- Tác giả: Yuval Noah Harari; Nguyễn Thủy Chung dịch, Võ Minh Tuấn hiệu đính
- Nxb: Trí Thức - 2020
-  Khổ sách: 16 x 24 cm
- Số trang: 558 tr
Đây là bản tái bản có bổ sung chỉnh sửa của bản trước đây, lý do bổ sung chỉnh sửa mà tác giả đưa ra là:
Thứ nhất, nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực liên quan đã có bước tiến đáng kể trong mấy năm gần đây
Thứ hai, suốt những năm vừa qua, đã có rất nhiều sự kiện xảy ra trên thế giới, cả về chính trị và công nghệ.
Thứ ba, Sapiens vẫn là một cuốn sách bán chạy, và sức ảnh hưởng về mặt văn hóa và chính trị của nó vẫn không ngừng gia tăng. Do đó tác giả thấy rằng nên cập nhật một số đoạn trong cuốn Sapiens, ví dụ như phần nội dung về trí tuệ nhân tạo và chủ nghĩa dân tộc, vốn rất hợp lý 5 hay 10 năm trước nhưng nay đã trở nên lỗi thời.
Nội dung gồm các phần sau
Phần 1. Cách mạng nhận thức.
Phần 2. Cách mạng nông nghiệp
Phần 3: Sự thống nhất của loài người
Phần 4. Cách mạng khoa học
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
Ngày 29/4/2021 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 637/QĐ-TTg bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Đức Minh, Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật giữ chức Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Triển khai Quyết định này, sáng ngày 07/5/2021, tại trụ sở số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm) long trọng tổ chức Lễ Công bố và trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho đồng chí Nguyễn Đức Minh.

Đến dự buổi Lễ có đồng chí Lại Xuân Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; PGS.TS. Chu Hoàng Hà, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; đại diện Văn phòng Trung ương Đảng; Ban Tổ chức Trung ương; Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Nội vụ.

Tham dự buổi Lễ về phía Viện Hàn lâm có: PGS.TS. Bùi Nhật Quang, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Viện Hàn lâm; TS. Đặng Xuân Thanh, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm; GS.TS. Đặng Nguyên Anh Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm; GS.TS. Phạm Văn Đức, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm cùng các đồng chí Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ; Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm; Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Viện Hàn lâm; đại diện Công đoàn và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Viện Hàn lâm.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Viện Hàn lâm Bùi Nhật Quang đã trao Quyết định số 637/QĐ-TTg ngày 29/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ cho đồng chí Nguyễn Đức Minh.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Chủ tịch Bùi Nhật Quang nhiệt liệt chúc mừng và ghi nhận sự cống hiến không ngừng của đồng chí Nguyễn Đức Minh trên các mặt công tác. Đồng chí Nguyễn Đức Minh được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm không chỉ là niềm vinh dự của cá nhân đồng chí mà còn là niềm tự hào chung của Viện Hàn lâm. Đồng chí Chủ tịch Viện Hàn lâm nhấn mạnh, việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Đức Minh là sự kiện quan trọng, đánh dấu một bước đổi mới trong kiện toàn nhân sự cấp cao của Viện Hàn lâm.

Đồng chí Chủ tịch Viện Hàn lâm mong muốn, bằng kinh nghiệm công tác lâu năm và năng lực quản lý của mình, tân Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Minh sẽ sát cánh, nỗ lực cùng với Ban Lãnh đạo Viện Hàn lâm tiếp tục phát huy những thành tích đạt được, có nhiều sáng kiến mới, đặc biệt là trong công tác tìm kiếm, phát hiện, đào tạo cán bộ đáp ứng nhiệm vụ của Viện Hàn lâm trong bối cảnh mới. Bên cạnh đó, đồng chí Chủ tịch mong rằng, đồng chí Nguyễn Đức Minh sẽ đóng góp sức mình vào sự phát triển chung của Viện Hàn lâm cũng như Đảng bộ Viện Hàn lâm trong thời gian tới.
Phát biểu tại buổi lễ, tân Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Minh trân trọng và cảm ơn sâu sắc Thủ tướng Chính phủ về sự tín nhiệm và tin tưởng bổ nhiệm đồng chí giữ chức Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm. Đồng chí Nguyễn Đức Minh nhận thức sâu sắc rằng, đây là vinh dự song cũng là trọng trách lớn mà Thủ tướng Chính phủ giao phó. Đồng chí Nguyễn Đức Minh trân trọng cảm ơn Ban cán sự Đảng Chính phủ; Bộ Nội vụ; Ban Tổ chức Trung ương; Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Văn phòng Trung ương Đảng; Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương đã tin tưởng, đề xuất Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm đồng chí giữ chức Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm. Đồng chí cảm ơn Lãnh đạo Viện Hàn lâm, Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban chấp hành Đảng bộ Viện Hàn lâm, các đồng chí cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các đơn vị thuộc, trực thuộc Viện Hàn lâm đã tín nhiệm.

Tân Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Nguyễn Đức Minh cũng trân trọng cảm ơn các đồng chí nguyên Lãnh đạo Viện Hàn lâm, các đồng chí Lãnh đạo Viện Nhà nước và Pháp luật qua các thời kỳ, các cán bộ Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Nghiên cứu Châu Âu đã giúp đỡ, ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi để đồng chí hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Đồng chí Nguyễn Đức Minh trân trọng cảm ơn đồng chí Chủ tịch Viện Hàn lâm Bùi Nhật Quang về những lời chúc mừng tốt đẹp. Đồng chí Nguyễn Đức Minh tiếp thu nhiệm vụ đồng chí Chủ tịch Viện Hàn lâm vừa giao và coi đó là những định hướng lớn cần triển khai thực hiện trong thời gian tới.

Đồng chí Nguyễn Đức Minh nguyện tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, phối hợp chặt chẽ với các đồng chí trong Ban Lãnh đạo Viện Hàn lâm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tham mưu, đề xuất với đồng chí Chủ tịch Viện Hàn lâm chủ trương, định hướng, giải pháp phát triển Viện Hàn lâm trong lĩnh vực được phân công phụ trách. 

Đồng chí Nguyễn Đức Minh mong muốn thường xuyên nhận được sự quan tâm của Thủ tướng Chính phủ, sự giúp đỡ của các Ban Đảng, của các Bộ, ngành Trung ương, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chấp hành Đảng bộ và Ban Thường vụ Đảng ủy, trực tiếp là đồng chí Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Viện Hàn lâm. Tân Phó Chủ tịch cũng mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của các đồng chí Lãnh đạo Viện Hàn lâm, sự hỗ trợ của các đồng chí lãnh đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc Viện Hàn lâm, sự phối hợp của Ban chấp hành các đoàn thể, cũng như và sự ủng hộ của tất cả công chức, viên chức của Viện Hàn lâm.
Cũng tại buổi lễ, Chủ tịch Viện Hàn lâm Bùi Nhật Quang đã tặng hoa và phát biểu tri ân sâu sắc đến GS.TS. Phạm Văn Đức, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm. GS.TS. Phạm Văn Đức đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên cương vị Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm trong thời gian vừa qua. Chủ tịch Viện Hàn lâm Bùi Nhật Quang mong muốn Giáo sư Phạm Văn Đức trong thời gian tới tiếp tục cống hiến trí tuệ của mình cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm.

Phát biểu tri ân tại buổi lễ, GS.TS. Phạm Văn Đức nhiệt liệt chúc mừng PGS.TS. Nguyễn Đức Minh được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm. GS.TS. Phạm Văn Đức mong đồng chí Nguyễn Đức Minh phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, cùng với Ban Lãnh đạo Viện Hàn lâm đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu khoa học, tư vấn chính sách và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Giáo sư Phạm Văn Đức cũng đã cảm ơn chân thành sự quan tâm, ủng hộ của Lãnh đạo Viện Hàn lâm qua các thời kỳ, các cán bộ Viện Triết học và Học viện Khoa học xã hội, nơi đồng chí đã công tác và giữ chức Viện trưởng Viện Triết học và Giám đốc Học viện cũng như sự phối hợp công tác của toàn thể các cán bộ Viện Hàn lâm trong thời gian qua. Giáo sư Phạm Văn Đức hứa sẽ tiếp tục cống hiến hết sức mình trong công tác nghiên cứu khoa học, đóng góp vào sự phát triển chung của Viện Hàn lâm trong thời gian tới.
Nhân dịp này, tân Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Nguyễn Đức Minh đã nhận được nhiều lời chúc mừng và những bó hoa tươi thắm của Ban Lãnh đạo Viện Hàn lâm, Đảng ủy Viện Hàn lâm, Lãnh đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc Viện Hàn lâm, của lãnh đạo, Chi bộ Viện Nhà nước và Pháp luật và các đại biểu tham dự.
Tin bài: Thu Trang                                                                                                                                                                                                                                                                   
https://vass.gov.vn/tin-hanh-chinh-to-chuc/Cong-bo-Quyet-dinh-cua-Thu-tuong-Chinh-phu-bo-nhiem-PGSTS-Nguyen-Duc-Minh-giu-chuc-Pho-Chu-tich-Vien-Han-lam-Khoa-hoc-xa-hoi-Viet-Nam-1172

Trong số các tư liệu được kế thừa từ Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (EFEO) kho Ảnh (kho ảnh EFEO) là kho tư liệu đồ sộ được đánh giá là vốn tư liệu phong phú, quý hiếm. Kho Ảnh bao gồm gần 60.000 tấm, tập hợp những bức ảnh được chụp trong khoảng thời gian 1870 - 1981, là kết quả của quá trình sưu tầm, nghiên cứu trong gần một thế kỷ của nhiều thế hệ các chuyên gia, nhà nghiên cứu khảo cổ, kiến trúc, lịch sử… thuộc EFEO trước đây và Viện Thông tin KHXH sau này như: L. Finot, H. Parmentier, L. Fomberteaux, Đặng Nghiêm Vạn, Nguyễn Khắc Tụng… Kho ảnh với số lượng lớn, nội dung hết sức phong phú, đa dạng được chia thành 20 chủ đề lớn, như di tích lịch sử Việt Nam (chụp các đình, chùa, đền, miếu, điện, nhà thờ, cung điện, thành trì, lăng mộ), ảnh dân tộc (chụp các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc, trên cao nguyên miền Trung hay ngư dân ven biển), ảnh sinh hoạt văn hóa (chụp các lễ hội tôn giáo, tục thờ cúng, lên đồng, hát bóng …). Đặc biệt, các bức ảnh chụp các di chỉ, hiện vật khảo cổ, các quá trình khai quật, khu vực khai quật tại một số vùng miền ở Việt Nam (hơn 3.000 ảnh), ảnh chụp các di tích văn hoá, di chỉ hiện vật nghệ thuật Chăm, các tháp ở Thánh địa Mỹ Sơn (hơn 2.000 ảnh, trong đó có ảnh một số tháp hiện nay không còn nữa)… là những tư liệu lịch sử rất có giá trị đối với công tác nghiên cứu hiện nay.

Có những bức ảnh hơn 100 năm tuổi, những bức ảnh ghi lại những thời khắc lịch sử, những bức ảnh khắc họa truyền thống, văn hóa các dân tộc…, tất cả đã tạo nên giá trị lịch sử, giá trị nghiên cứu quý hiếm của kho Ảnh của Viện Thông tin KHXH. Kho Ảnh gốc hiện nay đã được số hóa và bảo quản ở điều kiện đặc biệt để lưu trữ lâu dài. Các bản số được sử dụng để phục vụ bạn đọc vẫn đảm bảo chất lượng và giá trị ban đầu.

Với mong muốn đưa Kho tư liệu ảnh EFEO vào đời sống, phục vụ hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, Viện Thông tin KHXH tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế Kho Tư liệu ảnh EFEO lưu trữ tại Thư viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam”.

Hội thảo giới thiệu những giá trị thông tin văn hóa, lịch sử quý hiếm và đồng thời đề cập đến hiện trạng của kho tư liệu ảnh EFEO, mở ra các cơ hội hợp tác đối với các nhà nghiên cứu và các chuyên gia trong và ngoài nước trong hoạt động nghiên cứu, thông tin, bảo quản và khai thác Kho tư liệu, chia sẻ tri thức các giá trị thông tin của Kho tư liệu ảnh EFEO và thu hút sự quan tâm, hỗ trợ và hợp tác trong công tác bảo quản và quảng bá Kho tư liệu ảnh EFEO.
Thông tin chi tiết xem tại link: https://vass.gov.vn/hoi-nghi-hoi-thao/Hoi-thao-quoc-te-Kho-anh-EFEO-luu-tru-tai-Thu-vien-Khoa-hoc-xa-hoi-Vien-Han-lam-Khoa-hoc-xa-hoi-Viet-Nam-1249
 

- Tác giả: Peter Frankopan, Trần Trọng Hải Minh dịch
- Nxb: Đà Nẵng - 2020
-  Khổ sách: 16 x 24 cm
- Số trang: 858 tr
 
Cuốn sách The silk Roads - A new History of the World (Những con đường tơ lụa - Một lịch sử mới về thế giới) của Peter Frankopan ngay từ lúc mới  xuất bản đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng mới phát hành. Tác phẩm này đưa Peter Frankopan trở thành một tên tuổi mới và sáng giá trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử toàn cầu.
Tác giả đưa ra những con đường tờ lụa gắn với lịch sử thế giới, ông cho rằng không chỉ có hàng hóa chảy dọc theo những tuyến đường huyết mạch kết nối Thái Bình Dương, Trung Á, Ấn Độ, vịnh Ba Tư và Địa Trung Hải thời cổ đại; còn có cả các tư tưưởng tôn giáo, tư tưởng về thần thánh. Sự trao đổi trí thức và tôn giáo đã luôn diễn ra sôi động khắp vùng này; giờ càng trở nên phức tạp và cạnh tranh. Các hệ thống tín ngưỡng và nghi lễ thờ cúng địa phương bắt đầu tiếp xúc với những vũ trụ luận đã được thiết lập lâu đời, tạo ra một nồi lẩu thập cẩm phong phú, nơi các tư tưởng được vay mượn, tinh chỉnh và xây dựng lại hình ảnh.
Nội dung cuốn sách nêu sự ra đời của con đường tơ lụa và những con đường của lịch sử thế giới như: con đường của những đức tin, con đường tới một phương Đông Thiên Chúa giáo, con đường tới cách mạng, con đường nô lệ, con đường của vàng ròng, con đường của bạc, con đường tới phương Bắc Châu Âu ..v.v. và Kết luận con đường tơ lụa mới.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
- Tác giả: Diệp Lang
- Nxb: Thế Giới - 2014
-  Khổ sách: 16 x 24 cm
- Số trang: 998 tr
 
Lịch sử văn học nghệ thuật Trung Quốc có nhiều thành tựu, nhưng có lẽ dòng chảy lịch sử hàng ngàn năm từ thời kỳ Tiên Tần cho đến thời Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh Thanh là lịch sử đã để lại nhiều trước tác và học thuật. Đây là sách dịch từ nguyên bản sách Trung Quốc “Trung Quốc Mỹ học sử đại cương” của Diệp Lang, Nhà xuất bản Nhân dân Thượng Hải, phát hành năm 1985, gồm 663 trang với 480.000 chữ. Sách chia làm 4 thiên.
 Thiên thứ nhất: Mở đầu của mỹ học cổ điển Trung Quốc, gồm 8 chương: Từ mỹ học của Lão tử, mỹ học của Khổng Tử, (...) đến mỹ học đời Hán
Thiên thứ hai: đi sâu nghiên cứu mỹ học cổ điển Trung Hoa, gồm 10 chương, từ Ngụy - Tấn - Nam Bắc triều đến mỹ học thời Minh Thanh.
Thiên thứ ba tổng kết mỹ học cổ điển Trung Quốc gồm bốn chương, từ hệ thống mỹ học của Vương Phu Chi đến Lưu Hy Tái
Thiên thứ tư nghiên cứu mỹ học cận đại Trung Quốc gồm ba chương từ mỹ học của Lương Khải Siêu đến mỹ học của Lỗ Tấn.
Bốn thiên với 25 chương, cuốn sách Đại cương Lịch sử Mỹ học Trung Quốc
Có nhiều nội dung phong phú, đề cập, phân tích một cách sâu sắc tinh hoa của mỹ học Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử với nhiều tác gia kiệt xuất, những nhân vật lịch sử, văn hóa tiêu biểu có ảnh hưởng không chỉ đối với lịch sử văn hóa Trung Quốc mà còn ảnh hưởng lớn đến lịch sử và văn hóa của nhân loại.
Xin trân trọng giới thiệu!!
Ngô Thị Nhung
- Tác giả: Gustave Dumoutier; Vũ Lưu Xuân dịch
- Nxb: Hà Nội - 2020
-  Khổ sách: 16 x 24 cm
- Số trang: 434 tr
 
Tiểu luận về dân Bắc kỳ (Essais sur Tonkinois) của Gustave Dumoutier - một nhà Việt Nam học người Pháp thuộc thế hệ đầu đến Hà Nội vào tháng 4 năm 1886 theo lời đề nghị của Tổng trú sứ Paul Bert, Essais sur Tonkinois đăng lần đầu trên Revue Indo-Chinoise (Tạp chí Đông Dương) từ ngày 15/3/1907 đến 15/2/1908 dưới dạng các bài viết/ tiểu luận. Năm 1908, Essais sur Tonkinois lần đầu được ấn hành tại Nhà in Viễn Đông.
Nội dung cuốn sách gồm 6 chủ đề lớn liên quan tới tổ chức xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán và nếp sống thường nhật của người dân Bắc kỳ cuối thế kỷ thứ XIX: 1/ Xã hội : tổ chức làng xã An Nam, việc xét xử, việc quân ...; 2/ Gia đình: sinh con, cưới hỏi, tang ma...; 3/ Trò giải trí và nghề nghiệp: ca kỹ và đào kép, các nghề, chơi bài lá, đưa đò, sơn và dầu sơn, phu trạm...; 4/ Thực phẩm: tục ăn đất, cỗ (cúng, làng, đám ma, mừng thọ), nước chấm, tín ngưỡng dân gian liên quan đến bữa ăn...; 5/ Y học: thầy lang, hiệu thuốc; 6/ Mê tín: phù thủy và bói toán, hậu vận, cốt tướng, diện tướng... Những chủ đề được trình bày tương đối cụ thể theo quan sát, ghi chép và diễn giải của tác giả. Qua đây độc giả phần nào hình dung được những nét văn hóa, phong tục tập quán, lối sống của người dân Bắc kỳ cuối thế kỷ XIX.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
 
Ðợt khai quật mới đây được thực hiện bởi Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) lại phát hiện thêm nhiều phế tích kiến trúc, hiện vật quan trọng trong Hoàng thành Thăng Long. Những hiện vật tiếp tục minh chứng cho lịch sử lâu đời, giá trị văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật… của Hoàng thành Thăng Long. Song nhiều nhà khoa học cho rằng, cần đổi mới nhận thức, cách làm, hướng đến mục tiêu chính trong bảo tồn, phát huy giá trị của Hoàng thành.

 


Các nhà khoa học thảo luận về những hiện vật khảo cổ tại Hoàng thành Thăng Long.

Ðợt khai quật mới đây được thực hiện bởi Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) lại phát hiện thêm nhiều phế tích kiến trúc, hiện vật quan trọng trong Hoàng thành Thăng Long. Những hiện vật tiếp tục minh chứng cho lịch sử lâu đời, giá trị văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật… của Hoàng thành Thăng Long. Song nhiều nhà khoa học cho rằng, cần đổi mới nhận thức, cách làm, hướng đến mục tiêu chính trong bảo tồn, phát huy giá trị của Hoàng thành.

Xuất lộ nhiều dấu tích quan trọng

Ðợt khai quật thăm dò mới nhất này được các nhà khoa học đánh giá là “bất ngờ mà không bất ngờ”. Bất ngờ là bởi trên diện tích gần 1.000 m2 khai quật tại khu vực phía đông bắc điện Kính Thiên, gần di tích Hậu Lâu, có những dấu tích kiến trúc, hiện vật chưa từng được thấy trước đây. Ðiển hình là thời Trần, có một dấu tích kiến trúc tròn đường kính hơn 5 m, chung quanh có dấu tích cống ngầm và lớp văn hóa dày đặc gạch, ngói và dấu tích cháy, vỏ nhuyễn thể biển. Cạnh đó, là một chậu đất nung trang trí rất đẹp, có đường kính lên tới 1,2 m. Dấu tích kiến trúc này được xây dựng hết sức công phu. Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam Tống Trung Tín cho rằng, có thể đó là một tiểu cảnh trong Hoàng cung, thậm chí, cũng có thể là một công trình tâm linh thời xưa cho nên mới được tạo tác cẩn thận như vậy. Ðối với hiện vật thời Lê, gây ấn tượng mạnh nhất cho các nhà khoa học là mô hình một bộ mái bằng gốm men xanh. Ðây là lần đầu tiên, các nhà khoa học tìm thấy một mô hình mà hệ thống kèo, xà, đấu củng, đầu dư, cách lợp bộ mái âm dương… được thể hiện chi tiết như thế. Rồng chạm ở phần đầu dư có hình thái giống hệt so với rồng tại thềm điện Kính Thiên. Bộ mái này là cơ sở hết sức quan trọng để phục dựng điện Kính Thiên thời Lê theo chủ trương của Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội.

Ðối với hiện vật thời Lê Trung hưng, cũng ở khu vực phía đông bắc điện Kính Thiên, gần với khu vực khảo cổ lần này, đợt khảo cổ năm 2019 đã xác định được tiểu cảnh vườn hoa gồm: Ðường đi, bồn hoa, sân gạch... thì với những kết quả khai quật mới, các dấu tích này tiếp tục xuất hiện về phía bắc, giúp xác định rõ hơn ranh giới của công trình. Ðiển hình như có một ngòi nước, trước đây đã phát hiện 60 m, nay đã đào và phát hiện thêm một đoạn 20 m nữa. Cạnh đó có một công trình kiến trúc chạy dài, dường như ngòi nước chạy đến đâu thì kiến trúc gỗ chạy đến đó.

Ðiều không bất ngờ là tương tự các cuộc khai quật trước, các lớp hiện vật xếp chồng lên nhau, từ thời tiền Thăng Long, cho đến Thăng Long qua các đời Lý, Trần, Lê, Lê Trung hưng, Nguyễn. Những hiện vật tìm được đều đặt ra những câu hỏi mới.

Ðịnh vị lại việc khai quật khảo cổ

Mỗi lần khai quật, chúng ta lại có thêm… những câu hỏi mới. Các nhà khoa học vừa mừng, vừa lo. Nói theo cách của Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội, TS Nguyễn Văn Sơn, thì nếu tiếp tục như thế này, có lẽ phải đến hết thế kỷ chúng ta cũng chưa nhận thức được giá trị của Hoàng thành Thăng Long. Tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn nhấn mạnh: “Việc nghiên cứu Hoàng thành Thăng Long là nhiệm vụ lâu dài. Nhưng chúng ta cần thực hiện có trọng tâm, trọng điểm. Thí dụ như chúng ta đang mong muốn thực hiện phục dựng điện Kính Thiên, thì nên tập trung khai quật khảo cổ ở những khu vực liên quan trực tiếp, thay vì mỗi năm đào một nơi, khai quật xong chúng ta lấp lại như hiện nay. Chúng ta cần có chương trình nghiên cứu rõ ràng hơn”.

Nhiều nhà khoa học khác cũng chia sẻ quan điểm này của TS Nguyễn Văn Sơn. Vấn đề phục dựng điện Kính Thiên hiện nay đã giải quyết được phần mái. Tuy nhiên, phần bước gian, cột, nội thất ra sao thì còn nhiều câu hỏi. Trước đây, các cuộc khai quật khảo cổ từng đào được một móng cột lớn ở khu vực điện Kính Thiên. Nhưng từ đó, lại chưa có cuộc khai quật nào ở khu vực nền điện Kính Thiên được tiến hành. TS Phạm Quốc Quân, nguyên Giám đốc Bảo tàng cách mạng Việt Nam cũng cho rằng, chúng ta cần có định hướng rõ ràng hơn trong công tác khai quật khảo cổ. Ðối với phục dựng điện Kính Thiên, khi tìm được hiện vật, tư liệu gì phải xây dựng hồ sơ ngay, giải quyết từng bộ phận. Cần có nghiên cứu đồng bộ, đồng thời cũng phân nhánh các nghiên cứu về Hoàng thành Thăng Long, về điện Kính Thiên. Như vậy, chúng ta mới có đủ tư liệu để phục dựng điện Kính Thiên. Cũng về vấn đề này, TS Nguyễn Viết Chức, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết, nhận thức về Hoàng thành Thăng Long ngày nay đã khác xưa rất nhiều, giá trị của Hoàng thành Thăng Long đã được khẳng định. Do đó, các nhà khoa học cần phải đề xuất để chính quyền thành phố làm mạnh hơn nữa, nhất là trong phục dựng một số công trình, tổ chức trưng bày các nghiên cứu… để đáp ứng mong mỏi của nhân dân.

Ðến thời điểm này, công tác khai quật khảo cổ Hoàng thành Thăng Long đã thực hiện được trên diện tích gần 10 nghìn m2 tại khu vực Thành cổ (chưa tính Khu khảo cổ số 18 phố Hoàng Diệu). Ðây là một công trường khảo cổ rất lớn, nhưng rõ ràng, công tác khai quật cần triển khai có trọng tâm, để đáp ứng nhiệm vụ lâu dài, đồng thời, đáp ứng yêu cầu trước mắt trong phát huy giá trị, giới thiệu giá trị Hoàng thành đến công chúng, thu hút khách du lịch.

Việt Hưng (Nhân dân)


 
                                                                                               
       Phong cảnh ruộng bậc thang gần Pokhara, Nepal ( nguồn: Erle Ellis)


Nhóm nghiên cứu liên ngành, bao gồm các nhà khảo cổ học, sinh thái học, nhân chủng học và quản lý bảo tồn, đã tái tạo lại dân số cổ và việc sử dụng đất để cho thấy rằng cách đây 12.000 năm, con người đã định hình lại phần lớn sinh quyển trên cạn.  Nghiên cứu được đứng đầu bởi Giáo sư Nicole Boivin, Giám đốc Khoa Khảo cổ học tại Viện Max Planck về Khoa học Lịch sử con người ở Jena, Đức, nhằm xem xét các tác động của việc sử dụng đất trong quá khứ cho  các nỗ lực bảo tồn đương đại. Dữ liệu của họ thách thức ý tưởng: bảo tồn là trả lại các vùng đất về trạng thái tự nhiên và nguyên sơ của chúng.

Giáo sư Boivin nhận xét: "Phần lớn diện tích đất mà chúng ta coi là 'hoang sơ” ngày nay thực tế đã được định hình bởi hàng thiên niên kỷ hoạt động của con người". "Nhưng không phải tất cả các hoạt động của con người đều 'xấu.' Nghiên cứu của chúng tôi đã phát hiện ra mối tương quan chặt chẽ giữa các khu vực đa dạng sinh học cao và các khu vực do cư dân  Bản địa và truyền thống chiếm đóng một thời gian dài. "
Bắt đầu từ hàng nghìn năm trước, xã hội loài người từ lâu đã định hình lại cảnh quan thông qua các hoạt động đốt cháy, quản lý, nông nghiệp và thuần hóa động thực vật. Những hoạt động này đã làm cho cảnh quan trở nên năng suất hơn cho con người. Nhưng rõ ràng là trong nhiều trường hợp, các hoạt động này đã hỗ trợ mức độ phong phú loài cao và làm phong phú đa dạng sinh học.

Giáo sư Boivin lưu ý "Vấn đề không phải là do con người sử dụng".  "Vấn đề là loại hình sử dụng đất mà chúng ta thấy trong các xã hội công nghiệp hóa - được đặc trưng bởi các hoạt động nông nghiệp không bền vững và việc khai thác và chiếm dụng một cách không kiểm soát”.
Công việc này có ý nghĩa lớn đối với các hoạt động bảo tồn. Thay vì cố gắng trả lại đất đai ở trạng thái 'nguyên sơ' không thể đạt được, các tác giả chứng minh rằng nỗ lực bảo tồn sẽ đạt được nhiều hơn như thế nào bằng cách trao quyền cho các xã hội bản địa và truyền thống cũng như hỗ trợ quản lý hệ sinh thái bền vững cộng đồng, địa phương.

Bằng cách so sánh hàng thiên niên kỷ sử dụng đất toàn cầu với mức độ đa dạng sinh học hiện tại, các nhà khoa học chứng minh di sản văn hóa và thiên nhiên thường song hành với nhau như thế nào. Tác giả chính của nghiên cứu, Giáo sư Erle C. Ellis thuộc Đại học Maryland, Baltimore, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Bảo tồn có thể gạt hái được nhiều thành công từ việc hợp tác chặt chẽ hơn với các nhà khảo cổ , các nhà nhân chủng học để hiểu được lịch sử lâu dài của các khu vực mà họ đang nghiên cứu.
Giáo sư Boivin khẳng định: “Một số nỗ lực bảo tồn trước đó tập trung vào việc tách  con người khỏi vấn đề  phức tạp đối với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, hoặc để cảnh quan do con người thay đổi trở lại trạng thái nguyên sơ của chúng. "Chúng ta đang tranh cãi về một điều gì đó khác biệt. Chúng ta cần nhận ra  một số hoạt động của  con người - đặc biệt là các hoạt động quản lý đất đai truyền thống hơn mà chúng ta thấy trong hồ sơ khảo cổ hoặc được nhiều cư dân bản địa thực hiện ngày nay – chúng thực sự hỗ trợ đa dạng sinh học.  Vì vậy, chúng ta cần thúc đẩy và đưa nó vào thực tiễn . "
 
Tài liệu tham khảo:
https://www.eurekalert.org/pub_releases/2021-04/mpif-add041521.php
 
Người dịch: Minh Trần.
 

 

Các nhà khảo cổ thuộc Đại học York, Anh cho biết vai trò theo giới, không hẳn là một dấu hiệu của sự bất bình đẳng giới, mà nó thể hiện các xã hội nông nghiệp phát triển như thế nào


                               
Cuộc khai quật khảo cổ học di chỉ cư trú thời kỳ Đá mới gần Motza Junction, cách Jerusalem, Israel khoảng 5km về phía tây (nguồn: the Independent)

Theo một nghiên cứu mới làm sáng tỏ hơn về sự gia tăng bất bình đẳng giới trong thời kì Đá mới:  sự lan rộng của các hoạt động nông nghiệp trên khắp châu Âu cách đây 5000 năm có thể đã tạo ra sự phân công lao động theo giới  trong quần thể dân số.
 Trong nhiều thế kỷ, các nhà sử học và khoa học cho rằng khi những người nguyên thuỷ tìm kiếm thức ăn, đàn ông săn bắn và phụ nữ hái lượm, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy sự phân công lao động dựa trên giới tính có thể chưa tồn tại cho đến khi nông nghiệp ra đời.
Năm ngoái, các nhà khoa học, bao gồm cả các nhà khoa học từ Đại học California, Davis, đã báo cáo kết quả nghiên cứu về mộ nữ thợ săn 9.000 năm tuổi trên dãy núi Andes. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc phụ nữ tham gia vào các cuộc săn lớn sơ khai có khả năng phổ biến hơn những suy nghĩ trước đây.
Trong nghiên cứu hiện tại, các nhà khoa học, bao gồm các nhà khoa học từ Đại học York ở Anh, đã phân tích hơn 400 công cụ  đá được chôn trong các ngôi mộ tại các  nghĩa địa khác nhau ở Trung Âu khoảng 5.000 năm trước trong thời kỳ Đá mới.

Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí PLOS ONE, các công cụ tìm thấy trong các ngôi mộ phụ nữ rất có thể liên quan đến hoạt động xử lí da động vật, trong khi những công cụ chôn cùng nam giới có liên quan đến săn bắn và xung đột tiềm ẩn.
Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy sự khác biệt về địa lý trong các kết quả dọc theo hướng đông tây từ Slovakia đến miền đông nước Pháp, cho thấy rằng sự phân công lao động này có liên quan đến sự lan rộng của các phương thức canh tác về phía tây.
Ở các khu vực phía đông, họ tìm thấy bằng chứng cho thấy phụ nữ thời này di chuyển nhiều hơn nam giới và đồ trang trí bằng vỏ sò và đồ trang sức được chôn theo không liên quan đến giới tính của chủ nhân.
Ngược lại, các nhà khảo cổ học phát hiện thấy ở phương Tây, đàn ông di chuyển nhiều hơn và có nhiều công cụ liên quan đến săn bắn hơn phụ nữ.

Dựa trên những phát hiện này, các nhà nghiên cứu cho rằng phân công lao động theo giới có thể là một phần quan trọng của quá trình chuyển đổi sang nông nghiệp trong các xã hội loài người.
Theo Penny Bickle, đồng tác giả nghiên cứu này từ Khoa Khảo cổ học Đại học York, các vai trò theo giới tính, không hẳn là dấu hiệu của bất bình đẳng giới ban đầu, mà cho thấy các xã hội nông nghiệp phát triển  như thế nào và họ nhận thức được sự khác biệt ra sao về kỹ năng của các thành viên trong cộng đồng của họ.
Các công việc liên quan đến phụ nữ là công việc chân tay đòi hỏi sự khéo léo,tỉ mỉ  và bổ sung cho công việc của nam giới với tư cách là những người đóng góp bình đẳng cho cộng đồng. Việc bạn nhìn thấy những hiện vật này trong mộ của đàn ông và phụ nữ chứng tỏ chúng được đánh giá cao như thế nào đối với những công việc này, ”Bickle khẳng định.
Trong khi các công cụ được phân tích có thể không nhất thiết phải được sử dụng bởi những người mà chúng được chôn cùng, các nhà khảo cổ học cho biết các hện vật này có thể được chọn để đại diện cho các hoạt động được thực hiện bởi các giới tính khác nhau.
Các nhà nghiên cứu tin rằng những phát hiện này có thể làm sáng tỏ hơn các yếu tố phức tạp liên quan đến sự gia tăng bất bình đẳng giới trong thời đại Đá mới và mối liên hệ của chúng với sự phân công lao động trong quá trình chuyển đổi sang nông nghiệp.

Tài liệu tham khảo 
https://www.independent.co.uk/news/science/archaeology/gender-division-of-labour-farming-b1831763.html
https://www.msn.com/en-gb/news/world/humans-only-started-assigning-men-and-women-different-jobs-with-advent-of-farming-study-suggests/ar-BB1fGjuP

Người dịch: Minh Trần
 

Ngày 22/4 tại Hoàng thành Thăng Long, đoàn khai quật Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội và Viện Khảo cổ học công bố nhiều phát hiện mới tại khu vực khai quật rộng gần 1.000m2 phía Đông Bắc của di tích nền điện Kính Thiên.

Nổi bật trong số các phát hiện lần này là chiếc giếng sâu nhất từ trước đến nay mà các nhà khảo cổ tìm được, một chiếc chậu lớn đời Trần miệng rộng 1,2m và một khu mộ đôi bằng gạch.

Nhiều phát hiện quý giá

PGS.TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ Việt Nam, cho hay trong lớp cắt dày 3,3m, các nhà khoa học tìm thấy 5 lớp văn hóa chồng lên nhau gồm thời Nguyễn, thời Lê trung hưng, thời Lê sơ, thời Trần, thời Lý và thời kỳ tiền Thăng Long.

Cong bo nhieu phat hien khao co quan trong o Hoang thanh Thang Long hinh anh 1PGS.TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ Việt Nam, dẫn đoàn chuyên gia khảo sát miệng giếng mới tìm được. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Cách di tích Hậu Lâu khoảng 10m về phía Đông Nam, đoàn khảo cổ tìm thấy một chiếc giếng xuất lộ ở độ sâu 1,3m so với mặt đất hiện nay. Giếng có độ sâu gần 7m, là chiếc giếng sâu nhất từng được tìm thấy.

Thân giếng được đào rất rộng, khoảng 3m, đáy lát các phiến đá bằng phẳng, lòng giếng hình tròn, xếp nhiều lớp đá xanh và cuội suối cỡ lớn rất cẩn thận từng lớp, tạo độ bằng phẳng và tính mỹ thuật cao.

“Đây là cách xây dựng quen thuộc của các di tích thời Trần, thế kỷ 13-14. Chúng tôi phỏng đoán giếng nước này được xây dựng để phục vụ điện Cần Chánh, nơi Vua thiết triều hàng ngày,” ông Tín nói.

[Công bố thành tựu nổi bật trong nghiên cứu khảo cổ học tại Việt Nam]

Ông cho biết thêm rằng trong lòng giếng phát hiện tiền đồng “Cảnh Thịnh thông bảo.” Cảnh Thịnh là niên hiệu từ năm 1793 đến năm 1801 của vua Nguyễn Quang Toản (1783-1802), con của Vua Quang Trung-Nguyễn Huệ. Sự xuất hiện của tiền Cảnh Thịnh ở phần đáy cho thấy giai đoạn này giếng chưa bị lấp.

Cũng tại khu vực này, các nhà khảo cổ tìm thấy một chiếc chậu lớn, đường kính 1,2m, cao 55cm, miệng trang trí hoa mai, hoa sen và liên châu. Đây có thể là chiếc chậu đất nung có kích thước lớn nhất còn khá nguyên vẹn, thuộc thời Trần.

PGS.TS Tống Trung Tín thông tin về kết quả khai quật:

"Tại hố sâu nhất của khu di chỉ, đoàn khảo cổ học cũng phát hiện dấu tích nhiều thời kỳ. Ở độ sâu 4,8m, đây là nơi có niên đại phức tạp nhất và khó khai quật nhất," PGS.TS Tống Trung Tín cho biết.

Tại đây, các nhà khảo cổ cũng đã có một phát hiện lớn nhất trong cả quá trình khai quật thời gian qua, đó là 2 mộ táng gạch thời kỳ tiền Thăng Long.

Hai mộ gạch nằm song song theo hướng Đông Bắc, xây theo kiểu cuốn vòm. Trong khu mộ, phát hiện 3 vò gốm và tiền đồng. Đáng tiếc là ở thời kỳ sau này, có một ngòi nước đi qua nên hiện chỉ còn tìm được thành mộ và đáy mộ.

“Đây là khu trung tâm Hoàng thành, chúng tôi tự đặt câu hỏi tại sao lại có mộ táng ở đây, từ đó có thể cho rằng khu mộ này xuất hiện trước khi có Hoàng thành. Khu mộ ở địa tầng sâu nhất cho thấy dấu tích cư trú của con người khá sớm, từ thế kỷ 4-6, trước thời kỳ Đại La,” ông Tín giả định.

Sáng tỏ thêm giá trị của di sản Hoàng thành

Cong bo nhieu phat hien khao co quan trong o Hoang thanh Thang Long hinh anh 2Mảnh hiện vật từ đời Lê có hoa văn rõ nét. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Cuộc khai quật năm 2020-2021 đã phát lộ nhiều thông tin mới, góp phần làm sáng tỏ thêm giá trị di tích Hoàng thành Thăng Long qua hàng nghìn năm lịch sử. Trong đó, còn nhiều ẩn số cần thảo luận nghiên cứu thêm, chẳng hạn như một kiến trúc hình tròn rất rộng, có vẻ phổ biến trong kiến trúc đời Trần nhưng hiện nay nhóm các nhà khảo cổ chưa biết đó là gì, có chức năng gì trong khu vực Hoàng thành.

Là người theo đuổi khảo cổ học tại Hoàng thành từ những ngày đầu, PGS.TS Tống Trung Tín khẳng định di tích đang được làm rõ qua từng năm, các nhà khoa học kỳ  vọng sẽ vẽ được toàn bộ mặt bằng Hoàng thành qua các thời kỳ. Tuy nhiên, để tránh việc “thầy bói xem voi,” cần tiếp tục khai quật và tham vấn ý kiến các chuyên gia trong các ngành liên quan.

“Hiện nay chúng tôi ước tính mới khai quật được 7% di tích Hoàng thành, cần tiếp tục nghiên cứu để tiến tới phục dựng một phần nào đó của hoàng cung khi xưa,” ông Tín nói./.

Một số hình ảnh tại khu khai quật:

Cong bo nhieu phat hien khao co quan trong o Hoang thanh Thang Long hinh anh 3Hình ảnh miệng giếng. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Cong bo nhieu phat hien khao co quan trong o Hoang thanh Thang Long hinh anh 4Kiến trúc hình tròn rộng 5m được các chuyên gia xác định là thuộc thời Trần nhưng chưa rõ chức năng sử dụng. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Cong bo nhieu phat hien khao co quan trong o Hoang thanh Thang Long hinh anh 5Dấu tích cột đá. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Cong bo nhieu phat hien khao co quan trong o Hoang thanh Thang Long hinh anh 6(Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Cong bo nhieu phat hien khao co quan trong o Hoang thanh Thang Long hinh anh 7Chậu đất nung đường kính 1,2m, lớn nhất từ trước đến nay thuộc thời Trần. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Cong bo nhieu phat hien khao co quan trong o Hoang thanh Thang Long hinh anh 8Hình ảnh giả thiết hình dáng chiếc chậu nguyên vẹn. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Cong bo nhieu phat hien khao co quan trong o Hoang thanh Thang Long hinh anh 9Hố khai quật chia thành nhiều tầng văn hóa. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Cong bo nhieu phat hien khao co quan trong o Hoang thanh Thang Long hinh anh 10Hiện nay, hố khai quật này có tổng diện tích gần 1.000m2. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Cong bo nhieu phat hien khao co quan trong o Hoang thanh Thang Long hinh anh 11Những viên gạch thời Nguyễn. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Cong bo nhieu phat hien khao co quan trong o Hoang thanh Thang Long hinh anh 12Các hiện vật được sắp xếp theo các thời kỳ. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Cong bo nhieu phat hien khao co quan trong o Hoang thanh Thang Long hinh anh 13Hoa văn trên gạch mái thời Lê trung hưng. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Cong bo nhieu phat hien khao co quan trong o Hoang thanh Thang Long hinh anh 14Chiếc chậu thời Trần còn nguyên vẹn. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Minh Thu (Vietnam+)

Trang


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9022949
Số người đang online: 34