- Nxb: Khoa học xã hội - 2020
- Khổ: 16 x 24cm
- Số trang: 616 tr
- Hình thức bìa: mềm
Giáo dục và khoa cử là đề tài rất quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nếu không có giáo dục và khoa cử thì sẽ không có được đội ngũ trí thức Nho học đông đảo, trong đó có nhiều bậc hiền tài đảm đương trọng trách trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước lâu dài; sẽ không có được những tri thức, văn hóa để hun đúc nên nền văn hiến đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, việc tìm hiểu lịch sử giáo dục và khoa cử, mà trước hết là giáo dục Việt Nam từ thế kỷ X đến năm 1858, là rất cần thiết. Qua đó, Nhóm tác giả đã tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ các vấn đề của giáo dục Việt Nam từ thế kỷ X đến năm 1958 nhằm thực hiện hiệu quả nhất chủ trương Giáo dục đào tạo là Quốc sách hàng đầu, đảm bảo đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ giao lưu và hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay.
Cuốn sách gồm 06 chương: Chương 1: Giáo dục Nho học và Phật học ở Việt Nam trước thế kỷ X; Chương 2: Tổ chức giáo dục; Chương 3: Các khoa thi; Chương 4: Chính sách sử dụng đại khoa của Nhà nước quân chủ; Chương 5: Những đóng góp của các vị đại khoa; Chương 6: Những tấm gương điển hình của thầy và trò. Các tác giả trình bày trung thực và có hệ thống về tổ chức giáo dục; khoa cử; việc chọn lựa; sử dụng và đãi ngộ các vị đại khoa hiền tài của các triều đại quân chủ Việt Nam; cùng những đóng góp, cống hiến quan trọng của họ đối với các vương triều và đất nước; những tấm gương điển hình của thầy và trò thời kỳ trung đại từ thế kỷ X đến năm 1858, nêu gương sáng cho hậu thế ngưỡng vọng, học tập. Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng phác thảo rất sinh động về Phật học, nhưng chủ yếu là Nho học và những thành tựu và đóng góp to lớn của Nho học, Phật học đối với lịch sử, văn hóa dân tộc.
Đặc biệt từ trong Giáo dục thời trung đại đã hình thành nên một truyền thống trọng học và hiếu học quý giá của người Việt Nam. Cùng với sự xuất hiện của những người thầy đạo cao đức trọng như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đình nguyên Nguyễn Đình Trụ, Thám hoa Nguyễn Huy Oánh, Võ Trường Toản, Lê Quý Đôn, Phó bảng Nguyễn Văn Siêu… còn có những tấm gương xuất sắc của nhiều thế hệ học trò như: Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Quý Đức, Phan Kính, Bùi Huy Bích… Họ mãi là nguồn cổ vũ để các thế hệ hậu học ngưỡng mộ, học hỏi.
Cuốn sách cũng đề cập đến những hạn chế căn bản của nền Giáo dục và khoa cử Nho học. Nho giáo là một học thuyết chính trị xã hội, Nho học là để phục vụ cho học thuyết đó. Nho giáo chủ trương xây dựng một xã hội “tôn quân vô thượng”, chỉ có vua là cao hơn cả. Xã hội mà trong đó đề cao đạo “Tam cương, ngũ thường”. Người quân tử - kẻ sĩ, được đào tạo theo mẫu người lý tưởng của xã hội Nho giáo: Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Trật tự xã hội quân chủ dường như đã định sẵn, không thể thay đổi. Kẻ sĩ học kinh sách của thánh hiền rồi cứ theo đó mà làm một cách cứng nhắc đã dẫn đến việc học, việc thi theo lối cử nghiệp, kiến thức sáo mòn, chú ý đến hình thức văn bài hơn là nội dung kiến thức, hạn chế sức sáng tạo của người học, ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng và phát triển xã hội tiến bộ.
Đây là công trình nghiên cứu công phu và nghiêm túc, nhóm tác giả đã cập nhật những kết quả nghiên cứu của giới Sử học trong nước và ngoài nước về chính vấn đề liên quan. Nhóm biên soạn tập trung khai thác, phát hiện và bổ sung nguồn sử liệu vốn có và mới, làm cho bộ sách thêm phong phú, đáp ứng nhu cầu đối với thực tiễn. Kết quả nghiên cứu đã rút ra những bài học bổ ích, đáp ứng nhu cầu đẩy mạnh cải cách triệt để nền giáo dục hiện nay góp phần đưa đất nước phát triển bền vững, thịnh vượng.
Với những nội dung trên, hi vọng cuốn sách sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích đối với các chuyên gia, nhà khoa học, quản lý giáo dục và những độc giả quan tâm đến lĩnh vực giáo dục nói chung.
Xin trân trọng giới thiệu!
- Số trang: 616 tr
- Hình thức bìa: mềm
Giáo dục và khoa cử là đề tài rất quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nếu không có giáo dục và khoa cử thì sẽ không có được đội ngũ trí thức Nho học đông đảo, trong đó có nhiều bậc hiền tài đảm đương trọng trách trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước lâu dài; sẽ không có được những tri thức, văn hóa để hun đúc nên nền văn hiến đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, việc tìm hiểu lịch sử giáo dục và khoa cử, mà trước hết là giáo dục Việt Nam từ thế kỷ X đến năm 1858, là rất cần thiết. Qua đó, Nhóm tác giả đã tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ các vấn đề của giáo dục Việt Nam từ thế kỷ X đến năm 1958 nhằm thực hiện hiệu quả nhất chủ trương Giáo dục đào tạo là Quốc sách hàng đầu, đảm bảo đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ giao lưu và hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay.
Cuốn sách gồm 06 chương: Chương 1: Giáo dục Nho học và Phật học ở Việt Nam trước thế kỷ X; Chương 2: Tổ chức giáo dục; Chương 3: Các khoa thi; Chương 4: Chính sách sử dụng đại khoa của Nhà nước quân chủ; Chương 5: Những đóng góp của các vị đại khoa; Chương 6: Những tấm gương điển hình của thầy và trò. Các tác giả trình bày trung thực và có hệ thống về tổ chức giáo dục; khoa cử; việc chọn lựa; sử dụng và đãi ngộ các vị đại khoa hiền tài của các triều đại quân chủ Việt Nam; cùng những đóng góp, cống hiến quan trọng của họ đối với các vương triều và đất nước; những tấm gương điển hình của thầy và trò thời kỳ trung đại từ thế kỷ X đến năm 1858, nêu gương sáng cho hậu thế ngưỡng vọng, học tập. Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng phác thảo rất sinh động về Phật học, nhưng chủ yếu là Nho học và những thành tựu và đóng góp to lớn của Nho học, Phật học đối với lịch sử, văn hóa dân tộc.
Đặc biệt từ trong Giáo dục thời trung đại đã hình thành nên một truyền thống trọng học và hiếu học quý giá của người Việt Nam. Cùng với sự xuất hiện của những người thầy đạo cao đức trọng như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đình nguyên Nguyễn Đình Trụ, Thám hoa Nguyễn Huy Oánh, Võ Trường Toản, Lê Quý Đôn, Phó bảng Nguyễn Văn Siêu… còn có những tấm gương xuất sắc của nhiều thế hệ học trò như: Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Quý Đức, Phan Kính, Bùi Huy Bích… Họ mãi là nguồn cổ vũ để các thế hệ hậu học ngưỡng mộ, học hỏi.
Cuốn sách cũng đề cập đến những hạn chế căn bản của nền Giáo dục và khoa cử Nho học. Nho giáo là một học thuyết chính trị xã hội, Nho học là để phục vụ cho học thuyết đó. Nho giáo chủ trương xây dựng một xã hội “tôn quân vô thượng”, chỉ có vua là cao hơn cả. Xã hội mà trong đó đề cao đạo “Tam cương, ngũ thường”. Người quân tử - kẻ sĩ, được đào tạo theo mẫu người lý tưởng của xã hội Nho giáo: Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Trật tự xã hội quân chủ dường như đã định sẵn, không thể thay đổi. Kẻ sĩ học kinh sách của thánh hiền rồi cứ theo đó mà làm một cách cứng nhắc đã dẫn đến việc học, việc thi theo lối cử nghiệp, kiến thức sáo mòn, chú ý đến hình thức văn bài hơn là nội dung kiến thức, hạn chế sức sáng tạo của người học, ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng và phát triển xã hội tiến bộ.
Đây là công trình nghiên cứu công phu và nghiêm túc, nhóm tác giả đã cập nhật những kết quả nghiên cứu của giới Sử học trong nước và ngoài nước về chính vấn đề liên quan. Nhóm biên soạn tập trung khai thác, phát hiện và bổ sung nguồn sử liệu vốn có và mới, làm cho bộ sách thêm phong phú, đáp ứng nhu cầu đối với thực tiễn. Kết quả nghiên cứu đã rút ra những bài học bổ ích, đáp ứng nhu cầu đẩy mạnh cải cách triệt để nền giáo dục hiện nay góp phần đưa đất nước phát triển bền vững, thịnh vượng.
Với những nội dung trên, hi vọng cuốn sách sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích đối với các chuyên gia, nhà khoa học, quản lý giáo dục và những độc giả quan tâm đến lĩnh vực giáo dục nói chung.
Xin trân trọng giới thiệu!
Nguồn: Nxb: Khoa học xã hội
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM |
||
VIỆN KHẢO CỔ HỌC | ||
Khảo cổ học | MỤC LỤC |
Trang |
6 số một năm - 2/2021 (230) | ||
TỔNG BIÊN TẬP Bùi Văn Liêm PHÓ TỔNG BIÊN TẬP Nguyễn Gia Đối BIÊN TẬP VÀ TRỊ SỰ Nguyễn Ngọc Quý Thái Thị Ngọc Hân Thân Thị Hằng TRÌNH BÀY BÌA Thân Thị Hằng TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ Số 61 Phan Chu Trinh, Hà Nội Tel: 04. 39330732, Fax: 04. 39331607 Email: tapchikhaoco@gmail.com |
LÊ HẢI ĐĂNG, LƯU THỊ HẢI ANH Vị thế di chỉ Hang Tắng (Sơn La) với văn hóa Tiền sử vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình |
3 |
NGUYỄN KHẮC SỬ Văn hóa Lung Leng - 20 năm sau phát hiện |
13 |
|
NGUYỄN NGỌC QUÝ, BÙI VĂN LIÊM Di tích Gò Duối trong bối cảnh Tiền sử Long An |
28 |
|
NGUYỄN NGỌC TRƯỜNG, LA THẾ PHÚC, NGUYỄN TRUNG MINH, BÙI QUANG ANH, LƯƠNG THỊ TUẤT VÀ ĐẶNG THỊ HẢI YẾN So sánh đặc điểm thành phần trầm tích trong tầng văn hóa hai Hang C6.1 và hang động núi lửa khu vực Krông Nô, Đắk Nông |
38 |
|
TRẦN THỊ MINH, TRƯƠNG HỮU NGHĨA VÀ NGUYỄN ANH TUẤN Kết quả nghiên cứu bệnh lý trên răng người cổ trong văn hóa Đa Bút |
49 |
|
NGUYỄN ĐỨC BÌNH Gốm men còn đủ dáng thời Trần khai quật tại địa điểm Đường hầm và Bãi xe ngầm nhà Quốc Hội số 36 Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội |
56 |
|
NGUYỄN THẮNG Dấu tích tường thành phía đông bắc - thành Nhà Hồ khai quật năm 2018 |
72 |
|
NGUYỄN THỊ TÚ ANH Tác phẩm điêu khắc “kể chuyện Phật giáo” văn hóa Óc Eo ở Bảo tàng An Giang |
80 |
|
NGUYỄN THỊ THANH DỊU Khảo cổ học cộng đồng với vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa |
94 |
VIETNAM ACADEMY OF SOCIAL SCIENCES | ||
INSTITUTE OF ARCHAEOLOGY | ||
Archaeology | CONTENTS |
Page |
6 Editions p.a - 2/2021 (230) | ||
EDITOR-IN-CHIEF Bùi Văn Liêm DEPUTY EDITOR Nguyễn Gia Đối EDITION AND ADMINISTRATION Nguyễn Ngọc Quý Thái Thị Ngọc Hân Thân Thị Hằng COVER PRESENTATION Thân Thị Hằng EDITORIAL BOARD 61 Phan Chu Trinh, Hà Nội Tel: 04. 39330732, Fax: 04. 39331607 Email: tapchikhaoco@gmail.com |
LÊ HẢI ĐĂNG, LƯU THỊ HẢI ANH Tắng cave site’s role (Sơn La province) and the prehistoric culture in Hòa Bình hydroelectric reservoir area |
|
NGUYỄN KHẮC SỬ Lung Leng culture - 20 years after the discovery |
||
NGUYỄN NGỌC QUÝ, BÙI VĂN LIÊM Gò Duối in Long An prehistoric background |
||
NGUYỄN NGỌC TRƯỜNG, LA THẾ PHÚC, NGUYỄN TRUNG MINH, BÙI QUANG ANH, LƯƠNG THỊ TUẤT AND ĐẶNG THỊ HẢI YẾN Comparison of the sediment composition in the cultural stratum of the C6.1 cave and other volcanic caves in Krông Nô, Đắk Nông |
||
TRẦN THỊ MINH, TRƯƠNG HỮU NGHĨA AND NGUYỄN ANH TUẤN Results of research on dental diseases in Đa Bút culture |
||
NGUYỄN ĐỨC BÌNH Glazed ceramics with form remain from Trần - dynasty period at underground tunnel and parking lot of the National Assembly house at 36 Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội |
||
NGUYỄN THẮNG Remains of northeastern wall of Hồ - dynasty citadel from excavation data in 2018 |
||
NGUYỄN THỊ TÚ ANH Óc Eo - culture sculptural work “Narration of Buddhism” in An Giang Museum |
||
NGUYỄN THỊ THANH DỊU Community archaeology with protection and value valorization of cultural and historical sites |
- Tác giả: Paul Doumer, toàn quyền Đông Dương (1897-1902)
- Người dịch: Lưu Đình Tuân, Hiệu Constant, Lê Đình Chi, Hoàng Long, Vũ Thúy.
- Nxb: Thế giới - 2020
- Khổ sách: 16 x 24 cm
- Số trang: 652 tr
Xứ Đông Dương là những hồi ức sống động của một người từng cai quản cả Đông Dương và là tổng thống nước cộng hòa Pháp (1931-1932) Paul Doumer. Xuất thân trong gia đình lao động, ông tốt nghiệp cử nhân toán học, sau đó lấy bằng Luật rồi trở thành chuyên gia tài chính. Dưới thời ông cai quản, có rất nhiều công trình đẹp được thiết lập tại Việt Nam như Viện Viễn đông Bác cổ, Trường Cao đẳng Hà Nội và chấm dứt việc học sinh Đông Dương qua Trung Quốc học. Ông viết cuốn sách năm 1903, một năm sau khi kết thúc nhiệm kỳ Toàn quyền Đông Dương
Nội dung cuốn sách được thể hiện bằng một lối văn phong đẹp đẽ đầy trí tuệ, cùng với những hình minh họa về cả ba kỳ (Bắc, Trung, Nam) và hai quốc gia Cao Miên và Ai Lao.
Chương I - Từ Paris đến Sài Gòn ghi lại hành trình đi nhậm chức của ông. Ở mỗi xứ sở ông dừng chân, từ Ai Cập đến Singapour qua Ấn Độ, Ceylan, tác giả đều đưa ra những đánh gia mang tính chất địa - chính trị vào cuối thế kỷ XIX.
Các chương II, III, IV, V, VI với tiêu đề là những địa danh, lần lượt là: Tổng quan về Đông Dương, Nam kỳ, Bắc kỳ, Trung kỳ, Cao Miên và Ai Lao, vừa được viết theo lối hành văn hồi ký, vừa chứa đựng những kiến thức về lịch sử, địa lý, thiên nhiên, con người, văn hóa của xứ Đông Dương.
Chương VII: Sự trỗi dậy của Đông Dương là bản tổng kết về sứ mệnh Toàn quyền Đông Dương của tác giả.
Xin trân trọng giới thiệu!
- Người dịch: Lưu Đình Tuân, Hiệu Constant, Lê Đình Chi, Hoàng Long, Vũ Thúy.
- Nxb: Thế giới - 2020
- Khổ sách: 16 x 24 cm
- Số trang: 652 tr
Xứ Đông Dương là những hồi ức sống động của một người từng cai quản cả Đông Dương và là tổng thống nước cộng hòa Pháp (1931-1932) Paul Doumer. Xuất thân trong gia đình lao động, ông tốt nghiệp cử nhân toán học, sau đó lấy bằng Luật rồi trở thành chuyên gia tài chính. Dưới thời ông cai quản, có rất nhiều công trình đẹp được thiết lập tại Việt Nam như Viện Viễn đông Bác cổ, Trường Cao đẳng Hà Nội và chấm dứt việc học sinh Đông Dương qua Trung Quốc học. Ông viết cuốn sách năm 1903, một năm sau khi kết thúc nhiệm kỳ Toàn quyền Đông Dương
Nội dung cuốn sách được thể hiện bằng một lối văn phong đẹp đẽ đầy trí tuệ, cùng với những hình minh họa về cả ba kỳ (Bắc, Trung, Nam) và hai quốc gia Cao Miên và Ai Lao.
Chương I - Từ Paris đến Sài Gòn ghi lại hành trình đi nhậm chức của ông. Ở mỗi xứ sở ông dừng chân, từ Ai Cập đến Singapour qua Ấn Độ, Ceylan, tác giả đều đưa ra những đánh gia mang tính chất địa - chính trị vào cuối thế kỷ XIX.
Các chương II, III, IV, V, VI với tiêu đề là những địa danh, lần lượt là: Tổng quan về Đông Dương, Nam kỳ, Bắc kỳ, Trung kỳ, Cao Miên và Ai Lao, vừa được viết theo lối hành văn hồi ký, vừa chứa đựng những kiến thức về lịch sử, địa lý, thiên nhiên, con người, văn hóa của xứ Đông Dương.
Chương VII: Sự trỗi dậy của Đông Dương là bản tổng kết về sứ mệnh Toàn quyền Đông Dương của tác giả.
Ngô Thị Nhung
- Tác giả: Cao Tự Thanh
- Nxb: Văn hóa - Nghệ thuật TP.HCM - 2020
- Khổ sách: 16 x 24 cm
- Số trang: 392 tr
Từ trước công nguyên, người Việt cổ ở Việt Nam đã có lãnh thổ và tổ chức xã hội của mình, nhà nước sơ khai và ký ức tập thể của mình, tuy nhiên con đường trở thành một quốc gia của cộng đồng này lại là một con đường quá nỗi gian nan. Không chỉ lãnh thổ bị thôn tính, tổ chức xã hội bị tàn phá, nhà nước sơ khai bị thủ tiêu, mà cả ký ức tập thể cũng bị chia cắt, hủy diệt trở thành manh mún, tàn khuyết. Trong suốt cả ngàn năm bắc thuộc, lịch sử của cộng đồng người Việt cổ chỉ được ghi chép bởi các sử gia Trung Hoa, mà vì nhiều lý do những ghi chép ấy cũng rất thiếu sót và phiến diện, nên không lạ gì mà sau khi giành được độc lập vào thế kỷ X, mặc dù có nhiều nỗ lực, chính quyền và trí thức Việt Nam thời phong kiến vẫn không thể xây dựng được một bộ thông sử khả tín của quốc gia Việt Nam dưới thời Bắc thuộc. Phần Tiền biên trong hai bộ thông sử quan trọng ở Việt Nam là Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục cho thấy điều đó.
Quyển Lịch sử Việt Nam qua chính sử Trung Hoa này giới thiệu những ghi chép có quan hệ với lịch sử Việt Nam trong bốn bộ Tống sử, Nguyên sử, Minh sử, Thanh sử cảo.
Trong quyển sách này, tư liệu trong mỗi bộ sử nói trên cũng đều được chia làm ba phần, phần I là truyện về Việt Nam trong Liệt truyện, phần II là những ghi chép có liên quan tới Việt Nam trong Bản kỷ, phần III là truyện về một số nhân vật Trung Quốc có liên quan tới lịch sử Việt Nam trong Liệt truyện. Riêng phần II chủ yếu là những sự kiện rời rạc được ghi chép ngắn gọn, nên quyển sách tổ chức thành những “điều” đánh số thứ tự 001 trở đi để người đọc tiện theo dõi.
Xin trân trọng giới thiệu!
- Nxb: Văn hóa - Nghệ thuật TP.HCM - 2020
- Khổ sách: 16 x 24 cm
- Số trang: 392 tr
Từ trước công nguyên, người Việt cổ ở Việt Nam đã có lãnh thổ và tổ chức xã hội của mình, nhà nước sơ khai và ký ức tập thể của mình, tuy nhiên con đường trở thành một quốc gia của cộng đồng này lại là một con đường quá nỗi gian nan. Không chỉ lãnh thổ bị thôn tính, tổ chức xã hội bị tàn phá, nhà nước sơ khai bị thủ tiêu, mà cả ký ức tập thể cũng bị chia cắt, hủy diệt trở thành manh mún, tàn khuyết. Trong suốt cả ngàn năm bắc thuộc, lịch sử của cộng đồng người Việt cổ chỉ được ghi chép bởi các sử gia Trung Hoa, mà vì nhiều lý do những ghi chép ấy cũng rất thiếu sót và phiến diện, nên không lạ gì mà sau khi giành được độc lập vào thế kỷ X, mặc dù có nhiều nỗ lực, chính quyền và trí thức Việt Nam thời phong kiến vẫn không thể xây dựng được một bộ thông sử khả tín của quốc gia Việt Nam dưới thời Bắc thuộc. Phần Tiền biên trong hai bộ thông sử quan trọng ở Việt Nam là Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục cho thấy điều đó.
Quyển Lịch sử Việt Nam qua chính sử Trung Hoa này giới thiệu những ghi chép có quan hệ với lịch sử Việt Nam trong bốn bộ Tống sử, Nguyên sử, Minh sử, Thanh sử cảo.
Trong quyển sách này, tư liệu trong mỗi bộ sử nói trên cũng đều được chia làm ba phần, phần I là truyện về Việt Nam trong Liệt truyện, phần II là những ghi chép có liên quan tới Việt Nam trong Bản kỷ, phần III là truyện về một số nhân vật Trung Quốc có liên quan tới lịch sử Việt Nam trong Liệt truyện. Riêng phần II chủ yếu là những sự kiện rời rạc được ghi chép ngắn gọn, nên quyển sách tổ chức thành những “điều” đánh số thứ tự 001 trở đi để người đọc tiện theo dõi.
Ngô Thị Nhung
- Tác giả: Le’opold Michel Cadière Edmond Gras
- Người dịch: Nguyễn Thanh Hằng
- Nxb: Thế Giới - 2020
- Khổ sách: 17 x 25 cm
- Số trang: 430 tr
- Hình thức bìa: Bìa cứng
Cuốn sách Nghệ thuật Huế (L’art à Hué) của tác giả Le’opold Cadière (1869-1955) - một nhà Việt Nam học hàng đầu, chủ bút của tập san (Bulletin des Amis du Vieux Hué, Tập san Những người bạn Cố đô Huế), một trong những tạp chí Nghiên cứu Việt Nam hay nhất Đông Dương nửa đầu thế kỷ 20.
Nhắc đến Le’opold Cadière, người đã dành hơn 63 năm cuộc đời mình để nghiên cứu về Việt Nam, chúng ta không khỏi bị choáng ngợp với những công trình khảo cứu của ông trên đủ mọi phương diện như văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, gia tộc, ngôn ngữ, địa lý, khảo cổ học, dân tộc học, nghệ thuật ... Trong đó tác phẩm nổi danh của ông về nghệ thuật dĩ nhiên là Nghệ thuật Huế.
Nguyên thủy L’art à Hué là chuyên khảo số 1 Janv-Mars, năm 1919 của Bulletin des Amis du Vieux Hué về nghệ thuật kinh đô Huế. Song, với hơn 200 phụ bản tranh, ảnh, đồ họa tái hiện chân thực nghệ thuật tạo tác của họa công, của nghệ nhân Huế đương thời, tác phẩm đã vượt quy mô một khảo cứu tạp chí mà trở thành một công trình độc lập có giá trị vượt thời gian. Thực vậy, đây chính là một tuyển tập giàu có và tuyệt đẹp các mô típ, họa tiết của nghệ thuật kinh đô Huế và các tỉnh phụ cận của văn minh Việt Nam xưa. Chỉ riêng với nguồn tư liệu dồi dào, độc sáng, được phân loại và nhận xét rành rẽ thì Nghệ thuật Huế là một trong những số chuyên đề hay nhất của Bulletin des Amis du Vieux Hué
Xuất phát từ tình yêu dành cho đất nước và con người Việt Nam, Le’opold Cadière đã khởi xướng công trình này. Với độc giả ngày nay, Nghệ thuật Huế có thể được xem là một cuốn art book, một từ điển bằng tranh về nghệ thuật Huế nói riêng và Nghệ thuật Việt Nam xưa nói chung, nơi bạn có thể đắm mình cùng những hoa văn trang trí tưởng đơn sơ nhưng rút cuộc lại thi vị và có nguồn gốc sâu xa, những họa tiết tưởng như mới gặp lần đầu nhưng hóa ra lại gần gặn không ngờ, biến thể của nó ở đâu đó không hề xa nhà bạn. Vì lẽ ấy Nghệ thuật Huế, là một biểu tượng cho sự hòa hợp tốt đẹp giữa tinh thần Pháp và nghệ thuật Việt.
Xin trân trọng giới thiệu!
- Người dịch: Nguyễn Thanh Hằng
- Nxb: Thế Giới - 2020
- Khổ sách: 17 x 25 cm
- Số trang: 430 tr
- Hình thức bìa: Bìa cứng
Cuốn sách Nghệ thuật Huế (L’art à Hué) của tác giả Le’opold Cadière (1869-1955) - một nhà Việt Nam học hàng đầu, chủ bút của tập san (Bulletin des Amis du Vieux Hué, Tập san Những người bạn Cố đô Huế), một trong những tạp chí Nghiên cứu Việt Nam hay nhất Đông Dương nửa đầu thế kỷ 20.
Nhắc đến Le’opold Cadière, người đã dành hơn 63 năm cuộc đời mình để nghiên cứu về Việt Nam, chúng ta không khỏi bị choáng ngợp với những công trình khảo cứu của ông trên đủ mọi phương diện như văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, gia tộc, ngôn ngữ, địa lý, khảo cổ học, dân tộc học, nghệ thuật ... Trong đó tác phẩm nổi danh của ông về nghệ thuật dĩ nhiên là Nghệ thuật Huế.
Nguyên thủy L’art à Hué là chuyên khảo số 1 Janv-Mars, năm 1919 của Bulletin des Amis du Vieux Hué về nghệ thuật kinh đô Huế. Song, với hơn 200 phụ bản tranh, ảnh, đồ họa tái hiện chân thực nghệ thuật tạo tác của họa công, của nghệ nhân Huế đương thời, tác phẩm đã vượt quy mô một khảo cứu tạp chí mà trở thành một công trình độc lập có giá trị vượt thời gian. Thực vậy, đây chính là một tuyển tập giàu có và tuyệt đẹp các mô típ, họa tiết của nghệ thuật kinh đô Huế và các tỉnh phụ cận của văn minh Việt Nam xưa. Chỉ riêng với nguồn tư liệu dồi dào, độc sáng, được phân loại và nhận xét rành rẽ thì Nghệ thuật Huế là một trong những số chuyên đề hay nhất của Bulletin des Amis du Vieux Hué
Xuất phát từ tình yêu dành cho đất nước và con người Việt Nam, Le’opold Cadière đã khởi xướng công trình này. Với độc giả ngày nay, Nghệ thuật Huế có thể được xem là một cuốn art book, một từ điển bằng tranh về nghệ thuật Huế nói riêng và Nghệ thuật Việt Nam xưa nói chung, nơi bạn có thể đắm mình cùng những hoa văn trang trí tưởng đơn sơ nhưng rút cuộc lại thi vị và có nguồn gốc sâu xa, những họa tiết tưởng như mới gặp lần đầu nhưng hóa ra lại gần gặn không ngờ, biến thể của nó ở đâu đó không hề xa nhà bạn. Vì lẽ ấy Nghệ thuật Huế, là một biểu tượng cho sự hòa hợp tốt đẹp giữa tinh thần Pháp và nghệ thuật Việt.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
Các điểm mốc đo hộp sọ - rất quan trọng cho các phép đo chính xác của mô mềm trên khuôn mặt, ví dụ như trong nhiều điểm mốc được đặt trên hộp sọ của tinh tinh. Nguồn: Ryan M. Campbell
Một nghiên cứu mới từ Đại học Adelaide và Đại học bang Arizona đã phát hiện ra các phép đo mô mềm chính xác là rất quan trọng khi tái hiện lại cấu trúc khuôn mặt của tổ tiên loài người.Tác giả chính nghiên cứu sinh, Ryan M. Campbell từ Đại học Adelaide cho biết:
"Việc tái hiện các thành viên đã tuyệt chủng thuộc họ người, bao gồm cả mô mềm trên khuôn mặt của chúng, ngày càng trở nên phổ biến với nhiều hình ảnh gần đúng về khuôn mặt của chúng được trình bày trong các triển lãm bảo tàng, các ấn phẩm khoa học phổ biến và tại các buổi thuyết trình hội nghị trên toàn thế giới".
"Điều cần thiết là các phép đo độ dày mô mềm trên khuôn mặt chính xác được sử dụng khi tái tạo lại khuôn mặt của các loài thuộc họ người để giảm sự biến đổi thể hiện trong việc tái tạo các cá thể giống nhau".
Các loài thuộc họ người này đã được trưng bày trong các hội trường của một số viện nghiên cứu đáng tin cậy. Chúng chủ yếu được sử dụng để phổ biến thông tin khoa học cho công chúng trong các trưng bày bảo tàng và sinh viên các khóa đại học, điều này sẽ ảnh hưởng đến cách nhân loại được nhìn nhận và định nghĩa chung hơn.
Ông Campbell cho biết: “Cho đến nay, việc tái tạo mô mềm dựa trên các phép đo độ sâu mô trung bình mà không tính đến sự thay đổi độ sâu mô giữa các cá thể”.
Trong nghiên cứu này được công bố trên tạp chí PLOS ONE, các tác giả đã xây dựng bộ dữ liệu độ dày mô mềm trên khuôn mặt cho tinh tinh trưởng thành và một tập hợp các phương trình hồi quy có thể được sử dụng để tái tạo lại các mô mềm cho các loài thuộc họ người cổ đại, chẳng hạn như các mô có niên đại từ 4.0 đến 1,2 triệu năm trước.
Các mô mềm cho các khuôn mặt họ người gần đúng này đã được dự đoán bằng cách sử dụng các phương trình được phát triển bởi nhóm nghiên cứu. Không có đặc điểm khuôn mặt nào xuất hiện trong họ người cổ đại (C), vì các tác giả thừa nhận các phương trình này không nói gì về chúng. Nguồn: Ryan M. Campbell.
Đồng tác giả Gabriel Vinas,Thạc sĩ Mỹ thuật tại Đại học Bang Arizona, người thực hiện tác phẩm điêu khắc trong phòng thí nghiệm, cho biết: “Các mối tương quan đã được tìm thấy và nhiều mô hình hồi quy được sử dụng để tạo ra các phương trình giúp cải thiện ước tính độ dày mô mềm từ phép đo sọ não ở người hiện đại.
"Chúng tôi đã xem xét độ sâu mô của tinh tinh ngày nay để xác định mối tương quan giữa da và xương."
Bài báo thể hiện lần đầu tiên một bộ sưu tập dữ liệu độ sâu mô như vậy được thu thập và đại diện cho tinh tinh một cách có hệ thống.
"Dữ liệu độ dày mô mềm của tinh tinh có sẵn miễn phí cho bất kỳ ai tải xuống trên Figshare.
Ông Campbell cho biết: “Các phương trình, kết quả trực tiếp từ nghiên cứu này, cũng được đưa vào và có thể được thực hiện trong quá trình tái cấu trúc của các học viên trong tương lai.
"Nghiên cứu này là vô giá đối với những nỗ lực trong tương lai nhằm tái tạo các thành viên trong họ Người cổ đại, cũng như các nghiên cứu so sánh trong và ngoài ngành nhân chủng học sinh học và hình thể.
Người dịch: Minh Trần
Nguồn tham khảo: https://phys.org/news/2021-06-soft-tissue-critical-hominid-reconstruction.html
Nguồn: CC0 Public Domain
Một nghiên cứu khảo cổ học quốc tế, đứng đầu bởi các nhà nghiên cứu từ nhóm nghiên cứu phát triển Xã hội-Sinh thái và Văn hoá (CaSEs) tại Đại học Pompeu Fabra, đã nâng cao sự hiểu biết và bảo tồn các địa điểm khảo cổ cũng như cải thiện khả năng phân tích và khảo sát của chúng, nhờ ứng dụng pXRF (phân tích huỳnh quang tia X di động) đối với trầm tích do con người tạo ra ở Châu Phi. Đây là một qui trình nhanh chóng, mang tính kinh tế, không xâm lấn, cho phép tạo thêm hồ sơ khảo cổ từ các trầm tích bằng cách phân tích các nguyên tố hóa học, kết hợp với thống kê địa lý.
Quy trình này đã được thử nghiệm thành công tại địa điểm Seoke có tường bao quanh bằng đá ở Botswana, miền nam châu Phi, niên đại từ thế kỷ thứ 18 sau Công nguyên. Đây là kết quả nghiên cứu của Stefano Biagetti, một thành viên của nhóm nghiên cứu CaSEs, được công bố gần đây trên tạp chí tạp chí PLOS ONE, nghiên cứu này được đồng tài trợ bởi Quĩ Palarq cùng có sự tham gia của các thành viên CaSEs: Jonas Alcaina-Mateos, Abel Ruiz-Giralt, Carla Lancelotti và Shira Gur-Arie (hiện đang làm việc tại Đại học Munich, Đức), Patricia Groenewald (Đại học Cape Town, Nam Phi), Jordi Ibáñez -Insa (Geosciences Barcelona, GEO3BCN-CSIC), Fred Morton (Đại học Botswana) và Stefania Merlo (Đại học Cambridge, Vương quốc Anh).
Các địa điểm có tường bao bằng đá là các khu định cư thuộc thời đại đồ Sắt phía nam châu Phi, xuất hiện vào khoảng năm 1200 sau Công nguyên, có kích thước và hình dạng khác nhau đáng kể. Tên của chúng phản ánh cấu trúc tường đá khô đặc trưng cho chúng, và các địa điểm này đã bị chiếm đóng bởi các cộng đồng chăn nuôi và trồng trọt nói tiếng Bantu: họ trồng trọt, săn bắn và tôn thờ gia súc như một nguồn của cải kinh tế và chính trị.
"Quy trình của chúng tôi vượt ra ngoài bằng chứng khảo cổ có thể nhìn thấy, vì nó cung cấp thông tin về việc sử dụng không gian và xác nhận hoặc làm rõ các chức năng có thể có của các khu vực được phân tích."
Mặc dù có truyền thống nghiên cứu lâu đời về việc sử dụng không gian trong các khu định cư này, chủ yếu dựa trên bằng chứng dân tộc học và khai quật các khu vực nhỏ ở một số địa điểm, cho đến nay, việc thực hiện phân tích này khó để sử dụng các phương pháp truyền thống, vượt ra ngoài đánh giá chung về kiến trúc quy mô lớn: những địa điểm này đã bị chiếm đóng trong thời gian ngắn (một hoặc hai thế hệ), chúng được đặc trưng bởi độ dày khan hiếm của trầm tích khảo cổ, nơi có rất ít hiện vật được tìm thấy, và chúng bao gồm một số lượng lớn các cấu trúc đá có hình thái tương tự, điều này làm phức tạp việc xác định các mục đích sử dụng khác nhau của chúng.
Stefano Biagetti giải thích, nghiên cứu mà chúng tôi thực hiện cũng đã tiết lộ sự tồn tại của các đặc điểm khảo cổ không thể xác định được bằng mắt thường trong công tác thực địa truyền thống. Phân tích pXRF cung cấp các kết quả nhanh (dưới 4 phút trên một mẫu), có thể phân tích các diện tích tương đối lớn trong thời gian ngắn, và phòng thí nghiệm thực địa có thể dễ dàng thiết lập, tránh phải vận chuyển một lượng lớn trầm tích.
Một cách tiếp cận mới để hiểu cách sử dụng biểu tượng và chức năng của địa điểm
Các khu cư trú của con người có thể để lại bằng chứng dưới dạng các nguyên tố hóa học trong trầm tích ở di chỉ, cho phép xác định nhiều hoạt động của con người (ví dụ, các khu vực trong nhà, để chuẩn bị và tiêu thụ thực phẩm, mộ táng, sản xuất thủ công mỹ nghệ, lưu trữ, chăn nuôi, v.v.). Các tác giả cho biết: "Các chất đánh dấu hóa học cung cấp một cách tiếp cận vô giá để xác định các hoạt động trong quá khứ và gần đây của một địa điểm, để hiểu các động lực không gian của các hoạt động này và giải thích các cấu trúc kiến trúc liên quan đến chức năng và mục đích sử dụng của chúng".
Tiềm năng của phương pháp mới này nằm ở chỗ, dấu vết của các nguyên tố hóa học đại diện cho việc sử dụng lặp đi lặp lại trong một số khu vực nhất định. Nhóm nghiên cứu khẳng định : “Trọng tâm chuyển từ giá trị tuyệt đối của các nguyên tố hóa học sang sự có mặt và sự kết hợp của chúng và đặc biệt là bất kỳ dị thường nào được tạo ra bởi độ lệch của chúng so với giá trị trung bình của các mẫu.
Sau khi phân tích địa điểm Seoke bằng cách sử dụng thiết bị pXRF (phân tích huỳnh quang tia X di động) và kỹ thuật thống kê địa lý được gọi là "Kriging", các nhà nghiên cứu đã phát hiện, ví dụ, phốt pho, cho thấy sự hiện diện của vật nuôi; nồng độ của vật liệu hữu cơ, đề cập đến sự hiện diện của phân bón; kim loại như crom, sắt và Zr (zirconium), phù hợp với giả thuyết về một khu vực được sử dụng làm xưởng hoặc để lưu trữ, nơi các công cụ kim loại có thể đã được sử dụng để tạo hình đồ gốm, khai quang, cắt gỗ, v.v.; và silic, chỉ ra một khu vực có thể để chế biến và lưu trữ ngũ cốc.
Một quy trình sáng tạo chỉ ra việc sử dụng nó trong nghiên cứu trong tương lai
Các tác giả nhấn mạnh rằng quy trình tiên phong trong việc sử dụng các kỹ thuật không xâm lấn này có thể cho phép những khả năng chưa từng có trong việc tìm hiểu các địa điểm khảo cổ châu Phi, mà không làm ảnh hưởng đến di sản văn hóa thông qua các cuộc khai quật mới. Nhóm nghiên cứu khẳng định: "Thành tựu hứa hẹn nhất trong nghiên cứu của chúng tôi là pXRF hoạt động tốt trong trầm tích của các địa điểm có tường bao bằng đá”.
Người dịch: Minh Trần
Nguồn tham khảo:
https://phys.org/news/2021-05-non-invasive-procedure-archaeological-excavating.html
Hội nghị thông báo Những phát hiện mới về khảo cổ học lần thứ 56 của ngành Khảo cổ học Việt Nam do Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức, như thường lệ sẽ diễn ra vào cuối tháng 9 năm 2021.
Ban tổ chức Hội nghị kính mời các tổ chức, cá nhân làm công tác Khảo cổ học và các ngành có liên quan gửi bài viết tham dự hội nghị (Chi tiết xin xem file đính kèm).
Nội dung bài viết: Những phát hiện, nghiên cứu mới về khảo cổ học từ tháng 9/2020 đến nay.
Hình thức: Mỗi bài viết tối đa 03 trang đánh máy khổ A4 và không quá 03 tên tác giả; phông chữ thống nhất Unicode - Time New Roman cỡ chữ 13. Ban tổ chức không chấp nhận các bản text định dạng Pdf.
Địa chỉ nhận bài: Viện Khảo cổ học, số 61 - Phan Chu Trinh - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Email: hoinghitbkch@gmail.com
Thời hạn nhận bài: đến hết ngày 5/9/2021.
Chúng tôi hy vọng với sự quan tâm và hợp tác của quý cơ quan và quý vị, Hội nghị thông báo Những phát hiện mới về khảo cổ học lần thứ 56 sẽ thành công tốt đẹp.
Viện Khảo cổ học xin trân trọng thông báo!
TM. Ban Tổ chức Hội nghị
Q.ViệnTrưởng
Nguyễn Gia Đối đã ký.
Ban tổ chức Hội nghị kính mời các tổ chức, cá nhân làm công tác Khảo cổ học và các ngành có liên quan gửi bài viết tham dự hội nghị (Chi tiết xin xem file đính kèm).
Nội dung bài viết: Những phát hiện, nghiên cứu mới về khảo cổ học từ tháng 9/2020 đến nay.
Hình thức: Mỗi bài viết tối đa 03 trang đánh máy khổ A4 và không quá 03 tên tác giả; phông chữ thống nhất Unicode - Time New Roman cỡ chữ 13. Ban tổ chức không chấp nhận các bản text định dạng Pdf.
Địa chỉ nhận bài: Viện Khảo cổ học, số 61 - Phan Chu Trinh - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Email: hoinghitbkch@gmail.com
Thời hạn nhận bài: đến hết ngày 5/9/2021.
Chúng tôi hy vọng với sự quan tâm và hợp tác của quý cơ quan và quý vị, Hội nghị thông báo Những phát hiện mới về khảo cổ học lần thứ 56 sẽ thành công tốt đẹp.
Viện Khảo cổ học xin trân trọng thông báo!
TM. Ban Tổ chức Hội nghị
Q.ViệnTrưởng
Nguyễn Gia Đối đã ký.
- Tác giả: Nguyễn Văn Kim, Phạm Hồng Tung
- Nxb: Đại học Quốc gia Hà Nội - 2018
- Khổ sách: 16 x 24 cm
- Số trang: 623 tr
Từ xa xưa, khu vực Đông Nam Á đã là cầu nối giữa hai đại dương Thái Bình dương và Ấn Độ dương, nối dài thế giới Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương với Biển Đông, tạo nên “con đường tơ lụa” trên biển, con đường mậu dịch từ cổ đại Roma qua Ấn Độ đến Trung Quốc. Tuy nhiên, phải đến cuối cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, người ta mới xem xét Đông Nam Á như một thực thể địa - chính trị, văn hóa, lịch sử.
Cuốn sách này có mục đích giới thiệu đại cương lịch sử Đông Nam Á từ nguyên thủy đến ngày nay như tên gọi của nó. Trong đó, các sự kiện lịch sử chủ yếu của các quốc gia, các vùng được giới thiệu “cắt lát” theo thời gian (khoảng vài thế kỷ ở các thời kỳ xa xưa và vài thập niên gần đây) để thấy mối liên hệ ngang, đồng đại và phác họa ra những nét chung, những nội dung đánh dấu mốc lịch sử nổi bật của các quốc gia trong thời gian đó, cùng những mối liên quan tương đồng, thậm chí tương tác, tạo nên lịch sử vùng, lịch sử khu vực.
Nội dung cuốn sách gồm ba phần chính:
Phần thứ nhất: Đông Nam Á từ tiền sử đến trước chủ nghĩa thực dân
Phần thứ hai: Đông Nam Á từ thế kỷ XVI đến năm 1945: Giao thương, thực dân hóa và phi thực dân hóa
Phần thứ ba: Đông Nam Á từ năm 1945 đến nay: Độc lập dân tộc, liên kết khu vực và phát triển.
Xin trân trọng giới thiệu!
- Nxb: Đại học Quốc gia Hà Nội - 2018
- Khổ sách: 16 x 24 cm
- Số trang: 623 tr
Từ xa xưa, khu vực Đông Nam Á đã là cầu nối giữa hai đại dương Thái Bình dương và Ấn Độ dương, nối dài thế giới Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương với Biển Đông, tạo nên “con đường tơ lụa” trên biển, con đường mậu dịch từ cổ đại Roma qua Ấn Độ đến Trung Quốc. Tuy nhiên, phải đến cuối cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, người ta mới xem xét Đông Nam Á như một thực thể địa - chính trị, văn hóa, lịch sử.
Cuốn sách này có mục đích giới thiệu đại cương lịch sử Đông Nam Á từ nguyên thủy đến ngày nay như tên gọi của nó. Trong đó, các sự kiện lịch sử chủ yếu của các quốc gia, các vùng được giới thiệu “cắt lát” theo thời gian (khoảng vài thế kỷ ở các thời kỳ xa xưa và vài thập niên gần đây) để thấy mối liên hệ ngang, đồng đại và phác họa ra những nét chung, những nội dung đánh dấu mốc lịch sử nổi bật của các quốc gia trong thời gian đó, cùng những mối liên quan tương đồng, thậm chí tương tác, tạo nên lịch sử vùng, lịch sử khu vực.
Nội dung cuốn sách gồm ba phần chính:
Phần thứ nhất: Đông Nam Á từ tiền sử đến trước chủ nghĩa thực dân
Phần thứ hai: Đông Nam Á từ thế kỷ XVI đến năm 1945: Giao thương, thực dân hóa và phi thực dân hóa
Phần thứ ba: Đông Nam Á từ năm 1945 đến nay: Độc lập dân tộc, liên kết khu vực và phát triển.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
- Tác giả: Nguyễn Văn Kim, Phạm Hồng Tung
- Nxb: Đại học Quốc gia Hà Nội - 2018
- Khổ sách: 16 x 24 cm
- Số trang: 623 tr
Cuôn sách Lịch sử và văn hóa tiếp cận đa chiều, liên ngành được xây dựng trên cơ sở của 25 chuyên luận mà các tác giả đã hoàn thành và công bố trong khoảng 10 năm gần đây.
Nội dung cuốn sách gồm 3 phần:
Phần 1: Nhìn ra thế giới. Phần này gồm các chủ đề: Dấu ấn cổ sơ của các xã hội Đông Nam Á; Văn minh và đế chế - Nhìn lại con đường phát triển của các quốc gia Đông Á; Về cơ chế hai chính quyền cùng song song tồn tại trong lịch sử Việt Nam và Nhật Bản; Đông Á trước những biến chuyển của thế giới và nguy cơ xâm thực của chủ nghĩa tư bản phương Tây; Nhật Bản mở cửa - phân tích nội dung các bản “Hiệp ước bất bình đẳng” do Mạc phủ Edo ký với phương Tây; Nhật Bản - ba lần mở cửa, ba sự lựa chọn; Nhật Bản trong thế giới Đông Á: mấy suy nghĩ về đặc tính và con đường phát triển; Vấn đề dân tộc và phương thức hình dung về cộng đồng dân tộc trong những chuyển biến của thế giới.
Phần 2. Khám phá lịch sử Việt Nam gồm: Vấn đề “ngụy triều” và việc nghiên cứu, đánh giá, trình bày về thể chế quốc gia Việt Nam trong lịch sử dân tộc; Vấn đề dân tộc trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam; Biển Đông - vấn đề an ninh và hợp tác khu vực...
Phần 3: Văn hóa Việt Nam - hội nhập và tiếp biến. Gồm các chủ đề: Cộng đồng và ý thức cộng đồng - khái niệm, cách tiếp cận; Thử bàn về văn hóa cộng đồng; Nguồn lực tri thức - các mối liên hệ và sự phát triển kinh tế - xã hội; Chính sách văn hóa của nhà Minh với Đại Việt...
Xin trân trọng giới thiệu!
- Nxb: Đại học Quốc gia Hà Nội - 2018
- Khổ sách: 16 x 24 cm
- Số trang: 623 tr
Cuôn sách Lịch sử và văn hóa tiếp cận đa chiều, liên ngành được xây dựng trên cơ sở của 25 chuyên luận mà các tác giả đã hoàn thành và công bố trong khoảng 10 năm gần đây.
Nội dung cuốn sách gồm 3 phần:
Phần 1: Nhìn ra thế giới. Phần này gồm các chủ đề: Dấu ấn cổ sơ của các xã hội Đông Nam Á; Văn minh và đế chế - Nhìn lại con đường phát triển của các quốc gia Đông Á; Về cơ chế hai chính quyền cùng song song tồn tại trong lịch sử Việt Nam và Nhật Bản; Đông Á trước những biến chuyển của thế giới và nguy cơ xâm thực của chủ nghĩa tư bản phương Tây; Nhật Bản mở cửa - phân tích nội dung các bản “Hiệp ước bất bình đẳng” do Mạc phủ Edo ký với phương Tây; Nhật Bản - ba lần mở cửa, ba sự lựa chọn; Nhật Bản trong thế giới Đông Á: mấy suy nghĩ về đặc tính và con đường phát triển; Vấn đề dân tộc và phương thức hình dung về cộng đồng dân tộc trong những chuyển biến của thế giới.
Phần 2. Khám phá lịch sử Việt Nam gồm: Vấn đề “ngụy triều” và việc nghiên cứu, đánh giá, trình bày về thể chế quốc gia Việt Nam trong lịch sử dân tộc; Vấn đề dân tộc trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam; Biển Đông - vấn đề an ninh và hợp tác khu vực...
Phần 3: Văn hóa Việt Nam - hội nhập và tiếp biến. Gồm các chủ đề: Cộng đồng và ý thức cộng đồng - khái niệm, cách tiếp cận; Thử bàn về văn hóa cộng đồng; Nguồn lực tri thức - các mối liên hệ và sự phát triển kinh tế - xã hội; Chính sách văn hóa của nhà Minh với Đại Việt...
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
Trang
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9022981
Số người đang online: 39