- Tác giả: Nguyễn Văn Cương
- Nxb: Văn hóa - Thông tin - 2006
-  Khổ sách: 14,5 x 20, 5 cm
- Số trang: 310 tr
 
Làng và đình làng của người Việt đã có rất nhiều người thuộc nhiều ngành, nhiều thế hệ nghiên cứu và khai thác các giá trị văn hóa. Cuốn sách Mỹ thuật đình làng đồng bằng Bắc bộ giới thiệu đến độc giả về nguồn gốc cái đình, chức năng của đình, về nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc đình làng ở Bắc bộ ...
Nội dung cuốn sách gồm 4 chương:
Chương 1: Đình làng và văn hóa làng Đồng bằng Bắc bộ: Chương này nêu 2 vấn đề: Một là yếu tố làm mên diện mạo văn hóa làng đồng bằng Bắc bộ; Hai là Đình là - nguồn gốc và chức năng.
Chương 2: Mỹ thuật đình làng - sự hiện hữu của tư duy và thẩm mỹ dân tộc gồm 3 vấn đề: kiến trúc, điêu khắc, tranh vẽ ở đình làng
Chương 3: Mỹ thuật đình làng nhìn từ văn hóa. Trong chương nêu tâm thức phồn thực và ngôi đình làng, mỹ thuật đình làng Bắc bộ từ cái nhìn sinh thái - nhân văn, ý nghĩa và biểu tượng của những mô típ trang trí trong điêu khắc đình làng.
Chương 4: Kế thừa và phát huy di sản mỹ thuật Đình làng: Mỹ thuật đình làng phản ánh bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn và phát huy di sản mỹ thuật đình làng.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
- Tác giả: Đặng Phúc Tinh - Hoàng Lan
- Nxb: Thế Giới
-  Khổ sách: 14,5 x 20, 5 cm
- Số trang: 238 tr
Trích lời tựa của Tôn Gia Chính “Trung Quốc là nước có nền văn minh cổ xưa phương Đông. Dân tộc Trung Hoa trải qua mấy nghìn năm tôi luyện và hòa hợp, kết tụ và phát triển, đã trở thành một dân tộc vĩ đại tràn đầy sức sống trong cộng đồng các dân tộc thế giới. Dân tộc Trung Hoa đã thu hút được muôn phương mà lại có phong thái độc đáo, hình thành nên nền văn hóa Trung Hoa rực rỡ muôn màu mà lại đa nguyên nhất thể, rộng lớn sâu lắng mà lại mộc mạc tươi đẹp...”
Nội dung cuốn sách giới thiệu về mỹ thuật của Trung Quốc trong điêu khắc, tạc tượng, trong trang trí hoa văn gốm, tranh vẽ, tranh khắc...
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
  
Sách Mộ cổ Nam Bộ của PGS. TS. Phạm Đức Mạnh (Giảng viên cao cấp Bộ môn Khảo cổ học, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) do Nxb.Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh ấn hành vào Quý I năm 2020 (số ISBN: 978-604-58-9628-0; Khổ 16 X 24 cm).
 "Mộ cổ Nam Bộ" - Một cuốn sách, một công trình tỉ mỉ, nghiêm túc và cẩn trong của tác giả Phạm Đức Mạnh và cộng sự, cùng với nỗ lực của tập thể Nhà xuất bản Tổng hợp TPHCM. Chính vì vậy, ngay từ khi ra mắt đã nhận được sự quan tâm, đóng góp, ủng hộ rất lớn từ độc giả, những nhà nghiên cứu chuyên môn. Đó thực sự là một niềm vinh hạnh của những người làm sách.
 Chuyên khảo "Mộ cổ Nam Bộ" được xuất bản với mục đích cung cấp tối đa lượng thông - tư liệu khoa học - kết quả điền dã (điều tra, thám sát, phát hiện, khai quật khảo cổ học), giám định mẫu vật và những kiến giải khoa học của tác giả và cộng sự về loại hình di tích Khảo cổ học Lịch sử mộ táng cơ bản hiện hữu ở Nam Bộ đặt trong khung cảnh Việt Nam thời trung và cận đại.
 Chuyên khảo với mục đích giữ cho bằng được cái giá trị văn hóa dân tộc, theo như tinh thần của Federico Mayor, Tổng giám đốc Unesco đã nói "Cần phải giữ gìn cho được mọi giá trị văn hóa dân tôc, dù cho nó chỉ còn là những mảnh vỡ nhỏ. Bởi vì, văn hóa của một dân tộc, một cộng đồng người, thậm chí của một cá thể, là những điều không thể thay thế được".
Xin trân trọng giới thiệu!
Nguồn: Nxb Tổng hợp TP.HCM
- Tác giả: Phạm Đức Mạnh, Hồ Tiến Duật
- Nxb: Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh - 2020
-  Khổ sách: 16 x 24 cm
- Số trang: 441 tr
 
Đàn đá là một trong những loại hình di vật khảo cổ học tiêu biểu vào bậc nhất của văn hóa vật chất thời nguyên thủy ở miền Nam Việt Nam.
Vào cuối năm 1979, các nhà khảo cổ khai quật làng xưởng Bình Đa (Đồng Nai) đã phát hiện chính trong trầm tích văn hóa một số thanh đoạn đàn đá nằm bên di vật nguyên thủy có tuổi carbone phóng xạ C14 tới 3.180±50 năm cách nay (lê Xuân Diệm, Nguyễn Văn Long, 1983).
Sau đó, lần đầu tiên ở Việt Nam, chúng ta được biết hai bộ đàn đá nguyên vẹn khám phá trong lòng đất Lộc Hòa (Lộc Ninh - Bình Phước) từ cuối năm 1996.
Nhân sự kiện Đàn đá Lộc Hòa được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định công nhận là “Bảo vật Quốc gia” năm 2017, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh Bình Phước chủ trương hợp tác với PGS. TS. Phạm Đức Mạnh, giảng viên cao cấp Bộ môn Khảo cổ học (Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) tiếp tục nghiên cứu hệ thống các tư liệu cơ bản nhất về đàn đá nói riêng và về “thời tiền sử và sơ sử”  trên đất Bình Phước nói chung, phục vụ cho công tác xây dựng một trong các nội dung quan trọng của đề tài về Đàn đá ở Nam Bộ và phát huy tác dụng các giàn đàn Bảo vật Quốc gia đã phát hiện ở Lộc Hòa - Lộc Ninh.
Sách "Đàn đá Lộc Hòa" của PGS.TS. Phạm Đức Mạnh (Giảng viên cao cấp Bộ môn Khảo cổ học, Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV- ĐHQGHCM) – chủ biên, và Hồ Tiến Duật (Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bình Phước) – đồng chủ biên, do Nxb.Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh ấn hành quý I năm 2020. 
Nguồn: Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM
  •  Bộ sách do Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu di sản văn hóa biển Quốc gia Hàn Quốc tổ chức bản thảo, biên soạn nội dung bằng tiếng Việt và tiếng Hàn, xuất bản tại Hàn Quốc vào thời gian cuối 2019 đến đầu năm 2020. Sách có kích thước: 23 x 29cm, gồm 3 tập với tổng cộng hơn 1000 trang viết và hình ảnh minh họa sinh động.
Ấn phẩm là kết quả báo cáo nghiên cứu “Thương cảng cổ Việt Nam” được hai cơ quan phối hợp khảo sát từ năm 2013 đến năm 2019.
Thương cảng là nguồn tư liệu quan trọng để hiểu được toàn bộ về kinh tế, xã hội, văn hóa và lịch sử của một quốc gia. Thương cảng Việt Nam không chỉ đóng vai trò kết nối đồng bằng, cao nguyên và bờ biển mà còn là một cứ điểm quan trọng trong mạng lưới giao thương quốc tế, kết nối Đông Tây với các quốc gia trên bán đảo Đông Dương.
Qua quá trình khảo sát khoảng 400 địa điểm gồm các hải cảng, cửa biển, bến thuyền và các di tích liên quan như chợ quán, bến bãi, đình chùa, đền miếu …, phân bố trên toàn lãnh thổ Việt Nam dọc theo 3.260km bờ biển nhằm làm sáng tỏ thực tế lịch sử trong văn hóa biển của Việt Nam, đồng thời xác nhận một phần sự giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc từ xa xưa thông qua việc nghiên cứu các di vật, cổ vật…Bộ sách có một điểm rất đặc biệt là phần III và phần II được xuất bản trước (tháng 12 năm 2019), còn phần I được xuất bản tháng 4 năm 2020, nội dung cụ thể được giới thiệu trong từng phần của bộ sách:

Phần I: Thương cảng cổ ở miền Bắc Việt Nam, xuất bản năm 2020, 317 trang.
Trong phần này, cuốn sách tập trung giới thiệu khái quát về lịch sử hải thương với sự hình thành và phát triển thương cảng ở Việt Nam; hệ thống thương cảng cổ ở miền Bắc Việt Nam từ thời cảng thị sơ khai thời nhà nước Văn Lang cho đến giai đoạn quốc gia Đại Việt độc lập: Đô thị cổ Hoa Lư; Đô thị thương cảng Thăng Long - Kẻ Chợ; Đô thị thương cảng Phố Hiến…

Phần II: Thương cảng cổ ở miền Trung Việt Nam, xuất bản năm 2019, 449 trang, được nghiên cứu theo ba nội dung:
1. Thương cảng vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh (từ đầu công nguyên đến thế kỷ 20).
2. Khái quát về cảng thị sơ khai thời kỳ văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung Việt Nam (thế kỷ 5 TCN đến thế kỷ 1 SCN).
3. Hệ thống thương cảng cổ thời Champa đến Đại Việt (từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 20), tiêu biểu: Thương cảng ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hà, Bao Vinh, Hội An…

Phần III: Thương cảng cổ ở miền Nam Việt Nam, xuất bản năm 2019, 317 trang, với ba nội dung chính:
1. Từ những cảng thị sơ khai của văn hóa Đồng Nai cho đến thương cảng Óc Eo - Phù Nam ở miền Nam Việt Nam (khoảng thế kỷ 7 TCN đến thế kỷ 7 SCN).
2. Giai đoạn hoang hóa và sự tái sinh của vùng đất Nam Bộ.
3. Hệ thống thương cảng ở Nam Bộ từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20, tiêu biểu: Thương cảng Cù Lao Đại Phố, Mỹ Tho Đại Phố, Hà Tiên, Sài Gòn - Chợ Lớn…
Xin trân trọng giới thiệu!
Nguồn: Thúy Hà - Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Năm 1533, một tàu buôn của Bồ Đào Nha chở bốn mươi tấn các đồng xu vàng, bạc cùng hàng hóa quý giá khác đã mất tích trên đường đến Ấn Độ. Năm 2008, con tàu này với tên gọi Bom Jesus, được tìm thấy ở Namibia, là  tàu đắm cổ nhất được biết đến ở miền nam châu Phi. Giờ đây, sự hợp tác quốc tế giữa  các nhà nghiên cứu từ Namibia, Nam Phi, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ báo cáo trên tạp chí Current Biology (Sinh học Gần đây) vào ngày 17 tháng 12 đã phát hiện ra hàng hóa của con tàu bao gồm hơn 100  ngà voi, với sự phân tích ADN cổ và đồng vị  đã hé lộ nhiều đàn voi riêng rẽ đã từng lang thang ở Tây Phi.

                              

                                                  Ảnh: Voi rừng châu Phi ( chụp bởi: Nicholas Georgiadis)

Theo các nhà khoa học,  nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên kết hợp các phương pháp liên ngành: gen cổ, đồng vị, khảo cổ học và lịch sử để xác định nguồn gốc, lịch sử sinh thái và di truyền của hàng hóa bị đắm. Điều này đáng chú ý một phần vì ngà voi là động lực trung tâm của hệ thống thương mại xuyên lục địa kết nối châu Âu, châu Phi và châu Á thông qua các tuyến đường hàng hải. Phát hiện này cũng có ý nghĩa đối với việc tìm hiểu loài voi châu Phi trong quá khứ và hiện tại.
Trong nghiên cứu mới, nhóm nghiên cứu, bao gồm Alfred L. Roca và Alida de Flamingh, Đại học Illinois tại Urbana-Champaign, cùng với Ashley Coutu và Shadreck Chirikure, liên kết với Đại học Oxford và Đại học Cape Town, muốn xác định chính xác nguồn ngà voi được lưu hành rộng rãi trong hệ thống thương mại Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương trong thời kỳ đầu giao thương và toàn cầu hóa.
De Flamingh giải thích: “Những con voi sống trong các nhóm gia đình do phụ nữ làm chủ, và chúng có xu hướng ở  cùng một khu vực địa lý trong suốt cuộc đời của chúng. "Chúng tôi xác định những chiếc ngà này đến từ đâu bằng cách kiểm tra một ADN đánh dấu chỉ được truyền từ mẹ sang con và so sánh trình tự của những con voi châu Phi theo khu vực địa lý. Bằng cách so sánh ADN ngà voi trên tàu đắm với ADN  của những con voi có nguồn gốc trên khắp Châu Phi, chúng tôi có thể xác định chính xác khu vực địa lý và loài voi có đặc điểm ADN phù hợp với ngà voi trên tàu đắm
Coutu cho biết thêm: “Để phát hiện đầy đủ nguồn gốc của những chiếc ngà voi này, chúng tôi cần nhiều bằng chứng. "Do đó, chúng tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp và chuyên môn để khám phá nguồn gốc của những ngà voi này thông qua dữ liệu di truyền và đồng vị thu thập được từ việc lấy mẫu ngà. Kết luận của chúng tôi chỉ có thể thực hiện được khi tất cả các mảnh ghép liên ngành khớp với nhau."
Các phân tích của nhóm nghiên cứu, bao gồm ADN từ 44 chiếc ngà có sẵn và phân tích đồng vị của 97  ngà, cho thấy rằng chiếc ngà này đến từ voi rừng châu Phi. ADN ty thể của chúng, được di truyền từ voi mẹ sang voi con, được di truyền cho 17 đàn hoặc nhiều hơn từ Tây Phi  chứ không phải Trung Phi. Chirikure cho biết đó là  điều ngạc nhiên vì người Bồ Đào Nha đã thiết lập giao thương với Vương quốc Kongo và các cộng đồng dọc sông Congo trước thế kỷ 16. "Kỳ vọng là những con voi sẽ đến từ các khu vực khác nhau, đặc biệt là Tây và Trung Phi."
Bốn trong số các dạng đơn bội của ty thể mà họ phát hiện ra vẫn được tìm thấy ngày nay ở voi hiện đại.  Các dạng khác có thể đã bị mất do bị săn bắt ngà voi hoặc môi trường sống bị phá hủy sau đó. Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng các phân tích đồng vị cũng cho thấy những con voi sống trong môi trường sống hỗn giao, không sâu trong rừng nhiệt đới.
Có một số người nghĩ: voi rừng châu Phi đã di chuyển ra môi trường sống ở xavan vào đầu thế kỷ 20, sau khi hầu hết voi xavan bị loại bỏ ở Tây Phi ", Roca lưu ý: voi xavan đại diện cho một loài voi khác biệt." Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng điều này không đúng như vậy, bởi vì voi rừng châu Phi đã sống trong môi trường xavan vào đầu thế kỷ 16, rất lâu trước khi voi xavan bị tàn sát do buôn bán ngà voi .
Ngoài những hiểu biết sâu sắc trên, De Flamingh nói rằng những dữ liệu mới này hiện có thể hỗ trợ việc truy tìm nguồn gốc của ngà voi bất hợp pháp bị tịch thu. Và những phát hiện mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm về những gì có thể học được từ các nghiên cứu về ngà voi và những người săn bắt chúng.
Coutu  cho biết:"Có tiềm năng lớn để phân tích ngà voi lịch sử từ những con tàu đắm khác, cũng như từ bối cảnh khảo cổ học và các bộ sưu tập bảo tàng để hiểu lịch sử đời sống của quần thể voi, kỹ năng và cách sống của những người thợ săn và buôn bán ngà voi, cũng như nhiều  chuyến hành trình của ngà voi châu Phi trên khắp thế giới. "Sự tiết lộ về các kết nối trên nói lên những lịch sử toàn cầu quan trọng."
 
Nguồn tham khảo: https://www.eurekalert.org/pub_releases/2020-12/cp-si120920.php
Người dịch:Minh Trần
1. BÙI CHÍ HOÀNG 2020. Khu di tích Óc Eo - Ba Thê, Nền Chùa: Khai quật, nghiên cứu,
bảo tồn và phát huy giá trị (Óc Eo - Ba Thê, Nền Chùa site area: Excavation, research, conservation and valorization of the values) // Khảo cổ học, số 1: 4-11.
2. BÙI MINH TRÍ 2020. Đồ gốm nước ngoài trong văn hóa Óc Eo và một vài nhận thức
mới về văn hóa Óc Eo, tiếp cận từ nghiên cứu so sánh (Identification of ancient Óc Eo urban area from results of multidisciplinary research: Remote sensing, geographic information systems, geophysics-geology and archaeology) // Khảo cổ học, số 2: 43-62.
3. BÙI VĂN HIẾU VÀ CỘNG SỰ 2020. Khảo sát khảo cổ học hàng hải vụng biển Bình Châu
(Quảng Ngãi) (Marine archaeological survy at Bình Châu bay (Quảng Ngãi)// Khảo cổ học, số 4: 78-96.
4. BÙI VĂN LIÊM 2020. Vai trò vùng biển Nam Bộ trong giao lưu văn hóa và thương mại
thời kỳ văn hóa Óc Eo (Role of marine region of Southern Việt Nam in cultural interactions and trade in Óc Eo - culture) // Khảo cổ học, số 2: 70-78.
5. BÙI VĂN LIÊM, PHẠM VĂN TRIỆU VÀ LƯU VĂN HÙNG 2020. Kiến trúc thời
Đại La ở di tích đường hầm và bãi xe ngầm công trình nhà Quốc hội số 36 Điện Biên Phủ, Hà Nội (Đại La architecture at the Tunnel and Parking lot of the national assemply building at 36 Điện Biên Phủ, Hà Nội)// Khảo cổ học, số 5: 60-71.
6. ĐẶNG HỒNG SƠN 2020. Đức nghiệp Người thầy: PGS.TS. NGND Hán Văn Khẩn
(Teacher’s ethics: Prof.,phd.,people’ teacher Hán Văn Khẩn) // Khảo cổ học, số 3: 4 -7.
7. ĐẶNG NGỌC KÍNH 2020. Hạt chuỗi thủy tinh Indo-Pacific tại kênh cổ Lung Lớn khu di tích
Óc Eo - Ba Thê (An Giang) (Indo-Pacific glass beads from Lung Lớn ancient canal in
Óc Eo - Ba Thê area (An Giang provice))// Khảo cổ học, số 3: 71-80.
8. ĐỖ DANH HUẤN 2020. Bước đầu tìm hiểu về một số nghề thủ công thời Lý (Preliminary
research on some Lý - period handicrafts)// Khảo cổ học, số 6: 38-53.
9. HÀ THỊ SƯƠNG  2020. Gò Tháp - khu đô thị cổ của vương quốc Phù Nam (Gò Tháp - ancient urban area of Funan)// Khảo cổ học, số 5: 36-46.
10. HÀ VĂN CẨN 2020. Gốm men ngọc thời Trần phát hiện tại địa điểm 62 - 64 Trần Phú (Ba Đình, Hà Nội) (Trần - period celadon glazed ceramics found from 62 - 64 Trần Phú site (Ba Đình, Hà Nội))//Khảo cổ học, số 6: 67-83.
11. LẠI VĂN TỚI, LÊ ĐÌNH NGỌC 2020. Nhận thức mới về khu di tích Nền Chùa, tỉnh Kiên Giang qua kết quả khai quật và nghiên cứu năm 2018 - 2019 (New perceptions of Nền Chùa site, Kiên Giang province, from the results of excavation and research in 2018 - 2019) // Khảo cổ học, số 1: 39-61.
12. LÊ HOÀNG PHONG, LÂM KIM LỢI 2020. Di tích kênh cổ Lung Lớn Óc Eo - Ba Thê (An Giang) (Ancient Lung Lớn canal of Óc Eo - Ba Thê (An Giang) // Khảo cổ học, số 2: 3-13.
13. LÊ QUỐC VỤ 2020. Kiến trúc và điêu khắc đình Tình Quang (Hà Nội) (Architecture and sculpture of Tình Quang communal house (Hà Nội) // Khảo cổ học, số 1: 89-100.
14. LÊ THỊ LIÊN 2020. Bàn thêm về vai trò của di tích Ba Thê - Óc Eo (An Giang) trong sự phát triển của vương quốc Phù Nam (About the role of Ba Thê - Óc Eo site (An Giang) in the development)// Khảo cổ học, số 4:  46-53.  
15. LÊ THỊ SINH HIỀN 2020. Ảnh hưởng Hy Lạp đối với nghệ thuật tạo hình Ấn Độ nhìn từ giao lưu văn hóa Đông - Tây (Greek effects on India plastic arts from the view of East - West cultural interaction)// Khảo cổ học, số 3: 56-70.
16. NGÔ HỒ ANH KHÔI, PHẠM VĂN TRIỆU, LÊ ĐÌNH PHỤNG, NGUYỄN TRỌNG CƠ VÀ ĐOÀN NGỌC KHÔI 2020. Những hiện vật minh chứng mới cho sự tồn tại của lò thủy tinh ở khu vực Óc Eo (Evidence of new artifacts for the existence of glass - making furnaces in Óc Eo - cultutre area) // Khảo cổ học, số 2: 63-69.
17. NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN, NGUYỄN VĂN CƯỜNG 2020. Khai quật sáu con tàu cổ ở vùng biển Việt Nam góp phần nghiên cứu con đường tơ lụa trên biển Đông (Excations of six ancient sunken ships in Vietnamese)// Khảo cổ học, số 5: 92-99.
18. NGUYỄN ĐỨC BÌNH 2020. Dấu tích kiến trúc thời Trần ở trung tâm Tức Mặc (Nam Định) qua tư liệu khảo cổ học (2006 - 2016) (Trần-period architectural traces in Tức Mặc centre (Nam Định province) through archaeological data (2006 - 2016) // Khảo cổ học, số 1: 74-88.
19. NGUYỄN GIA ĐỐI 2020. Nguồn gốc và quá trình tiến triển của cơ tầng Đá mới sớm ở Tây Nguyên (Origine and evolution of early Neolithic system in Tây Nguyên)// Khảo cổ học, số 6: 3-13.
20. NGUYỄN GIA ĐỐI 2020. Tổng quan về cơ tầng Đá mới sớm ở Tây Nguyên (Overview of early neolithic system in Tây Nguyên)// Khảo cổ học, số 5: 13-22.
21. NGUYỄN GIA ĐỐI VÀ ĐOÀN KHAI QUẬT HỢP TÁC VIỆT - NGA 2020.Tổng quan quá trình khai quật, nghiên cứu phức hợp di tích sơ kỳ Đá cũ An Khê, tỉnh Gia Lai 2015 - 2019 (Overview on excavation process and research into An Khê paleothic site complex, Gia Lai province in 2015-2019)// Khảo cổ học, số 3: 9-23.
22. NGUYỄN GIA ĐỐI, LÊ ĐÌNH PHỤNG VÀ PHẠM VĂN TRIỆU 2020. Nhận thức về di tích kiến trúc ở các địa điểm khai quật của Viện Khảo cổ học tại khu di tích Óc Eo - Ba Thê (Perception of architectural relics at the sites excavated by Việt Nam Institute of Archaeology in Óc Eo - Ba Thê area) // Khảo cổ học, số 1: 12-24.
23. NGUYỄN KHẮC SỬ, NGUYỄN LÂN CƯỜNG, LA THẾ PHÚC, NGUYỄN TRUNG MINH, LƯƠNG THỊ TUẤT, LÊ XUÂN HƯNG VÀ VŨ TIẾN ĐỨC 2020. Khai quật hang động núi lửa C6-1 Krông Nô (Đắk Nông) - tư liệu và nhận thức mới về Tiền sử Tây Nguyên (Excavation at vocanic cave C6-1 Krông Nô (Đắk Nông) new data and perception of Tây Nguyên’s Prehistory)// Khảo cổ học, số 4: 16-30.
24. NGUYỄN KHÁNH TRUNG KIÊN 2020. Kết quả nghiên cứu mới tại khu di tích Óc Eo - Ba Thê (An Giang) (New research results from the area of Óc Eo - Ba Thê sites (An Giang province) // Khảo cổ học, số 1: 25-38.
25. NGUYỄN KHÁNH TRUNG KIÊN, NGUYỄN NHỰT PHƯƠNG  2020. Di tích đất đắp dạng tròn ở Đông Nam Bộ: Không gian phân bố, quy mô và niên đại (Circular - Earth sites in Southern part of Southern Việt Nam: Distributive space, scale and dates)//Khảo cổ học, số 5: 23-35.
26. NGUYỄN QUANG BẮC, NGUYỄN HỮU TUẤN, NGUYỄN QUANG MIÊN, TRÌNH NĂNG VÀ LÊ NGỌC THANH 2020. Nhận diện đô thị cổ Óc Eo từ kết quả nghiên cứu liên ngành: Viễn thám, công nghệ thông tin, địa vật lý - địa chất và khảo cổ học (Identification of ancient Óc Eo urban area from results of multidisciplinary research: Remote sensing, geographic information systems, geophysics-geology and archaeology) // Khảo cổ học, số 2: 28-42.
27. NGUYỄN QUANG BẮC, NGUYỄN HỮU TUẤN, NGUYỄN QUANG MIÊN, TRÌNH NĂNG CHUNG VÀ NGUYỄN QUANG DŨNG 2020. Về các điểm tụ kênh cổ vùng Tứ giác Long Xuyên (About intersecting points of ancient canals in Long Xuyên Quadrangle area)// Khảo cổ học, số 4: 60-77.
28. NGUYỄN QUỐC MẠNH 2020. Đồ gốm có khắc các biểu tượng tôn giáo phát hiện tại Lung Lớn (khu di tích Óc Eo - Ba Thê) (Ceramics with religious symbols found in Lung Lớn site (Óc Eo - Ba Thê site))// Khảo cổ học, số 6: 25-37.
29. NGUYỄN THẮNG, THÂN VĂN TIỆP 2020. Góp phần nghiên cứu minh văn ghi quan phủ thời Lê trên vật liệu kiến trúc ở miền Bắc Việt Nam (Contribution to study inscriptions of Lê - period state manderins on architectural material in Northern Việt Nam)// Khảo cổ học, số 3: 92-100.
30. NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG 2020. Môi trường đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn văn hóa Óc Eo qua phân tích bào tử phấn hoa (Environment of Cửu Long - river basin in Óc Eo - culture period from pollen analysis) // Khảo cổ học, số 2: 14-27.
31. NGUYỄN THỊ THANH VÂN 2020. Nghiên cứu di tích mộ cổ Huổi Pa (Thanh Hóa) (Research on ancient burials of the Huổi Pa site (Thanh Hóa)// Khảo cổ học, số 6: 84-95.
32. NGUYỄN TIẾN ĐÔNG 2020. Các loại hình cơ bản của giếng Champa cổ ở miền Trung  (Basic types of ancient Champa Wells in central Việt Nam)// Khảo cổ học, số 6: 14-24
33. NGUYỄN TIẾN ĐÔNG 2020. Di tích kiến trúc Champa Đồng Miễu, Phú Hòa, Phú Yên
trong khung cảnh Khảo cổ học Champa (Champa architcture sites of Đồng Miễu, Phú Hòa, Phú Yên in Champa Archaeological context)// Khảo cổ học, số 5: 47-59.
34. NGUYỄN TRƯỜNG ĐÔNG 2020. Hệ thống các di tích thời đại Đá thềm sông Lô và sông
Gâm ở Tuyên Quang (System of Stone Age sites on Lô and Gâm river banks in Tuyên Quang)// Khảo cổ học, số 4: 3-15.
35. PHẠM VĂN TRIỆU, NGUYỄN VĂN MẠNH 2020. Di chỉ Vườn Đình Khuê Bắc (Đà Nẵng) - tư liệu và nhận thức mới (Vườn Đình Khuê Bắc site (Đà Nẵng) - data and new perception)// Khảo cổ học, số 4: 31-45.
36. PHẠM VĂN TRIỆU, TỐNG TRUNG TÍN, NGUYỄN VĂN MẠNH VÀ PHẠM LÊ HUY 2020. Kiến trúc thời Lý: Tư liệu và nghiên cứu (Lý - period architecture: data and research )// Khảo cổ học, số 5: 72-91.
37. TỐNG TRUNG TÍN 2020. Đánh giá giá trị địa tầng khảo cổ khu vực chùa Linh Sơn (An Giang) 2017 - 2019 (Assessment of the archaeological stratigraphic values in the area of Linh Sơn pagoda (An Giang) 2017 - 2019)//Khảo cổ học, số 1: 62-73.
38. TỐNG TRUNG TÍN 2020. Sưu tập 5 đĩa hoa sen vàng Cộng Vũ (Hưng Yên) thời Lý  (Collection of 5 golden lotus-shape plates of Cộng Vũ (Hưng Yên) from the Lý-dynasty period)//Khảo cổ học, số 4: 54-59.
39. TRẦN ANH DŨNG 2020. Bình đồ bố cục và trang trí mái chùa thời Lý, Trần ở Tuyên Quang và vùng núi phía Bắc (Structural layouts and decoration of pagoda roofs of Lý, Trần  period in  Tuyên Quang and Northern mountainous area)//Khảo cổ học, số 6: 54-65.
40. TRẦN ANH DŨNG 2020. Hệ thống tháp Phật giáo thời Trần ở trung du và miền núi Tây Bắc (System of buddhist towers from Trần - dynasty period in Northwest midland and mountainous area of Northern Việt Nam)//Khảo cổ học, số 3: 81-91.
41. TRÌNH NĂNG CHUNG 2020. Mối quan hệ hai văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn ở miền núi Đông Bắc Việt Nam (Relationship between Hòa Bình and Bắc Sơn cultures in Northeastern moutainous area in Việt Nam)// Khảo cổ học, số 5: 3-12.                                  
42. TRÌNH NĂNG CHUNG 2020. Văn hóa Bắc Sơn - những kết quả nghiên cứu mới (Bắc Sơn culture - new research results)//Khảo cổ học, số 3: 24-41.
43. TRƯƠNG ĐẮC CHIẾN 2020. Về những mảnh khuôn đúc trống đồng phát hiện tại thành cổ Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) (About bronken pieces of bronze drum moulds from Luy Lâu citadel (Thuận Thành district, Bắc Ninh province)//Khảo cổ học, số 3: 42-55.
II. Phân loại các vấn đề
1. Khảo cổ học liên ngành (Inter-disciplinary Archaeology): 15
2. Thời đại Đá (Stone Age): 19,20,21,23,34,41,42
3. Thời đại Kim khí (Metal Age): 25,31,35,43
4. Khảo cổ học Lịch sử (Historical Archaeology):
4.1. Tháp cổ (Ancient Tower): 40
4.2. Kinh thành cổ (Ancient capital): 5
4.3. Đồ gốm, vàng (Ceramics, gold): 10,37
4.4. Kiến trúc (Architecture): 13,18,29,36,39
4.5. Champa - Óc Eo: 1,2,4,7,8,11,12,14,16,22,24,26,27,30,32,33,37
5. Khảo cổ học dưới nước (Underwater Archaeology): 3,17
(Thân Hằng)
Năm 2018- 2019 Viện Nghiên cứu Kinh thành đã khai quật khu di tích Nền Chùa (Kiên Giang) với diện tích 7.992m2.. Kết quả khai quật đã phát hiện được 16 di tích (15 di tích kiến trúc và 1 di tích hố đất đen). Các di tích kiến trúc thuộc các loại hình khác nhau, sử dụng vật liệu xây dựng khác nhau và có chức năng khác nhau, gồm: 1 di tích nền móng đá, 2 di tích hồ nước, 2 di tích giếng nước, 8 mặt bằng kiến trúc dạng nhà sàn sử dụng cột gỗ, 2 mặt bằng kiến trúc sử dụng ”móng bè gỗ” chống lún.
Các di vật gồm chủ yếu là đồ đá và đồ gốm, đồ kim loại rất hiếm. Đồ đá đã phát hiện được các di vật như: tượng, khuôn đúc đồ trang sức, đồ trang sức, công cụ lao động. Đồ gốm thu được số lượng khá lớn, đa số là các mảnh vỡ của các loại hình bình kendi, bình-vò, nồi, cà ràng, nồi nấu kim loại, … Ngoài ra còn thu được một số đồ gốm Trung Quốc có niên đại từ thời Hán đến thời Tùy - Đường, đặc biệt là đồ gốm Tây Á (gốm Islam) có niên đại khoảng thế kỷ thứ VII - VIII và gốm Thái Lan, thế kỷ XI - XII.
Kết quả khai quật lần này đã mang lại những nhận thức mới về khu di tích như sau:
- Di tích Nền Chùa còn nhiều tiềm năng khai quật, nghiên cứu khảo cổ học
- Về niên đại, di tích Nền Chùa được cho là phát triển qua 2 giai đoạn: lớp văn hóa cư trú có niên đại khoảng từ thế kỷ II – III và lớp kiến trúc có niên đại từ thế kỷ IV - VII hoặc có thể kéo dài sang nửa đầu thế kỷ thứ VIII.
- Nền Chùa là khu di tích có quy mô to lớn, khu vực này từng là trung tâm dân cư, kinh tế và tôn giáo trong giai đoạn văn hóa Óc Eo phát triển.
- Vấn đề chứng minh Nền Chùa là di tích tiền cảng của thành phố cảng thị Óc Eo cần phải có thêm nhiều tư liệu khảo cổ, địa chất và môi trường cổ mới có thể khẳng định.

(Khảo cổ học số 1/2020)
Năm 1965, trong quá trình mở rộng sông Cửu An, thôn Cộng Vũ, xã Diên Hồng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, đã phát được chồng 5 chiếc đĩa vàng miệng úp xuống dưới, ở độ sâu cách mặt đất 2m.
Sưu tập 5 đĩa hoa sen vàng Cộng Vũ có kiểu dáng hoàn toàn tương tự như nhau, chỉ có khác nhau về kích thước, số lượng cánh sen và hoa văn trang trí. Hoa văn trang trí trên các đĩa này thể hiện nhiều đề tài khác nhau với các họa tiết cầu kỳ phức tạp mang tính thẩm mỹ cao và thể hiện rõ tính chất nghệ thuật Phật giáo.Các đĩa này đã được xác định đều được làm bằng vàng có chất lượng cao- loại chất liệu này trong các di tích khảo cổ học thuộc loại cực kỳ quý hiếm.
Dựa vào hoa văn trang trí trên đĩa vàng, bộ sưu tập này được cho là thuộc thời Lý. Sưu tập đĩa hoa sen vàng Cộng Vũ rất độc đáo, là duy nhất và có giá trị lịch sử văn hóa rất cao, phản ảnh nhiều khía cạnh quan trọng của lịch sử Đại Việt thời Lý.

(Khảo cổ học số 4/2020)
Hang C6-1, xã Nam Đà, thuộc huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, là một trong số ít hang động núi lửa được xác định có dấu tích hoạt động của người thời tiền sử ở Tây Nguyên. Hang được đào thám sát năm 2017 và khai quật 2 lần năm 2018, 2019.
Kết quả các lần khai quật đã phát hiện được 14 di tích bếp lửa,7 mộ táng có di cốt người được chôn theo tư thế nằm nghiêng co hoặc ngồi bó gối. Về di vật, thu được 76.425 mảnh xương động vật và hàng chục vạn vỏ các loài nhuyễn thể; hàng nghìn mảnh phế liệu, đá nguyên liệu và 179 công cụ đá, nổi bật là nhóm công cụ kiểu văn hóa Hòa Bình như rìu hình bầu dục, rìu ngắn, hình đĩa, công cụ hình bàn là; ngoài ra còn có 1.276 mảnh gốm và 1 mũi tên đồng.
Dựa vào cấu trúc tầng văn hóa, hệ thống niên đại 14C cùng tổ hợp di vật có thể thấy hang C6-1 gồm 2 giai đoạn văn hóa:giai đoạn sớm tồn tại từ 7.000 đến 5.500 năm BP; giai đoạn muộn có niên đại từ 5.500 năm đến khoảng 4.000 năm BP.
Những kết quả nghiên cứu về hang C6-1 đã mang lại những nhận thức mới: 1- Lần đầu tiên giới khảo cổ học Việt Nam và Đông Nam Á biết đến một loại hình di tích khảo cổ hang động núi lửa; 2-Trong tiến trình lịch sử, trên đất Tây Nguyên thực sự đã tồn tại một giai đoạn trung kỳ Đá mới sau Hòa Bình. Các cư dân ở đây vẫn bảo lưu các yếu tố văn hóa Hòa Bình song đã xuất hiện các yếu tố mới dosự thích ứng của cư dân thời tiền sử với môi trường hoạt động núi lửa trên đất Tây Nguyên.

Trang


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9036730
Số người đang online: 22