Nghiên cứu khảo cổ mới cho thấy con người chỉ bắt đầu phân công lao động khi nông nghiệp ra đời.


Các nhà khảo cổ thuộc Đại học York, Anh cho biết vai trò theo giới, không hẳn là một dấu hiệu của sự bất bình đẳng giới, mà nó thể hiện các xã hội nông nghiệp phát triển như thế nào


                               
Cuộc khai quật khảo cổ học di chỉ cư trú thời kỳ Đá mới gần Motza Junction, cách Jerusalem, Israel khoảng 5km về phía tây (nguồn: the Independent)

Theo một nghiên cứu mới làm sáng tỏ hơn về sự gia tăng bất bình đẳng giới trong thời kì Đá mới:  sự lan rộng của các hoạt động nông nghiệp trên khắp châu Âu cách đây 5000 năm có thể đã tạo ra sự phân công lao động theo giới  trong quần thể dân số.
 Trong nhiều thế kỷ, các nhà sử học và khoa học cho rằng khi những người nguyên thuỷ tìm kiếm thức ăn, đàn ông săn bắn và phụ nữ hái lượm, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy sự phân công lao động dựa trên giới tính có thể chưa tồn tại cho đến khi nông nghiệp ra đời.
Năm ngoái, các nhà khoa học, bao gồm cả các nhà khoa học từ Đại học California, Davis, đã báo cáo kết quả nghiên cứu về mộ nữ thợ săn 9.000 năm tuổi trên dãy núi Andes. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc phụ nữ tham gia vào các cuộc săn lớn sơ khai có khả năng phổ biến hơn những suy nghĩ trước đây.
Trong nghiên cứu hiện tại, các nhà khoa học, bao gồm các nhà khoa học từ Đại học York ở Anh, đã phân tích hơn 400 công cụ  đá được chôn trong các ngôi mộ tại các  nghĩa địa khác nhau ở Trung Âu khoảng 5.000 năm trước trong thời kỳ Đá mới.

Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí PLOS ONE, các công cụ tìm thấy trong các ngôi mộ phụ nữ rất có thể liên quan đến hoạt động xử lí da động vật, trong khi những công cụ chôn cùng nam giới có liên quan đến săn bắn và xung đột tiềm ẩn.
Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy sự khác biệt về địa lý trong các kết quả dọc theo hướng đông tây từ Slovakia đến miền đông nước Pháp, cho thấy rằng sự phân công lao động này có liên quan đến sự lan rộng của các phương thức canh tác về phía tây.
Ở các khu vực phía đông, họ tìm thấy bằng chứng cho thấy phụ nữ thời này di chuyển nhiều hơn nam giới và đồ trang trí bằng vỏ sò và đồ trang sức được chôn theo không liên quan đến giới tính của chủ nhân.
Ngược lại, các nhà khảo cổ học phát hiện thấy ở phương Tây, đàn ông di chuyển nhiều hơn và có nhiều công cụ liên quan đến săn bắn hơn phụ nữ.

Dựa trên những phát hiện này, các nhà nghiên cứu cho rằng phân công lao động theo giới có thể là một phần quan trọng của quá trình chuyển đổi sang nông nghiệp trong các xã hội loài người.
Theo Penny Bickle, đồng tác giả nghiên cứu này từ Khoa Khảo cổ học Đại học York, các vai trò theo giới tính, không hẳn là dấu hiệu của bất bình đẳng giới ban đầu, mà cho thấy các xã hội nông nghiệp phát triển  như thế nào và họ nhận thức được sự khác biệt ra sao về kỹ năng của các thành viên trong cộng đồng của họ.
Các công việc liên quan đến phụ nữ là công việc chân tay đòi hỏi sự khéo léo,tỉ mỉ  và bổ sung cho công việc của nam giới với tư cách là những người đóng góp bình đẳng cho cộng đồng. Việc bạn nhìn thấy những hiện vật này trong mộ của đàn ông và phụ nữ chứng tỏ chúng được đánh giá cao như thế nào đối với những công việc này, ”Bickle khẳng định.
Trong khi các công cụ được phân tích có thể không nhất thiết phải được sử dụng bởi những người mà chúng được chôn cùng, các nhà khảo cổ học cho biết các hện vật này có thể được chọn để đại diện cho các hoạt động được thực hiện bởi các giới tính khác nhau.
Các nhà nghiên cứu tin rằng những phát hiện này có thể làm sáng tỏ hơn các yếu tố phức tạp liên quan đến sự gia tăng bất bình đẳng giới trong thời đại Đá mới và mối liên hệ của chúng với sự phân công lao động trong quá trình chuyển đổi sang nông nghiệp.

Tài liệu tham khảo 
https://www.independent.co.uk/news/science/archaeology/gender-division-of-labour-farming-b1831763.html
https://www.msn.com/en-gb/news/world/humans-only-started-assigning-men-and-women-different-jobs-with-advent-of-farming-study-suggests/ar-BB1fGjuP

Người dịch: Minh Trần
 

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9023454
Số người đang online: 28