trước Công nguyên sau khi Nữ hoàng Arsinoe Philadephus (II), mất.

Tiến sĩ Ariel cho rằng: “Đồng tiền xu quý hiếm này rõ ràng không chỉ được sử dụng với mục đích thương mại mà nó còn mang chức năng biểu tượng. Nó có thể có chức năng nghi lễ liên quan tới một lễ hội nhằm tôn vinh Nữ hoàng Arsinoe, người rất được tôn sùng khi đó”.

Trước đó, một đồng tiền xu bằng vàng từ thời Ptolemaic cũng được tìm thấy tại Israel nhưng nó chỉ nặng 2 gram.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Trang


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9021947
Số người đang online: 25