Một nhóm các nhà khảo cổ học của Đại học Griffith, Úc đã chia sẻ về việc phát hiện bức hoạ hang động cổ nhất được biết đến trên thế giới, có niên đại ít nhất 45.500 năm trước.

                                             
                                      Bức tranh lợn (con lợn 1) được định niên đại ít nhất 45. 500 năm trước ở Leang Tedongnge
                                                                            [Chụp bởi: Maxime Aubert]


 
Được phát hiện ở Nam Sulawesi trong quá trình nghiên cứu thực địa với trung tâm nghiên cứu khảo cổ hàng đầu của Indonesia, Pusat Penelitian Arkeologi Nasional (ARKENAS), bức hoạ hang động này mô tả tượng hình một con lợn rừng Sulawesi, một loài lợn rừng đặc hữu của hòn đảo Indonesia này.
 
Giáo sư Adam Brumm từ Trung tâm Nghiên cứu Tiến hóa Người của đại học Griffith, Úc, đồng chủ nhiệm nhóm hợp tác Griffith-ARKENAS cho biết: “Bức tranh lợn rừng Sulawesi mà chúng tôi tìm thấy trong hang động đá vôi  Leang Tedongnge, hiện là tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu sớm nhất được biết đến trên thế giới,”
 
“Hang này nằm trong một thung lũng được bao bọc bởi những vách đá vôi dựng đứng và chỉ có thể vào được bằng một lối đi hẹp vào mùa khô vì đáy thung lũng bị ngập hoàn toàn. Cộng đồng Bugis biệt lập sống trong thung lũng ẩn mình này khẳng định nó chưa từng được người phương Tây đến thăm trước đây ”.
 
Bức tranh lợn rừng Sulawesi có niên đại ít nhất 45.500 năm trước là một phần của bức hoạ trên đá nằm trên một mỏm đá cao dọc theo bức tường phía sau của Leang Tedongnge.
Giáo sư Brumm cho biết: “Nó cho thấy một con lợn có mào lông ngắn dựng đứng và một cặp mụn cóc trên mặt giống như sừng ở phía trước mắt, đặc điểm đặc trưng của lợn đực Sulawesi đực trưởng thành, ”
Được vẽ bằng sắc tố màu đỏ son, con lợn này dường như đang quan sát một cuộc chiến hoặc tương tác giữa hai con lợn khác.
                                                      
                                  Bức tranh lợn (con lợn 1) được định niên đại ít nhất 45. 500 năm trước ở Leang Tedongnge
                                                            [Chụp bởi: AA Oktaviana]
 
Basran Burhan, một nhà khảo cổ người Indonesia từ miền nam Sulawesi và là nghiên cứu sinh Đại học Griffith, người dẫn đầu cuộc khảo sát tìm ra bức hoạ này, cho biết “Con người đã săn bắt lợn rừng Sulawesi trong hàng chục nghìn năm.”
“Những con lợn này là động vật được miêu tả phổ biến nhất trong nghệ thuật đá thời kỳ băng hà ở hòn đảo này, cho thấy chúng từ lâu đã có giá trị vừa là thức ăn vừa là trọng tâm của tư duy sáng tạo và biểu hiện nghệ thuật”.
Đồng trưởng nhóm, Giáo sư Maxime Aubert, chuyên gia xác định niên đại thuộcTrung tâm Nghiên cứu Văn hóa và Xã hội Griffith, đã lấy mẫu  để xác định niên đại chuỗi Uranium, được tiến hành tại Cơ sở Đồng vị Phóng xạ của Đại học Queensland.
Giáo sư Aubert cho biết: “bức hoạ trên đá  rất khó để định niên đại  ”. “Tuy nhiên, tác phẩm nghệ thuật trên đá được tạo ra trong các hang động đá vôi đôi khi có thể được xác định niên đại bằng cách sử dụng phân tích chuỗi Uranium của các cặn canxi cacbonat (‘ bỏng ngô trong hang động ’) hình thành tự nhiên trên bề mặt vách hang động được sử dụng như một‘ cái phông ’ vẽ.
 “Ở Leang Tedongnge, cặn nhỏ can xi cacbonat  trong hang động đã hình thành trên chân sau của một trong những hình con lợn sau khi được vẽ, vì vậy khi xác định niên đại, nó cung cấp cho chúng ta tuổi tối thiểu của bức hoạ này.”
Đây là cặn khoáng, sau khi được Giáo sư Aubert loại bỏ cẩn thận, được định niên đại Uranium và có tuổi ít nhất 45.500 năm, cho thấy rằng bức hoạ  trên đá kia đã được vẽ trước đó.     
 
                                                      Cửa hang Leang Tedongnge ( Chụp bởi: AA Oktaviana].
 
Một hình ảnh con lợn rừng Sulawesi thứ hai, từ Leang Balangajia 1, một hang động khác trong khu vực này, được xác định niên đại ít nhất 32.000 năm cách đây bằng phương pháp chuỗi Uranium.
Giáo sư Aubert nói. “Giờ đây, chúng tôi đã xác định được niên đại của nhiều ví dụ về nghệ thuật đá sớm ở Sulawesi, bao gồm mô tả động vật và cảnh tường thuật nổi bật cả về chất lượng vẽ và độ hiếm trên toàn thế giới ”.
Những ‘cảnh’ có thể nhận ra đặc biệt không phổ biến trong nghệ thuật hang động sớm (sơ khai). Bức tranh  trên đá có niên đại lâu đời nhất trước đây, ít nhất 43.900 năm tuổi, là bức mô tả những sinh vật nửa người và nửa động vật đang săn lợn rừng Sulawesi và những con bò lùn, được cùng một nhóm nghiên cứu phát hiện tại một địa điểm hang động đá vôi gần đó. Phát hiện đó đã được tạp chí  Science xếp hạng là một trong 10 đột phá khoa học hàng đầu của năm 2020.
Đồng tác giả nghiên cứu và chuyên gia nghệ thuật đá Indonesia Adhi Agus Oktaviana, nhà nghiên cứu ARKENAS đang làm tiến sĩ tại Griffith cho biết:
 “Chúng tôi đã tìm thấy và ghi lại nhiều hình ảnh nghệ thuật trên đá ở Sulawesi vẫn đang chờ xác định niên đại khoa học. Chúng tôi hy vọng nghệ thuật đá sơ khai của hòn đảo này sẽ mang lại nhiều khám phá quan trọng hơn nữa ”.       
Bức hoạ trên đá Sulawesi được định niên đại, đại diện cho một số bằng chứng khảo cổ học sớm nhất, có lẽ là sớm nhất về con người hiện đại trong khu vực rộng lớn của các đảo đại dương nằm giữa châu Á và Úc-New Guinea - được biết đến là ‘Wallacea’.
Theo giáo sư Aubert “Loài người chúng ta phải vượt qua Wallacea bằng tàu thủy để đến Úc ít nhất 65.000 năm trước. “Tuy nhiên, các đảo  Wallacean chưa được khám phá nhiều và hiện tại bằng chứng khảo cổ học sớm nhất được khai quật từ khu vực này có tuổi còn trẻ hơn nhiều”.
Nhóm nghiên cứu Griffith kỳ vọng rằng nghiên cứu trong tương lai ở miền đông Indonesia sẽ dẫn đến việc phát hiện bức hoạ trên đá cổ hơn và bằng chứng khảo cổ khác,  có niên đại ít nhất 65.000 năm và có thể sớm hơn.
Giáo sư Brumm cho biết: “Phát hiện này nhấn mạnh sự cổ xưa đáng chú ý của nghệ thuật đá ở Indonesia và ý nghĩa to lớn trong việc tìm hiểu lịch sử sâu sắc của nghệ thuật cũng như vai trò của nó trong câu chuyện sơ khai của nhân loại.” .
Phát hiện được đăng trên  tạp chí Science Advances.
 
 
Nguồn tham khảo:
https://archaeologynewsnetwork.blogspot.com/2021/01/worlds-oldest-cave-art-discovered-in.html
 
Người dịch: Minh Trần
 
 

 
Công cụ chế biến thức ăn là công cụ cuội mài cổ nhất được tìm thấy.
                                            
Công cụ mài cổ nhất được tìm thấy khoảng 350.000 năm được phát hiện ở hang Tabun trên nui Carmel (chụp bởi: COURTESY DR. IRIS GROMAN-YAROSLAVSKI)
 
Các nhà nghiên cứu đã xác định công cụ mài cổ nhất khoảng 350.000 năm, phát hiện trong hang Tabun trên núi Carmel ở miền bắc Israel, gần Haifa, và được cho rằng để sử dụng chế biến thực phẩm.
Một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Tiến hóa Loài Người của tiến sĩ Ron Shimelmitz, tiến sĩ Iris Groman-Yaroslavski, giáo sư Mina Weinstein-Evron và giáo sư Danny Rosenberg thuộc Viện Khảo cổ học Zinman tại Đại học Haifa đã xác định được công cụ cổ nhất được sử dụng để mài mòn các vật liệu khác nhau khoảng 350.000 năm trước, trước khi người Homo sapiens xuất hiện.
Công cụ này là  một viên cuội dolomit tròn chứa các vết mài mòn vi thể, được tìm thấy trong hang Tabun trên núi Carmel, một trong những di chỉ thời tiền sử quan trọng ở Israel và trên thế giới. Công cụ này có trước khoảng 150.000 năm tất cả các công cụ khác được tìm thấy cho đến nay có dấu hiệu mài mòn.
“Mặc dù chúng tôi không thể liên kết chắc chắn công cụ trên với quá trình chế biến thức ăn, nhưng rất có thể nó được sử dụng cho mục đích này. Dù thế nào đi nữa, đối với  các nhà nghiên cứu  khảo cổ học ẩm thực và các phương pháp chế biến thực phẩm trong các thời kỳ khác nhau - từ thời tiền sử đến thời hiện đại - viên cuội nhỏ này ở Tabun  có tầm quan trọng to lớn. Nó cho phép chúng tôi khám phá nguồn gốc sớm nhất của hoạt động mài và xem khả năng nhận thức và vận động phát triển như thế nào trong quá trình tiến hóa của con người cuối cùng đã dẫn đến những hiện tượng tiếp tục trở thành quan trọng trong văn hóa nhân văn hiện đại. Những quá trình này bắt đầu từ sự mài mòn và trong sự phát triển của kỹ thuật chế biến thực phẩm,  mở rộng sang các lĩnh vực như chuyển đổi sang các khu định cư lâu dài, nông nghiệp, chăn nuôi, gia tăng tính phức tạp về kinh tế và xã hội, ”theo Rosenberg, người đứng đầu Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Công cụ đá và công nghệ chế biến thực phẩm cổ.
Các nhà nghiên cứu kết luận trong bài báo rằng, “Phát hiện đột phá từ Hang Tabun cho thấy hominin đã xử lý các vật liệu khác nhau bằng cách mài mòn từ rất sớm khoảng 350.000 năm trước. Nói cách khác, ở giai đoạn rất sớm, họ đã thêm một kĩ thuật quan trọng vào bộ công cụ của mình cho thấy rằng họ đều sẵn sàng và có thể xử lý vật liệu theo nhiều cách khác nhau để tối đa khả năng khai thác các nguồn tài nguyên tìm thấy xung quanh . "
Hang Tabun, là một phần của các Di tích UNESCO về  Tiến hóa Loài người trên núi Carmel, hang động Nahal Me'arot / Wadi el-Mughara, và đây cũng là địa điểm duy nhất do một chuỗi khoảng 100 lớp khảo cổ xếp chồng lên nhau đã lộ ra trong đó, được kiểm chứng các  hoạt động của hominin hơn 500.000 năm qua.
Trong vòng 90 năm, địa điểm này đã là trọng tâm cho  nghiên cứu sự tiến hóa loài người. Phát hiện mang tính đột phá đã được mở ra như một phần của dự án mới do Shimelmitz đứng đầu, cùng với Weinstein-Evron và các đối tác từ Israel và quốc tế. Dự án khiến các nhà khoa học phải xem xét lại những phát hiện từ các cuộc khai quật trước đó tại địa điểm này như một phần của dự án được hỗ trợ bởi Quỹ Khoa học Israel, Quỹ Gerda Henkel và Quỹ Dan David.
Trong quá trình phân tích các phát hiện trong cuộc khai quật tại hang vào những năm 1960 của Giáo sư Arthur Jelinek thuộc Đại học Arizona mà trước đó chưa được nghiên cứu hoặc công bố, Shimelmitz nhận thấy rằng một trong những hòn đá có vết mài mòn rõ ràng. Những vết này tương tự như các vết được tìm thấy trên các công cụ đá sau này, nhưng chưa từng thấy trên các công cụ có niên đại xa như vậy.
Việc phân tích kĩ lưỡng công cụ này trong các phòng thí nghiệm của Viện Khảo cổ học Zinman đã cung cấp một hồ sơ hệ thống về các vết  mòn do sử dụng trên bề mặt hòn đá. Nghiên cứu được thực hiện cùng với Rosenberg, và Groman-Yaroslavski, người đứng đầu Phòng thí nghiệm phân tích vết mòn do sử dụng, tập trung vào việc giám định hiển vi đối với viên cuội này.
Để hiểu và giải thích các dạng được nhìn thấy dưới kính hiển vi, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một loạt thí nghiệm mài mòn có kiểm soát bằng cách sử dụng các viên cuội dolomit tự nhiên được thu thập trên núi Carmel có đặc điểm tương tự như viên cuội được tìm thấy trong hang Tabun. Trong quá trình thí nghiệm, các vật liệu khác nhau bị mài mòn trong các khoảng thời gian khác nhau bằng cách sử dụng các viên cuội này, chúng ngay lập tức được kiểm tra bằng kính hiển vi để xác định các dạng mài mòn được tạo ra trong các thí nghiệm. “Mặc dù kết quả không cho thấy mối tương quan đầy đủ giữa các kiểu mài mòn nhìn thấy trên viên cuôi độc nhất này và những gì  ghi lại trong các thí nghiệm , chúng tôi nhận thấy mức độ tương đồng cao với các vết mài mòn được tìm thấy sau quá trình mài mòn da động vật. Theo đó, chúng tôi kết luận rằng công cụ đá cổ này được sử dụng để mài mòn các vật liệu mềm, mặc dù chúng tôi vẫn chưa biết chính xác loại vật liệu nào, ”Groman-Yaroslavski giải thích.
 
Các nhà nghiên cứu cho biết: “Mặc dù công cụ này có vẻ ngoài 'đơn giản', sự xuất hiện của nó vào giai đoạn sớm  như vậy và thực tế là nó không song song  trong những phát hiện từ giai đoạn sớm của quá trình tiến hóa  người, điều này có nghĩa là nó có tầm quan trọng toàn cầu", các nhà nghiên cứu giải thích rằng sự xuất hiện của kĩ thuật mài nhấn mạnh chiều sâu và độ phức tạp của chuỗi đổi mới kĩ nghệ gắn liền với sự tiến hóa con người, chẳng hạn như khi nào và ở đâu hominin bắt đầu mài thức ăn và các vật liệu khác.
“Về bản chất, sự phát triển của kĩ thuật biểu hiện trong các công cụ đá là sự phản ánh trực tiếp các kiểu thay đổi trong khả năng thích nghi với  môi trường của các hominin cổ, ”Shimelmitz giải thích, lưu ý rằng khoảng thời gian 400.000 - 200.000 năm trước đã chứng kiến một số  đổi mới kĩ thuật quan trọng nhất và những thay đổi đáng kể trong hành vi của con người. “Ví dụ, việc sử dụng lửa trở thành một phần thói quen hàng ngày, cũng như việc sử dụng các trại căn cứ mà từ đó các hominin ra ngoài cho các hoạt động khác nhau. Do đó, kĩ thuật mài  không xuất hiện riêng lẻ, mà là một phần của mạng lưới các thay đổi rộng lớn hơn, ở mức độ  nào đó có thể đoán trước được hành vi phức tạp hơn mà chúng ta quen thuộc với các hominin sau này như người Neanderthal và Homo sapiens”.
 
Bằng chứng tiếp theo về việc sử dụng kĩ thuật mài chỉ xuất hiện sau khoảng 150.000 năm, khiến các nhà nghiên cứu suy đoán liệu khả năng này đã bị mất trong gần 200.000 năm và sau đó được tìm lại. Đây sẽ là một trong những câu hỏi mà các nhà khảo cổ sẽ tập trung giải quyết khi họ tiếp tục nghiên cứu về loại đá này.
Tài liệu tham khảo:
https://www.jpost.com/archaeology/worlds-first-food-processor-from-350000-years-ago-found-near-haifa-655428
 
Người dịch: Minh Trần

 
 
 
Bức tượng Adiđà chùa Phật tích hiện nay đã được phục chế , gắn ghép lại từ nhiều mảnh vỡ. Theo nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu mỹ thuật thì dáng tượng chưa chính xác, phần đế tượng còn thiếu một bệ tròn hình sư tử. Với mong muốn tìm lại vẻ đẹp ban đầu, hình dáng chuẩn xác của bảo vật quốc gia này, nhóm thực hiện VR3D thử tái tạo lại phần bệ sư tử bị thiếu trong không gian ảo. Chi tiết bệ sư tử này được VR3D chỉnh sửa từ dữ liệu của một bảo vật quốc gia thời Lý khác ở chùa Ngô Xá, Nam Định.
 

 


 
Bức tượng Adiđà bằng đá xanh trong chùa Phật tích là một bảo vật may mắn đã vượt qua được những biến động thăng trầm của một ngàn năm lịch sử, vẫn còn đó dưới mái chùa trên núi Lạn kha "giữ hồn dân tộc".

 

Sáng ngày 24 tháng 1 năm 2020, Viện Khảo cổ học phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ tổ chức Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di tích Thành Nhà Hồ năm 2020. Theo đó, năm 2020 tiến hành khai quật tổng diện tích là 8.000m2 với 2 hố khai quật, ký hiệu 20.TNH.H1 (4.500m2); 20.TNH.H2 (3.500m2). Hội nghị nhằm đánh giá những kết quả của cuộc khai quật, cũng như những giá trị ở khu vực Chính điện và khu vực phía đông của nội thành, từ đó góp phần trong việc nghiên cứu, bảo tồn và phục dựng kiến trúc khu vực Cấm thành Tây Đô.

Vị trí hố khai quật trong khu vực Nội Thành năm 2020
1. Về địa tầng và tầng văn hóa:
Về cơ bản địa tầng và tầng văn hóa của hố khai quật năm 2020 là tương tự như các hố khai quật từ năm 2004 và 2010 với sự xuất hiện các dấu tích kiến trúc và các lớp đất đắp gia cố thời Hồ và Lê Sơ ở cả 2 hố. Hiện tại xác định được 04 dấu tích kiến trúc thời Hồ, 02 lớp kiến trúc thời Lê Sơ và Lê Trung hưng với các di tích móng cột gia cố, bó nền, nền kiến trúc…
Tại hố khai quật thứ 1 (H1) nằm ở vị trí trung tâm Thành Nhà Hồ, mặt bằng hố chạy dài theo chiều Bắc - Nam chia hố khai quật thành hai bậc cấp khác nhau ở giữa là khu vực cao nhất, dân gian gọi là Nền Vua, khu vực bậc nền cao trong hố khai quật có diện tích khoảng 20x5m. Bậc nền thứ hai nằm thấp hơn khu vực trên khoảng 1m, chạy dài về phía Nam và Tây, diễn biến khá thuần nhất với các dấu tích kiến trúc thời Lê thế kỷ 15-18 và thời Hồ.
Hố khai quật thứ 2 (H2) nằm ở vị trí phía Đông thành Nhà Hồ, cách trục trung tâm 120m về phía Đông, mặt bằng khu vực này có hình gần vuông, chiều Bắc-Nam 135m, chiều Đông-Tây 120m), hố khai quật chạy dài theo chiều Bắc – Nam, rộng theo chiều Đông-Tây (70mx50m). Hố khai quật có địa hình chia thành hai bậc cấp khác nhau ở giữa là khu vực trung tâm, là phần nền cao nhất, bậc nền thứ hai nằm thấp hơn khu vực cao khoảng 0,5m, nằm về 4 phía của nền thứ nhất. Về cơ bản diễn biến địa tầng và niên đại khu vực bậc nền thứ nhất sự thống nhất tương đối về từng thời kỳ từ giai đoạn hiện đại tới thời Lê – thời Hồ và lớp sinh thổ.
  1. Di tích và di vật
  2. 1. Di tích kiến trúc thời Hồ
Tại hố 1 nhận diện trên mặt bằng kiến trúc đã bước đầu xác định được 02 kiến trúc có thể là “Cổng kết hợp hành lang” và 04 kiến trúc, vị trí kiến trúc từ Nam xuống Bắc với tuần tự từ dấu tích nền sân kiến trúc, dấu tích kiến trúc Cổng, hành lang, 03 kiến trúc trung tâm và 1 kiến trúc phía sau. Các di tích móng cột gia cố được xuất lộ theo bước gian và vị trí quy chuẩn, thẳng trục, móng được gia cố bằng sỏi cuội, đá dăm và đất sét. Hiện tại, đã bước đầu nhận biết được ở khu vực này có 1 kiến trúc có thể là kiến trúc chính, hai kiến trúc cổng, hệ thống kiến trúc hành lang, sân nền lát gạch.


Dấu tích nền sân lát gạch vuông và kiến trúc cổng kết hợp hành lang thời Hồ tại hố 1
 
Dấu tích kiến trúc cung điện thời Hồ 20.TNH.H1.KT.01
Tại hố 2 đã bước đầu xác định được mặt bằng tổng thể bao gồm 05 đơn nguyên kiến trúc với một kiến trúc chính bước đầu xác định được 9 gian, hai kiến trúc đối xứng hai bên kiến trúc chính qua sân gạch, 01 kiến trúc nhỏ hơn đối diện với kiến trúc chính về phía Nam, dấu tích của hệ thống hành lang xuất lộ ở phía Bắc, Đông và dấu tích bó móng bằng đá.

Chi tiết dấu tích kiến trúc thời Hồ hố khai quật 20.TNH.H2
2.2. Di tích kiến trúc thời Lê: Dấu tích kiến trúc thời Lê xuất lộ ở cả hai hố, trong đó hố 1 xác định được 2 lớp kiến trúc thời Lê Sơ và Lê Trung Hưng, với các móng cột được gia cố bằng ngói xám, gạch đỏ, dấu tích chân tảng, bó nền và nền kiến trúc. Ở hố 2 đã bước đầu xác định được 2 kiến trúc thời Lê Sơ với các di tích móng cột có kết cấu như ở hố 1.

Dấu tích móng cột của kiến trúc thời Lê ở hố 2

2.3. Di vật
Di vật thu được trong hai hố khai quật chủ yếu nằm trong lớp đất san lấp, gồm các loại hình chính: Nhóm các loại hình vật liệu kiến trúc; Nhóm các loại hình đồ dùng sinh hoạt hàng ngày.
+Vật liệu kiến trúc: Các loại hình vật liệu kiến trúc thu được ở hố khai quật khá phong phú, đa dạng về loại hình và chất liệu thuộc nhiều thời kỳ khác nhau, gồm các loại hình gạch chữ nhật đỏ, gạch trang trí hoa chanh, hoa cúc dây, hoa đồng tiền, hoa dây hình Sin, gạch có in/khắc chữ hán, gạch vồ, ngói mũi sen, ngói phẳng và các mảnh lá đề rồng, mảnh trang trí rồng…
+ Đồ dùng sinh hoạt: Các loại hình đồ dùng sinh hoạt khá phong phú bao gồm các loại hình gốm sứ như bát gốm men trắng, hoa lam, men nâu, men ngọc.  Đồ sành gồm các loại hình lon, vò, chậu và một số mảnh bao nung gốm ..
Bên cạnh đó còn nhiều mảnh trang trí kiến trúc khác bằng đất nung, tiền đồng, đinh sắt và nhiều hiện vật đá khác như: bi đá, tượng chim phượng, sấu đá, chân tảng đá hoa sen.
  1. Nhận xét và đánh giá sơ bộ
Cuộc khai quật năm 2020 đã đóng góp thêm nhiều tư liệu mới góp phần tìm hiểu kiến trúc Thành Nhà Hồ qua các thời kỳ lịch sử tại khu vực Chính điện và phía Đông thành. Kết quả góp thêm tư liệu mới để phục vụ cho dự án nghiên cứu, khôi phục dấu tích kiến trúc Thành Nhà Hồ.
  • Cuộc khai quật năm 2020 có quy mô tương đối lớn, do vậy lần đầu tiên có thể nhận diện tương đối rõ nhiều di tích kiến trúc thuộc nhiều loại hình kiến trúc khác nhau thuộc Vương triều Hồ tại Thành Nhà Hồ. Đồng thời, cuộc khai quật cũng phát hiện thêm một số dấu tích kiến trúc thuộc thời Lê sơ (Thế kỷ 15-16), thời Lê Trung hưng (Thế kỷ 17 - 18) minh chứng cho quá trình sử dụng lâu dài Thành Nhà Hồ trong lịch sử.
  • Căn cứ vào thư tịch cổ và vị trí của hố khai quật, có thể dự đoán hố khai quật ở khu vực Nền Vua đã làm xuất lộ một tổ hợp kiến trúc tương đối hoàn chỉnh gồm có kiến trúc chính ở trung tâm, phía trước có 02 kiến trúc cổng và dấu tích hệ thống hành lang bao quanh. Tên gọi Nền Vua, vị trí, quy mô và bố cục kiến trúc gợi ý có thể đây là một dấu tích kiến trúc quan trọng bậc nhất ở khu Trung tâm của Kinh đô nhà Hồ.
  • Ở hố khai quật phía Đông, dấu tích kiến trúc của Vương triều Hồ, được nối tiếp thêm vào thời Lê sơ và Lê Trung hưng. Đã bước đầu nhận diện được 05 đơn nguyên kiến trúc thời Hồ được kết cấu khá chặt chẽ bao gồm 01 kiến trúc chính ở trung tâm có 9 gian, kết hợp với một số kiến trúc có quy mô nhỏ hơn và hệ thống dấu tích hành lang bao quanh được xây cất hết sức quy chuẩn và cẩn thận. Theo dân gian gợi ý có thể di tích ở khu vực này thuộc Đông Thái Miếu thờ tổ tiên Nhà Hồ. Tuy nhiên, để khẳng định được điều này, cần phải có nhiều nghiên cứu trong tương lai mới có thể kết luận được bởi trong Thành Nhà Hồ, ngoài Chính điện, Đông Thái Miếu, Tây Thái Miếu, chính sử còn ghi có nhiều cung điện khác như cung Phù Cực, cung Nhân Thọ... Dẫu vậy, việc tìm thấy một cụm kiến trúc khá hoàn chỉnh ở phía Đông cũng là một phát hiện hoàn toàn mới ở trong thành Nhà Hồ góp phần nhìn nhận rõ thêm diện mạo tổng thể của khu di sản Thành Nhà Hồ.
Việc khai quật lớn những năm qua đặc biệt là năm 2020 đã chứng minh việc thực hiện nghiêm túc cam kết của tỉnh với UNESCO đã đạt được kết quả bước đầu rất tốt, chứng minh tiềm năng to lớn của di sản dưới lòng đất của Thành Nhà Hồ và trong tương lai nếu từng bước nghiên cứu, có thể chúng ta sẽ dần dần khôi phục được hầu hết mặt bằng của Kinh đô như kiểu Di sản Thế giới Nara (Nhật Bản).
Tin: Lưu Văn Phú
Ảnh: Phạm Dư Toàn

Tòa Cửu phẩm liên hoa tại chùa Bút Tháp (Thuận Thành, Bắc Ninh) là một trong 3 tòa tháp đẹp nhất của Việt Nam hiện tại. Mang trên mình hàng chục bức họa chạm khắc đa dạng, được cho là đạt đến mức hoàn hảo mang giá trị mỹ thuật cao, đây xứng đáng là một bảo vật tiêu biểu cho vùng đất giàu truyền thống văn hiến.

Kiệt tác điêu khắc tòa Cửu phẩm liên hoa chùa Bút Tháp

chiem nguong bao vat quoc gia moi kiet tac cuu pham lien hoa chua but thap
Tòa Cửu phẩm liên hoa (còn được gọi Cối kinh) được đặt chính giữa trong Tích thiện am, là kiến trúc đặc biệt nhất của chùa Bút Tháp. Được kết cấu theo kiểu chồng diềm, với hàng cột ở giữa cao, to, chạy suốt từ tầng 1 lên tầng 3, các vì kèo được làm theo kiểu chồng rường, những đầu đao của 3 tầng mái cong vút.
chiem nguong bao vat quoc gia moi kiet tac cuu pham lien hoa chua but thap
Cối kinh - "Cửu phẩm liên hoa" hình bát giác, cao 7,8m, xếp 9 tầng theo kiểu tòa sen, thể hiện 9 kiếp tu của đức Thích Ca Mâu Ni.
chiem nguong bao vat quoc gia moi kiet tac cuu pham lien hoa chua but thap
Chín tầng Cối kinh tạc hàng trăm tượng Phật, hoa lá, chim muông, tập trung chủ đề khuyến thiện trừ ác, giới thiệu hành trang các vị tổ Thiền tông, các đại sư, các cấp độ thăng hoa trên đường lên cõi Niết bàn.
chiem nguong bao vat quoc gia moi kiet tac cuu pham lien hoa chua but thap
Cách chạm đục tinh xảo, ngẫu hứng, bố cục người và cảnh vật như bức họa hoàn hảo.
chiem nguong bao vat quoc gia moi kiet tac cuu pham lien hoa chua but thap
Tòa Cửu phẩm liên hoa là tháp gỗ 8 mặt, 9 tầng, được đỡ bởi các hàng chấn song con tiện. Tám mặt của 9 tầng có gắn phù điêu mang biểu tượng của Phật giáo.
chiem nguong bao vat quoc gia moi kiet tac cuu pham lien hoa chua but thap
Trên tất cả các mặt của tòa cửu phẩm liên hoa có chạm các bức phù điêu về lịch sử Phật giáo như: Điểu thụ diễn pháp, Thất trùng bảo thụ, Hoa tạng thế giới, Sa bà thế giới, Thất bảo liên trì, Thích ca thuyết pháp, Kim địa lạc hoa, Tín thụ tác lễ, Thượng hữu lâu các...
chiem nguong bao vat quoc gia moi kiet tac cuu pham lien hoa chua but thap
Hình tượng Phật giáo trong các họa tiết điêu khắc được sơn son thiếp vàng.
chiem nguong bao vat quoc gia moi kiet tac cuu pham lien hoa chua but thap
Đục chạm tinh xảo, sắp xếp hoàn hảo người vật, tòa Cửu phẩm liên hoa chùa Bút Tháp là một trong ba tòa tháp ở Việt Nam, đều nằm trong địa bàn phát triển của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.
chiem nguong bao vat quoc gia moi kiet tac cuu pham lien hoa chua but thap
Chùa Bút Tháp và các di sản kiến trúc bên trong hiện tại là một điểm tham quan văn hóa hấp dẫn du khách của tỉnh Bắc Ninh.
chiem nguong bao vat quoc gia moi kiet tac cuu pham lien hoa chua but thap
Hình tượng Cửu phẩm liên hoa trong kiến trúc Phật giáo Việt Nam chính là sự phát triển ở mức độ đỉnh cao của tín ngưỡng Tịnh Độ tông. Tuy nhiên tư tưởng này không chỉ đến thế kỷ XVII mới khởi phát khi loại hình kiến trúc này trở nên thịnh hành, nó là một quá trình vận động phát triển lâu dài từ trước đó.
chiem nguong bao vat quoc gia moi kiet tac cuu pham lien hoa chua but thap
Tháp mang ý nghĩa cửu phẩm vãng sinh về thế giới cực lạc của đức Phật A Di Đà. Theo nghi thức Phật pháp Mật tông nguồn gốc Tây Tạng, tháp quay có mục đích nhân lời tụng lên nhiều lần (3.542.400 lần khi quay một vòng tháp), từ đó con người càng chóng chứng quả Phật pháp hơn.
chiem nguong bao vat quoc gia moi kiet tac cuu pham lien hoa chua but thap
Cận cảnh các chi tiết điêu khắc ở tầng chín của tòa Cửu phẩm liên hoa.
chiem nguong bao vat quoc gia moi kiet tac cuu pham lien hoa chua but thap
Các bức chạm khắc hoa tàng thế giới, Sa bà thế giới ở tầng một.
chiem nguong bao vat quoc gia moi kiet tac cuu pham lien hoa chua but thap
Các bức chạm khắc được phân chia như sau: Tầng một : Hoa tàng thế giới, Sa bà thế giới. Tầng hai : A-nan kết tập, Di Đà thuyết pháp. Tầng ba : Tín thụ tác lễ, Cực lạc thế giới. Tầng bốn : Thiền sư, Lục tổ. Tầng năm - tầng tám : 8 vị Phật, tổng cộng 32 vị. Tầng chín : 4 tượng Di Đà và hai hàng chữ : Cửu phẩm liên hoa, A Di Dà Phật.
chiem nguong bao vat quoc gia moi kiet tac cuu pham lien hoa chua but thap
Cùng với tòa Cửu phẩm liên hoa, bộ tượng Phật Tam thế, Hương án là ba hiện vật của chùa Bút Tháp được công nhận là bảo vật quốc gia. Chùa Bút Tháp là đỉnh cao của một công trình kiến trúc nghệ thuật, tiêu biểu cho phong cách mỹ thuật thời Lê Trung Hưng, thế kỷ XVII.

 

Theo: Dantri.com.vn

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và Hội đồng khẩn trương rà soát lại các quy định của pháp luật hiện hành về di sản văn hóa, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

 
ra soat lai cac quy dinh cua phap luat ve di san van hoa
Về Dự án phục dựng Điện Kính Thiên, Hoàng thành Thăng Long, đây là Dự án có ý nghĩa lịch sử, đã được chỉ đạo nghiên cứu từ lâu nhưng tiến độ thực hiện chậm, còn nhiều lúng túng.
 

Đây là nội dung tại Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại buổi làm việc với Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia nhiệm kỳ 2020 - 2024.

Thông báo nêu rõ, về hoạt động của Hội đồng, Thủ tướng Chính phủ trân trọng ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của Hội đồng trong nhiệm kỳ 2015 - 2019 vừa qua. Thời gian tới, Hội đồng cần thảo luận để thống nhất chủ trương: Ngoài việc tiếp tục làm tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao như thẩm định Hồ sơ, làm tốt nhiệm vụ tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ (theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 1522/QĐ-TTg ngày 07/10/2020); chủ động kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ những vấn đề mới, quan trọng liên quan đến công tác bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, bảo vật quốc gia, phục hồi và bảo tồn một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một, giữ gìn và phát huy di sản văn hoá các dân tộc thiểu số, các giá trị văn hoá trong tôn giáo, tín ngưỡng, để các di sản văn hóa thực sự trở thành nguồn lực phát triển đất nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch.

Phó Thủ tướng đề nghị Hội đồng thảo luận, làm rõ những khó khăn, vướng mắc, nhất là các quy định về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh, có văn bản gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập Đề án ban hành Chương trình bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa giai đoạn 2021 - 2030, trong đó làm rõ nguồn vốn thực hiện (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, huy động xã hội hoá, ODA...), báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/2/2021.

Về Bảo tàng lịch sử quốc gia, Phó Thủ tướng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng và các cơ quan liên quan báo cáo thực trạng và đề xuất phương án phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước và tình hình thực tế; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý I năm 2021.

Về Dự án phục dựng Điện Kính Thiên, Hoàng thành Thăng Long, đây là Dự án có ý nghĩa lịch sử, đã được chỉ đạo nghiên cứu từ lâu nhưng tiến độ thực hiện chậm, còn nhiều lúng túng; Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội khẩn trương có báo cáo Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị giải pháp đúng quy định.

Căn cứ kết quả của Đề án “Nghiên cứu khu di tích khảo cổ học Óc Eo - Ba Thê, Nền Chùa (Văn hoá Óc Eo Nam Bộ)” do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang lập hồ sơ đề cử di sản thế giới theo quy định của Hướng dẫn thực hiện Công ước Di sản Thế giới và pháp luật về di sản văn hóa, trong đó lưu ý về tiêu chí, tính toàn vẹn, tính xác thực và yêu cầu về bảo vệ, quản lý đối với Quần thể di tích này.

 

Theo Chí Kiên/BaoChinhphu.vn

Cuộc khai quật khảo cổ học ở gò Dền Rắn nhằm nghiên cứu và di dời các di tích, di vật trước khi xây dựng các công trình của khu đô thị, bổ sung hiện vật cho Bảo tàng Hà Nội và góp thêm tư liệu nghiên cứu Hà Nội thời tiền - sơ sử. Ở đây, các nhà khảo cổ đã thu đươc nhiều kết quả thú vị.
Dòng chảy văn hóa liên tục và lần đầu tiên tìm thấy nguyên liệu luyện kim

Trong địa tầng của di chỉ Dền Rắn đã phát hiện nhiều dấu tích sinh hoạt hằng ngày như: Các hố đất đen, hố cột, cụm gốm... của con người kéo dài từ thời tiền Đông Sơn đến hậu Đông Sơn. Các nhà khảo cổ đã thu được hơn 1.700 hiện vật các chất liệu đá, đồng, gốm, gỗ, xương, sắt và hơn 0,5 tấn đá nguyên liệu và mảnh tước, cùng hơn 1,5 tấn mảnh gốm và đất nung. Các hiện vật có loại hình khá phong phú: Công cụ sản xuất (rìu, dao, kim, lưỡi câu…), vũ khí (mũi lao, dao/giáo) và các hiện vật khác (mũi nhọn, thanh đồng, dây đồng, mảnh tiền đồng...). Cuộc khai quật đã làm xuất lộ 14 mộ táng, đều là mộ huyệt đất, trong đó, có đến 12 mộ thuộc văn hóa Đông Sơn giai đoạn muộn chứng minh rằng khu vực Dền Rắn là một khu mộ của cư dân, thuộc giai đoạn muộn của văn hóa Đông Sơn và hậu Đông Sơn.

3_4-1610598780190.jpg
Hội thảo Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ khảo cổ học Dền Rắn năm 2020 - 2021.

Có 11 dấu tích lò luyện kim đã được phát hiện trong khu vực khai quật. Các di tích lò đúc được phát hiện là các cụm đất nung lớn bị sập đổ với nhiều mảng tường lò được tạo khối hộp chữ nhật rắn chắc màu đỏ cam. Cho đến nay, gò Dền Rắn là di tích thứ sáu phát hiện đầy đủ bộ dụng cụ đúc đồng cùng các địa điểm khác là Thành Dền (Mê Linh, Hà Nội), Đồng Đậu (Yên Lạc, Vĩnh Phúc), Vườn Chuối, Đình Tràng (Hà Nội) và Đại Trạch (Bắc Ninh). Đặc biệt, cuộc khai quật đã phát hiện khá nhiều mảnh quặng sunfur nhiều kích thước. Đây là di chỉ đầu tiên tìm thấy quặng nguyên liệu của quá trình luyện kim, mở ra cơ hội để các nhà khảo cổ nghiên cứu sâu về kỹ thuật luyện - đúc kim loại thời Tiền Đông Sơn.

Các kết quả nghiên cứu sơ bộ cho biết: Tầng văn hóa ở khu vực này thuần nhất và những di vật khảo cổ, đặc biệt là đồ gốm khẳng định ở đây có sự tiếp nối và diễn biến liên tục từ giai đoạn sớm văn hóa Đồng Đậu cho đến giai đoạn muộn văn hóa Gò Mun, cách ngày nay 3.300 - 2.800 năm và giai đoạn xuất hiện mộ táng Đông Sơn và hậu Đông Sơn nằm trong khoảng từ thế kỷ I đến thế kỷ III-IV, Công nguyên. Qua tư liệu địa tầng và di tích và di vật thu được, bước đầu có thể nhận định giai đoạn cư trú ở di chỉ Dền Rắn có nhiều điểm tương đồng với diễn biến văn hóa từ giai đoạn Đồng Đậu sớm đến Gò Mun muộn ở một số di chỉ tiêu biểu phân bố trên đất Hà Nội như Vườn Chuối, Thành Dền, Đình Tràng… có niên đại trong khoảng thời gian từ 3.300 - 2.800 năm cách ngày nay.

“Điềm lành” trước năm Tân Sửu

Đặc biệt hơn, cuộc khai quật đã phát hiện một vật đeo được làm từ chất liệu đá nephrite, màu vàng loang trắng, tạo dáng hình đầu trâu. Hiện vật được chế tác khá tinh vi, được mài kỹ toàn bộ. Mặt sau, phần sống đeo là một đường gờ nổi kéo dài từ miệng lên đầu, có hai lỗ xỏ thông nhau chạy bên dưới gờ nổi. Ở mặt trước, phần gốc gốc sừng trâu được nối với nhau bằng một rãnh hình chữ V với đỉnh hướng lên trên. Phần mũi trâu có dạng hình trụ. Phần miệng trâu gồm hai rãnh nhỏ chạy song song với nhau, dài 0,5 cm. Kích thước xinh xắn - dài nhất (từ đỉnh sừng trâu xuống miệng) 2,06 cm, dài từ đỉnh đầu trâu xuống miệng 1,55 cm, rộng 2,18 cm, dày 0,74 cm.

4_3-1610598780457.jpg
 Một số hiện vật tìm được ở di chỉ khảo cổ học Dền Rắn.

 
Vật đeo hình đầu trâu tìm được ở di chỉ khảo cổ học Dền Rắn. 

Hiện vật này rất giống trang sức hình đầu trâu đã được phát hiện trong lớp văn hóa Gò Mun từ đợt khai quật năm 1971, tại di chỉ Đình Tràng (Đông Anh, Hà Nội). Các nhà nghiên cứu rất thích thú coi việc tìm được hiện vật này như “điềm lành” trước thềm năm Tân Sửu 2021.

Công việc “hậu khai quật” còn tiếp tục

Gò Dền Rắn đã được khai quật 500m2 trước khi giải phóng mặt bằng xây dựng khu đô thị theo đúng Luật Di sản Văn hóa. Các nhà khoa học đề nghị UBND TP Hà Nội và Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho phép di dời di tích, di vật đã khai quật, giải phóng mặt bằng xây dựng khu đô thị cho Tổng Công ty CP Thương mại xây dựng. Sau khai quật, di dời còn cần có phương án chỉnh lý và cả nguồn kinh phí để chỉnh lý di tích, di vật. Việc nghiên cứu chỉnh lý khối tư liệu vật thật khổng lồ này là việc làm rất cần sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan.

 
Gò Dền Rắn ở thôn Lai Xá, (xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội), nằm trong quần thể di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối quý giá đã nhiều lần được khai quật và khẳng định giá trị. Gò Dền Rắn cũng nằm trong Dự án khu đô thị Kim Chung - Di Trạch đã được phê duyệt và bàn giao mặt bằng cho Tổng Công ty CP Thương mại xây dựng. Thực hiện Quyết định số 3273/QĐ-BVHTTDL ngày 6-11-2020 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc khai quật khảo cổ, từ giữa tháng 11-2020, Viện Khảo cổ học phối hợp Ban Quản lý Di tích Danh thắng Hà Nội, Tổng Công ty CP Thương mại xây dựng và Trường đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) khai quật nghiên cứu khảo cổ tại gò Dền Rắn, với tổng diện tích 500 m2.
 
Tin: Ngữ Thiên; Ảnh: Nguyễn Thơ Đình
- Tác giả: PGS.TS. Trình Năng Chung (chủ biên)
- Nhà xuất bản: Khoa học xã hội - 2020
- Số trang: 570 trang
- Hình thức bìa: bìa cứng
 
 Cuốn sách Văn hóa Hòa Bình và văn hóa Bắc Sơn ở miền núi Đông Bắc Việt Nam (Qua tài liệu khảo cổ học từ năm 2000 - 2015) do PGS.TS. Trình Năng Chung (Viện Khảo cổ học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) làm chủ biên. Đây là cuốn sách chuyên khảo và cũng là sản phẩm nâng cao của đề tài cấp Bộ: “Văn hóa Hòa Bình và văn hóa Bắc Sơn ở miền núi Đông Bắc Việt Nam (qua tư liệu khảo cổ học năm 2000-2015)” do PGS.TS. Trình Năng Chung làm chủ nhiệm. Sách dày 570 trang. Ngoài Lời nói đầu, Kết luận và Phụ lục, nội dung cuốn sách được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tư liệu
Tác giả khái quát một số điểm chính về điều kiện tự nhiên vùng núi Đông Bắc Việt Nam để làm rõ hơn điều kiện môi trường sinh cư của dân sơ kỳ Đá mới miền núi Đông Bắc trên các khía cạnh: Vị trí địa lý; Địa hình; Khí hậu; Thủy Văn.
Cũng trong chương này, nhóm nghiên cứu đã giới thiệu lịch sử phát hiện và nghiên cứu văn hóa tiền sử ở miền núi Đông Bắc trải qua 3 giai đoạn: (i) Giai đoạn I (1906 đến 1932); (ii) Giai đoạn II (Từ 1961 đến 1999); (iii) Giai đoạn III (từ 2000 đến nay). Trong 3 giai đoạn này, giai đoạn III được xem là có nhiều phát hiện và nghiên cứu mới về khảo cổ học. Trên cơ sở đó, nhiều ấn phẩm được công bố liên quan đến hai nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn ở miền núi Đông Bắc.
Chương 2. Những di tích văn hóa Hòa Bình ở miền núi Đông Bắc – Những đặc điểm cơ bản (phát hiện và nghiên cứu từ năm 2000 đến 2015)
Kể từ năm 2000 đến nay, các nhà khảo cổ học phát hiện được 21 di tích Hòa Bình trên địa bàn các tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, trong đó có 14 di tích hang động và 7 di tích ngoài trời. Đây là những di tích Hòa Bình đầu tiên được phát hiện trong khu vực, đáng chú ý là có 6 địa điểm được khai quật. Những địa điểm mới này tập trung chủ yếu trong các hang động dọc đôi bờ sông Gâm trải dài từ đất Bắc Mê (Hà Giang) đến Na Hang (Tuyên Quang).
Để làm rõ được các đặc điểm cơ bản của các di tích Hòa Bình, nhóm tác giả đã lựa chọn trình bày một số di tích tiêu biểu như hang Phia Vài, hang Thẳm Choóng, hang Núi Bút, hang Khuổi Nấng, hang Thẩm Hẩu, hang Đán Cúm, hang Xum Lốm…Đây là những di tích đã được khai quật hoặc đào thám sát, có địa tầng rõ ràng, hàm chứa nhiều di tích, di vật, có niên đại tuyệt đối C14. Qua nghiên cứu diễn biến địa tầng của các di tích Hòa Bình ở khu vực nghiên cứu cho thấy phần lớn các di tích Hòa Bình có 1 tầng văn hóa thuần nhất. Hệ thống niên đại tuy còn ít, nhưng bước đầu cho thấy các di tích Hòa Bình ở vùng núi Đông Bắc có tuổi từ trên dưới 10.000 năm đến 6.000 năm cách nay. Nhóm tác giả đưa ra giả thiết rằng, sự có mặt của những di tích Hòa Bình trên vùng núi Đông Bắc là kết quả của quá trình chuyển cư của những nhóm cư dân văn hóa Hòa Bình trên các thềm sông Hồng, sông Lô (nằm về phía Tây khu Đông Bắc) trước sự ảnh hưởng của những đợt mưa lớn đầu Holocene đã rút về cư trú trong hang động đá vôi phía Tây của vùng núi Đông Bắc và trên những bậc thềm cao ven sông Gâm. Cũng nhiều khả năng một vài nhóm cộng đồng người Hòa Bình do sức ép của sự tăng dân số đã tham gia vào quá trình di cư từ vùng đất lõi Hòa Bình, Thanh Hóa lên vùng núi Đông Bắc tìm những không gian mưu sinh mới. Đây là những nhận thức mới, lần đầu tiên về văn hóa Hòa Bình ở vùng núi Đông Bắc được đưa ra.
Chương 3. Những di tích văn hóa Bắc Sơn ở miền núi Đông Bắc – Những đặc điểm cơ bản (phát hiện và nghiên cứu từ năm 2000 đến 2015)
Trước năm 2000, các nhà khảo cổ đã phát hiện được 51 di tích Bắc Sơn phân bố chủ yếu ở 2 tỉnh Lạng Sơn và Thái Nguyên. Từ năm 2000 đến nay, các nhà khảo cổ học Việt Nam tiếp tục phát hiện mới 23 di tích Bắc Sơn trên địa bàn các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang. Hầu hết là những di tích hang động, không có di tích ngoài trời.
Trong chương này, để làm nổi bật những đặc điểm cơ bản của các di tích, di vật và niên đại của văn hóa Bắc Sơn, nhóm tác giả trình bày kết quả nghiên cứu một số di tích tiêu biểu như: Hang Ngườm Vài; Hang Ốc; Hang Pắc Tà; Hang Thắm; Hang Nà Mò; Hang Ngườm Càng .
Kết quả nghiên cứu cho thấy, khung niên đại của văn hóa Bắc Sơn được xác định từ 12.000-5.000 năm cách nay. Văn hóa Bắc Sơn không nằm trọn vẹn trong giai đoạn sơ kỳ Đá mới mà một bộ phận đã thuộc về trung kỳ Đá mới. Đây là nhận thức hoàn toàn mới so với những hiểu biết trước đây về văn hóa Bắc Sơn.
Chương 4. Chủ nhân, đời sống và mối quan hệ văn hóa của cư dân Hòa Bình, Bắc Sơn miền núi Đông Bắc
Cùng với việc phân tích (i) Chủ nhân; và (ii) Đời sống của cư dân Hòa Bình- Bắc Sơn, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu về các mối quan hệ văn hóa giữa văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn với các văn hóa, kỹ nghệ khác có niên đại sớm hoặc muộn hơn trong khu vực. Trong đó, đặc biệt chú trọng nghiên cứu đến mối quan hệ giữa 2 văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn. Nghiên cứu đã bước đầu tổng hợp, so sánh tìm hiểu các đặc trưng cơ bản của 2 nền văn hóa trong không gian miền núi Đông Bắc và đã xác định được những đặc điểm chung và riêng giữa 2 nền văn hóa: Sự giống nhau, đó là cùng cư trú trong môi trường hang động, cùng phương thức kiếm ăn, cùng phương thức chế tác công cụ lao động từ những hòn cuội sông suối, gần gũi nhau về phương thức mai táng chôn người chết. Sự giống nhau này xuất phát từ việc họ cùng sống trong một môi trường sinh thái, do giao thoa văn hóa; Sự khác nhau được thể hiện ở những mặt sau: (i) Kỹ thuật chế tác đá và thủ pháp ghè một mặt, coi trọng công cụ hạch cuội trong văn hóa Hòa Bình; (ii) Thủ pháp ghè hai mặt cuội, công cụ mảnh và kỹ thuật tách mảnh phát triển trong văn hóa Bắc Sơn; (iii) Các loại hình công cụ Sumatralith phổ biến trong văn hóa Hòa Bình; (iv) Công cụ rìu mài lưỡi và dấu Bắc Sơn là đặc trưng nổi bật của văn hóa Bắc Sơn. Sự khác biệt này xuất phát từ sự khác biệt về nguồn gốc văn hóa. Văn hóa Bắc Sơn được hình thành một cách độc lập, khác với nguồn gốc của văn hóa Hòa Bình. Chủ nhân văn hóa Bắc Sơn là những người sớm làm chủ khu vực miền núi Đông Bắc trước khi cư dân Hòa Bình có mặt tại khu vực này. Đây là những quan điểm mới và hoàn toàn khác với quan điểm trước đây cho rằng văn hóa Hòa Bình là nguồn gốc nảy sinh ra văn hóa Bắc Sơn.
Văn hóa Hòa Bình phát triển mạnh về phía Tây và đến một số vùng Đông Nam Á hải đảo nhưng không thấy thể hiện rõ ở vùng biên giới Việt – Trung. Ngược lại, văn hóa Bắc Sơn có ảnh hưởng rõ rệt hơn dến vùng biên giới Việt – Trung cũng như khu vực ven biển Quảng Ninh (Việt Nam) và khu vực vực duyên hải Quảng Đông (Trung Quốc).
Có thể nói, với 21 di tích văn hóa Hòa Bình và 23 di tích văn hóa Bắc Sơn mới được phát hiện và nghiên cứu là một nỗ lực lớn của các nhà khảo cổ học tiền sử Việt Nam. Kết quả những nghiên cứu này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, làm thay đổi một số nhận thức lớn về văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn. Với những điểm này, nhóm tác giả đã đóng góp rất lớn cho việc nghiên cứu và khôi phục những trang sử cổ xưa của lịch sử Việt Nam.
Cùng với 60 trang tài liệu về các bảng thống kê và 94 trang tài liệu phụ lục là sơ đồ, bản vẽ và ảnh đã giúp độc giả dễ dàng tiếp cận với vấn đề nghiên cứu và hiểu thêm về những thành quả mà các nhà khảo cổ học, nhóm nghiên cứu đã dày công thu thập nghiên cứu trong suốt mấy chục năm qua, tạo nên nguồn tư liệu sinh động có giá trị khoa học cao.
Hy vọng cuốn sách với nguồn tài liệu hữu ích đáp ứng nhu cầu của bạn đọc quan tâm tới văn hóa thời tiền sử Việt Nam, đặc biệt là văn hóa Hòa Bình và văn hóa Bắc Sơn ở miền núi Đông Bắc Việt Nam.
 Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc!
Ngô Thị Nhung
 

Tọa lạc trên đồi Trầu, cách trung tâm Phan Rang Tháp Chàm (Ninh Thuận) khoảng 7km về hướng Tây Bắc, Po Klong Garai được xem là cụm tháp hùng vĩ và đẹp nhất của người Chăm còn tồn tại đến nay.

chiem nguong ve dep huyen bi cua thap po klong garai o ninh thuan

Tháp Po Klong Garai vẫn giữ được màu gạch nung đỏ sẫm, được kết dính với nhau bằng một kỹ thuật xây dựng đặc biệt, đến nay vẫn chưa được giải mã. (Ảnh: Minh Hưng/TTXVN)

chiem nguong ve dep huyen bi cua thap po klong garai o ninh thuan

Tọa lạc trên đồi Trầu, cách trung tâm thành phố Phan Rang Tháp Chàm (Ninh Thuận) khoảng 7km về hướng Tây Bắc, tháp Po Klong Garai được xem là cụm tháp hùng vĩ và đẹp nhất của người Chăm còn tồn tại đến nay. (Ảnh: Minh Hưng/TTXVN)

chiem nguong ve dep huyen bi cua thap po klong garai o ninh thuan

Khu nhà trưng bày sách, tranh, ảnh, vật dụng truyền thống và các món quà lưu niệm văn hóa Chăm phục vụ du khách dưới chân ngọn đầu Trầu. (Ảnh: Minh Hưng/TTXVN)

chiem nguong ve dep huyen bi cua thap po klong garai o ninh thuan

Tháp Po Klong Garai nằm trên đỉnh ngọn đồi Trầu. (Ảnh: Minh Hưng/TTXVN)

chiem nguong ve dep huyen bi cua thap po klong garai o ninh thuan

Bên trong khu nhà trưng bày sách, tranh, ảnh, vật dụng truyền thống và các món quà lưu niệm văn hóa Chăm phục vụ du khách dưới chân ngọn đầu Trầu. (Ảnh: Minh Hưng/TTXVN)

chiem nguong ve dep huyen bi cua thap po klong garai o ninh thuan

Cỗ xe trâu của đồng bào Chăm được làm hoàn toàn bằng gỗ mà ngày nay chỉ còn tồn tại 3 chiếc được trưng bày tại Khu trưng bày dưới chân đồi Trầu. (Ảnh: Minh Hưng/TTXVN)

 

Theo TTXVN/Vietnam+

Trang


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9023466
Số người đang online: 26