Nghệ thuật hang động Philippines được định niên đại trực tiếp, đầu tiên ở Đông Nam Á
Hình người từ hang Hermoso Tuliao. Nguồn: Mark D. Willis
Một nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi Đại học Griffith đã định niên đại carbon cho bức hoạ trong hang giống hình người, lần đầu tiên ở Philippines, có khả năng làm rõ chuỗi thời gian hoạt động của người sớm trong khu vực.
Một nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi Đại học Griffith đã định niên đại carbon cho bức hoạ trong hang giống hình người, lần đầu tiên ở Philippines, có khả năng làm rõ chuỗi thời gian hoạt động của người sớm trong khu vực.
Được phát hiện tại một trong các hang động Peñablanca, khu vực tìm thấy các di cốt người cổ nhất ở Philippines, hình vẽ này có niên đại trực tiếp khoảng 3500 năm tuổi.
Tác giả chính, Tiến sĩ Andrea Jalandoni từ Khoa Di sản Nghệ thuật hang động, Tiến hóa và Cư trú của Đại học Griffith cho biết niên đại này cung cấp một cái nhìn tổng thể hơn về cư dân sinh sống trong các hang động vào thời điểm đó.
"Niên đại tương ứng với hoạt động khảo cổ được tìm thấy tại các địa điểm khác như hoạt động chăn nuôi ở các hang Eme và Arku và đồ gốm ở hang Callao.
"Giờ đây, chúng tôi có một bức tranh toàn cảnh về những người sinh sống trong hang động Peñablanca hơn 3.500 năm trước, họ kiếm thức ăn, sử dụng đồ gốm và tạo ra tác phẩm nghệ thuật trên đá."
Tiến sĩ Jalandoni cho biết: việc xác định niên đại của các bức hoạ trên đá than tương tự ở vùng Peñablanca có thể giúp giải quyết các câu hỏi còn tồn tại về sự di cư của con người.
Nó được tạo ra bởi những người Austronesia đầu tiên, những người đến khoảng 4000 năm trước và là quần thể người phổ biến hiện nay ở Philippines hoặc những người Agta Negritos di cư trong Kỷ Băng hà. Cả hai nhóm vẫn sống trong khu vực, vì vậy nghệ thuật trên đá cần phải được xác định niên đại để xác định nguồn gốc của nó. "
Nhóm nghiên cứu cũng đã xem xét nghệ thuật hang động hắc tố trên khắp Đông Nam Á và tìm thấy các dạng tương tự ở Malaysia và Indonesia.
Giáo sư Paul Taçon, Trưởng bộ môn Nghiên cứu Nghệ thuật trên đá của Đại học Griffith cho biết kết quả này rất thú vị vì nó chứng minh một số tác phẩm nghệ thuật trên đá hình người được làm từ than đã được tạo ra từ hàng nghìn năm trước trong quá trình thay đổi văn hóa xã hội khắp khu vực.
"Bây giờ điều quan trọng là phải xác định niên đại của những hình tương tự ở những nơi khác để xem liệu chúng có cùng tuổi hay những loại hình người này được tạo ra trong một khoảng thời gian dài."
Tiến sĩ Jalandoni cho biết thêm: niên đại mới cũng thách thức quan niệm phỏng đoán trước đây rằng tất cả nghệ thuật đá hắc tố là gần đây.
"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tầm quan trọng của những địa điểm có nghệ thuật trên đá này và tại sao một kế hoạch bảo tồn là rất cần thiết.
"Những địa điểm nghệ thuật trên đá này đang biến mất nhanh chóng. Nhóm chúng tôi chỉ có thể tìm thấy 94 trong số 250 bức vẽ được tìm từ năm 1976-1977. Một địa điểm nghệ thuật trên đá ở Hunong Spring đã bị mất hoàn toàn và nó đang được quan tâm bởi các nhà nghiên cứu.
Phó phòng Văn Hoá Thung lũng Cagayan, Bảo tàng Văn hóa Quốc gia Philippines - Mylene Lising cho biết nghiên cứu trên góp phần nâng cao nhận thức về các nhóm người sớm ở quần đảo Philippines.
"Đó là một cái nhìn thoáng qua về cách họ tương tác với môi trường và hành vi của họ như thế nào cách đây 3500 năm. Điều này có liên quan trong bối cảnh lớn hơn vì nó thúc đẩy sự hiểu biết tốt hơn về chúng ta với tư cách là con người."
Người dịch: Minh Trần
Nguồn tham khảo:
https://phys.org/news/2021-05-philippines-cave-art-dated-southeast.html
Thông báo
Thứ tư, 12 Tháng 6 2024- 09:59
Thứ bảy, 27 Tháng 5 2023- 14:12
Thứ hai, 06 Tháng 6 2022- 10:10
Thứ tư, 23 Tháng 3 2022- 14:57
Thứ ba, 07 Tháng 9 2021- 16:38
Thư viện
- Tác giả: Viện Khảo cổ học
- Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024
- Số trang: 1358tr
- Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên)
- Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội
- Năm xb: 2021
- Khổ sách: 16 x 24
- Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
- Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020
- Số trang: 212 tr
- Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:
GS.TS. Nguyễn Hữu Minh
PGS.TS. Phan Thị Mai Hương
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương
PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi
- Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory
- Người dịch: Phạm Văn Tuân
- Nhà xb: Dân Trí, 2019
- Khổ: 14 x 20,5
- Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học
- Năm xuất bản: 2023
- Số trang: 432tr
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ
- Năm xuất bản: 2023
- Nhà xb:Lao Động
- Số trang: 500
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)
- Năm xuất bản: 2022
- Số trang: 244
Tạp chí
Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Khảo cổ học số 2/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
Phần 2: Khảo cổ học Tiền sử
Phần 1: Vấn đề chung
Tin tức khác
02 Th12 2024 14:27
08 Th11 2024 17:00
08 Th11 2024 15:34
08 Th11 2024 15:15
08 Th11 2024 14:04
05 Th12 2022 15:10
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9299067
Số người đang online: 11