VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM | |||
VIỆN KHẢO CỔ HỌC |
|||
Khảo cổ học |
MỤC LỤC |
Trang |
|
6 số một năm - 1/2022 (235) |
|
||
TỔNG BIÊN TẬPBùi Văn LiêmPHÓ TỔNG BIÊN TẬPNguyễn Gia ĐốiBAN BIÊN TẬPNguyễn Ngọc QuýThái Thị Ngọc Hân Thân Thị Hằng TRÌNH BÀY BÌAThân Thị HằngTÒA SOẠN Số 61 Phan Chu Trinh, Hà Nội Tel: 04. 39330732, Fax: 04. 39331607 Email: tapchikhaoco@gmail.com |
NGUYỄN NGỌC QUÝ, NGUYỄN THƠ ĐÌNH, PHẠM THANH SƠN, VŨ THANH LỊCH, NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG, NGUYỄN CAO TẤN, NGUYỄN ANH THƯ VÀ NGUYỄN THỊ THANH VÂN Kết quả khai quật nghiên cứu di tích Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) năm 2021 |
3 | |
VŨ THANH LỊCH Vùng đất ngã ba sông Bôi trong không gian văn hóa Ninh Bình 10 thế kỷ đầu Công nguyên |
20 | ||
TRẦN ANH DŨNG Đồ sứ thời Tống phát hiện tại 36 Điện Biên Phủ, Hà Nội |
25 | ||
NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN Chỉ dấu niên đại trên gốm Bát Tràng thế kỷ XVI - XVIII |
35 | ||
PHẠM THANH SƠN, BEN MARWICK, HOÀNG VĂN DIỆP VÀ NGUYỄN TIẾN HÒA Sưu tập mảnh tước di chỉ Mậu A (Yên Bái) qua cuộc khai quật năm 2015 |
45 | ||
NGUYỄN THƠ ĐÌNH, NGUYỄN HỮU MẠNH Những phát hiện về khuôn đúc trống đồng tại khu vực Đông Nam Á |
63 | ||
TRỊNH SINH, PHẠM LÊ TRUNG Nhìn nhận thêm về văn hóa Sa Huỳnh qua các mối quan hệ giao lưu văn hóa |
71 | ||
NGUYỄN THỊ TÚ ANH Về tượng Phật và Bồ tát ở Phật viện Đồng Dương (Quảng Nam) |
84 | ||
ANDREW HARDY, NGUYỄN QUANG NGỌC VÀ NGUYỄN TIẾN ĐÔNG Những con đường núi của “Champa Thượng” ở Bình Định: Vị trí bia núi Man Lăng và hòn đá H’Bien |
96 | ||
VIETNAM ACADEMY OF SOCIAL SCIENCES | |||
INSTITUTE OF ARCHAEOLOGY | |||
Archaeology |
CONTENTS | Page | |
6 Editions p.a - 1/2022 (235) |
|||
EDITOR-IN-CHIEFBùi Văn LiêmDEPUTY EDITORNguyễn Gia ĐốiBOARD OF EDITORSNguyễn Ngọc QuýThái Thị Ngọc HânThân Thị Hằng COVER PRESENTATIONThân Thị HằngEDITORIAL BOARD 61 Phan Chu Trinh, Hà Nội Tel: 04. 39330732, Fax: 04. 39331607 Email: tapchikhaoco@gmail.com |
NGUYỄN NGỌC QUÝ, NGUYỄN THƠ ĐÌNH, PHẠM THANH SƠN, VŨ THANH LỊCH, NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG, NGUYỄN CAO TẤN, NGUYỄN ANH THƯ AND NGUYỄN THỊ THANH VÂN Research results of Hoa Lư Imperial city (Ninh Bình) in 2021 |
3 | |
VŨ THANH LỊCH The area of Bôi river confluence in Ninh Bình cultural space in the first 10 centuries AD |
20 | ||
TRẦN ANH DŨNG Song-period porcelain from 36 Điện Biên Phủ site (Thăng Long imperial Citadel, Hà Nội) |
25 | ||
NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN Dating signs of on Bát Tràng ceramics in sixteenth - eighteenth centuries |
35 | ||
PHẠM THANH SƠN, BEN MARWICK, HOÀNG VĂN DIỆP AND NGUYỄN TIẾN HÒA Collection of flakes from Mậu A (Yên Bái) site in 2015 excavation |
45 | ||
NGUYỄN THƠ ĐÌNH, NGUYỄN HỮU MẠNH Discoveries of bronze-making moulds from Southeast Asian area |
63 | ||
TRỊNH SINH, PHẠM LÊ TRUNG More perception of Sa Huỳnh culture from cultural interractions |
71 | ||
NGUYỄN THỊ TÚ ANH About Buddha and Bohisattva statues at Đồng Dương (Quảng Nam) |
84 | ||
ANDREW HARDY, NGUYỄN QUANG NGỌC AND NGUYỄN TIẾN ĐÔNG Research on mountainous roads of “Upper Champa” (in Bình Định) location of Man Lăng mountain and H’Bien stone |
96 | ||
Page |
Hội nghị Thông báo Những phát hiện mới về Khảo cổ học là hoạt động khoa học hàng năm của ngành Khảo cổ học cả nước, là sự kiện nổi bật gắn với lịch sử hình thành và phát triển của Khảo cổ học nước nhà trong hơn nửa thế kỷ qua. Hội nghị là diễn đàn khoa học để các nhà khoa học chia sẻ các kết quả nghiên cứu, phát hiện khảo cổ học mới, thảo luận học thuật, tạo ra cơ hội hợp tác nghiên cứu. Đồng thời là cơ hội để các nhà khoa học, nhất là nhà khoa học trẻ tiếp cận, học hỏi các thế hệ đi trước nhằm hoàn thiện năng lực nghiên cứu khoa học của mình.
Tới dự khai mạc Hội nghị Về Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có PGS.TS. Nguyễn Đức Minh (Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam); GS.TSKHLưu Trần Tiêu (Chủ tịch Hội Đồng Di sản Văn hóa Quốc Gia), PGS.TS Tống Trung Tín (Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam), TS. Nguyễn Văn Đoàn (Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia), TS Hà Văn Cẩn (Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học), cùng đông đảo các nhà khoa học trong các lĩnh vực Khảo cổ học, nhân chủng học, địa chất học, bảo tàng học, di sản…Theo Ban tổ chức, năm nay hội nghị đã nhận được 390 bài viết theo các chủ đề của 4 tiểu ban: Khảo cổ học Tiền sử55 bài, Khảo cổ học Sơ sử và Nhà nước sớm 47 bài, Khảo cổ học Lịch sử225 bài, Khảo cổ học Champa – Óc Eo 40 bài, Khảo cổ học Dưới nước 15 bài và 8 bài về các hoạt động chung của các cơ quan nghiên cứu khảo cổ. Đây là những phát hiện mới về di tích, di vật cũng như những nghiên cứu chuyên sâu xuyên suốt từ thời tiền sử đến lịch sử.
TS. Hà Văn Cẩn phát biểu Khai mạc Hội nghị Thông báo Khảo cổ học toàn quốc lần thứ 57
PGS.TS. Nguyễn Đức Minh phát biểu Khai mạc Hội Nghị
Các đại biểu tham dự Hội nghị
Tại hội nghị lần này, nhiều hoạt động khảo cổ học của Bộ môn Khảo cổ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn (Đại học Quốc gia Hà Nội); Bảo tàng Lịch sử Quốc gia; Trung tâm Khảo cổ học- Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ; Viện Khảo cổ học về những phát hiện mới của khảo cổ học thời đại Tiền sử, Sơ sử và Nhà nước sớm, Lịch sử, Champa-Óc eo, Khảo cổ học dưới nước được công bố…
Sau phiên khai mạc, các nhà khoa học sẽ trình bày và thảo luận tại các phòng họp tiểu ban. Hội nghị sẽ diễn ra trong hai ngày 24-25/11 và bế mạc vào 11h-11h30 sáng 25/11.
Sáng 23/11, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức hội thảo khoa học 90 năm nền "Văn hóa Hòa Bình". Dự hội thảo có bà Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa (Bộ VH-TT&DL). Về phía tỉnh Hòa Bình có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đông đủ các đồng chí lãnh đạo tỉnh, nguyên lãnh đạo tỉnh các thời kỳ và các đại diện ban ngành của tỉnh Hòa Bình. TS. Philippe Le Failler - Trưởng đại diện Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội, đại diện cho đại sứ quán Pháp; Và hai học giả nước ngoài TS. Lia Genovese (Anh); TS. Saw Chaw Yeh (Malaysia); TS. Nguyễn Gia Đối, Phó tổng biên tập Tạp chí Khảo cổ học, nguyên Quyền Viện trưởng Viện Khảo cổ học; TS. Nguyễn Việt – Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á; Nhà sử học Dương Trung Quốc – Tổng Biên tập Tạp chí Xưa và Nay.
Tham dự hội thảo còn có đông đảo các nhà khoa học, khảo cổ học đã có nhiều nghiên cứu về nền Văn hóa Hòa Bình đến từ Hội Khảo cổ học Việt Nam, Viện Thông tin khoa học xã hội.
Phát biểu chào mừng hội thảo, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy cho rằng: Tỉnh Hòa Bình rất vinh dự tổ chức Hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 90 năm thế giới công nhận nền "Văn hóa Hòa Bình”. Đồng chí khẳng định: Nền "Văn hóa Hòa Bình” còn nhiều điều bí ẩn và thú vị chưa khám phá hết. Hy vọng các nhà khoa học sẽ nối dài thêm lịch sử nghiên cứu về nền văn hóa rực rỡ này, bổ sung đầy đủ điều kiện, tiêu chí phục vụ công tác xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích các cấp để các di tích tiếp tục được quan tâm đầu tư và bảo vệ tốt hơn.
Hội thảo đã nhận được 24 tham luận và các nhà khoa học đã tập trung thảo luận 3 chuyên đề:
Colani và lịch sử nghiên cứu về "Văn hóa Hòa Bình”; những thành tựu mới trong nghiên cứu về "Văn hóa Hòa Bình” ở Việt Nam và trên thế giới; bảo tồn và phát huy di sản "Văn hóa Hòa Bình”. Trong đó có một số phát biểu tham luận quan trọng như: Madeleine Colani và nền Văn hóa Hòa Bình của TS. Ngô Thế Long; Văn hóa Hòa Bình sau 90 năm xác lập và nghiên cứu: Những nhận thức mới và vấn đề của PGS.TS. Nguyễn Khắc Sử. Nhà sử học Dương Trung Quốc với tham luận về giá trị của nền Văn hóa Hòa Bình; PGS.TS Trình Năng Chung tham luận nội dung "Hang Phia Vài, một di tích Hòa Bình tiêu biểu ở miền núi Đông Bắc Việt Nam", TS. Lê Hải Đăng báo cáo về “Các phát hiện và nghiên cứu mới về di tích văn hóa Hòa Bình ở tỉnh Hòa Bình những năm gần đây”.
Phát biểu bế mạc hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức hội thảo khẳng định: Hội thảo 90 năm thế giới công nhận nền "Văn hóa Hòa Bình” là sự kiện khoa học có ý nghĩa hết sức quan trọng, dịp để các nhà nghiên cứu cùng trao đổi, tiếp cận, làm sáng tỏ thêm các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Sau thời gian làm việc khẩn trương, tích cực, hiệu quả với tinh thần trách nhiệm cao, Hội thảo 90 năm thế giới công nhận nền "Văn hóa Hòa Bình” đã hoàn thành tốt các nội dung, chương trình và mục tiêu đề ra.

Ảnh 1: Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Hòa Bình chụp ảnh cùng các nhà khoa học tham dự hội thảo.

Ảnh 2: Các nhà khoa học tham dự Hội thảo Văn hóa Hòa Bình
Tin bài: Lê Hải Đăng (Viện Khảo cổ học)
Ảnh: Nguyễn Đỗ Đạt (Bảo tàng Hòa Bình)

Năm xuất bản: 2020
Kích thước: 16x 24 cm
Số trang: 395
Tứ trấn Thăng Long hay Thăng Long Tứ trấn là cụm từ thường dùng để chỉ bốn di tích, bốn ngôi đền linh thiêng, tiêu biểu trấn giữ bốn phương của kinh thành Thăng Long xưa. Tương truyền vào buổi đầu định đô ở miền đất này, với những đóng góp lớn lao của các vị thần cho vương triều Lý, bốn ngôi đền đã lần lượt được dựng lên: phía Đông là đền Bạch Mã, thờ thần long Đỗ; phía tây là đền Voi Phục, thờ thần Linh Lang; phía Nam là đền Kim Liên thờ thần Cao Sơn; phía Bắc là đền Quan Thánh, thờ thần Huyền Thiên Thượng đế (còn gọi là Đức thần Trấn Vũ).
Nội dung cuốn sách gồm 4 phần:
- Phần 1: Tổng quan về những vấn đề liên quan đến “Tứ trấn Thăng Long”
- Phần 2: Tục thờ ở “Tứ trấn Thăng Long” trước năm 1945 - từ tạo dựng đến “Tạo dựng truyền thống”
- Phần 3: Sự biến đổi tục thờ “Tứ trấn Thăng Long” từ sau năm 1945 đến nay.
- Phần 4: Một số bàn luận về tục thờ ở “Tứ trấn Thăng Long” trong cuộc sống hiện nay.
Kích thước: 16x24 cm
Số trang: 390tr
Cuốn sách là sự tập hợp một số công trình tiêu biểu của tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo, Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (Viện Hàn lâm KHXHVN). Nội dung cuốn sách được chia thành 2 phần lớn:
- Phần 1: gồm 25 tiểu luận, tập hợp những bài viết mang tính lý luận về tôn giáo nói chung và các tôn giáo riêng biệt. Thông qua hệ thống các chuyên đề này, tác giả xác lập và nhấn mạnh một số khái niệm có nội hàm không hoàn toàn trùng khớp với khái niệm vẫn đang được dùng phổ biến hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đưa ra cách dịch, cách hiểu mới về một số thuật ngữ quan trọng như: Hồn linh giáo, tiểu thừa...
- Phần 2: gồm 6 bài viết về một số di chỉ khảo cổ học của Việt Nam như chùa Bối Khê hay Hoàng thành Thăng Long.
Xin trân trọng giới thiệu!

Nhà xuất bản: Tỉnh ủy Hà Giang
Năm xuất bản: 2020
Kích thước: 24cm
Hà Giang là một vùng đất cổ có lịch sử lâu đời, giàu truyền thống văn hóa. Đây cũng là vùng đất gắn liền với nhiều tên đất, tên người và những sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, có vị trí là “trọng trấn”, “phên dậu” của Tổ quốc Việt Nam.
Tập I của cuốn sách gồm 4 phần, 37 chương, tập trung giới thiệu, trình bày một cách khách quan và tương đối toàn diện về tỉnh Hà Giang trên tất cả các mặt: điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên; tên gọi, nguồn gốc lịch sử tộc người, đặc điểm hoạt động kinh tế, tổ chức và tập quán xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của các dân tộc Hà Giang, lịch sử Hà Giang qua các thời kỳ Pháp thuộc, kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, giải quyết vấn đề tiễu phỉ, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc; địa danh, nhân vật, sự kiện lịch sử, hệ thống chính trị tỉnh Hà Giang.
Tập II của cuốn sách gồm 3 phần, 39 chương, tập trung giới thiệu, trình bày một cách khách quan và tương đối toàn diện về điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh Hà Giang: nông lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng, du lịch, giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ, y tế…di tích lịch sử văn hóa, lễ hội trò chơi, văn học dân gian, văn học viết, xây dựng đời sống văn hóa, lược chí thành phố Hà Giang và các huyện.
Xin trân trọng giới thiệu!

Nhà xuất bản: Nxb Kim Đồng
Năm xuất bản: 2021
Kích thước: 14,5x20,5 cm
Số trang: 153tr
Bắt đầu từ thời Lê Trung Hưng, Thăng Long - Hà Nội chứng kiến nhiều sự thay đổi. Đó là bởi với triều đại này, nước ta bước vào thời kỳ “lưỡng đầu chế” - thời vừa có vua vừa có chúa. Nghĩa là bên cạnh cung vua lại có phủ chúa, bên cạnh triều đình lại có phủ liêu.
"Các khu phố buôn bán, khu sĩ hoạn, khu vực hành chính, kể cả vương phủ cùng đan xen nhau, trong nhiều trường hợp còn hòa quyện vào nhau, như khu phủ chúa gần kề các làng nghề, phường thợ, khu sĩ hoạn gần nơi buôn bán… Điều này đã dẫn đến cách gọi Kẻ Chợ để chỉ người Thăng Long, rồi là cả đất Thăng Long truyền thống và đổi thay.
Sang thời Tây Sơn và triều Nguyễn nhiều cái sẽ khác đi, nhưng cái cốt cách dung nạp của người và đất Thăng Long – Hà Nội thì vẫn vậy. Và nếu như cái tên mới Hà Nội do nhà Nguyễn đặt ra, ban đầu khó được người dân chấp nhận, thì người ta vẫn quen gọi Thăng Long bằng cái tên nôm na Kẻ Chợ như tự thuở nào.
Thiết nghĩ, đây không chỉ do thói quen, mà còn bởi “chất” Kẻ Chợ thực sự đã hình thành, hiện hữu ở người Thăng Long – Hà Nội mà người ta không thể gọi theo cách nào khác. Nhưng cụ thể nó ra sao, gắn với lịch sử Hà Nội như thế nào, được biểu hiện qua những khía cạnh nào của đời sống xã hội và dân sinh, hay với tư cách một quần thể được gọi là phố phường thì Kẻ Chợ hiện diện ra sao…?”
Men theo dòng chảy lịch sử, cuốn sách Thăng Long - Kinh kì - Kẻ chợ thời Tây Sơn và nhà Nguyễ tái hiện bức tranh văn hóa, phong tục của Hà Nội xưa.
Xin trân trọng giới thiệu!

Nhà xuất bản: Nxb Phụ nữ
Năm xuất bản: 2017
Kích thước: 15,5x23,2 cm
Số trang: 507tr
Bộ tiểu thuyết lịch sử tám triều vua Lý của nhà văn Hoàng Quốc Hải đã cho người đọc thấy được bức tranh của thời đại nhà Lý từ khi nó ra đời tới khi kết thúc kéo dài 216 năm (1010-1225).
Triều đại nhà Lý là triều đại đầu tiên đưa Đại Việt trở thành một quốc gia văn hiến. Bởi nó có tôn giáo, triết học, luật pháp, văn chương và lịch sử.
Việc tổ chức chính quyền đã hoàn chỉnh từ hương ấp, trấn lộ đến triều đình, đặc biệt việc tổ chức quân đội với chính sách “Ngụ binh ư nông” là một sáng tạo vô cùng to lớn của Thái tổ Lý Công Uẩn. Hình thức này duy trì suốt cả thời đại nhà Lý và nhà Trần vẫn tiếp nối.
Một vấn đề khác có giá trị tư tưởng và sáng tạo của nhà Lý là ở chỗ dung hợp được cả 3 tôn giáo: Phật - Nho - Đạo và khai thác ở mỗi tôn giáo một tính chất ưu việt nhất để làm định hướng cho sự xây dựng và phát triển xã hội. Đó là: Xã hội Nho, tâm linh Phật, thiên nhiên Đạo.
Nhà Lý đã đưa đạo Phật vào đời sống một cách ngọt ngào, đưa văn hóa Phật giáo hòa vào văn hóa dân tộc. Ngay việc dời đô, chọn Đại La là nơi trung tâm cho sự phát triển dài lâu của đất nước, vua mở nghiệp của nhà Lý đã có một nhãn quan thấu thị, do đó Thăng Long xưa và Hà Nội nay vẫn là một trung tâm chính trị, văn hóa và kinh tế không nơi nào trong nước có thể thay thế được.
Xin trân trọng giới thiệu!

Nhà xuất bản: Nxb Tổng hợp TP.HCM
Năm xuất bản: 2019
Kích thước: 16x24 cm
Số trang: 263tr
"Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh có quỹ di sản cảnh quan và kiến trúc đô thị đặc sắc, đã dạng và phong phú. Lịch sử của mỗi đô thị cũng như chuỗi vòng xoắn ADN kéo dài vô tận mà trong đó sự "phát triển" kinh tế là sức sống mới từ những tế bào nhân đôi, nhưng "bảo tồn" di sản văn hóa lại giữ vai trò cấu trúc ổn định của chuỗi vòng xoắn.
Khi cấu trúc này bị phá vỡ, đô thị không còn bản sắc riêng. Một đô thị không có bản sắc riêng thì nó sẽ biến mất trong nhận thức và ký ức cộng đồng, sớm hay muộn mà thôi"
Làm thế nào để phát triển đô thị nhưng không làm phá hủy di sản văn hóa, xây dựng một thành phố văn minh, hiện đại nhưng không mâu thuẫn với việc bảo tồn giá trị di sản văn hóa của đô thị? Đây vừa là suy nghĩ, trăn trở của tác giả, một người vừa làm công tác khảo cổ học và bảo tồn, vừa làm công tác nghiên cứu phát triển của TPHCM. Lần tái bản này, tác giả đã chỉnh sửa một số sai sót, bổ sung thêm những hoạt động về bảo tồn di sản đô thị ở trong và ngoài nước qua khảo sát của tác giả năm 2017 – 2018, nhằm tăng cường tính thực tiễn của công trình.
Nội dung cuốn sách gồm 2 phần:
Phần 1: Khái quát về Đô thị Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh
Phần 2: Khảo cổ học đô thị và bảo tồn di sản ở thành phố Hồ Chí Minh
Phần 3: Di sản văn hóa đô thị góp phần phát triển bền vững.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung

Nhà xuất bản: Nxb KHXH
Năm xuất bản: 2018
Kích thước: 15,5x23 cm
Số trang: 299tr
Trên cơ sở của nền văn hóa Óc Eo, nhà nước Phù Nam ra đời vào những năm đầu Công Nguyên. Với vị trí “cầu nối” giữa phương Đông và phương Tây, vùng đất Nam Bộ - một bộ phận lãnh thổ quan trọng của Vương quốc Phù Nam, mau chóng trở thành “miền đất hứa” cho những người từ các nơi đến lập nghiệp và góp phần quan trọng thúc đẩy vùng đất này phát triển.
Từ cuối thế kỷ VI trở đi, Phù Nam ngày càng suy yếu, do đó vị thế trung tâm kinh tế thương mại Đông Nam Á mất dần. Đến thế kỷ VII, Phù Nam bị Chân Lạp thôn tính. Tuy nhiên, trong suốt thời gian dài là chủ nhân của vùng Thủy Chân Lạp (Nam Bộ ngày nay), Chân Lạp đã không phát huy được những gì mà người Phù Nam tạo dựng nên trong nhiều thế kỷ trước đó, thậm chí còn làm cho nó ngày một suy tàn, và rồi bị bỏ quên trong suốt gần 10 thế kỷ.
Vào đầu thế kỷ XVII, những lớp lưu dân người Việt đã đến vùng đất hoang địa và gần như “vô chủ” này sinh cư, đánh thức một vùng đất đầy tiềm năng ở phía nam Đại Việt. Từ xứ Mô Xoài (vùng đất thuộc Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay), các lưu dân Việt đã vào Gia Định - Đồng Nai và tiến dần xuống vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các nhóm người Hoa rời bỏ Trung Hoa để đến Đại Việt xin tị nạn như Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch và Mạc Cửu, cũng đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển vùng đất Nam Bộ. Dưới bàn tay khai phá và xây dựng của các lớp lưu dân Việt cùng với những lớp người Hoa di cư sau đó, vùng đất Nam Bộ đã khởi sắc trở lại.
Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu đã cử Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược, xây dựng các đơn vị hành chính cho vùng đất Đông Nam Bộ, chính thức xác lập chủ quyền của chính quyền Đàng Trong. Năm 1708, Mạc Cửu sau khi khai phá và xây dựng vùng đất Hà Tiên thành một vùng đất phát triển năng động đã quyết định dâng đất này cho chúa Nguyễn. Và cho đến năm 1757, những vùng đất cuối cùng của Nam Bộ ngày nay cũng được sáp nhập vào lãnh thổ Đàng Trong của các chúa Nguyễn. Sau khi đã hoàn thành xong việc xác lập hành chính ở Nam Bộ, các chúa Nguyễn đẩy mạnh khai khẩn vùng đất mới với sự cần cù của người Việt, kết hợp với tài buôn bán của người Hoa, chẳng bao lâu, Nam Bộ đã trở thành một vùng đất trù phú, màu mỡ.
Có thể nói, các chúa Nguyễn chính là những người đi tiên phong trong việc mở rộng ngoại thương, đặt quan hệ giao thương quốc tế với nhiều quốc gia trên thế giới. Chính sự cởi mở, thiện chí trong chính sách ngoại thương đã có tác dụng thu hút hoạt động buôn bán của thương nhân nước ngoài vào Đàng Trong ngày càng mạnh mẽ hơn, làm cho Nam Bộ trở thành điểm hội tụ sôi động của thế giới, nơi cuộc tiếp xúc Đông - Tây diễn ra đầy ấn tượng vào thế kỷ XVII-XVIII. Đồng thời phát triển thương mại quốc tế là một chính sách quan trọng, phần nào mang tính “sống còn” của chính quyền Đàng Trong, nhằm tăng cường nguồn lực phát triển và củng cố sức mạnh tồn tại của vùng đất Đàng Trong trước áp lực rất lớn của chính quyền Đàng Ngoài. Như vậy, chủ trương “mở cửa”, phát triển ngoại thương của chúa Nguyễn không những đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội Đàng Trong mà còn phù hợp với xu thế phát triển thương mại quốc tế và khu vực lúc bấy giờ.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung