Trong cùng bối cảnh đó, vào cuối thời Trần (đầu thế kỷ 14), lò gốm Thăng Long cũng bắt đầu sản xuất đồ gốm hoa lam, tuy chất lượng của nó chưa thể sánh vai với đồ sứ hoa lam Trung Quốc. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, gốm hoa lam Việt Nam đã nhanh chóng đạt được nhiều thành tựu rất đáng kể. Nó không những được sản xuất rộng rãi cho thị trường nội địa mà còn là mặt hàng xuất khẩu trong cùng bối cảnh với đồ sứ Trung Quốc sang thị trường Đông Nam Á, Đông Á và các nước vùng Tây Á xa xôi. Đặc biệt, từ thế kỷ 15, dưới triều đại Lê sơ (1428-1527), sau khi thoát khỏi ách thống trị của nhà Minh (1407-1427), ngành công nghệ chế tạo gốm Việt Nam thực sự phát triển cả về qui mô và chất lượng sản phẩm. Đây chính là thời kỳ gốm hoa lam Việt Nam thăng hoa, đạt đến đỉnh cao của sự hoàn mỹ cả về hình dáng và hoa văn trang trí (Bùi Minh Trí - Kerry Nguyễn Long 2001).
Trong thời đại hoàng kim đó, đồ gốm hoa lam Việt Nam bắt đầu nâng tầm lên đỉnh cao của sự hoàn hảo bằng phương thức trang trí mới. Đó là việc đưa công nghệ vẽ nhiều màu trên men vào gốm hoa lam, tạo cho đồ gốm hoa lam có nhiều màu sắc hơn, mang vẻ đẹp quyền quý, cao sang hơn mà hiếm có dòng gốm nào có thể sánh được. Những sản phẩm gốm này được xem là một trong những dòng gốm sứ đẹp và quý hiếm, được gọi chung là Gốm vẽ nhiều màu.
Gốm vẽ nhiều màu sử dụng hai loại màu chính là màu vẽ dưới men (men nặng lửa) và màu vẽ trên men (men nhẹ lửa). Màu vẽ dưới men là màu xanh lam được vẽ phác họa lên sản phẩm rồi phủ men, sau đó đưa vào lò nung thành đồ gốm hoa lam. Màu vẽ trên men là những màu được vẽ tiếp ở các phần mẫu phác họa màu lam dưới men trước đó bằng các men màu sắc khác nhau (xanh, đỏ, vàng), sau đó đem nung lần 2 với nhiệt độ thấp để màu bám chặt lên men. Hoa văn màu lam dưới men và các đường nét trang trí nhiều màu trên men được kết hợp tinh tế, hài hòa, tạo thành tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo. Từ thành công của phát minh này, các thợ gốm Việt Nam đương thời tiếp tục sáng tạo ra loại gốm vẽ hoàn toàn bằng nhiều màu sắc trên men như lối vẽ trên đồ gốm hoa lam mà không kết hợp với việc vẽ màu xanh lam dưới men. Từ phân tích công nghệ này có thể thấy, gốm vẽ nhiều màu Việt Nam có hai loại chính: Loại thứ nhất là vẽ hoa lam dưới men và vẽ men đỏ, men xanh lục và vàng trên men; Loại thứ hai chỉ vẽ men đỏ, men xanh lục và vàng trên men, không vẽ lam dưới men.
Vì hoa văn màu lam vẽ dưới men và các trang trí trên men dường như hòa hợp lại, tạo vẻ đẹp độc đáo riêng biệt cho loại gốm đặc biệt này nên người Trung Quốc gọi là Doucai (Đấu thái). Người Nhật Bản sử dụng thuật ngữ Iroe (vẽ trên men) để nói đến kỹ thuật vẽ men màu lên trên đồ gốm hoa lam như dòng gốm Kakiemon[1] nổi tiếng. Các học giả phương Tây và châu Âu thường dùng thuật ngữ tiếng Anh là gốm nhiều màu (polychrome) hay vẽ trên men (enamel) khi mô tả các loại gốm vẽ nhiều màu (John Stevenson - John Guy 1997).
Thuật ngữ gốm nhiều màu (polychrome) nêu trên mang tính chất chung chung, chưa phản ánh được bản chất, bao hàm sự lẫn lộn giữa gốm men nhiều màu và gốm vẽ nhiều màu men. Thuật ngữ này chỉ phù hợp khi dùng để phân biệt với loại gốm đơn sắc (monochrome), tức là loại gốm có một màu men (men trắng, men ngọc, men nâu, men vàng). Những đồ gốm được phủ 3 màu men hay 5 màu men được gọi là gốm nhiều màu. Do đó, nếu sử dụng thuật ngữ gốm nhiều màu, ta sẽ không có sự phân biệt về kỹ thuật học cũng như lịch sử ra đời và phát triển của loại gốm phủ nhiều men màu và loại gốm vẽ hoa văn bằng nhiều màu men (hay gọi là gốm vẽ nhiều màu). Theo lịch sử gốm sứ Trung Quốc, thì gốm nhiều màu (tam thái, ngũ thái) đã có từ thời Đường (618-907), nhưng gốm vẽ nhiều màu men (đấu thái) thì đến đời Thành Hóa triều Minh (1465-1487) mới bắt đầu sản xuất tại lò Cảnh Đức Trấn (National Palace Museum 2007: 85-89; Li Zhiyan and Cheng Wen 1996: 71-96). Theo đó, khái niệm gốm nhiều màu ở đây cần hiểu là nói đến những loại gốm được phủ hoặc tô điểm nhiều màu men trên cùng sản phẩm, giống như gốm Trung Quốc thời Đường hay gốm Bát Tràng thời Nguyễn. Gốm vẽ nhiều màu về kỹ thuật và nghệ thuật nó hoàn toàn khác về bản chất so với loại gốm nhiều màu. Bởi trước hết đây là loại gốm được vẽ trang trí hoa văn bằng bút lông và được đưa vào lò nung hai lần chứ không phải là loại gốm được phủ men, nung một lần để tạo thành những mảng màu trang trí.
Làm rõ khái niệm trên chính là để chúng ta có cơ sở khoa học hơn trong việc nghiên cứu đánh giá về thành tựu công nghệ chế tác đồ gốm, cũng như nhận diện rõ hơn về đặc trưng nghệ thuật và lịch sử phát triển đồ gốm Việt Nam.
Gốm vẽ nhiều màu Việt Nam tuy đã được giới thiệu trong một số công trình nghiên cứu, nhưng chưa bao giờ được xem là một dòng gốm riêng biệt mà thường được đặt trong cùng bối cảnh đồ gốm hoa lam. Do đó, sự hiểu biết về lịch sử và sự phát triển của gốm vẽ nhiều màu Việt Nam còn chưa đầy đủ và có rất nhiều hạn chế, đặc biệt là vấn đề kỹ thuật, nghệ thuật, niên đại, nguồn gốc và vai trò của nó trong đời sống văn hóa xã hội đương thời.
Kết quả nghiên cứu đồ gốm khai quật được tại Hoàng thành Thăng Long trong những năm 2002-2004 và 2008-2009 đã cung cấp thêm nhiều tư liệu mới quan trọng, minh chứng thuyết phục về nguồn gốc, niên đại và kỹ thuật sản xuất đồ gốm vẽ nhiều màu Việt Nam. Theo đó, dựa trên kết quả nghiên cứu hệ thống tư liệu từ các sưu tập gốm Việt Nam phát hiện được tại các di tích khảo cổ học hay trong các sưu tập bảo tàng và tư nhân nổi tiếng ở trong và ngoài nước cùng ký sự đương thời, bài viết này sẽ giới thiệu tổng quan về gốm vẽ nhiều màu Việt Nam cùng những phân tích sâu hơn về niên đại, nguồn gốc và những thành tựu nổi bật về công nghệ chế tạo cũng như vai trò của nó trong đời sống văn hóa xã hội đương thời với hy vọng góp phần nâng cao sự hiểu biết về lịch sử và nghệ thuật gốm sứ Việt Nam.
(Than Hang theo Tạp chí KCH số 1/2021)
Xuất lộ những dấu vết kiến trúc gợi mở về quy mô kinh đô
Theo sử liệu văn bản, khu vực này, xưa là huyện Vô Công/Vô Thiết của quận Cửu Chân thời thuộc Hán, là Trường Châu thời thuộc Đường. Cuộc khai quật tại Di tích cố đô Hoa Lư năm 2021, nhằm nghiên cứu tìm kiếm những tư liệu, hiện vật có thể xác định khu vực trị sở huyện lỵ của chính quyền phong kiến đóng tại vùng đất Ninh Bình từ đầu Công nguyên đến thời kỳ Nhà nước Đại Cồ Việt, làm rõ quy mô, vị trí, kỹ thuật xây dựng… của các kiến trúc cung điện thời Đinh - Tiền Lê phân bố ở đây.
Các đại biểu tham quan các di tích xuất lộ trong hố khai quật cạnh đền Vua Lê
Các hố khai quật tại khu vực Di tích Cố đô Hoa Lư đã làm xuất lộ các lớp kiến trúc thời Đại La và thời Đinh - Tiền Lê nằm chồng xếp lên nhau, nền kiến trúc và lớp nền, móng kiến trúc thời Đại La.
Qua nghiên cứu so sánh có thể nhận định, nền kiến trúc thuộc thời Đại La, có niên đại trước thế kỷ 10 cho đến giai đoạn tu sửa, tôn tạo kiến trúc thời Đinh - Tiền Lê.
Tại khu vực hố khai quật ở cánh đồng Nội Trong, phía nam Đền Vua Đinh đã làm lộ ra nền móng kiến trúc dùng cát sỏi laterite màu nâu sẫm trộn cùng đất và vỏ nhuyễn thể, trên bề mặt rải đầm thêm các mảnh gạch ngói vỡ vụn đắp trải rộng thành nền kiến trúc cung điện rất cứng chắc.
Trong phạm vi hố đào phát lộ ba cụm cọc và gia cố cọc gỗ nằm gần thẳng hàng, có cột đường kính hơn 30cm được đóng âm vào sinh thổ đến độ sâu từ 1,8m đến 2,5m tính từ mặt nền kiến trúc. Đây là cột nhà và cột móng kè của kiến trúc nhà cửa, cung điện.
Di vật thu được là các loại gạch, ngói, gốm sứ, sành… gồm nhiều niên đại kéo dài từ thời Hán đến thời Đinh - Tiền Lê. Trong đó vật liệu xây dựng giai đoạn thế kỷ 7-9 có số lượng nhiều nhất.
Dấu tích hàng cọc gia cố móng kiến trúc được các nhà khảo cổ học tìm thấy tại kinh đô Hoa Lư.
Từ các di tích kiến trúc và di vật xuất lộ, bước đầu ghi nhận, đây là kiến trúc giai đoạn Đại La, sau đó được nhà Đinh sử dụng lại ở giai đoạn đầu lập quốc.
Từ kết quả đợt khai quật năm 2021, bước đầu cho phép nhận định về quy hoạch chung của kinh thành Hoa Lư, gồm hai khu vực Thành Nội và Thành Ngoại. Hoàng thành nằm ở phía bắc Cấm thành, hiện là khu vực từ Cổng Bắc Di tích Cố đô Hoa Lư đến núi Cột Cờ, có thể là nơi ở của giới tăng lữ, quý tộc và tướng lĩnh cấp cao. Các di tích còn lại là chùa Nhất Trụ có lẽ xưa là nơi ở của các thiền sư Khuông Việt, Pháp Thuận, Đa Bảo… và các phủ đệ nay là nơi thờ tự.
Dấu tích các lớp kiến trúc xếp chồng lên nhau.
Các đại biểu tham dự Hội thảo tại Hoa Lư
Nhiều minh chứng về sự phát triển văn hóa, kinh tế và chính trị
Kết quả khai quật khảo cổ ở Di tích Cố đô Hoa Lư và các mộ gạch Đền Hạ, Đồi Cò (Nho Quan), Đồi Chùa (Gia Viễn) đóng góp thêm những nhận thức mới về vùng đất Ninh Bình giai đoạn 10 thế kỷ đầu Công nguyên và Kinh đô Hoa Lư ở thế kỷ 10 lịch sử.
Khai quật di tích mộ gạch ven bờ sông Na
Các di tích mộ gạch phân bố quanh ngã ba sông Bôi - sông Hoàng Long từ đầu Công nguyên cho đến các dấu tích di tích, di vật thời Đại La ở Cố đô Hoa Lư đều ghi nhận vùng đất Ninh Bình xưa đã được các triều đại phong kiến phương Bắc quan tâm xây dựng từ rất sớm. Kết quả khai quật bước đầu ghi nhận, đây là những ngôi mộ thời Đông Hán. Mộ gạch là minh chứng cho trình độ phát triển không chỉ về văn hóa, kinh tế mà còn cả về mặt chính trị. Những tư liệu về mộ gạch mới được khai quật góp phần làm phong phú thêm bức tranh lịch sử, văn hóa, xã hội vùng đất Ninh Bình trong 10 thế kỷ đầu Công nguyên. Điều này có thể lý giải cho sự hình thành và phát triển vượt bậc của sứ quân Đinh Bộ Lĩnh cũng như việc thành lập và phát triển kinh đô Hoa Lư sau này.
Đợt khai quật đã làm phát lộ nhiều di tích kiến trúc và nhiều di vật phản ánh sinh động công cuộc dựng nước và giữ nước, cũng như đời sống văn hóa cung đình, hé mở phần nào diện mạo của một trị sở hành chính của chính quyền Bắc thuộc và sau đó là kinh thành Hoa Lư ở thế kỷ 10 lịch sử.
Một số hiện vật của cuộc khai quật
Các nhà khoa học tham dự Hội thảo đã thống nhất với đoàn nghiên cứu kiến nghị UBND tỉnh Ninh Bình một số vấn đề:
- Cho phép Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp các cơ quan hữu quan tiếp tục khai quật nghiên cứu để có thêm những nhận thức rõ ràng hơn về lịch sử vùng đất Ninh Bình ở giai đoạn 10 thế kỷ đầu Công nguyên và đặc biệt là sự hình thành, phát triển của Nhà nước Đại Cồ Việt với trung tâm là kinh đô Hoa Lư ở thế kỷ 10.
- Kết quả khai quật nghiên cứu khảo cổ học ở khu vực Di tích Cố đô Hoa Lư đã xác định không gian phân bố của Kinh đô Hoa Lư xưa kéo dài từ Ngòi Chẹm (Cửa Bắc) đến hết khu cánh đồng Nội Trong, tổng diện tích phân bố trong khoảng gần 40ha. Chính vì vậy cần giữ nguyên hiện trạng di tích Cố đô Hoa Lư khu vực từ Ngòi Chẹm đến hết cánh đồng Nội Trong phục vụ nghiên cứu khảo cổ học.
- Hiện nay khu vực cánh đồng Nội Trong đã được giao cho Doanh nghiệp tư nhân khai thác các dự án khác. Do đó Hội thảo nhất trí đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình cho phép Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với các cơ quan hữu quan điều chỉnh Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch chi tiết bảo tồn - tôn tạo và phát huy giá trị vùng bảo vệ đặc biệt Cố đô Hoa Lư.
Những tư liệu thu được của đợt nghiên cứu sẽ góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giáo dục lịch sử - văn hóa Cố đô Hoa Lư nói riêng, lịch sử - văn hóa vùng đất Ninh Bình nói chung, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong nước và quốc tế, phát huy tiềm năng du lịch của Khu di tích Cố đô Hoa Lư và cả tỉnh Ninh Bình nói chung.
Nguyễn Thơ Đình, Ngữ Thiên
Tham dự hội thảo có ông Trần Đắc Hiến, Cục trưởng Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (sau đây gọi tắt là Cục Thông tin); ông Đào Mạnh Thắng, Phó Cục trưởng Cục Thông tin và gần 200 đại biểu là lãnh đạo của hơn 100 tạp chí khoa học của các Bộ, ngành, Viện Nghiên cứu, các trường đại học và hội nghề nghiệp.
Chuyển đổi số hiện nay đang là yêu cầu cấp thiết đối với các cơ quan tạp chí khoa học của Việt Nam. Trong những năm vừa qua, Cục Thông tin KH&CN quốc gia đã tích cực hỗ trợ các tạp chí khoa học thông qua hệ thống VJOL. Đây là nền tảng số cho phép tổng hợp lưu giữ, giới thiệu thông tin về các bài báo khoa học đã được xuất bản trên giấy của những tạp chí khoa học tự nguyện tham gia cung cấp thông tin trên website VJOL. VJOL cung cấp các công cụ giúp các tạp chí triển khai chuyển đổi số, giúp đơn giản hóa và chuyên nghiệp hóa quá trình biên tập, xuất bản tạp chí trên môi trường xuất bản trực tuyến, đồng thời VJOL là nền tảng hiệu quả giúp tăng cường sự hiện diện và tầm ảnh hưởng của các tạp chí khoa học đối với bạn đọc trong nước và quốc tế, phục vụ cho công tác nghiên cứu, học tập, giảng dạy và tăng cường hội nhập quốc tế về KH&CN. Hiện nay đã có 120 tạp chí khoa học của Việt Nam tham gia đăng tải tạp chí lên website VJOL (http://www.vjol.info.vn).
Hội thảo là cơ hội để đại biểu lắng nghe ý kiến, kinh nghiệm của các chuyên gia liên quan đến định hướng, xu thế xuất bản cũng như cách tiếp cận và ứng dụng chuyển đổi số trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Kết luận tại Hội thảo, ông Trần Đắc Hiến bày tỏ mong muốn qua hội thảo, các tạp chí khoa học nỗ lực hơn nữa cũng như tích cực, chủ động đưa tạp chí kịp thời lên VJOL để chia sẻ với cộng đồng. Tuy nhiên, để đảm bảo VJOL phát triển mạnh hơn nữa, cán bộ kỹ thuật của Cục Thông tin sẵn sàng hỗ trợ đắc lực đối với những tạp chí chưa có đủ nguồn lực và năng lực để đăng ký tham gia VJOL và xây dựng tạp chí khoa học, nhằm đáp ứng được nhu cầu thông tin của bạn đọc đồng thời đáp ứng được yêu cầu về đảm bảo kinh doanh/phát hành ấn phẩm của các đơn vị xuất bản tạp chí.
(Theo https://vista.gov.vn/)
Tham dự buổi lễ có TS. Đặng Xuân Thanh, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; PGS.TS. Nguyễn Đức Minh, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Trưởng ban Dân vận Viện Hàn lâm KHXHVN; đại diện Lãnh đạo các ban chức năng Viện Hàn lâm. Buổi lễ cũng vinh dự được đón tiếp các đồng chí Bí thư, Phó Bí thư Đoàn Viện Hàn lâm kể từ khi thành lập (năm 1953) đến nay (Đồng chí Phong Lê, Nguyên Bí thư Đoàn Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Nguyên Viện trưởng Viện Văn học; Đồng chí Hồ Anh Dũng, Nguyên Bí thư Đoàn Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Nguyên Tổng Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam; Đồng chí Lê Đức Thúy, Nguyên Bí thư Đoàn Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Đồng chí Võ Đại Lược, Nguyên Bí thư Đoàn Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Chính trị thế giới…). Về phía Đoàn Viện Hàn lâm có TS. Phạm Quang Linh, Bí thư Đoàn Viện Hàn lâm; TS. Nguyễn Xuân Bách và ThS. Nguyễn Thị Hiền, Phó Bí thư Đoàn Viện Hàn lâm cùng các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban chấp hành Đoàn Viện Hàn lâm, các đồng chí Ủy viên Ban chấp hành các cơ sở đoàn thuộc và trực thuộc Đoàn Viện Hàn lâm, các đồng chí đoàn viên tiêu biểu được khen thưởng cấp Trung ương Đoàn và Đoàn Khối các cơ quan Trung ương năm 2020.
Chi tiết xem tại website:https://vass.gov.vn/tin-hoat-dong-doan-thanh-nien/Mit-tinh-Ky-niem-90-nam-ngay-751
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đề nghị Thủ trưởng các cơ quan trực thuộc chỉ đạo viên chức và người lao động triển khai và hưởng ứng cuộc thi, xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật năm 2021, góp phần tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2016.
Thông tin cập nhật về Cuộc thi và các tài liệu liên quan được Ban tổ chức đăng tải trên website https://thitimhieuphapluat.moj.gov.vn/qt/cuocthi/Pages/trang-chu.aspx
MỤC LỤC |
Trang |
|
|
TRẦN THỊ MINH Chỉnh lý di cốt người di chỉ Mái Đá Điều lưu trữ tại Viện khảo cổ học |
3 |
NGUYỄN THƠ ĐÌNH, LÊ CẢNH LAM Góp thêm tư liệu nghiên cứu các mảnh khuôn đúc trống đồng phát hiện tại Luy Lâu (Bắc Ninh) |
13 |
BÙI MINH TRÍ Gốm vẽ nhiều màu Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Châu Á, thế kỷ XV |
25 |
ĐỖ ĐỨC TUỆ, MAI THÙY LINH Từ di tích tâm linh đặc biệt ở 36 Điện Biên Phủ tìm hiểu kiến trúc tròn, bát giác và lục giác thời Lý tại trung tâm Hoàng thành Thăng Long |
48 |
BÙI CHÍ HOÀNG, NGUYỄN HOÀNG BÁCH LINH Không gian, niên đại và quá trình phát triển của đền - tháp Po Dam qua tư liệu khảo cổ học |
60 |
TRẦN ANH DŨNG, LƯU VĂN HÙNG Gạch thời Đại La (thế kỷ VII - IX) từ hố G1 đến G3 tại địa điểm Vườn Hồng số 36 Điện Biên Phủ (Ba Đình, Hà Nội) |
74 |
NGÔ THỊ LAN Trang trí trên ngói địa điểm đường hầm và bãi xe ngầm công trình nhà Quốc hội số 36 Điện Biên Phủ (Ba Đình, Hà Nội) |
92 |
CONTENTS |
Page |
|
|
TRẦN THỊ MINH The analysis of human skeletons stored at the institute of archaeology, from the Mái Đá Điều Archaeological sites |
3 |
NGUYỄN THƠ ĐÌNH, LÊ CẢNH LAM More data contribution to research on fragments of bronze drum moulds found from Luy Lâu (Bắc Ninh) |
13 |
BÙI MINH TRÍ Multicolor hand - painted Vietnamese ceramics in the context of Asian culture, 15th centery |
25 |
ĐỖ ĐỨC TUỆ, MAI THÙY LINH From the special spiritual site at 36 Điện Biên Phủ, studies of circular, octagonal and hexagonal architectures from the Lý - dynasty period at Thăng Long Imperial Citadel Center |
48 |
BÙI CHÍ HOÀNG, NGUYỄN HOÀNG BÁCH LINH Space, dates and development of the Po Dam temple - tower from archaeological data |
60 |
TRẦN ANH DŨNG, LƯU VĂN HÙNG Đại La bricks (7th - 9th century) from trenches G1 to G3 at Vườn Hồng site in Thăng Long imperial citadel area |
74 |
NGÔ THỊ LAN Decoration on tilesfrom the tunnel and underground parking site of National Assembly house at 36 Điện Biên Phủ (Ba Đình, Hà Nội) |
92 |
- Nxb: Hà Nội - 2020
- Khổ sách: 16 x 24 cm
- Số trang: 200 tr
Công trình Nghiên cứu bản đồ các cửa sông, hải cảng Việt nam thế kỷ XV của học giả người Pháp Gustave Dumoutier viết bằng tiếng Pháp, thực hiện xong tháng 8 năm 1985. Toàn bộ công trình đăng tải trên tạp chí Địa lý lịch sử và mô tả (Bulletin de gé ographie historique et descriptive) số 2 năm 1896, được đánh giá cao và tác giả được giải thưởng “Jomard” của Hiệp hội Địa lý năm 1897. Công trình từ đây gọi tắt là Tập Hải đồ, gồm một tập 25 tờ chú thích và 24 tấm bản đồ nối tiếp từ Kinh thành Thăng Long đến cố đô vương quốc Champa cùng với các phụ lục là hai Hành trình đường bộ và Hành trình đường thủy mà tác giả cho biết: “Đây là một tài liệu quân sự, được thiết lập dựa trên các thông tin thu thập được khoảng cuối thế kỷ XV của các phái viên do vua Lê Thánh Tông cử đi mật thám để vẽ chuẩn bị cho việc thôn tính Champa được thuận lợi”.
Với 24 tấm bản đồ và phụ lục kèm theo viết bằng chữ Hán hoặc Nôm, G.Dumoutier đã thực hiện: sao, chụp lại các tấm bản đồ, đọc và phiên âm các địa danh, các chỉ dẫn ra chữ Quốc ngữ và giải nghĩa bằng tiếng Pháp, đánh số ngay sát các chữ Hán, hoặc Nôm trên bản đồ những con số tương ứng để người đọc dễ đối chiếu; chuyển ngữ từ Hán, hoặc Nôm ra chữ Quốc ngữ và giải nghĩa bằng tiếng Pháp cả Hành trình đường bộ và Hành trình đường thủy (sông, biển); cuối cùng, nghiên cứu, phụ bổ các chú giải địa lý, lịch sử và khảo cổ trên các vùng đất mà G.Dumoutier đã đi qua trên hai hành trình bằng việc đối chiếu Tập Hải đồ với các bản đồ đương đại.
Qua việc nghiên cứu bằng phép đối chiếu bản đồ và đi thực tế, tác giả đã nêu lên những thay đổi khá quan trọng từ ba thế kỷ tại một số điểm miền duyên hải Trung kỳ và Bắc kỳ so với những trầm tích của các dòng sông.
Xin trân trọng giới thiệu!
- Nxb: Đại học Quốc gia TP.HCM - 2019
- Khổ sách: 16 x 24 cm
- Số trang: 338 tr
Di tích khảo cổ học Cát Tiên (Lâm Đồng được phát hiện từ năm 1985. Cho đến nay đã trải qua nhiều đợt khai quật và nghiên cứu cùng với khối lượng kiến trúc và hiện vật cung cấp nhiều thông tin quan trọng về khảo cổ, lịch sử, văn hóa. Quần thể di tích năm trải dài theo thung lũng hẹp dọc sông Đồng Nai, nay thuộc địa giới hành chính các xã: Quảng Ngãi, Đức Phổ, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Năm 2014, Di tích đã được xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt (theo Quyết định số 2408/QĐ-TTg ngày 31/12/2014).
Nghiên cứu về Di tích khảo cổ học Cát Tiên đã có một số công trình nghiên cứu của các nhà khảo cổ học như Luận án của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Đông “Khu di tích Cát Tiên (Lâm Đồng) hay cuốn sách Di tích Cát Tiên Lâm Đồng - Lịch sử và văn hóa của TS. Lê Đình Phụng được xuất bản năm 2006. Hai hội thảo về di tích được tổ chức năm 2001 và 2008 ở Đà Lạt cùng với nhiều bài viết đăng trên các tạp chí chuyên nghành.
Và Cuốn sách viết về di tích lần này được phát triển từ đề tài cấp Tỉnh của tỉnh Lâm Đồng năm 2015 đến 2017, nhằm nghiên cứu nhận diện tổng thể các giá trị của di tích, đề ra các giải pháp kỹ thuật bảo tồn di tích, phục chế, số hóa, tái hiện lại một số lễ hội phục vụ công tác nghiên cứu, giáo dục và phát triển du lịch và xây dựng định hướng các giải pháp phát huy giá trị di tích.
Xin trân trọng giới thiệu!
- Nxb: Cần Thơ - 2019
- Khổ sách: 17 x 24 cm
- Số trang: 196 tr
Nhơn Thành là khu di tích khảo cổ học thuộc văn hóa Óc Eo có khung niên đại tồn tại vào khoảng thế kỷ IV - VII Công nguyên, phân bố ở trung tâm của vùng đồng bằng trũng thấp Ô Môn - Phụng Hiệp thuộc miền Tây sông Hậu. Di tích này được phát hiện từ năm 1990, sau đó là các cuộc khai quật và nghiên cứu vào các năm 1995, 2000, 2003. Đặc biệt là chương trình nghiên cứu có quy mô lớn tại đây vào giai đoạn 2011 - 2013. Cho đến nay, Nhơn Thành đã được giới nghiên cứu xem là một trong những di tích khảo cổ học quan trọng đối với quá trình nghiên cứu về văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ.
Với các loại hình di tích, di vật do khảo cổ học phát hiện vô cùng phong phú và đặc sắc, diện mạo của Nhơn Thành được xác định là một trung tâm dân cư lớn đặc trưng của miền sông nước. Các vết tích cột gỗ kiến trúc liên quan đến công trình nhà ở, đền thờ được tìm thấy cùng với những dấu vết đậm đặc của các hoạt động sản xuất thủ công như chế tác đồ kim hoàn, làm đồ gốm dùng trong sinh hoạt và giao thương có mức độ tập trung cao và phân bố trên không gian rộng lớn đến 56 ha của khu di tích.
Cuốn sách Di tích khảo cổ học Nhơn Thành - Cần Thơ giới thiệu cơ bản kết quả phát hiện và nhận thức về khu di tích Nhơn Thành trong gần 30 năm qua.
Xin trân trọng giới thiệu!