Cỗ xe rước kiệu nguyên vẹn thời La Mã cổ đại được tìm thấy ở PomPeii
Các nhà Khảo cổ học Pompeii và Văn phòng Công tố viên Torre Annunziata thông báo một phát hiện độc đáo cỗ xe nghi lễ La Mã cổ còn nguyên vẹn từ cuộc khai quật biệt thự ngoại ô Civita Giuliana, cách các tường thành của thành phố cổ Pompeii 700 m về phía bắc.
Đó là cỗ xe nghi lễ lớn bốn bánh xe bằng sắt được trang trí bằng đồng và thiếc tuyệt đẹp, các mảnh gỗ khoáng hóa và dấu ấn của vật liệu hữu cơ (từ dây thừng đến các mảnh trang trí hoa, lá ), trong tình trạng gần như nguyên vẹn. Trước đó, vào năm 2018, cũng tại địa điểm này, các nhà khảo cổ đã tìm thấy ba bộ xương ngựa, trong đó có một con ngựa được đóng cương.
Đây là một khám phá đặc biệt, không chỉ bởi vì nó thêm một yếu tố bổ sung vào lịch sử của ngôi nhà này và câu chuyện về những khoảnh khắc cuối cùng trong cuộc đời của những người sống trong đó, cũng như nói chung hơn là hiểu biết của chúng ta về thế giới cổ đại, nhưng trên hết vì nó đại diện cho một phát hiện độc nhất vô nhị - cho đến nay vẫn chưa có ở Ý - trong tình trạng bảo quản tuyệt vời.
Chụp bởi: Dự án khuôn viên khảo cổ Pompeii
Các cuộc khai quật này, cũng cho phép chúng tôi xác minh mức độ của các đường hầm bất hợp pháp và thiệt hại mà chúng gây ra đối với di sản văn hóa, đã liên tục đi kèm với các hoạt động bảo tồn và trùng tu xuất hiện đều đặn.
Khai quật
Cuộc khai quật có sự kết hợp liên ngành giữa các nhà khảo cổ học, kiến trúc sư, nhà phục chế, nhà cổ thực vật và nhân chủng học.
Chụp bởi: Dự án khuôn viên khảo cổ Pompeii
Ngay từ đầu, việc khai quật khu vực nơi cỗ xe được tìm thấy đã cho thấy tính chất đặc biệt của nó: khu vực được đề cập trên thực tế là một mái hiên hai tầng mở ra một sân trong không có mái che, và có trần nhà bằng gỗ cây sồi (theo phân tích của các nhà thực vật học) đã bị carbon hoá với mạng lưới các dầm của nó, được bảo quản nguyên vẹn. Trần gỗ được làm sạch và dỡ bỏ để cho công việc khai quật tiếp tục.
Chụp bởi: Dự án khuôn viên khảo cổ Pompeii
Cỗ xe xuất hiện từ lớp phủ của dung nham núi lửa đã tràn vào cổng vòm, ngay dưới trần nhà bằng gỗ đã bị dỡ bỏ.
Chụp bởi: Dự án khuôn viên khảo cổ Pompeii
Vi khai quật:
Một cuộc khai quật vi mô được tiến hành do tính chất dễ vỡ của các vật liệu, đòi hỏi sự tham gia của các chuyên gia về gỗ và kim loại để bảo tồn được trục và bệ của cỗ xe, cũng như những dấu ấn của dây thừng.
Với vi khai quật tại chỗ được hoàn thành, các bộ phận của cỗ xe đã được chuyển về phòng thí nghiệm, ở đó các nhà phục chế đã loại bỏ các dung nham hoá thạch và bắt đầu phục chế cỗ xe.
Chụp bởi: Dự án khuôn viên khảo cổ Pompeii
Massimo Osanna, Quyền Giám đốc của khu vực Khảo cổ học cho biết:” Đây là một phát hiện rất độc đáo cho sự mở rộng của chúng về thế giới cổ đại. “Tại Pompeii đã từng tìm thấy các phương tiện được sử dụng để vận chuyển trong quá khứ, chẳng hạn như của House of Menander, hoặc hai cỗ xe được phát hiện tại Villa Arianna (một trong số đó có thể được chiêm ngưỡng tại Stabian Antiquarium mới), nhưng không có gì giống như cỗ xe Civita Giuliana
Ông cũng khẳng định: "Đây là cỗ xe nghi lễ, trong một số nguồn được gọi là Pilentum, không phải để sử dụng hàng ngày và không phải là phương tiện vận tải nông nghiệp, mà dùng để hộ tống trong các ngày lễ, các cuộc diễu hành và đám rước".
Chụp bởi: Dự án khuôn viên khảo cổ Pompei
Bộ văn hoá gọi “ đây là một phát hiện độc nhất, không có tiền lệ ở Ý.”
Pompeii cách Naples 23 km về phía đông nam, là nơi cư trú của 13000 người bị chôn vùi dưới nham thạch và dá cuội trong vụ núi lửa phun trào vào năm 79 sau CN. Khoảng 44 ha thành phố cổ được khai quật bắt đầu vào 1750.
Bộ trưởng văn hoá Dario Franceschini cho biết: ” Pompei tiếp tục gây ngạc nhiên với chúng ta bởi các phát hiện khảo cổ học hiện tại và trong nhiều năm tiếp với 20 ha vẫn đang được khai quật.”
Một tài liệu hiếm về cuộc sống Greco-Roman, Pompeii là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất nước Ý và là một di sản văn hoá thế giới UNESCO.
Nguồn tham khảo: https://www.independent.co.uk/news/world/europe/pompeii-chariot-ceremonial-villa-civita-giuliana-b1808530.html
https://www.reuters.com/article/us-italy-pompeii/archaeologists-uncover-ancient-ceremonial-carriage-near-pompeii-idUSKBN2AR0E1?rpc=401&
Người dịch: Minh Trần
Các nhà Khảo cổ học Pompeii và Văn phòng Công tố viên Torre Annunziata thông báo một phát hiện độc đáo cỗ xe nghi lễ La Mã cổ còn nguyên vẹn từ cuộc khai quật biệt thự ngoại ô Civita Giuliana, cách các tường thành của thành phố cổ Pompeii 700 m về phía bắc.
Đó là cỗ xe nghi lễ lớn bốn bánh xe bằng sắt được trang trí bằng đồng và thiếc tuyệt đẹp, các mảnh gỗ khoáng hóa và dấu ấn của vật liệu hữu cơ (từ dây thừng đến các mảnh trang trí hoa, lá ), trong tình trạng gần như nguyên vẹn. Trước đó, vào năm 2018, cũng tại địa điểm này, các nhà khảo cổ đã tìm thấy ba bộ xương ngựa, trong đó có một con ngựa được đóng cương.
Đây là một khám phá đặc biệt, không chỉ bởi vì nó thêm một yếu tố bổ sung vào lịch sử của ngôi nhà này và câu chuyện về những khoảnh khắc cuối cùng trong cuộc đời của những người sống trong đó, cũng như nói chung hơn là hiểu biết của chúng ta về thế giới cổ đại, nhưng trên hết vì nó đại diện cho một phát hiện độc nhất vô nhị - cho đến nay vẫn chưa có ở Ý - trong tình trạng bảo quản tuyệt vời.
Chụp bởi: Dự án khuôn viên khảo cổ Pompeii
Các cuộc khai quật này, cũng cho phép chúng tôi xác minh mức độ của các đường hầm bất hợp pháp và thiệt hại mà chúng gây ra đối với di sản văn hóa, đã liên tục đi kèm với các hoạt động bảo tồn và trùng tu xuất hiện đều đặn.
Khai quật
Cuộc khai quật có sự kết hợp liên ngành giữa các nhà khảo cổ học, kiến trúc sư, nhà phục chế, nhà cổ thực vật và nhân chủng học.
Chụp bởi: Dự án khuôn viên khảo cổ Pompeii
Ngay từ đầu, việc khai quật khu vực nơi cỗ xe được tìm thấy đã cho thấy tính chất đặc biệt của nó: khu vực được đề cập trên thực tế là một mái hiên hai tầng mở ra một sân trong không có mái che, và có trần nhà bằng gỗ cây sồi (theo phân tích của các nhà thực vật học) đã bị carbon hoá với mạng lưới các dầm của nó, được bảo quản nguyên vẹn. Trần gỗ được làm sạch và dỡ bỏ để cho công việc khai quật tiếp tục.
Chụp bởi: Dự án khuôn viên khảo cổ Pompeii
Cỗ xe xuất hiện từ lớp phủ của dung nham núi lửa đã tràn vào cổng vòm, ngay dưới trần nhà bằng gỗ đã bị dỡ bỏ.
Chụp bởi: Dự án khuôn viên khảo cổ Pompeii
Vi khai quật:
Một cuộc khai quật vi mô được tiến hành do tính chất dễ vỡ của các vật liệu, đòi hỏi sự tham gia của các chuyên gia về gỗ và kim loại để bảo tồn được trục và bệ của cỗ xe, cũng như những dấu ấn của dây thừng.
Với vi khai quật tại chỗ được hoàn thành, các bộ phận của cỗ xe đã được chuyển về phòng thí nghiệm, ở đó các nhà phục chế đã loại bỏ các dung nham hoá thạch và bắt đầu phục chế cỗ xe.
Chụp bởi: Dự án khuôn viên khảo cổ Pompeii
Massimo Osanna, Quyền Giám đốc của khu vực Khảo cổ học cho biết:” Đây là một phát hiện rất độc đáo cho sự mở rộng của chúng về thế giới cổ đại. “Tại Pompeii đã từng tìm thấy các phương tiện được sử dụng để vận chuyển trong quá khứ, chẳng hạn như của House of Menander, hoặc hai cỗ xe được phát hiện tại Villa Arianna (một trong số đó có thể được chiêm ngưỡng tại Stabian Antiquarium mới), nhưng không có gì giống như cỗ xe Civita Giuliana
Ông cũng khẳng định: "Đây là cỗ xe nghi lễ, trong một số nguồn được gọi là Pilentum, không phải để sử dụng hàng ngày và không phải là phương tiện vận tải nông nghiệp, mà dùng để hộ tống trong các ngày lễ, các cuộc diễu hành và đám rước".
Chụp bởi: Dự án khuôn viên khảo cổ Pompei
Bộ văn hoá gọi “ đây là một phát hiện độc nhất, không có tiền lệ ở Ý.”
Pompeii cách Naples 23 km về phía đông nam, là nơi cư trú của 13000 người bị chôn vùi dưới nham thạch và dá cuội trong vụ núi lửa phun trào vào năm 79 sau CN. Khoảng 44 ha thành phố cổ được khai quật bắt đầu vào 1750.
Bộ trưởng văn hoá Dario Franceschini cho biết: ” Pompei tiếp tục gây ngạc nhiên với chúng ta bởi các phát hiện khảo cổ học hiện tại và trong nhiều năm tiếp với 20 ha vẫn đang được khai quật.”
Một tài liệu hiếm về cuộc sống Greco-Roman, Pompeii là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất nước Ý và là một di sản văn hoá thế giới UNESCO.
Nguồn tham khảo: https://www.independent.co.uk/news/world/europe/pompeii-chariot-ceremonial-villa-civita-giuliana-b1808530.html
https://www.reuters.com/article/us-italy-pompeii/archaeologists-uncover-ancient-ceremonial-carriage-near-pompeii-idUSKBN2AR0E1?rpc=401&
Người dịch: Minh Trần
- Tác giả: Hà Văn Thùy
- Nxb: Hồng Đức - 2020
- Khổ sách: 16 x 24 cm
- Số trang: 279 tr
Khảo cổ học là khoa học bắt đầu và kết thúc với vật cổ. Một khi không có vật cổ, khảo cổ học chấm dứt! Suốt thế kỷ XX, chúng ta chỉ biết cốt sọ cổ nhất của người Việt tại Sơn Vi 32.000 năm. Những câu hỏi bức xúc được đưa ra: Phải chăng người Sơn Vi là người hiện đại xuất hiện sớm nhất trên đất Việt Nam ? Họ từ đâu tới ? Không lời đáp! Rồi khi phát hiện bộ xương người Lưu Giang Quảng Tây 68.000 năm và cốt sọ hang Tampa Lin Bắc Lào 63.000 năm, có thêm câu hỏi đưa ra: “Họ là ai, từ đâu ra, có quan hệ thế nào với người Sơn Vi và những người Việt cổ khác ?”
Những năm cuối thế kỷ XX, bùng nổ thông tin gây chấn động: “Người hiện đại Homo sapiens xuất hiện ở Châu Phi 200.000 năm trước. Khoảng 70.000 năm trước, theo ven biển Ấn Độ Dương, người từ Châu Phi di cư tới Việt Nam. Nghỉ lại ở đây 20.000 năm để gia tăng dân số, 50.000 năm trước, người từ Việt Nam lan tỏa ra các đảo Đông Nam Á và chiếm lĩnh Ấn Độ. 40.000 năm trước, do khí hậu phía bắc được cải thiện, người từ Việt Nam đi lên khai phá Hoa lục. 30.000 năm trước, từ Siberia vượt qua eo Bering, chinh phục châu Mỹ ...”. Giới khảo cổ học choáng váng. Tuy nhiên, khám phá từ ADN không thể nghi ngờ. Như vậy, thực tế cho thấy, con người đã có mặt tại Việt Nam từ 70.000 năm trước. (Trích: Suy ngẫm về Tiền sử Việt)
Nội dung cuốn sách gồm 13 chương:
Chương 1: Nguồn gốc dân cư phương Đông
Chương 2: Quá trình hình thành dân cư phương Đông
Chương 3: Thời đại đồ đá ở Việt Nam
Chương 4: Văn hóa đá mới trên đất Trung Hoa
Chương 5: Thời đại đồ đồng
Chương 6: Văn minh nông nghiệp của người Việt
Chương 7: Văn hóa phi vật thể của người Việt
Chương 8: Nguồn gốc và quá trình hình thành tiếng Việt
Chương 9: Quá trình hình thành chữ viết của người Việt
Chương 10: Bách Việt
Chương 11. Sự hình thành các nhà nước Đông Á cổ
Chương 12: Sự hình thành các nhà nước Đông Nam Á cổ
Chương 13: Quá trình hình thành các nhà nước cổ trên đất Việt Nam.
Xin trân trọng giới thiệu!
- Nxb: Hồng Đức - 2020
- Khổ sách: 16 x 24 cm
- Số trang: 279 tr
Khảo cổ học là khoa học bắt đầu và kết thúc với vật cổ. Một khi không có vật cổ, khảo cổ học chấm dứt! Suốt thế kỷ XX, chúng ta chỉ biết cốt sọ cổ nhất của người Việt tại Sơn Vi 32.000 năm. Những câu hỏi bức xúc được đưa ra: Phải chăng người Sơn Vi là người hiện đại xuất hiện sớm nhất trên đất Việt Nam ? Họ từ đâu tới ? Không lời đáp! Rồi khi phát hiện bộ xương người Lưu Giang Quảng Tây 68.000 năm và cốt sọ hang Tampa Lin Bắc Lào 63.000 năm, có thêm câu hỏi đưa ra: “Họ là ai, từ đâu ra, có quan hệ thế nào với người Sơn Vi và những người Việt cổ khác ?”
Những năm cuối thế kỷ XX, bùng nổ thông tin gây chấn động: “Người hiện đại Homo sapiens xuất hiện ở Châu Phi 200.000 năm trước. Khoảng 70.000 năm trước, theo ven biển Ấn Độ Dương, người từ Châu Phi di cư tới Việt Nam. Nghỉ lại ở đây 20.000 năm để gia tăng dân số, 50.000 năm trước, người từ Việt Nam lan tỏa ra các đảo Đông Nam Á và chiếm lĩnh Ấn Độ. 40.000 năm trước, do khí hậu phía bắc được cải thiện, người từ Việt Nam đi lên khai phá Hoa lục. 30.000 năm trước, từ Siberia vượt qua eo Bering, chinh phục châu Mỹ ...”. Giới khảo cổ học choáng váng. Tuy nhiên, khám phá từ ADN không thể nghi ngờ. Như vậy, thực tế cho thấy, con người đã có mặt tại Việt Nam từ 70.000 năm trước. (Trích: Suy ngẫm về Tiền sử Việt)
Nội dung cuốn sách gồm 13 chương:
Chương 1: Nguồn gốc dân cư phương Đông
Chương 2: Quá trình hình thành dân cư phương Đông
Chương 3: Thời đại đồ đá ở Việt Nam
Chương 4: Văn hóa đá mới trên đất Trung Hoa
Chương 5: Thời đại đồ đồng
Chương 6: Văn minh nông nghiệp của người Việt
Chương 7: Văn hóa phi vật thể của người Việt
Chương 8: Nguồn gốc và quá trình hình thành tiếng Việt
Chương 9: Quá trình hình thành chữ viết của người Việt
Chương 10: Bách Việt
Chương 11. Sự hình thành các nhà nước Đông Á cổ
Chương 12: Sự hình thành các nhà nước Đông Nam Á cổ
Chương 13: Quá trình hình thành các nhà nước cổ trên đất Việt Nam.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
- Tác giả: Phạm Đức Mạnh, Nguyễn Hồng Ân
- Nxb: Đồng Nai - 2020
- Khổ sách: 16 x 24 cm
- Số trang: 497 tr
Công trình mộ cổ Đồng Nai do PGS.TS. Phạm Đức Mạnh và TS. Nguyễn Hồng Ân đồng chủ biên chính là chuyên khảo hệ thống gần như toàn bộ thông tin về đối tượng nghiên cứu đặc thù của Khảo cổ học Lịch sử Việt Nam - loại hình mộ táng hiện hữu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng và ở hầu khắp các tỉnh, thành Nam Bộ trong hơn 3 thế kỷ gần đây nhất (thế kỷ 17 - đầu thế kỷ 20).
Cũng trong chuyên khảo này, những quần thể lăng tẩm - mộ táng hợp chất Đồng Nai thời trung và cận đại được giới thiệu đủ thông tin khảo cổ học thiết yếu với 71 di tích, được khảo cứu đặt trong bình diện Việt Nam thời trung và cận đại, đối sánh với 447 di tích tiêu biểu ở Nam Bộ, 257 di tích cùng thời ở Nam Trung Bộ và 62 di tích đặc trưng và chuẩn mực nhất ở Bắc Bộ.
Các tác giả vận dụng phương pháp liên ngành giữa khảo cổ học với các khoa học xã hội và nhân văn, tự nhiên và kỹ thuật hữu quan để nhận thức khách quan các di sản mộ cổ Nam Bộ, từ kiểu thức mai táng, quy mô khuôn viên và kích cỡ thành tố kiến trúc, phương hướng và loại hình cơ bản, vật liệu và kỹ thuật xây dựng, kèm theo đồ tùy táng phong phú và đa dạng - nguồn liệu gốc góp phần cùng 280 bia chí và thông số C14 cung cấp nhiều thông điệp quý về chủ nhân di sản; phân tích mẫu nước, xác định nhân cốt và di tồn thực vật, đối sánh tùy táng khai quật trong mộ cổ với nhiều minh họa và sử liệu thời Nguyễn nhằm giải mã nhiều câu đố về mộ chủ và dấu tích lao động đương thời ở Nam Bộ.
Xin trân trọng giới thiệu!
- Nxb: Đồng Nai - 2020
- Khổ sách: 16 x 24 cm
- Số trang: 497 tr
Công trình mộ cổ Đồng Nai do PGS.TS. Phạm Đức Mạnh và TS. Nguyễn Hồng Ân đồng chủ biên chính là chuyên khảo hệ thống gần như toàn bộ thông tin về đối tượng nghiên cứu đặc thù của Khảo cổ học Lịch sử Việt Nam - loại hình mộ táng hiện hữu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng và ở hầu khắp các tỉnh, thành Nam Bộ trong hơn 3 thế kỷ gần đây nhất (thế kỷ 17 - đầu thế kỷ 20).
Cũng trong chuyên khảo này, những quần thể lăng tẩm - mộ táng hợp chất Đồng Nai thời trung và cận đại được giới thiệu đủ thông tin khảo cổ học thiết yếu với 71 di tích, được khảo cứu đặt trong bình diện Việt Nam thời trung và cận đại, đối sánh với 447 di tích tiêu biểu ở Nam Bộ, 257 di tích cùng thời ở Nam Trung Bộ và 62 di tích đặc trưng và chuẩn mực nhất ở Bắc Bộ.
Các tác giả vận dụng phương pháp liên ngành giữa khảo cổ học với các khoa học xã hội và nhân văn, tự nhiên và kỹ thuật hữu quan để nhận thức khách quan các di sản mộ cổ Nam Bộ, từ kiểu thức mai táng, quy mô khuôn viên và kích cỡ thành tố kiến trúc, phương hướng và loại hình cơ bản, vật liệu và kỹ thuật xây dựng, kèm theo đồ tùy táng phong phú và đa dạng - nguồn liệu gốc góp phần cùng 280 bia chí và thông số C14 cung cấp nhiều thông điệp quý về chủ nhân di sản; phân tích mẫu nước, xác định nhân cốt và di tồn thực vật, đối sánh tùy táng khai quật trong mộ cổ với nhiều minh họa và sử liệu thời Nguyễn nhằm giải mã nhiều câu đố về mộ chủ và dấu tích lao động đương thời ở Nam Bộ.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
- Tác giả: Jules Sivestre (Dịch: Phan Tín Dụng)
- Nxb: Đà Nẵng - 2020
- Khổ sách: 16 x 24 cm
- Số trang: 344 tr
Cuốn sách Đế quốc An Nam và người dân An Nam: Tổng quan về địa lý, sản vật, kỹ nghệ, phong tục và tập quán An Nam (được dịch Tiếng Việt) được xuất bản lần đầu năm 1889. Đây là tác phầm thuộc về công chúng, theo như tác giả thì công trình này vốn không phải của một người, vì chỉ cần đọc nó sẽ nhận ra đó là bản tóm tắt các quan sát chính xác được theo dõi trong nhiều năm và trên các địa điểm khác nhau của đế quốc An Nam, bởi những con người thành tín, sống hòa nhập với người An Nam và do đó, được đánh giá cao và mô tả chính xác các sự việc về đời sống dân chúng. Tác giả cũng cho rằng tài liệu này lấy cơ sở dữ liệu từ các nhà truyền giáo Pháp nửa đầu thế kỷ XIX.
Nội dung cuốn sách gồm 2 phần:
Phần 1: Tổng quan về địa lý, sản vật, kỹ nghệ, phong tục và tập quán vương quốc An Nam. Phần này gồm 5 chương giới thiệu về địa lý chung, tổng quan về các phân chia tự nhiên lớn: đất đai, khí hậu, sản vật...; Vấn đề nhân chủng học, kiến thức, kỹ nghệ, hoạt động tiêu khiển và kết luận.
Phần 2 gồm 7 chương đề cập đến các vấn đề như: Người An Nam, Người Đàng Ngoài và người Đàng Trong, Dòng Me Koong, Baron- Ký sự tuyệt vời về Đàng Ngoài (1685); Sài Gòn trước khi Pháp chiếm đóng; Than đá ở Bắc Kỳ; Thuế khóa, Dân số và Tài chính của An Nam và Binh luật thuộc bộ luật An Nam.
Xin trân trọng giới thiệu!
- Nxb: Đà Nẵng - 2020
- Khổ sách: 16 x 24 cm
- Số trang: 344 tr
Cuốn sách Đế quốc An Nam và người dân An Nam: Tổng quan về địa lý, sản vật, kỹ nghệ, phong tục và tập quán An Nam (được dịch Tiếng Việt) được xuất bản lần đầu năm 1889. Đây là tác phầm thuộc về công chúng, theo như tác giả thì công trình này vốn không phải của một người, vì chỉ cần đọc nó sẽ nhận ra đó là bản tóm tắt các quan sát chính xác được theo dõi trong nhiều năm và trên các địa điểm khác nhau của đế quốc An Nam, bởi những con người thành tín, sống hòa nhập với người An Nam và do đó, được đánh giá cao và mô tả chính xác các sự việc về đời sống dân chúng. Tác giả cũng cho rằng tài liệu này lấy cơ sở dữ liệu từ các nhà truyền giáo Pháp nửa đầu thế kỷ XIX.
Nội dung cuốn sách gồm 2 phần:
Phần 1: Tổng quan về địa lý, sản vật, kỹ nghệ, phong tục và tập quán vương quốc An Nam. Phần này gồm 5 chương giới thiệu về địa lý chung, tổng quan về các phân chia tự nhiên lớn: đất đai, khí hậu, sản vật...; Vấn đề nhân chủng học, kiến thức, kỹ nghệ, hoạt động tiêu khiển và kết luận.
Phần 2 gồm 7 chương đề cập đến các vấn đề như: Người An Nam, Người Đàng Ngoài và người Đàng Trong, Dòng Me Koong, Baron- Ký sự tuyệt vời về Đàng Ngoài (1685); Sài Gòn trước khi Pháp chiếm đóng; Than đá ở Bắc Kỳ; Thuế khóa, Dân số và Tài chính của An Nam và Binh luật thuộc bộ luật An Nam.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
- Tác giả: Đỗ Thị Thùy Lan
- Nxb: Đại học Quốc gia Hà Nội - 2018
- Khổ sách: 16 x 24 cm
- Số trang: 482 tr
Mục đích của cuốn sách là trình bày sâu và có hệ thống về ba cảng thị trên sông Đàng Ngoài trong hai thế kỷ XVII - XVIII, qua đó, phân tích làm rõ vai trò, chức năng của từng địa điểm Thăng Long, Phố Hiến và Domea.
Cuốn sách bao gồm 4 chương tập trung làm rõ các vấn đề sau:
Thứ nhất, Khái quát bối cảnh lịch sử tác động đến sự hình thành một hệ thống cảng thị trên tuyến giao thông thủy trọng yếu nhất của Bắc Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII, trong đó nhấn mạnh đến xu hướng cởi mở đối với thương mại của các thể chế chính trị Việt Nam từ thế kỷ XVI và trong suốt thế kỷ XVII-XVIII. Khái quát điều kiện tự nhiên, sông ngòi, sự vận động thành tạo, cũng như sự ổn định và phát triển của châu thổ Bắc Bộ cho đến thế kỷ XVIII, trong đó nhấn mạnh đến những ưu thế vượt trội của hệ thống sông Thái Bình và các cửa biển vùng Đông Bắc so với hệ thống sông Hồng và các hải khẩu phía nam đồng bằng Bắc bộ.
Thứ hai, Khắc họa diện mạo của cảng thị Thăng Long - Kể Chợ, với các bến cảng triển nở về phía nam Kinh Kỳ, lần đầu tiên được đặt trong bối cảnh sông ngòi châu thổ Bắc Bộ. Cuốn sách cũng lần đầu tiên đưa ra nhận định về sự phát triển lệch đông của Thăng Long trong hai thế kỷ XVII-XVIII.
Thứ ba, Phân tích và làm rõ quá trình hình thành và các giai đoạn phát triển của Phố Hiến, khẳng định sự hưng thịnh của cảng thị vào cuối thế kỷ XVII- đầu thế kỷ XVIII gắn liền với chính sách ngoại kiều của chính quyền Lê - Trịnh.
Thứ tư, Phân tích sự ra đời, vai trò, chức năng của cảng cửa khẩu Domea trong vùng cửa biển Thái Bình cũng như trên toàn tuyến sông Đàng Ngoài.
Xin trân trọng giới thiệu đến đông đảo các nhà nghiên cứu và bạn đọc quan tâm!
- Nxb: Đại học Quốc gia Hà Nội - 2018
- Khổ sách: 16 x 24 cm
- Số trang: 482 tr
Mục đích của cuốn sách là trình bày sâu và có hệ thống về ba cảng thị trên sông Đàng Ngoài trong hai thế kỷ XVII - XVIII, qua đó, phân tích làm rõ vai trò, chức năng của từng địa điểm Thăng Long, Phố Hiến và Domea.
Cuốn sách bao gồm 4 chương tập trung làm rõ các vấn đề sau:
Thứ nhất, Khái quát bối cảnh lịch sử tác động đến sự hình thành một hệ thống cảng thị trên tuyến giao thông thủy trọng yếu nhất của Bắc Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII, trong đó nhấn mạnh đến xu hướng cởi mở đối với thương mại của các thể chế chính trị Việt Nam từ thế kỷ XVI và trong suốt thế kỷ XVII-XVIII. Khái quát điều kiện tự nhiên, sông ngòi, sự vận động thành tạo, cũng như sự ổn định và phát triển của châu thổ Bắc Bộ cho đến thế kỷ XVIII, trong đó nhấn mạnh đến những ưu thế vượt trội của hệ thống sông Thái Bình và các cửa biển vùng Đông Bắc so với hệ thống sông Hồng và các hải khẩu phía nam đồng bằng Bắc bộ.
Thứ hai, Khắc họa diện mạo của cảng thị Thăng Long - Kể Chợ, với các bến cảng triển nở về phía nam Kinh Kỳ, lần đầu tiên được đặt trong bối cảnh sông ngòi châu thổ Bắc Bộ. Cuốn sách cũng lần đầu tiên đưa ra nhận định về sự phát triển lệch đông của Thăng Long trong hai thế kỷ XVII-XVIII.
Thứ ba, Phân tích và làm rõ quá trình hình thành và các giai đoạn phát triển của Phố Hiến, khẳng định sự hưng thịnh của cảng thị vào cuối thế kỷ XVII- đầu thế kỷ XVIII gắn liền với chính sách ngoại kiều của chính quyền Lê - Trịnh.
Thứ tư, Phân tích sự ra đời, vai trò, chức năng của cảng cửa khẩu Domea trong vùng cửa biển Thái Bình cũng như trên toàn tuyến sông Đàng Ngoài.
Xin trân trọng giới thiệu đến đông đảo các nhà nghiên cứu và bạn đọc quan tâm!
Ngô Thị Nhung
- Tác giả: Phạm Đức Mạnh
- Nxb: Đại học Quốc gia - TP.HCM
- Khổ sách: 20 x 28 cm
- Số trang: 968 tr
Cuốn sách chuyên khảo: “Di tích khảo cổ học thời văn hóa Óc Eo - Hậu Óc Eo trên đất An Giang” do PGS.TS Phạm Đức Mạnh (Trưởng Bộ môn Khảo cổ học - Khoa Lịch sử; nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa, Trưởng Bộ môn Bảo tàng học và Di sản, Trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) làm chủ biên. Đây vốn là đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm của Đại học Quốc gia với tên đề tài là “Những di tích khảo cổ học thời văn hóa Óc Eo - Hậu Óc Eo ở An Giang” do tác giả làm chủ nhiệm, đã được nghiệm thu xuất sắc năm 2008.
Công trình nghiên cứu khoa học này đã vinh dự nhận Giải thưởng Trần Văn Giàu lần IV - năm 2009 về Lịch sử. Nay công trình được sửa chữa để xuất bản thành sách chuyên khảo.
Về bố cục, ngoài phần mở đầu và phụ lục bản ảnh, sơ đồ, bản đồ..., ở Chính văn, chuyên khảo có 6 phần:
Phần thứ nhất: An Giang - nền cảnh môi trường sinh thái và nhân văn
Phần thứ hai: Giản sử về vương quốc Phù Nam và lược sử nghiên cứu văn hóa vật thể trên đất An Giang
Chương I: Giản sử về vương quốc Phù Nam
Chương II: Lược sử nghiên cứu văn hóa vật thể ở An Giang
Phần thứ ba: Di tích văn hóa cổ ở An Giang
Chương I: Các địa điểm chứa cổ tích thời Tiền sử ở An Giang
Chương II: Các địa điểm chứa cổ tích thời Cổ sử ở An Giang
Phần thứ tư: Sưu tập văn hóa tiêu biểu thời Tiền sử và Cổ sử ở An Giang
Chương I: Di vật văn hóa thời Tiền sử ở An Giang
Chương II: Di vật văn hóa thời Cổ sử ở An Giang
Phần thứ năm: Diễn trình lịch sử văn hóa cơ bản ở An Giang trong nền cảnh Nam Bộ (Việt Nam) và rộng hơn.
Phần thứ sáu: Xã hội thời Tiền sử và Cổ sử ở An Giang và Nam Bộ - cuộc sống và con người.
Xin trân trọng giới thiệu!
- Nxb: Đại học Quốc gia - TP.HCM
- Khổ sách: 20 x 28 cm
- Số trang: 968 tr
Cuốn sách chuyên khảo: “Di tích khảo cổ học thời văn hóa Óc Eo - Hậu Óc Eo trên đất An Giang” do PGS.TS Phạm Đức Mạnh (Trưởng Bộ môn Khảo cổ học - Khoa Lịch sử; nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa, Trưởng Bộ môn Bảo tàng học và Di sản, Trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) làm chủ biên. Đây vốn là đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm của Đại học Quốc gia với tên đề tài là “Những di tích khảo cổ học thời văn hóa Óc Eo - Hậu Óc Eo ở An Giang” do tác giả làm chủ nhiệm, đã được nghiệm thu xuất sắc năm 2008.
Công trình nghiên cứu khoa học này đã vinh dự nhận Giải thưởng Trần Văn Giàu lần IV - năm 2009 về Lịch sử. Nay công trình được sửa chữa để xuất bản thành sách chuyên khảo.
Về bố cục, ngoài phần mở đầu và phụ lục bản ảnh, sơ đồ, bản đồ..., ở Chính văn, chuyên khảo có 6 phần:
Phần thứ nhất: An Giang - nền cảnh môi trường sinh thái và nhân văn
Phần thứ hai: Giản sử về vương quốc Phù Nam và lược sử nghiên cứu văn hóa vật thể trên đất An Giang
Chương I: Giản sử về vương quốc Phù Nam
Chương II: Lược sử nghiên cứu văn hóa vật thể ở An Giang
Phần thứ ba: Di tích văn hóa cổ ở An Giang
Chương I: Các địa điểm chứa cổ tích thời Tiền sử ở An Giang
Chương II: Các địa điểm chứa cổ tích thời Cổ sử ở An Giang
Phần thứ tư: Sưu tập văn hóa tiêu biểu thời Tiền sử và Cổ sử ở An Giang
Chương I: Di vật văn hóa thời Tiền sử ở An Giang
Chương II: Di vật văn hóa thời Cổ sử ở An Giang
Phần thứ năm: Diễn trình lịch sử văn hóa cơ bản ở An Giang trong nền cảnh Nam Bộ (Việt Nam) và rộng hơn.
Phần thứ sáu: Xã hội thời Tiền sử và Cổ sử ở An Giang và Nam Bộ - cuộc sống và con người.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
- Tác giả: Ngô Bình Lâm dịch - Đỗ Lai Thúy giới thiệu
- Nxb: Hồng Đức - 2018
- Khổ sách: 14 x 22 cm
- Số trang: 374 tr
Nhân kỷ niệm 35 năm Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, cùng với cuốn không gian văn hóa nguyên thủy nhìn theo lý thuyết chức năng của R.Lowie, Tủ sách Văn hóa nghệ thuật giới thiệu cùng bạn đọc công trình Kinh nghiệm thần bí và các biểu tượng ở người nguyên thủy của nhà triết học, nhà xã hội học xuất sắc người Pháp Lucien Levy-Bruhl (1857-1939).
Ở tác phẩm này, bằng một bút pháp phân tích tuyệt vời, Levy-Bruhl đã phân biệt đạo đức lý thuyết và đạo đức thực tiễn đang vận hành trong một xã hội nhất định, bằng thuật ngữ cái chuẩn tắc và cái thiết thực, mà cho đến ông người ta vẫn lẫn lộn, hoặc chỉ chú mục vào cái thứ nhất. Nay ông chuyển sang nghiên cứu cái thứ hai và xây dựng nên một khoa học về các sự kiện xã hội.
Nội dung cuốn sách gồm 2 phần và 7 chương:
Phần thứ nhất: Kinh nghiệm thần bí của người nguyên thủy
Chương 1: May rủi và ma thuật
Chương 2: Điều bất thường, kinh nghiệm thần bí
Chương 3: Những giấc mơ và những ảo ảnh
Chương 4: Sự hiện diện của những người chết
Phần thứ hai: Những biểu tượng của người nguyên thủy
Chương 5: Bản chất và những chức năng của các biểu tượng
Chương 6: Các kiểu hành động mang tính tượng trưng
Chương 7: Việc dự báo trước tượng trưng.
Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc!
- Nxb: Hồng Đức - 2018
- Khổ sách: 14 x 22 cm
- Số trang: 374 tr
Nhân kỷ niệm 35 năm Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, cùng với cuốn không gian văn hóa nguyên thủy nhìn theo lý thuyết chức năng của R.Lowie, Tủ sách Văn hóa nghệ thuật giới thiệu cùng bạn đọc công trình Kinh nghiệm thần bí và các biểu tượng ở người nguyên thủy của nhà triết học, nhà xã hội học xuất sắc người Pháp Lucien Levy-Bruhl (1857-1939).
Ở tác phẩm này, bằng một bút pháp phân tích tuyệt vời, Levy-Bruhl đã phân biệt đạo đức lý thuyết và đạo đức thực tiễn đang vận hành trong một xã hội nhất định, bằng thuật ngữ cái chuẩn tắc và cái thiết thực, mà cho đến ông người ta vẫn lẫn lộn, hoặc chỉ chú mục vào cái thứ nhất. Nay ông chuyển sang nghiên cứu cái thứ hai và xây dựng nên một khoa học về các sự kiện xã hội.
Nội dung cuốn sách gồm 2 phần và 7 chương:
Phần thứ nhất: Kinh nghiệm thần bí của người nguyên thủy
Chương 1: May rủi và ma thuật
Chương 2: Điều bất thường, kinh nghiệm thần bí
Chương 3: Những giấc mơ và những ảo ảnh
Chương 4: Sự hiện diện của những người chết
Phần thứ hai: Những biểu tượng của người nguyên thủy
Chương 5: Bản chất và những chức năng của các biểu tượng
Chương 6: Các kiểu hành động mang tính tượng trưng
Chương 7: Việc dự báo trước tượng trưng.
Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc!
Ngô Thị Nhung
- Tác giả: PGS.TS.Tống Trung Tín
- Nxb: Hà Nội - 2020
- Khổ sách: 27 x 30 cm
- Số trang: 571 tr
Cuốn sách Văn hiến Thăng Long - Bằng chứng khảo cổ học do PGS.TS.Tống Trung Tín làm chủ biên. Tác giả là một nhà khảo cổ học có uy tín, nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Khảo cổ học và hiện đang là Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam đồng thời là ủy viên thường vụ Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Ông đã chủ biên, đồng chủ biên một số công trình có giá trị, như: Hoàng thành Thăng Long xuất bản năm 2006, Thăng Long - Hà Nội lịch sử nghìn năm từ lòng đất xuất bản năm 2010, Kinh đô Thăng Long - Những khám phá khảo cổ học, Tổng tập khảo cổ học Thăng Long - Hà Nội, Di tích Khảo cổ học Đàn Xã Tắc Thăng Long in năm 2019, Di vật tiêu biểu Hoàng Thành Thăng Long 2002-2013 xuất bản năm 2013. Đồng thời PGS.TS.Tống Trung Tín còn chủ trì hầu hết các cuộc khai quật trong nội thành Hà Nội và địa điểm 18 Hoàng Diệu năm 2003 nên sớm nhận ra được những giá trị tầm cỡ thế giới của di sản Hoàng Thành Thăng Long (Trích lời giới thiệu của PGS.TS.Trần Đức Cường - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam).
Nhân kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - hà Nội, nhân kỷ niệm 10 năm di sản Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO vinh danh là Di sản thế giới tác giả và các cộng sự tập hợp biên soạn cuốn sách, với mong muốn qua một số di tích, di vật khảo cổ học tiêu biểu đã đọc khảo cổ học Việt Nam phát hiện và nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua để công chúng trong và ngoài nước có thể hiểu được phần nào giá trị to lớn của Di sản văn hiến Thăng Long.
Nội dung cuốn sách gồm các phần:
1/Thắng địa Thăng Long - Lược sử kinh đô và lược sử khảo cổ học Kinh đô
2/ Nguồn cội của Văn hiến Thăng Long
3/ Gìn giữ cội nguồn và phát triển (179.TCN - 905.SCN)
4/ Thời kỳ tiền văn hiến Thăng Long (905 - 1009)
5/ Văn hiến Thăng Long thời Lý (1010-1225)
6/ Văn hiến Thăng Long thời Trần (1226-1400)
7/ Văn hiến Thăng Long thời Lê sơ (1428-1527)
8/ Văn hiến Thăng Long thời Mạc (1527-1592)
9/ Văn hiến Thăng Long thời Lê Trung Hưng (1592-1788)
10/ Văn hiến Thăng Long thời Tây Sơn (1788-1802)
11/ Văn hiến Thăng Long thời Nguyễn (1802-1945)
Sách được viết bằng 2 ngôn ngữ Anh - Việt, kết hợp phụ lục bản ảnh, bản đồ, sơ đồ, bản vẽ... in màu sắc nét, sống động.
Xin trân trọng giới thiệu đến đông đảo bạn đọc và các nhà nghiên cứu!
- Nxb: Hà Nội - 2020
- Khổ sách: 27 x 30 cm
- Số trang: 571 tr
Cuốn sách Văn hiến Thăng Long - Bằng chứng khảo cổ học do PGS.TS.Tống Trung Tín làm chủ biên. Tác giả là một nhà khảo cổ học có uy tín, nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Khảo cổ học và hiện đang là Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam đồng thời là ủy viên thường vụ Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Ông đã chủ biên, đồng chủ biên một số công trình có giá trị, như: Hoàng thành Thăng Long xuất bản năm 2006, Thăng Long - Hà Nội lịch sử nghìn năm từ lòng đất xuất bản năm 2010, Kinh đô Thăng Long - Những khám phá khảo cổ học, Tổng tập khảo cổ học Thăng Long - Hà Nội, Di tích Khảo cổ học Đàn Xã Tắc Thăng Long in năm 2019, Di vật tiêu biểu Hoàng Thành Thăng Long 2002-2013 xuất bản năm 2013. Đồng thời PGS.TS.Tống Trung Tín còn chủ trì hầu hết các cuộc khai quật trong nội thành Hà Nội và địa điểm 18 Hoàng Diệu năm 2003 nên sớm nhận ra được những giá trị tầm cỡ thế giới của di sản Hoàng Thành Thăng Long (Trích lời giới thiệu của PGS.TS.Trần Đức Cường - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam).
Nhân kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - hà Nội, nhân kỷ niệm 10 năm di sản Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO vinh danh là Di sản thế giới tác giả và các cộng sự tập hợp biên soạn cuốn sách, với mong muốn qua một số di tích, di vật khảo cổ học tiêu biểu đã đọc khảo cổ học Việt Nam phát hiện và nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua để công chúng trong và ngoài nước có thể hiểu được phần nào giá trị to lớn của Di sản văn hiến Thăng Long.
Nội dung cuốn sách gồm các phần:
1/Thắng địa Thăng Long - Lược sử kinh đô và lược sử khảo cổ học Kinh đô
2/ Nguồn cội của Văn hiến Thăng Long
3/ Gìn giữ cội nguồn và phát triển (179.TCN - 905.SCN)
4/ Thời kỳ tiền văn hiến Thăng Long (905 - 1009)
5/ Văn hiến Thăng Long thời Lý (1010-1225)
6/ Văn hiến Thăng Long thời Trần (1226-1400)
7/ Văn hiến Thăng Long thời Lê sơ (1428-1527)
8/ Văn hiến Thăng Long thời Mạc (1527-1592)
9/ Văn hiến Thăng Long thời Lê Trung Hưng (1592-1788)
10/ Văn hiến Thăng Long thời Tây Sơn (1788-1802)
11/ Văn hiến Thăng Long thời Nguyễn (1802-1945)
Sách được viết bằng 2 ngôn ngữ Anh - Việt, kết hợp phụ lục bản ảnh, bản đồ, sơ đồ, bản vẽ... in màu sắc nét, sống động.
Xin trân trọng giới thiệu đến đông đảo bạn đọc và các nhà nghiên cứu!
Ngô Thị Nhung
- Tác giả: Võ Sĩ Khải
- Nxb: Khoa học xã hội - 2018
- Khổ sách: 16x 24 cm
- Số trang: 307 tr
Kiến trúc là một đối tượng quan trọng trong nghiên cứu khảo cổ học lịch sử. Trong văn hóa khảo cổ, kiến trúc là chứng tích cụ thể về trình độ và thành tựu về kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng của một cộng đồng ở một giai đoạn lịch sử nhất định. Ở Nam Bộ, nhiều di tích kiến trúc cổ thuộc giai đoạn 10 thế kỷ đầu Công nguyên vẫn còn tồn tại trong lòng đất cho đến nay. Khi những người Việt đầu tiên đến đây vào thế kỷ XVII, họ đã nhìn thấy những phế tích rải rác từ miền Đông đến miền Tây. Sự kiện này biểu hiện qua nhiều địa danh có liên quan đến những kiến trúc cổ như Tháp Mười (Đồng Tháp), Gò Thành, Đìa Tháp (Tiền Giang), Lò Gạch (Trà Vinh), Gò Tháp (Tây Ninh)... Hiện nay kiến trúc tháp cổ hiện còn đứng vững trên mặt đất: Chót Mạt, Bình Thạnh (Tây Ninh) và Vĩnh Hưng (Bạc Liêu).
Nội dung cuốn sách gồm 3 chương:
Chương 1: Vài nét về lịch sử nghiên cứu và nhận thức về kiến trúc Óc Eo - hậu Óc Eo ở Nam Bộ. Trong chương này, tác giả nêu lên hai vấn đề chính là quá trình phát hiện, phân bố các di tích và nhận thức về di tích kiến trúc cổ ở đồng bằng Nam Bộ.
Chương 2: Di tích kiến trúc cổ và di vật có liên quan ở đồng bằng Nam Bộ
Chương này, giới thiệu các di tích kiến trúc ở đồng bằng Nam Bộ như là vật liệu và kỹ thuật xây dựng, các cấu kiện kiến trúc, bình đồ và bố cục của các kiến trúc, các di vật liên quan đến kiến trúc, chức năng của các kiến trúc
Chương 3. Truyền thống và không gian văn hóa - xã hội của các di tích kiến trúc cổ ở ở đồng bằng Nam Bộ.
Xin trân trọng giới thiệu!
- Nxb: Khoa học xã hội - 2018
- Khổ sách: 16x 24 cm
- Số trang: 307 tr
Kiến trúc là một đối tượng quan trọng trong nghiên cứu khảo cổ học lịch sử. Trong văn hóa khảo cổ, kiến trúc là chứng tích cụ thể về trình độ và thành tựu về kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng của một cộng đồng ở một giai đoạn lịch sử nhất định. Ở Nam Bộ, nhiều di tích kiến trúc cổ thuộc giai đoạn 10 thế kỷ đầu Công nguyên vẫn còn tồn tại trong lòng đất cho đến nay. Khi những người Việt đầu tiên đến đây vào thế kỷ XVII, họ đã nhìn thấy những phế tích rải rác từ miền Đông đến miền Tây. Sự kiện này biểu hiện qua nhiều địa danh có liên quan đến những kiến trúc cổ như Tháp Mười (Đồng Tháp), Gò Thành, Đìa Tháp (Tiền Giang), Lò Gạch (Trà Vinh), Gò Tháp (Tây Ninh)... Hiện nay kiến trúc tháp cổ hiện còn đứng vững trên mặt đất: Chót Mạt, Bình Thạnh (Tây Ninh) và Vĩnh Hưng (Bạc Liêu).
Nội dung cuốn sách gồm 3 chương:
Chương 1: Vài nét về lịch sử nghiên cứu và nhận thức về kiến trúc Óc Eo - hậu Óc Eo ở Nam Bộ. Trong chương này, tác giả nêu lên hai vấn đề chính là quá trình phát hiện, phân bố các di tích và nhận thức về di tích kiến trúc cổ ở đồng bằng Nam Bộ.
Chương 2: Di tích kiến trúc cổ và di vật có liên quan ở đồng bằng Nam Bộ
Chương này, giới thiệu các di tích kiến trúc ở đồng bằng Nam Bộ như là vật liệu và kỹ thuật xây dựng, các cấu kiện kiến trúc, bình đồ và bố cục của các kiến trúc, các di vật liên quan đến kiến trúc, chức năng của các kiến trúc
Chương 3. Truyền thống và không gian văn hóa - xã hội của các di tích kiến trúc cổ ở ở đồng bằng Nam Bộ.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
- Tác giả: Ngô Minh Doanh
- Nxb: Khoa học xã hội - 2018
- Khổ sách: 15,5 x 23 cm
- Số trang: 271 tr
- Nxb: Khoa học xã hội - 2018
- Khổ sách: 15,5 x 23 cm
- Số trang: 271 tr
Nội dung cuốn sách gồm 20 bài viết phong phú, gồm nhiều lĩnh vực, cụ thể trong bốn mảng lớn: Quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ; Những nhân vật lịch sử vùng đất Nam Bộ; Những vấn đề lịch sử văn hóa thời cận đại; Những vấn đề lịch sử văn hóa Nam Bộ thời hiện đại. Qua đó hiện lên cả một tiến trình phát triển từ vùng đất mới khai phá chuyển thành đất Thành đồng, “đi trước về sau”.
Đã có nhiều nghiên cứu về vùng đất Nam Bộ với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau ở cả trong và ngoài nước, không phải để so sánh đối chiếu mà là góp thêm vào những hiểu biết về mấy trăm năm khai phá, tạo dựng, xác lập thành vùng đất phía nam của Tổ quốc. Cuốn sách Một hướng tiếp cận nghiên cứu lịch sử Nam Bộ đã cung cấp nguồn sử liệu, minh chứng lối tư duy về lịch sử vùng đất Nam Bộ.
Xin trân trọng giới thiệu!
Đã có nhiều nghiên cứu về vùng đất Nam Bộ với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau ở cả trong và ngoài nước, không phải để so sánh đối chiếu mà là góp thêm vào những hiểu biết về mấy trăm năm khai phá, tạo dựng, xác lập thành vùng đất phía nam của Tổ quốc. Cuốn sách Một hướng tiếp cận nghiên cứu lịch sử Nam Bộ đã cung cấp nguồn sử liệu, minh chứng lối tư duy về lịch sử vùng đất Nam Bộ.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
Trang
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9023346
Số người đang online: 30