Đây là “đơn đặt hàng” của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam với Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia (Hội đồng) nhiệm kỳ (2020-2024) tại cuộc làm việc sáng 5/1.

xay dung bo cong cu giam sat bao ton di san
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia đồng hành, bổ trợ cơ quan quản lý nhà nước để công tác bảo tồn, phát huy di sản đi vào thực chất. Ảnh: VGP/Đình Nam

Trong nhiệm kỳ 2015-2019, Hội đồng đã tổ chức thẩm định được 52 di tích, 112 hiện vật, nhóm hiện vật trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định công nhận Bảo vật quốc gia.

Hội đồng đã đóng góp ý kiến, thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ các hồ sơ di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh và di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam trình UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới; Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại hoặc cần bảo vệ khẩn cấp.

Qua quá trình khảo sát và làm việc với các địa phương, GS. Lưu Trần Tiêu cũng nêu thực trạng các địa phương chưa quan tâm, có chế độ bảo vệ, bảo quản, bảo tồn tương xứng đối với bảo vật quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt.

Hội đồng đề nghị Bộ VHTTDL chỉ đạo các địa phương có biện pháp, phương án cụ thể để bảo vệ và bảo quản đặc biệt đối với bảo vật quốc gia, di sản văn hóa phi vật thể sau khi được UNESCO ghi danh; UBND tỉnh, thành phố quan tâm đúng mức đến việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị đối với di tích quốc gia đặc biệt.

Đồng hành, hỗ trợ cơ quan quản lý

Trân trọng những đóng góp của Hội đồng trong công tác xét hồ sơ công nhận di tích các cấp rất tốt, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn trong nhiệm kỳ tới (2020-2024) Hội đồng làm tốt hơn nữa hoạt động tư vấn về những vấn đề liên quan đến khoa học, công tác quản lý để bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa, biến thành sức mạnh để đất nước phát triển. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng, từ đó hình thành cơ chế, mạng lưới đồng hành, bổ trợ cơ quan quản lý nhà nước để công tác bảo tồn, phát huy di sản đi vào thực chất.

Phó Thủ tướng chia sẻ thêm trong quá trình phát triển, nhiều nước vì sức ép tăng trưởng kinh tế nên thường không chú ý vấn đề môi trường, xã hội, văn hóa. Đến lúc nhận ra thì các nước này phải mất hàng chục năm để giải quyết ô nhiễm môi trường, và hàng thế hệ để khắc phục những bất cập xã hội, văn hóa. So với nhiều nước cùng trình độ phát triển, các chỉ số về văn hóa, xã hội, phát triển con người phát triển bền vững của Việt Nam ở thứ hạng cao hơn nhiều so với thu nhập bình quân GDP tính trên đầu người.

Trao đổi về một số kiến nghị cụ thể của các thành viên Hội đồng liên quan về sự cần thiết phải có chương trình, đề án bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá, thúc đẩy dự án xây dựng bảo tàng lịch sử quốc gia… Phó Thủ tướng “đặt hàng” Hội đồng bàn và xem xét phương án thiết lập bảo tàng số quốc gia; nghiên cứu xây dựng bộ công cụ giám sát việc bảo tồn các di sản văn hóa trên cả nước.

xay dung bo cong cu giam sat bao ton di san
Ảnh: VGP/Đình Nam

Làm đúng, thận trọng nhưng không đủng đỉnh

Cũng tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Hội đồng đã nghe báo cáo của Trung tâm Bảo tồn di sản Hoàng thành Thăng Long về tiến độ triển khai công tác phục dựng Chính điện Kính Thiên,

Một số chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử, thành viên Hội đồng cho biết chủ trương phục dựng Chính điện Kính Thiên vốn đã được nói từ nhiều năm trước, nhưng vẫn chưa có phương án, lộ trình rõ ràng.

GS.TS Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia cho rằng Điện Kính Thiên, là di tích quan trọng bậc nhất trong Hoàng thành Thăng Long và có cơ sở để phục dựng.

GS Tống Trung Tín, nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học, người đã tham gia khai quật, nghiên cứu Hoàng thành Thăng Long từ năm 2002, cho biết đối với các nhà nghiên cứu, toà chính điện luôn là biểu trưng quan trọng nhất của kinh đô, hoàng gia, đất nước, biểu trưng của “quốc thái dân an, trường thịnh phát triển, dân tộc trường tồn”. Đây cũng là biểu trưng đặc biệt của Văn hiến Thăng Long và cả đất nước.

xay dung bo cong cu giam sat bao ton di san
Nhà sử học Dương Trung Quốc phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: VGP/Đình Nam

Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng hiện nay tất cả di sản vật chất trong Hoàng thành Thăng Long là thuộc triều Nguyễn, vì vậy, chúng ta cần phục dựng những công trình kiến trúc điển hình, trước mắt là Chính điện Kính Thiên, kết hợp với các di tích, dữ liệu khảo cổ để công chúng có thể hình dung được Thành Thăng Long trong quá khứ, ở những thời kỳ huy hoàng nhất.

Còn GS. TSKH Vũ Minh Giang bày tỏ, Hà Nội được biết đến là thủ đô nghìn năm văn hiến, là niềm tự hào của mọi người Việt Nam. Chúng ta cần có biểu tượng gắn với Hoàng thành Thăng Long và không có gì tốt hơn là Điện Kính thiên. Việc phục dựng phải được coi là quyết tâm chính trị.

Qua các ý kiến, Phó Thủ tướng giao Bộ VHTTDL, TP. Hà Nội sớm báo cáo cụ thể về vấn đề này.

“Đây là việc cần làm đúng, làm thận trọng nhưng phải nhanh nhất có thể”, Phó Thủ tướng nói và nhấn mạnh Hoàng thành Thăng Long là di tích đặc biệt, quan trọng của quốc gia, vì vậy TP. Hà Nội, Bộ VHTTDL phải quan tâm hết sức sâu sát.

Tính đến cuối năm 2019, trong cả nước có trên 40.000 di tích các loại được kiểm kê; 191 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia; 63.371 di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê; có 8 di tích và danh thắng được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới;13 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh.

Cho đến nay, Việt Nam đã được UNESCO ghi danh 3 di sản tư liệu thế giới; 4 di sản tư liệu Khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Hiện nay, cả nước có 179 bảo tàng, lưu giữ gần 4 triệu hiện vật, trong đó có 127 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia.

Thời gian gần đây là một số khu di tích và bảo tàng đã thực hiện tự chủ chi thường xuyên, đổi mới trưng bày và ứng dụng công nghệ hiện đại trong việc giới thiệu di tích và bảo tàng, quảng bá du lịch,… nên du khách đến với di tích và bảo tàng ngày một nhiều. Nguồn thu từ phí tham quan đều tăng năm sau cao hơn năm trước.

 

Theo Đình Nam/BaoChinhphu.vn

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định công nhận thêm 24 hiện vật, nhóm hiện vật, nâng tổng số bảo vật quốc gia lên 215.

Hai mươi tư hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận lần này gồm:

1. Bộ sưu tập khuôn đúc Cổ Loa

2. Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh;
3. Bộ Linga - Yoni Linh Sơn;
4. Bộ sưu tập trang sức vàng Trà Veo 3 và Lâm Thượng;


5. Bộ sưu tập đĩa vàng hoa sen Cộng Vũ;

6. Trống đồng Kính Hoa thuộc sở hữu tư nhân tại Hà Nội;

7. Cửa võng đình Thổ Hà.

Chú thích ảnh
 

8. Tượng Ganesha (Niên đại: Văn hóa Champa, thế kỷ VII – VIII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Đà Nẵng);

9. Tượng Gajasimha; 10. Tượng nam Thần; 11. Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông; 12. Tượng Thái tổ Mạc Đăng Dung; 13. Bộ tượng Phật Tam thế chùa Bút Tháp; 14. Phù điêu nữ Thần Sarasvati; 15. Phù điêu Vua Pô Rômê; 16. Phù điêu Thái Hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn; 17. Bia Hòa Lai;

18. Hệ thống thành bậc đá chùa Hương Lãng; 19. Bộ thành bậc Điện Kính Thiên; 20. Bình gốm hoa nâu Kinnari; 21. Bình gốm hoa sen; 22. Thạp gốm hoa nâu; 23. Hương án chùa Bút Tháp; 24. Tòa Cửu phẩm liên hoa chùa Bút Tháp; 

Tính thời điểm hiện tại, cả nước có tổng số 215 bảo vật quốc gia.

Ngày 05/01/2021, Viện trưởng Viện Khảo cổ học đã ra Quyết định số 03/QĐ-KCH về việc phê duyệt điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu đề tài: Nghiên cứu, chỉnh lý, bảo quản, xây dựng hồ sơ khoa học và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa di tích, di vật địa điểm Đường hầm và bãi xe ngầm tại 36 Điện Biên Phủ năm 2020.
Theo Quyết định, Phòng Tổ chức hành chính, Phòng QLKH-KHTC-HTQT, Ban chủ nhiệm dự án chịu trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu, giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt, đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
(Thông tin chi tiết vui lòng xem văn bản đính kèm).

Ngành khảo cổ học như một cỗ máy thời gian, đưa chúng ta trở lại với quá khứ. Những gì được tìm thấy luôn làm chúng ta đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng điểm qua những phát hiện ấn tượng nhất của năm nay.

Một cỗ máy thời gian luôn là giấc mơ của con người, giúp chúng ta quay về quá khứ hay tới tương lai. Trong thực tế, thứ gần nhất giúp đưa chúng ta về những thời đại xa xưa là ngành khảo cổ học

Không sử dụng những tụ điện đến mức nóng chảy như trong phim "Back to the Future", các nhà khảo cổ học sử dụng nhiều công nghệ như ra đa xuyên lòng đất, kính hiển vi electron, trình tự DNA, và tất nhiên là cả những chiếc xẻng. 

Với những trang bị và kỹ thuật phù hợp, những nhà khảo cổ học đã mang đến những công trình cho phép chúng ta dựng lại quá khứ và hình dung cách mọi thứ như chúng đã từng.

Nhiều năm nữa, khi chúng ta nhìn lại về năm 2020, khảo cổ học chắc chắn sẽ không phải điều đầu tiên hiện lên trong đầu mỗi chúng ta nhưng không phải vì vậy mà năm 2020 không phải là một năm thành công với ngành khoa học quan trọng này, và trong số đó có thể kể đến 12 khám phá ấn tượng và thuyết phục nhất.

1. Một thành phố La Mã dưới lòng đất hoàn toàn lộ diện mà không cần đào bới:

Điểm lại những khám phá khảo cổ học ấn tượng nhất năm 2020 - Ảnh 1.

Một bản đồ của Falerii Novi, dựng lên từ dữ liệu viễn thám

Công nghệ viễn thám đã cho phép các nhà khảo cổ ở nước Ý dựng lên một bản đồ của thành phố tên gọi Falerii Novi với đầy đủ các công trình, tượng đài, đường xá hay cả những đường ống nước. Điểm thú vị là họ không cần thực hiện khai quật một chút nào cả.

Thành phố Falerii Novi nằm cách Rome 50 kilomet về phía Bắc có cư dân sinh sống từ năm 241 TCN cho tới năm 700, đã được giới khảo cổ biết đến từ trước. Dù chúng ta có thể thấy bản đồ trong hình rất chi tiết, nhưng nó vẫn chỉ mới là bản đồ sơ bộ, bởi các nhà khoa học vẫn đang thực hiện phân tích 28 tỉ điểm dữ liệu được các thiết bị viễn thám gửi về.

2. Một con mèo khổng lồ xuất hiện ở Peru sau 2.000 năm:

Điểm lại những khám phá khảo cổ học ấn tượng nhất năm 2020 - Ảnh 2.

Hình con mèo khổng lồ trên triền đồi ở Nazca

Một số công nhân ở Peru đã vô tình phát hiện ra hình vẽ một chú mèo dài 37 mét trên ngọn đồi Mirador Natural Hill, nơi nằm ngay trên những hình vẽ Nazca nổi tiếng được UNESCO công nhận. 

Hình vẽ mèo này được xác định thuộc về văn hóa Paracas, có niên đại khoảng hơn 2.000 năm trước (thế nên, nói một cách chính xác thì hình vẽ mèo này không thuộc về người Nazca - những người sau này mới xuất hiện ở khu vực). 

Tác phẩm chú mèo khổng lồ đã bị bỏ quên lâu đến vậy nên các đường nét đã bị mờ đi quá nhiều, và nó chỉ hiện ra rõ ràng sau công cuộc phục dựng được thực hiện gần đây.

3. Xác nữ thợ săn được khai quật đã lật lại vai trò giới tính thời tiền sử:

Điểm lại những khám phá khảo cổ học ấn tượng nhất năm 2020 - Ảnh 3.

Hình vẽ dựng lại về cuộc săn Vicuna

Một phần xác phụ nữ trẻ niên đại 9.000 năm đã được tìm thấy kèm với bộ dụng cụ săn bắn đã hé lộ cho chúng ta thấy cách phân chia công việc trong quá khứ có vẻ công bằng hơn so với giả định trước đó. 
 

Người phụ nữ này được xác định là chết ở độ tuổi 17 đến 19, sống ở vùng cao nguyên Andean thuộc Nam Mỹ, có vẻ thường sử dụng mũi lao đá để săn vicuna - loài lạc đà bản địa. 

Những công cụ xử lí động vật được tìm thấy trong “mộ” cô cũng cho thấy chính cô đã làm thịt con mồi của mình. Nhóm nhà khoa học thực hiện nghiên cứu cũng đã xem xét thêm các ghi chú khảo cổ, và tìm được một số trường hợp tương tự mà phụ nữ cũng được chôn cất cùng bộ đồ săn bắn. 

Như vậy, có thể nói rằng cách phân chia giới tính của xã hội hiện đại thường không phản ánh đúng những gì xảy ra trong quá khứ, thế nên những giả định đưa ra có thể thiếu cơ sở.

4. Cái chết của những nạn nhân vụ phun trào Vesuvius

Điểm lại những khám phá khảo cổ học ấn tượng nhất năm 2020 - Ảnh 5.

3 trong số 12 phòng chứa thuyền ở Herculaneum, với những bộ xương bên trong

Khi ngọn núi lửa Vesuvius phun trào vào năm 79, hàng trăm người dân thành phố La Mã cổ Herculaneum đã hoảng loạn trốn chạy vào những căn phòng chứa thuyền - các fornici. 

Nhờ vào các khám phá khảo cổ được công bố năm nay, người ta đã tìm ra bằng chứng rằng những người này đã chết ngạt từ từ vì khí độc từ vụ phun trào trong những căn phòng này, thay vì “bốc hơi” bởi nham thạch như giả thuyết trước đó. Sau đó, những thi thể bị “nướng” trong các phòng với nhiệt độ có thể lên tới 400 độ C.

5. Loại thép không gỉ sơ khai 1.000 năm tuổi được tìm thấy ở Iran

Điểm lại những khám phá khảo cổ học ấn tượng nhất năm 2020 - Ảnh 6.

Hình ảnh dưới kính hiển vi cho thấy mảnh thép tròn lẫn trong xỉ

Theo một nghiên cứu được công bố hồi tháng 9, người Persia cổ đại đã rèn loại hợp kim làm từ thép crôm - hay thường được chúng ta gọi là thép không gỉ - từ khoảng 1.000 năm trước. Loại thép này với khoảng 1% đến 2% crôm và 2% phốt pho, đã được sử dụng để sản xuất kiếm, dao găm, giáp trụ và nhiều đồ vật khác. 

Nói chính xác, những đồ vật này không phải là không gỉ, và thậm chí còn khá mong manh bởi phần phốt pho thêm vào, nhưng đây hiện là bằng chứng đầu tiên của việc thêm khoáng chất của crôm (ở đây là cromit) vào nồi luyện thép một cách có chủ đích.

6. Thổ dân châu Mỹ có thể đã tới quần đảo Polynesia trước người châu Âu

Điểm lại những khám phá khảo cổ học ấn tượng nhất năm 2020 - Ảnh 7.

Hình ảnh mặt trời mọc trên đảo Rapa Nui

Những nghiên cứu thú vị được công bố hồi tháng 7 đã chỉ ra rằng, những người bản địa Nam mỹ đã vượt biển tới khu vực các đảo thuộc Nam Thái Bình Dương khoảng 300 năm trước khi thực dân châu Âu xuất hiện tại đây. 

Bằng chứng về di truyền đã cho thấy một hành trình được thực hiện vào khoảng năm 1200, khi một nhóm người từ Nam Mỹ đã vượt qua hàng ngàn dặm để tới quần đảo Polynesia, chung sống với cư dân bản địa và lưu lại dấu ấn di truyền của mình. Những cư dân “lai” này sau đó tiếp tục sinh sống ở các đảo khác vào khoảng năm 1380, trong đó có cả đảo Rapa Nui, hay được phương Tây gọi với cái tên đảo Easter.

7. Kiến trúc hình tròn được phát hiện gần Stonehenge

Điểm lại những khám phá khảo cổ học ấn tượng nhất năm 2020 - Ảnh 8.

Đường màu đen biểu thị toàn bộ kiến trúc tròn, với 20 hố kí hiệu màu đỏ

Các nhà khảo cổ học làm việc ở đồng bằng Salisbury gần bãi đá cổ Stonehenge đã tìm thấy bằng chứng của một hệ kiến trúc dạng tròn khổng lồ với niên đại khoảng 4.500 năm. Kiến trúc này gồm 20 hố được sắp xếp cẩn thận, với những hố lớn nhất có đường kính 10 - 20 mét và sâu 5 mét. 

Những hố này tạo thành một vòng tròn với bán kính trung bình khoảng 864 mét tính từ điểm trung tâm, và được coi là công trình tiền sử lớn nhất từng được tìm thấy ở nước Anh. Mục đích xây dựng kiến trúc này hiện không xác định được, nhưng người ta cho rằng chúng là ranh giới cho một khu vực thiêng liêng với người xưa.

8. Có thể người Neanderthal đã phát minh ra cách dùng sợi:

Điểm lại những khám phá khảo cổ học ấn tượng nhất năm 2020 - Ảnh 9.

Đoạn dây của người Neanderthal

Một đoạn dây niên đại khoảng 41.000 năm tuổi được phát hiện gần đây tại Pháp có thể là chỉ dấu cho việc người Neanderthal đã phát minh ra cách sử dụng các loại sợi. Trước khám phá này, mẫu vật dây cổ nhất được tìm thấy là ở Israel với niên đại 19.000 năm. 

Đoạn dây được tìm thấy gồm nhiều sợi được bện lại, rồi lại được xoắn lại với nhau để tạo thành. Các nhà khảo cổ học tin rằng đoạn dây này được dùng để chứa mồi lửa, hoặc là một phần của chiếc túi hay thiết bị khác dùng để chứa mồi lửa tìm thấy bên cạnh nó.

9. Chiếc giường niên đại 200.000 năm làm từ cỏ và tro

Điểm lại những khám phá khảo cổ học ấn tượng nhất năm 2020 - Ảnh 10.

Tàn tích giường cỏ đã hóa thạch, niên đại 200.000 năm

Những mẫu vật như công cụ, xương đã chặt, hố lửa và tranh vẽ trong hang đã cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua về quá khứ, nhưng các nhà khảo cổ thường khó lật lại được những vết dấu thông thường hơn về đời sống tiền sử. 
 

Đây là lí do mà phát hiện của những chiếc “giường” thô sơ trong một hang đá tại dãy núi Lebombo gần Nam Phi lại quan trọng đến vậy, khi nó cho ta thấy cách con người ngủ khoảng 227.000 năm trước. 

Những chiếc giường này được làm từ nhiều lớp cỏ đặt trên một lớp tro. Ngoài việc cung cấp một chỗ nằm tiện nghi và cách biệt, chiếc giường này có thể làm côn trùng tránh xa nhờ lớp tro. Những chiếc giường kiểu này thường được đốt để tránh sâu bọ và rồi lại trải một lớp cỏ mới lên trên.

10. Kiến trúc Kỷ Băng hà làm từ xương của 60 con voi ma mút

Điểm lại những khám phá khảo cổ học ấn tượng nhất năm 2020 - Ảnh 12.

Hàng trăm mảnh xương voi ma mút được tìm thấy tại di chỉ Kostenki 11, Nga

Trước đây, các nhà khoa học đã từng tìm thấy những kiến trúc làm từ xương voi ma mút, thế nhưng không có cái nào trong số đó có thể so với phát hiện gần đây tại thành phố Voronezh, Nga về kích thước. 

Với niên đại khoảng 25.000 năm, nó cũng là công trình cổ nhất thuộc loại này từng được tìm thấy. Kiến trúc này rộng 12,5 mét và được làm từ hàng trăm mảnh xương voi ma mút lông xoăn. Theo các nhà khoa học, kiến trúc này có thể là chỗ trú ngụ cho con người tránh khỏi cái lạnh mùa đông Kỷ Băng hà, và cũng có thể là một chỗ để trữ thức ăn.

11. Băng tan chảy làm lộ ra đường mòn trên núi thời kỳ Viking

Điểm lại những khám phá khảo cổ học ấn tượng nhất năm 2020 - Ảnh 13.

Bộ xương chó được tìm thấy gồm cả vòng cổ và dây

Găng tay, giày, vài mảnh xe trượt tuyết, và một bộ xương chó vẫn còn gắn với vòng cổ là một phần của những thứ được tìm thấy tại nơi từng là một đường mòn núi được tìm thấy gần đây ở miền trung Na Uy. 

Nằm ở khu vực Lomseggen Ridge, lối đi này đã được sử dụng trong hơn 1.000 năm, với lượng người qua lại đạt đỉnh vào khoảng năm 1000, thuộc thời kỳ Viking. Biến đổi khí hậu đã khiến những dòng sông băng tan chảy, đã làm lộ lối đi này, cũng như một số phát hiện khảo cổ khác.

12. Gà và thỏ được người Anh cổ tôn thờ

Điểm lại những khám phá khảo cổ học ấn tượng nhất năm 2020 - Ảnh 14.

Bộ xương thỏ được tìm thấy ở Hampshire, Anh

Theo một nghiên cứu được công bố hồi tháng 4, những con gà và thỏ đầu tiên xuất hiện ở nước Anh vào khoảng 2.200 đến 2.300 năm trước đã được coi như các sinh vật tâm linh, chứ không phải thức ăn. Những con vật này khi đó được gắn với các vị thần cụ thể, và phải cho đến cuối thời kỳ La Mã thì chúng mới trở thành các món trên bàn tiệc.

Theo TRÍ THỨC TRẺ


 

Ngày 1/1, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tổ chức khai trương không gian Ngọ Môn (Đại nội Huế) sau nhiều tháng bảo tồn, tu bổ tổng thể, với tổng kinh phí khoảng 44 tỷ đồng.

thua thien hue hoan thanh du an bao ton tu bo tong the di tich ngo mon
Di tích Ngọ Môn nằm ở cổng chính phía Nam của Hoàng thành Huế.

Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Ngọ Môn (Đại nội Huế), giai đoạn 2 được đầu tư với tổng kinh phí khoảng 44 tỷ đồng. Quy mô tiếp tục thực hiện những phần việc mà giai đoạn 1 chưa thực hiện, bao gồm: Sơn thếp toàn bộ cấu kiện gỗ lầu Ngũ Phụng (hai tầng nhà chính và tả, hữu Dực Lâu) bằng kỹ thuật sơn truyền thống gồm sơn son thếp vàng, sơn son không thếp, sơn quang tùy vào từng không gian khác nhau.

Hạ tầng xung quanh khu vực Ngọ Môn và gắn kết với công trình về mặt giao thông cũng như cảnh quan từ mọi góc nhìn. Phạm vi phần hạ tầng xung quanh Ngọ Môn được nghiên cứu có diện tích 1,33ha (chiều ngang 118,04m chiều dài 113,03m) bao gồm các hạng mục có liên quan đến công trình: Sân, mặt cầu (ba cầu qua hồ Kim Thủy, cầu Trung Đạo) hệ thống lan can (hồ Kim Thủy, hồ Thái Dịch), bia “Khuynh cái hạ mã”, cây xanh... Hệ thống chiếu sáng nội thất, chống cháy theo kỹ thuật hiện đại và tiêu chuẩn Việt Nam ban hành. Sau nhiều tháng thi công, đến thời điểm hiện tại Ngọ Môn đã được phục hồi toàn diện.

Ngọ Môn là cổng chính nằm ở phía Nam của Hoàng thành Huế, được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 14 (1833), khi triều Nguyễn tổ chức quy hoạch lại toàn bộ mặt bằng kiến trúc Hoàng thành. Nguyên tại vị trí này trước đây là Nam Khuyết Đài, được xây dựng vào đầu thời vua Gia Long.

Ngọ Môn được chia làm hai phần chính gồm phần nền đài và lầu Ngũ Phụng. Phần nền đài có bình diện hình chữ U vuông góc, đáy dài 57,77m, cạnh bên dài 27,06m. Đài xây bằng gạch, đá kết hợp với các thanh dầm chịu lực bằng đồng thau. Đài cao gần 5m, diện tích chiếm đất hơn 1.560m2 (kể cả phần trong lòng chữ U). Thân đài trổ 5 cửa, trong đó cửa chính giữa là Ngọ Môn, cửa này chỉ dành cho vua đi. Hai cửa bên là tả Giáp Môn và hữu Giáp Môn, dành cho các quan văn, võ theo cùng trong đoàn ngự đạo. Hai cửa ngoài cùng nằm ở hai cánh chữ U được gọi là tả Dịch Môn và hữu Dịch Môn, dành cho binh lính và voi ngựa theo hầu.

Lầu Ngũ Phụng đặt ở phía trên đài, được tôn cao bởi một hệ thống nền cao 1,15m và cũng chạy suốt thân đài hình chữ U. Lầu có hai tầng, kết cấu bộ khung hoàn toàn bằng gỗ lim với chẵn 100 cây cột. Con số 100 cây cột cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập. Trong đó, có ý kiến cho rằng con số 100 biểu hiện cho sự hài hòa “âm dương nhất thể”, hay ý kiến khác lý giải rằng đó là biểu trưng của sức mạnh trăm họ (bách tính).

Phần mái tầng dưới nối liền nhau, chạy vòng quanh để che cho phần hồi lang. Mái tầng trên chia thành 9 bộ. Trong đó, bộ mái chính giữa của lầu Ngũ Phụng lợp ngói ống màu vàng, tám bộ còn lại lợp ngói ống màu xanh. Phía trước chính giữa là hệ thống cửa thượng song hạ bản, xung quanh và phía sau nong ván, trên đó trổ nhiều cửa sổ với hình dáng rất phong phú và đa dạng như hình tròn, hình quạt, hình khánh… Các bờ nóc, bờ quyết, hồi mái được trang trí bằng nhiều chi tiết hoa văn tinh xảo.

Chính nhờ sự kết hợp, sắp đặt tài tình cộng với bàn tay khéo léo và đôi mắt thẩm mỹ cao của các nhà kiến trúc thời Nguyễn mà tổng thể Ngọ Môn tuy đồ sộ, nguy nga, nhưng lại không hề thô cứng, đơn điệu mà ngược lại rất mềm mại, xinh xắn, tráng lệ.

Ngọ Môn ngoài chức năng là cổng chính ra vào Hoàng Cung thì đây còn là một lễ đài trong nhiều sự kiện trọng đại của triều đình. Đây là nơi vua ngự xem duyệt binh, dự các lễ Truyền lô - xướng danh các sĩ tử thi đỗ tiến sỹ, lễ Ban sóc (ban bố lịch vào năm mới cho cả nước)… Đặc biệt, vào năm 1945, chính tại nơi đây vua Bảo Đại đã tuyên bố thoái vị, trao ấn kiếm lại cho cách mạng và chính thức nền phong kiến Việt Nam cáo chung.

Với vai trò quan trọng, Ngọ Môn luôn được quan tâm trùng tu, sửa chữa, đặc biệt vào năm Minh Mạng thứ 20 (1939) và dưới các đời vua Thành Thái, Khải Định. Sau khi triều Nguyễn cáo chung vào năm 1945, Ngọ Môn vẫn luôn được quan tâm bảo tồn, trùng tu vào các năm 1956, 1963 vì đây là một công trình đặc biệt quan trọng của quốc gia. Tuy nhiên, vào năm 1968, trong biến cố Mậu thân, Ngọ Môn nằm trong trọng tâm của vùng chiến sự nên đã bị hư hại nghiêm trọng, đặc biệt là tả - hữu Dực Lâu. Ngoài ra, hệ lan can chung quanh lầu cùng với hệ lan can hồ Ngoại Kim Thủy cũng đã bị tổn hại phần lớn.

Sau ngày đất nước được thống nhất, nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và các tổ chức quốc tế Ngọ Môn đã trải qua rất nhiều đợt trùng tu, sửa chữa, trong đó phải kể đến là đợt tu bổ Ngọ Môn với quy mô lớn đã được tiến hành từ năm 1990 - 1993, có sự tài trợ của Chính phủ Nhật Bản và hỗ trợ kỹ thuật của UNESCO. Sau đợt tu bổ này tình trạng kỹ thuật lầu Ngũ Phụng đã được cải thiện rõ rệt. Đến năm 1999, Ngọ Môn được tiếp tục trùng tu, sửa chữa với hạng mục phục hồi đá Thanh bị hỏng cho 5 cửa. Đặc biệt, năm 2012, sau khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, dự án trùng tu tổng thể Ngọ Môn chính thức được triển khai với số vốn đầu tư hơn 80 tỷ đồng, chia làm 2 giai đoạn 2012 - 2015 và 2016 - 2019.

Trí Đức

Tháp Bình Sơn tọa lạc trong khuôn viên chùa Vĩnh Khánh, thuộc thị trấn Tam Sơn (Sông Lô - Vĩnh Phúc) được mệnh danh là tòa tháp "đẹp nhất xứ Bắc" mang kiến trúc tiêu biểu thời Lý - Trần ở Việt Nam.

can canh bao thap dep nhat xu bac duoc xay bang 13 nghin gach dat nung co
Tháp Bình Sơn là cây tháp đất nung thời Trần cao nhất còn lại đến ngày nay.
can canh bao thap dep nhat xu bac duoc xay bang 13 nghin gach dat nung co
Tháp có tổng cộng từ khoảng 13 đến 15 tầng, tuy nhiên trải qua thời gian, tác động của thiên nhiên và các lần tu bổ, hiện còn 11 tầng tháp và một tầng trệt.
can canh bao thap dep nhat xu bac duoc xay bang 13 nghin gach dat nung co
Ngôi tháp có chiều cao 14,7m , phần chân tháp rộng gần 4,5m. Toàn bộ tháp được xây bằng hơn 13.000 viên gạch đất nung, được ốp một lớp gạch vuông, mỗi cạnh dài 0,46m, phủ kín thân tháp.
can canh bao thap dep nhat xu bac duoc xay bang 13 nghin gach dat nung co
Tháp Bình Sơn với hình khối thanh thoát, đường nét mềm mại, trang trí phong phú điêu luyện, là di tích lịch sử và di tích nghệ thuật có giá trị cao của nước ta. Đây cũng được xem là ngọn tháp đất nung đời Trần cao nhất còn lại đến ngày nay.
can canh bao thap dep nhat xu bac duoc xay bang 13 nghin gach dat nung co
Hiện tại, nhiều viên gạch của thân tháp vẫn giữ được còn giữ nguyên được màu đỏ son mà không bị rêu mốc sau gần nghìn năm tồn tại.
can canh bao thap dep nhat xu bac duoc xay bang 13 nghin gach dat nung co
Duy chỉ có ở phần chân tháp đã phủ màu cổ kính, rêu phong theo thời gian.
can canh bao thap dep nhat xu bac duoc xay bang 13 nghin gach dat nung co
Vào đầu những năm 1960, đê sông Lô vỡ, ngập lụt liên miên, xói lở tận chân tháp, nên tháp Bình Sơn bị nghiêng có nguy cơ bị đổ. Khi chỏm tháp rơi xuống, một số mái vỡ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phú cùng Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch đã quyết định phục dựng.
can canh bao thap dep nhat xu bac duoc xay bang 13 nghin gach dat nung co
Hiện nay, nhiều chỗ trên tháp đã bị sương, gió ăn mòn theo thời gian, nhưng ngôi tháp vẫn giữ được hình dáng khỏe khoắn vốn có.
can canh bao thap dep nhat xu bac duoc xay bang 13 nghin gach dat nung co
Các nghệ nhân khi xây dựng tháp đã dựa vào tầm nhìn của người chiêm ngưỡng mà trang trí hoa văn tinh xảo, tỉ mỉ hay đơn giản...
can canh bao thap dep nhat xu bac duoc xay bang 13 nghin gach dat nung co
Tháp Bình Sơn vốn được phát hiện và nghiên cứu từ thời Pháp, người Pháp đánh giá đây là một tòa tháp đẹp nhất xứ Bắc.
can canh bao thap dep nhat xu bac duoc xay bang 13 nghin gach dat nung co
Ngày 4/1962, tháp Bình Sơn được Nhà Nước xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa quốc gia và tháng 3/2016, tháp Bình Sơn đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

Công trình cụm tháp Pô Klông Garai tỉnh Ninh Thuận được xây dựng từ thế kỷ XIII, tại khu vực Đồi Trầu, để thờ vị vua Chăm trị vì xứ Panduranga (Ninh Thuận ngày nay); ông có tên là Pô Klông Garai (1151 - 1205). Hiện nay, cụm tháp thuộc phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, cụm tháp còn nguyên về cả công trình kiến trúc lẫn việc tổ chức thờ phượng, cúng kính của người Chăm.

huyen bi cong trinh thap po klong garai tai ninh thuan
Cụm tháp Pô Klông Garai tỉnh Ninh Thuận được xây dựng từ thế kỷ XIII, tại khu vực Đồi Trầu.

Tháp Pô Klông Garai là một quần thể gồm 3 tháp, cụ thể như: tháp chính thờ tượng vua Pô Klông Garai, tháp cổng ở phía Đông và tháp Thần Lửa hơi chếch về phía Nam có mái hình thuyền. Đây là một công trình có giá trị nghệ thuật kiến trúc xây dựng và điêu khắc các phù điêu như: Thần Siva, tượng Bò Thần Nandin... Tháp chính có bình đồ vuông cao 20m50, nhiều tầng, tầng trên là sự lặp lại tầng dưới thu nhỏ cho đến đỉnh là một trụ đá nhọn, biểu tượng là một Linga. Ở các góc tháp lên dần đều là các ụ vuông nhỏ, các góc có gắn tượng thú bằng đá và các hình ngọn lửa bằng gạch nung.

Tháp gồm một cửa chính ra vào ở hướng Đông, trên cửa là mái vòm, có 2 trụ đá lớn đỡ, mặt trụ đá khắc chữ Chăm cổ, bên trên cửa có phù điêu thần Siva múa, có 6 tay: 4 tay cầm đinh ba, dao găm, hoa sen, chén, 2 tay trên chắp lại; ba cửa còn lại ở 3 hướng Nam, Bắc, Tây là cửa giả, trụ ốp gạch lồi, lõm vào trong trên mỗi cửa giả có một tượng thần tư thế thiền. Các tầng trên ở vị trí trên cửa là các lá đề bằng đá. Từ cửa vào, bên trái có một tượng bò thần Nandin bằng đá. Tư thế bò đang nằm, đầu hướng vào trong tháp, nơi đang thờ tượng vua.

Vào trong tháp, ở trung tâm là một Yoni cạnh dài 1m47, cạnh ngang 0m94, trên Yoni là một Linga tròn, phía trên trụ Linga có chạm khắc chân dung vua Pô Klông Garai nhô ra (đây là hình thức mặt người trên Linga, gọi là Mukha-Linga), 3 mặt tường trong tháp có các ô tam giác để đèn. Phía trên có một khung gỗ có chức năng để ngăn phần dưới với nóc tháp như là một cái lọng che. Phía ngoài có một sảnh nối sân để cúng tế bằng một tầng cấp.

Thẳng về phía Đông là tháp cổng, bình đồ vuông. Tháp giống tháp chính song nhỏ thấp hơn, chỉ cao 8m56, có 2 cửa thông nhau theo hướng Đông - Tây nên gọi là tháp cổng. Tháp cũng được xây theo nguyên tắc lên dần thu nhỏ.

huyen bi cong trinh thap po klong garai tai ninh thuan
Tháp có kiến trúc độc đáo.

Phía Nam giữa hai tháp trên là tháp thờ Thần Lửa, cao 9m31. Tháp có 3 cửa thông nhau ở 3 hướng Đông, Bắc và Nam, riêng phía Nam là cửa sổ. Chức năng tháp có thể để cho các tu sĩ Bàlamôn, các chức thầy cúng khác giữ các vật tế lễ và giữ ngọn lửa tế nên có người Chăm gọi là Tháp Lửa.

Điều đặc biệt là Tháp không xây theo nguyên tắc thu nhỏ dần khi lên cao như truyền thống 2 tháp kia mà cấu trúc mái theo kiểu hình mái nhà (hình giống mái nhà prông ở Tây Nguyên hoặc mái nhà hình thuyền như mặt trên trống đồng).

Ở phía sau tháp chính có 1 miếu thờ tượng Kút hoàng hậu, trong sử ghi tên là Tố Lý. Ở ngoài vòng thành phía Nam quần thể tháp có 1 trụ đá (Linga) cao 2m20, người ta chưa biết đích xác là nhằm vào chức năng gì, hoặc có thể có trước tháp. Cũng nằm ngoài vòng thành phía Đông Bắc quần thể tháp có 1 tảng đá bánh ú 3 mặt có chữ có khắc chữ Chăm cổ.

Theo các tài liệu bia ký tại tháp thì nguyên khởi tại vị trí này, vào năm 1050, 2 Hoàng thân anh em tên là Yuvaraja và Devaraja, sau khi chiến thắng cuộc nổi dậy của người dân xứ Panduranga, đã cho dựng 1 Linga và 1 cột chiến thắng tại đây. Ngoài ra, cũng theo tài liệu, cụm tháp này do Jaya Simhavarman III, người anh hùng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông vào cuối thế kỷ XIII của Chămpa, xây dựng trên nền tảng những di tích có trước đó để tôn kính người tiền bối là Pô Klông Garai.

Tương truyền hiện nay trong tâm thức dân tộc Chăm, vua Pô Klông Garai là vị vua có công lớn trong việc canh tân xứ sở, điển hình nhất là vua chỉ huy việc xây dựng hệ thống dẫn thủy nhập điền vào những cánh đồng khô hạn ở Phan Rang, mà ngày nay đập nước Nha Trinh trên sông Cái đưa nước vào các cánh đồng ở Phan Rang là kế thừa và phát triển hệ thống dẫn thủy nhập điền có từ thời vị vua này. Cũng chính vì vậy, Pô Klông Garai được tôn là thần.

Hàng năm vào ngày cuối tháng 6, ngày 1/7 tính theo lịch Chăm, (khoảng tháng 9, 10 Dương lịch), đúng ngày Lễ hội Katê, hàng ngàn người Chăm tổ chức cúng tại 3 tháp Pô Klông Garai, Pô Rômê, đền Pô Inư Nưgar một cách trang trọng.

Trước đó, tỉnh Ninh Thuận đã đón nhận Di tích quốc gia đặc biệt cho Di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Pô Klông Garai theo Quyết định số 2499/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ. Và năm 2017, Lễ hội Katê cũng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

huyen bi cong trinh thap po klong garai tai ninh thuan

Di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Pô Klông Garai đã được đón nhận Di tích quốc gia đặc biệt.

huyen bi cong trinh thap po klong garai tai ninh thuan

Công trình có giá trị nghệ thuật kiến trúc xây dựng và điêu khắc các phù điêu như: Thần Siva, tượng Bò Thần Nandin...

huyen bi cong trinh thap po klong garai tai ninh thuan

Du khách đến tham quan, chụp hình lưu niệm tại tháp Pô Klông Garai.

Bài và ảnh: Duy Quan

Nằm ở thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, cách trung tâm tỉnh khoảng 10km về phía Nam, thành cổ Diên Khánh được coi là tòa thành nguyên vẹn nhất của nhà Nguyễn bên ngoài Cố đô Huế.

ve dep kien truc di tich lich su quoc gia thanh co dien khanh
Lầu tứ giác có mái uốn cong lợp ngói âm dương; cổ lầu cao 4,1m so với nền được xây dựng trên các cổng thành của hệ thống thành cổ Diên Khánh. (Ảnh: Phan Sáu/TTXVN)
ve dep kien truc di tich lich su quoc gia thanh co dien khanh
Lầu tứ giác có mỗi cạnh 3,30m với 4 cửa rộng 1,30m cao 2,5m, trên cùng là cổ lầu có mái uốn cong lợp ngói âm dương; cổ lầu cao 4,1 m so với nền; hai bên lầu tứ giác được xây lan can cao 0,85m được xây dựng trên các cổng thành của hệ thống thành cổ Diên Khánh. (Ảnh: Phan Sáu/TTXVN)
ve dep kien truc di tich lich su quoc gia thanh co dien khanh
Cửa Tiền của thành cổ Diên Khánh, nằm trên trục đường phía Nam thị trấn Diên Khánh. (Ảnh: Phan Sáu/TTXVN)
ve dep kien truc di tich lich su quoc gia thanh co dien khanh
Cửa Đông thành cổ Diên Khánh vào một ngày mùa đông tháng 12/2020. (Ảnh: Phan Sáu/TTXVN)
ve dep kien truc di tich lich su quoc gia thanh co dien khanh
Rêu xanh phủ khắp tường, cổng thành Diên Khánh. (Ảnh: Phan Sáu/TTXVN)
ve dep kien truc di tich lich su quoc gia thanh co dien khanh
Cổng Tây thành cổ Diên Khánh.(Ảnh: Phan Sáu/TTXVN)
ve dep kien truc di tich lich su quoc gia thanh co dien khanh
Một góc thị trấn Diên Khánh nhìn từ lan can cổng Tây của thành cổ Diên Khánh.(Ảnh: Phan Sáu/TTXVN)
ve dep kien truc di tich lich su quoc gia thanh co dien khanh
Cửa Đông thành cổ Diên Khánh được các em nhỏ trong khu vực chọn là điểm đến tham quan, học tập về các kiến thức lịch sử của địa phương. (Ảnh: Phan Sáu/TTXVN)

 

Theo (TTXVN/Vietnam+)

 
- Tác giả: Đặng Việt Thủy, Giang Tuyết Minh
- Nxb: Quân đội nhân dân - 2009
-  Khổ sách: 14,5 x 20, 5 cm
- Số trang: 363 tr
 
Ở Việt Nam, nghệ thuật xây thành đắp lũy đã có từ rất xưa, những di tích kiến trúc thành cổ có ở rất nhiều nơi trên mọi miền đất nước. Tùy từng giai đoạn lịch sử cụ thể mà mỗi tòa thành mang dấu ấn đặc trưng riêng. Có những tòa thành chỉ thuần túy mang tính chất một trung tâm quân sự, chính trị, kinh tế và văn hóa. Về kiến trúc gồm đủ hình dáng: hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn hay có những tòa thành lại thuận theo địa hình tự nhiên để xây dựng. Vật liệu xây dựng cũng thật phong phú: những phiến đá được gọt đẽo, đất, gạch nung ...
Cuốn sách sẽ đưa bạn đọc thăm lại thành Cổ Loa - sự đúc kết tuyệt vời về trí tuệ của cha ông, công trình sáng tạo vĩ đại của dân Việt, thăm lại thành cổ, cố đô Hoa Lư - kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền ở Việt Nam, thăm thành cổ Quảng Trị với chiến công 81 ngày đêm đã trở thành một huyền thoại về tinh thần quật khởi kiên cường của nhân dân Quảng Trị nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung, thăm kinh thành Huế - nơi đóng đô của vương triều Nguyễn trong suốt 140 năm ... nội dung cuốn sách đã giới thiệu được 56 tòa thành.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
- Tác giả: Nguyễn Văn Cương
- Nxb: Văn hóa - Thông tin - 2006
-  Khổ sách: 14,5 x 20, 5 cm
- Số trang: 310 tr
 
Làng và đình làng của người Việt đã có rất nhiều người thuộc nhiều ngành, nhiều thế hệ nghiên cứu và khai thác các giá trị văn hóa. Cuốn sách Mỹ thuật đình làng đồng bằng Bắc bộ giới thiệu đến độc giả về nguồn gốc cái đình, chức năng của đình, về nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc đình làng ở Bắc bộ ...
Nội dung cuốn sách gồm 4 chương:
Chương 1: Đình làng và văn hóa làng Đồng bằng Bắc bộ: Chương này nêu 2 vấn đề: Một là yếu tố làm mên diện mạo văn hóa làng đồng bằng Bắc bộ; Hai là Đình là - nguồn gốc và chức năng.
Chương 2: Mỹ thuật đình làng - sự hiện hữu của tư duy và thẩm mỹ dân tộc gồm 3 vấn đề: kiến trúc, điêu khắc, tranh vẽ ở đình làng
Chương 3: Mỹ thuật đình làng nhìn từ văn hóa. Trong chương nêu tâm thức phồn thực và ngôi đình làng, mỹ thuật đình làng Bắc bộ từ cái nhìn sinh thái - nhân văn, ý nghĩa và biểu tượng của những mô típ trang trí trong điêu khắc đình làng.
Chương 4: Kế thừa và phát huy di sản mỹ thuật Đình làng: Mỹ thuật đình làng phản ánh bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn và phát huy di sản mỹ thuật đình làng.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung

Trang


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9023388
Số người đang online: 28