Những mảnh gốm thời Trung Cổ 800 năm tuổi tiết lộ tập tục ăn kiêng của người Do Thái


Bản đồ thể hiện sự phát triển của Thành phố Oxford từ Thế kỷ 8 đến khoảng năm 1292, với khu Do Thái được hiển thị bằng màu xanh lam (Nguồn:  Pam Manix)

Một nhóm các nhà khoa học, dẫn đầu bởi Đại học Bristol, cùng các nhà khảo cổ học từ trung tâm  Khảo cổ học  Oxford đã tìm thấy bằng chứng đầu tiên về một chế độ ăn kiêng tôn giáo được tiết lộ trong các mảnh gốm khai quật từ cộng đồng người Do Thái giai đoạn đầu thời trung cổ ở Oxford.
Chế độ ăn kiêng kosher là một trong những chế độ ăn kiêng lâu đời nhất được biết đến trên toàn thế giới và đối với một người Do Thái tinh ý, việc duy trì những luật ăn kiêng này (được gọi là Kashruth) là một phần cơ bản của cuộc sống hàng ngày. Đó là yếu tố quan trọng để xác định họ là người Do Thái, cả trong cộng đồng của họ và với thế giới bên ngoài.
Khu phố Do Thái của Oxford được thành lập quanh phố St. Aldates vào thế kỷ 12 và 13, sau lời mời của Tướng William đối với những người Do Thái ở miền Bắc nước Pháp đến định cư ở Anh. Cuộc khai quật gần đây thực hiện bởi trung tâm Khảo cổ Oxford tại St Aldates thuộc tâm điểm lịch sử của Oxford, đã tiết lộ bằng chứng về hai ngôi nhà, mà điều tra dân số thời Trung cổ cho rằng thuộc về hai gia đình Do Thái. Một chiếc thuộc sở hữu của Jacob f. mag. Moses hay còn gọi là  Jacob's Hall -  một trong những ngôi nhà tư nhân lớn nhất ở Oxford,  ngôi nhà còn lại thuộc sở hữu của Elekin f. Bassina.
Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện một công trình xây dựng bằng đá, được xác định là nhà vệ sinh có niên đại vào cuối thế kỷ 11 và 12.  Bộ sưu tập lớn xương động vật đáng chú ý đã  xuất lộ trong khu vực khai quật nhà vệ sinh này, chủ yếu là gia cầm được thuần hoá (phần lớn là ngỗng), và hoàn toàn không có xương lợn, điều này ám chỉ một chế độ ăn kiêng. Xương cá chỉ bao gồm các loài như cá trích – đó là loài dành cho chế độ ăn kiêng kosher. Tổ hợp các loài này cho thấy một dấu hiệu chế độ ăn kiêng của người Do Thái, lần đầu tiên được xác định trong khảo cổ học động vật  ở Anh và mới chỉ là lần thứ ba ở châu Âu thời Trung Cổ.


Quang cảnh khai quật tại St Aldates, Oxford, xuất lộ tháp Carfax trong nền hố khai quật    (Nguồn:trung tâm Khảo cổ Oxford).
 
Để điều tra xem cư dân của hai ngôi nhà có ăn theo chế độ Do Thái hay không, nhóm nghiên cứu đã  kết hợp phương pháp hóa học và đồng vị để xác định và định lượng phần cặn thức ăn  được hấp thụ vào các bình thời Trung cổ tìm thấy tại địa điểm này.
Phát hiện của nhóm nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí Khoa học Khảo cổ và Nhân chủng học, cho thấy rằng những chiếc bình Do Thái có thể chỉ được sử dụng để nấu các loại thịt từ gia súc, cừu và dê. Hoàn toàn không có bằng chứng chế biến lợn. Tuy nhiên, việc nấu và ăn thịt lợn đã được thể hiện rõ ràng qua các đồ gốm và xương động vật từ một địa điểm đương thời bên ngoài Khu Do Thái ở Oxford (Đại học của Nữ hoàng), và từ giai đoạn Anglo-Saxon trước đó ở St Aldates.
 

a. Bình thuộc đồ gốm Oxford thời Trung Cổ, có lẽ được sử dụng như một nồi nấu ăn và có niên đại vào cuối thế kỷ 11 hoặc 12.

 b. Bình thu nhỏ gần như hoàn chỉnh thuộc  gốm thô Brill  từ cấu trúc 3.1 (Nguồn: Đại học Bristol).
 
Tác giả chính, Tiến sĩ Julie Dunne , Trường Hóa học thuộc  Đại học Bristol, cho biết: "Đây là một ví dụ đáng chú ý về cách thông tin phân tử sinh học được chiết xuất từ đồ gốm thời Trung cổ và kết hợp với các tài liệu khảo cổ và xương động vật, đã cung cấp cái nhìn độc đáo về tập quán ăn kiêng  800 năm của người Do Thái . "
Đây là nghiên cứu đầu tiên về loại hình này có khả năng xác định được tập tục ăn kiêng kosher, với các thực hành nghi lễ và kiêng kị liên quan đến thực phẩm, việc sử dụng cặn thực phẩm cổ  được tìm thấy trong nồi nấu đã mở đường cho các nghiên cứu tương tự trong tương lai.
Edward Biddulph, người quản lý dự án sau khai quật tại trung tâm Khảo cổ Oxford cho biết: "Kết quả của cuộc khai quật tại St Aldates và Queen Street thật đáng kinh ngạc, không chỉ tiết lộ bằng chứng khảo cổ hiếm hoi về người Do Thái thời Trung Cổ ở Anh, mà còn chứng minh  giá trị  to lớn của phân tích chuyên sâu kĩ lưỡng kết hợp các phát hiện truyền thống và phân tích địa tầng  bằng các kỹ thuật khoa học.
Tiến sĩ Lucy Cramp, giảng viên cao cấp tại Khoa Nhân chủng học và Khảo cổ học tại Bristol, và là đồng tác giả của nghiên cứu này cho biết thêm: "Các lựa chọn chế độ ăn uống của con người dựa trên nhiều hơn  sự sẵn có hoặc hàm lượng calo. Điều thực sự thú vị là làm thế nào bằng chứng về các kiểu ăn kiêng ở Oxford thời Trung Cổ cho chúng ta biết về sự đa dạng của các thực hành và tín ngưỡng văn hóa đã có trong quá khứ, cũng như ngày nay. "
Giáo sư Richard Evershed FRS, người đứng đầu Đơn vị Địa hóa Hữu cơ của Bristol và là đồng tác giả của nghiên cứu cho biết thêm: "Đây là một ví dụ đáng chú ý khác về việc chúng ta có thể tiến xa như thế nào bằng việc sử dụng khoa học khảo cổ để xác định nhiều khía cạnh cuộc sống của tổ tiên chúng ta."
 
Người dịch: Minh Trần
Nguồn tham khảo
https://www.eurekalert.org/pub_releases/2021-04/uob-8mp040721.php
Paper:
'Finding Oxford's medieval Jewry using organic residue analysis, faunal records and historical documents' by J. Dunne, E. Biddulph, P. Manix, T. Gillard, H. Whelton, S. Teague, C. Champness, L. Broderick, R. Nicholson, P. Blinkhorn, E. Craig-Atkins, B. Jervis, R. Madgwick, L. Cramp and R. Evershed in Archaeological and Anthropological Sciences

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Viện Khảo cổ học - Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024 - Số trang: 1358tr - Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên) - Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Khổ sách: 16 x 24 - Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244

Tạp chí

Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9297711
Số người đang online: 30