- Tác giả: Anne Cheng
- Nxb: Thế giới
-Năm xb: 2022
- Số trang: 684tr
- Khổ: 16 x 24cm
Nội dung cuốn Lịch sử tư tưởng Trung Quốc được chia thành 6 phần, 22 chương; trình bày và thảo luận về lịch sử tư tưởng Trung Quốc từ khởi thủy đến đầu thế kỷ XX. Ngay sau khi xuất bản, cuốn sách đã được Viện Hàn lâm Văn khắc và Văn chương Pháp trao giải thưởng Stanilas Julien (1997) và Viện Hàn lâm Khoa học Đạo đức và Chính trị Pháp trao giải thưởng Dagnan-Bouveret (1998). Cuốn sách được đón nhận một cách nồng nhiệt không chỉ trong cộng đồng Pháp ngữ (tái bản vào các năm 2002, 2014) mà còn được dịch ra nhiều thứ tiếng (11 thứ tiếng).
Theo tác giả thì cảm hứng để bà viết cuốn sách này “bắt nguồn từ tinh thần cả phê phán lẫn thấu cảm (theo nguyên nghĩa), đứng từ góc độ của cả người trong cuộc và ngoài cuộc. Công trình này cơ bản chỉ mang tính gợi dẫn, không có chủ ý mang đến một lượng tri thức như là các chân lý định sẵn mà hy vọng khơi dậy tâm lý tò mò và hứng thú cho người đọc: đó là những ‘chìa khóa’, những cuốn sách có giá trị và hữu ích đối với độc giả nhằm giúp cho họ tôi rèn được ‘chìa khóa’ của riêng mình.
Tác giả không hề có chút cao vọng là sẽ hoàn thành một công trình mang tính quyết định mà chỉ có một mong muốn là cùng độc giả chia sẻ niềm vui được viếng thăm những nhà tư tưởng lỗi lạc, chia sẻ một góc nhìn được tạo dựng từ cá nhân tác giả, một người sở hữu hai nền văn hóa [phương tây và Trung Quốc].”
Vì vậy, nhìn vào cấu trúc của bộ sách, người ta sẽ thấy rằng đây là một bộ sách về tư tưởng Trung Quốc được trình bày theo tuyến lịch sử hơn là một bộ sách lịch sử viết về lĩnh vực tư tưởng, tức là bộ sách có dáng dấp một tác phẩm triết học hơn là một tác phẩm sử học, mặc dù cả hai bình diện đều có dấu ấn đậm nét.
Với việc bổ sung một bản dịch sách Lịch sử tư tưởng Trung Quốc của Anne Cheng, độc giả tiếng Việt có cơ hội thưởng thức một ấn phẩm có nhiều ưu điểm so với các bộ sách thông sử tư tưởng Trung Quốc bằng Việt ngữ đã xuất bản trước đây. Những ưu điểm chủ yếu có thể kể ra là: (1) góc nhìn phương Tây của một học giả người Pháp gốc Hoa đủ độ uyên thâm về truyền thống Hán học, từ đó thâu thái được những điểm tinh hoa của hai nền học vấn Đông - Tây; (2) bút pháp thiên về biện giải, phân tích, xâu chuỗi, trừu tượng hóa, chứ không phải là khảo cứu tư liệu ngữ văn, mô tả tác phẩm và hành trạng nhân vật; (3) tri thức và ảnh hưởng của Phật giáo được coi trọng như là một tác nhân thúc đẩy sự phát triển của dòng lịch sử tư tưởng; (4) các giai đoạn lịch sử tư tưởng được trình bày một cách cân đối, toàn diện, có hệ thống lớp lang, có tính xâu chuỗi và gắn kết để tạo thành dòng mạch tư tưởng một cách thông suốt.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
- Tác giả: Trương Cửu (chủ biên), Trần Kiến Quân (biên soạn)
- Nxb: Đại học Quốc gia Hà Nội
-Năm xb: 2020
- Số trang: 605tr
- Khổ: 16 x 24cm
Cuốn  giáo trình này đã tiến hành phân loại phân loại đối với các loại hình mỹ thuật  truyền thống của Trung Quốc, coi sự chuyển biến của hình thái mỹ thuật là điểm quy kết để tiến hành phân kỳ và đã gới thệu giản yếu sự phát triển của mỹ thuật TQ từ thời Đồ đá đến thời Dân Quốc. Nội dung của cuốn giáo trình chủ yếu có ba phương diện: một là, diễn tiến của thủ công nghệ truyền thống Trung Quốc; hai là, diễn biến của kiến trúc truyền thống Trung Quốc; ba là, hội họa Trung Quốc, tức sự diễn hóa của quốc họa.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
 Hội nghị thông báo Những phát hiện mới về khảo cổ học lần thứ 58 của ngành Khảo cổ học Việt Nam do Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức, dự kiến sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 10 năm 2023
Ban tổ chức Hội nghị kính mời các tổ chức, cá nhân làm công tác Khảo cổ học và các ngành có liên quan gửi bài viết tham dự hội nghị (Chi tiết xin xem file đính kèm).
Nội dung bài viết: Những phát hiện, nghiên cứu mới về khảo cổ học từ sau Hội nghị thông báo khảo cổ học lần thứ 57 tháng 11 năm 2022 cho tới nay
Hình thức: Mỗi bài viết tối đa 03 trang đánh máy khổ A4 và không quá 03 tên tác giả; phông chữ thống nhất Unicode - Time New Roman cỡ chữ 13, dãn dòng Exactly 15pt, cách trên 6pt, cách dưới 0pt. Ban tổ chức không chấp nhận các bản text định dạng Pdf và các bản in gửi qua đường bưu điện.
Thời hạn nhận bài: đến hết ngày 31/8/2023
Địa chỉ nhận bài: Viện Khảo cổ học, số 61 - Phan Chu Trinh - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Email: hoinghitbkch@gmail.com
Chúng tôi hy vọng với sự quan tâm và hợp tác của quý cơ quan và quý vị, Hội nghị thông báo Những phát hiện mới về khảo cổ học lần thứ 58 sẽ thành công tốt đẹp.
Viện Khảo cổ học xin trân trọng thông báo!
TM. Ban Tổ chức Hội nghị
KT.Viện Trưởng
Phó Viện Trưởng 
Hà Văn Cẩn
(Đã ký)

thu_moi_viet_bai_hoi_nghi_thong_bao_nam_2023_0.pdf
Tác giả: Đinh Khắc Thuân
Nhà xuất bản: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm xuất bản: 2021
Kích thước: 24 cm
Số trang: 703
 
Cuốn sách tập trung khảo sát và nghiên cứu một số chuyên đề chuyên sâu về văn bia Hán Nôm Việt Nam từ Bắc thuộc đến đời Trần. Đồng thời giới thiệu nội dung văn bia, minh chuông, được dịch chú và giải thích từ ngữ, điển cố. Đây có thể xem là một chuyên khảo về văn bia Hán Nôm Việt Nam từ Bắc thuộc đến đời Trần, góp phần nghiên cứu văn bản văn bia nói riêng, văn bản Hán Nôm nói chung. 
Ngoài ra, cuốn sách bước đầu đánh giá ý nghĩa, giá trị văn bia Hán Nôm giai đoạn này, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, phục vụ công cuộc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc mà toàn Đảng, toàn dân ta đang thực hiện, cũng như giúp tư vấn chính sách trong việc tôn vinh và phát huy giá trị di sản văn bia Hán Nôm tiêu biểu. 
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
Tác giả: Vũ Văn Quân
Nhà xuất bản: Hà Nội
Năm xuất bản: 2019
Kích thước: 16x24 cm
Số trang: 888
 
Địa bạ huyện Thanh Oai tập 1 là 1 trong 10 đầu sách trong bộ Tuyển tập địa bạ Thăng Long-Hà Nội do PGS.TS Vũ Văn Quân chủ biên. Tài liệu được dịch từ nguyên bản chữ Hán Nôm theo đơn vị hành chính cơ sở ở thời điểm lập địa bạ (1805). Các thông tin về đất đai như giáp giới, tình hình sử dụng của các loại đất của các xã, thôn thuộc huyện Thanh Oai được mô tả chi tiết trong tập sách này.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
Tác giả: Vũ Văn Quân
Nhà xuất bản: Hà Nội
Năm xuất bản: 2019
Kích thước: 16x24 cm
Số trang: 664
Địa bạ huyện Đan Phượng tập 1 là 1 trong 10 đầu sách trong bộ Tuyển tập địa bạ Thăng Long-Hà Nội do PGS.TS Vũ Văn Quân chủ biên. Tài liệu được dịch từ nguyên bản chữ Hán Nôm theo đơn vị hành chính cơ sở ở thời điểm lập địa bạ (1805). Các thông tin về đất đai như giáp giới, tình hình sử dụng của các loại đất của các xã, thôn thuộc huyện Đan Phượng được mô tả chi tiết trong tập sách này. Các địa phương được đề cập đến trong tập 1 bao gồm các tổng Dương Liễu, Đan Phượng thượng, Đắc Sở.
Xin Trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
Nhà xuất bản: Nxb Đại học Sư phạm
Năm xuất bản: 2021
Số trang: 491
 
Cuốn sách là một văn bản cổ ghi chép về 1269 thần kì được thờ cúng tại nhiều địa phương ở miền Bắc. Với những thông tin ghi chép trong văn bản gốc, kết hợp với kết quả khảo cứu cẩn trọng, công phu của hai dịch giả, tác phẩm này là một tư liệu quan tọng, công phu của hai dịch giả, tác phẩm này là một tư liệu quan trọng, có giá trị rất lớn đối với việc tìm hiểu về hệ thống thần linh của Việt Nam thời trung đại.
         Nam Việt thần kỳ hội lục thực chất là một loại văn bản thống kê, phân loại của Bắc Thành, được soạn năm 1804 theo chỉ dụ của Hoàng đế Gia Long (trị vì: 1802 – 1820) trong nỗ lực “quản giám bách thần”. Căn cứ theo nội dung, số lượng thần kì và sự phân bố thần kì trong sách này, có thể nhận định rằng, việc kiểm kê thần linh do Bắc thành thực hiện trong phạm vi địa lí của các trấn: Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương (5 nội trấn) và hai ngoại trấn Lạng Sơn, Yên Quảng. Vì thế, văn bản Nam Việt thần kỳ hội lục là một cơ hội để chúng ta có thể tìm hiểu một lát cắt (dù chỉ là một phần) của hệ thống văn hóa tín ngưỡng Việt Nam vào cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
Cùng với việc phát triển các loại hình như du lịch sinh thái, tâm linh, di tích lịch sử văn hoá … thì phát triển du lịch cộng đồng tại Quần thể danh thắng Tràng An đang dần trở thành hướng đi gắn với hai mục tiêu quan trọng, mang tính chất then chốt gắn bảo tồn Di sản với đảm bảo sinh kế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình nằm ở phía Nam của châu thổ sông Hồng, cách Hà Nội khoảng 90 km về phía Đông Nam, khu di sản thế giới có diện tích 6.226 ha và vùng đệm có diện tích khoảng 6.026 ha nằm trên địa bàn của 12 xã, phường thuộc 05 huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình. Vùng lõi Di sản tập trung các dự án du lịch và khu, điểm du lịch,với hơn 90% dân số vùng lõi Di sản. Đặc thù địa hình có nhiều núi non, sông ngòi và hang động không thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhưng đã tạo ra cảnh quan đẹp, sơn thủy hữu tình, đây chính là tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng.
Cảnh quan danh thắng Tràng An
Tràng An điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước
Tràng An điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước
Cư dân địa phương gắn bó hàng nghìn năm với vùng đất Tràng An, chứng kiến nhiều biến đổi to lớn về môi trường, cảnh quan và khí hậu đã hun đúc và hình thành nên lối ứng xử tôn trọng thiên nhiên, sống hài hòa với thiên nhiên, thích ứng một cách linh hoạt với sự thay đổi môi trường sống. Với địa hình núi non hiểm trở và hệ thống hang động xuyên thủy độc đáo đã được người xưa lợi dụng các dãy núi làm tường thành tự nhiên, dựng cung điện làm kinh đô, sau này tiếp tục sử dụng làm vùng căn cứ địa chống giặc Nguyên Mông…Truyền thống sử dụng vùng đất và ứng xử với cảnh quan tự nhiên của cư dân Tràng An đã trở thành một trong những giá trị di sản được UNESCO vinh danh.

Mùa vàng trong quần thể danh thắng Tràng An
Trước khi Quần thể danh thắng Tràng An được công nhận là Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới, nhiều gia đình rất nghèo, cuộc sống khó khăn, chỉ sống bằng nông nghiệp, chủ yếu là rồng trọt, hái lượm và nghề thủ công. Sau năm 2014, thời diểm Quần thể danh thắng Tràng An được ghi danh là Di sản Thế giới, đời sống kinh tế của người dân được cải thiện. Hiện nay, đã có trên 10.000 người tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch tại các khu, điểm du lịch, tạo sự chuyển đổi từ ngành nghề truyền thống sang các loại ngành nghề mới cụ thể như: dịch vụ đưa đón khách tại các điểm du lịch, dịch vụ mua bán hàng lưu niệm, dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng, dịch vụ thông tin hướng dẫn lữ hành, dịch vụ chụp ảnh lưu niệm, dịch vụ trải nghiệm nông nghiệp và nông thôn, dịch vụ cung cấp lương thực, thực phẩm cho các nhà hàng, khách sạn…
Du lịch cộng đồng đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương, trên cả các góc độ kinh tế - văn hóa và môi trường. Du lịch cộng đồng đã cung cấp cơ hội tạo thêm việc làm và tăng thêm thu cho cộng đồng địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, cung cấp thị trường cho hàng hoá và dịch vụ, đóng góp để bảo tồn và phát huy tài nguyên, truyền thống văn hóa của địa phương; bảo vệ môi trường tại điểm đến du lịch, nâng cao trình độ của cộng đồng địa phương và hình ảnh “Ninh Bình – Điểm đến của Di sản Thế giới”.
Trên cơ sở các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng tại các khu, điểm du lịch tại Quần thể danh thắng Tràng An, một số giải pháp cần tiếp tục thực hiện như sau:
- Ưu tiên các nguồn lực cho việc khảo sát, nghiên cứu và phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn Di sản.
- Chú trọng công tác quy hoạch ngay từ khi bắt đầu triển khai các dự án tránh ảnh hướng đến các giá trị nổi bật toàn cầu của Quần thể danh thắng Tràng An.
- Cần thiết có sự tham gia của các chuyên gia trong các dự án phát triển du lịch cộng đồng, đầu tư có bài bản, chiều sâu, trọng tâm, trọng điểm, tạo hiệu ứng lan toả và hình thành thương hiệu sản phẩm du lịch.
- Tăng cường sự phối hợp của các công ty lữ hành từ việc khảo sát, xây dựng sản phẩm phù hợp nhu cầu của du khách, từ đó tăng tính kết nối tour, tuyến du lịch, khai thác được thế mạnh của du lịch cộng đồng trong các sản phẩm du lịch.
- Duy trì và phát huy bản sắc văn hóa, tính đặc trưng văn hoá Cố đô Hoa Lư, tiếp tục tập trung đào tạo, bối dưỡng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồ nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quý
Trong các ngày từ 21-23 tháng 11, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hòa Bình đã long trọng tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa chào mừng kỷ niệm 90 năm thế giới công nhận nền "Văn hoá Hoà Bình”.
                Tham dự chuỗi sự kiện có bà Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa (Bộ VH-TT&DL). Về phía tỉnh Hòa Bình có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đông đủ các đồng chí lãnh đạo tỉnh, nguyên lãnh đạo tỉnh các thời kỳ và các đại diện ban ngành của tỉnh Hòa Bình; TS. Philippe Le Failler - Trưởng đại diện Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội, đại diện cho đại sứ quán Pháp; hai học giả nước ngoài TS. Lia Genovese (Anh); TS. Saw Chaw Yeh (Malaysia); TS. Nguyễn Gia Đối, Phó tổng biên tập Tạp chí Khảo cổ học, nguyên Quyền Viện trưởng Viện Khảo cổ học; TS. Nguyễn Việt – Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á; Nhà sử học Dương Trung Quốc – Tổng Biên tập Tạp chí Xưa và Nay. Cùng với đông đảo các nhà khoa học, khảo cổ học đã có nhiều nghiên cứu về nền văn hóa Hòa Bình đến từ Hội Khảo cổ học Việt Nam, Viện Thông tin khoa học xã hội, Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.


Khai trương trưng bày chuyên đề “Văn hoá Hoà Bình” trên đất Hoà Bình

                Chiều ngày 21/11/, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh Hòa Bình tổ chức khai trương trưng bày chuyên đề “Văn hóa Hòa Bình” trên đất Hòa Bình. Đợt trưng bày này có gần 1.000 hiện vật, 100 ảnh tài liệu và 200 đầu sách, báo tạp chí về văn hóa Hòa Bình, được chia thành 4 phần, gồm: Nữ khảo cổ học người Pháp Madelein Colani - người phát hiện và đặt tên cho nền "Văn hóa Hòa Bình”; Phân bố và đặc điểm cư dân nền Văn hóa Hòa Bình trên thế giới; Các giai đoạn phát triển của nền Văn hóa Hòa Bình; Văn hóa thời đại đá trên đất Hòa Bình.
                Qua đợt trưng bày lần này sẽ giúp cho mọi người có cái nhìn sâu hơn, rõ hơn về các văn hoá khảo cổ và nền Văn hoá Hoà Bình đã được phát hiện trên tỉnh Hoà Bình.


Trao giải Cuộc thi viết về chủ đề "90 năm nền Văn hoá Hoà Bình" trên Báo Hoà Bình

                Chiều ngày 21/11/, Báo Hoà Bình tổ chức trao giải Cuộc thi viết về chủ đề "90 năm nền Văn hoá Hoà Bình" năm 2022. Đây là cuộc thi nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 90 năm thế giới công nhận nền "Văn hoá Hoà Bình”. Sau 5 tháng phát động (1/5 - 31/10/2022), cuộc thi đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của các cấp uỷ Đảng, các cơ quan báo chí trong tỉnh, sự tham gia của nhiều tác giả, tạo hiệu ứng lan toả trong xã hội. Với trên 200 bài dự thi, cuộc thi đã lựa chọn 58 tác phẩm đăng tải trên báo in và báo điện tử Báo Hoà Bình; 28 tác phẩm chấm sơ khảo và đưa vào chung khảo. Kết quả, Ban tổ chức đã trao giải cho 14 tác phẩm, gồm 1 giải nhất, 2 giải nhì, 5 giải ba và 6 giải khuyến khích.


Tham quan di tích khảo cổ tiêu biểu về nền Văn hoá Hoà Bình tại huyện Lạc Sơn

                Sáng ngày 22/11, Ban Tổ chức Hội thảo 90 năm thế giới công nhận nền "Văn hoá Hoà Bình” tổ chức tham quan 02 di tích khảo cổ học cấp Quốc gia là hang xóm Trại, xã Tân Lập và mái đá làng Vành, xã Yên Phú ở huyện Lạc Sơn (Ảnh 3). Trong năm 2022, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình đã phối hợp với Viện Khảo cổ học, Trung tâm tiền sử Đông Nam Á khai quật hai di tích trên. Kết quả khai quật đã góp thêm tư liệu nghiên cứu mới về văn hóa Hòa Bình.


Khai trương tuyến đường mang tên nhà khảo cổ học người Pháp -Madeleine Colani tại thành phố Hoà Bình

                Chiều 22/11, UBND thành phố Hòa Bình tổ chức cắt băng khai trương tuyến đường mang tên nhà khảo cổ học người Pháp - Madeleine Colani (Ảnh 1). Tuyến đường QH7 dài 450m, rộng 35m, điểm đầu tiếp giáp bùng binh ngã năm Quảng trường Hoà Bình; điểm cuối tiếp giáp đường QH8, phường Quỳnh Lâm (TP Hòa Bình). Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 90 năm thế giới công nhận nền "Văn hóa Hòa Bình” (1932 - 2022), nhằm tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu và tôn vinh những giá trị văn hóa khảo cổ đặc sắc về một nền văn hóa thời đồ đá nổi tiếng thế giới trên quê hương Hòa Bình. Tôn vinh những đóng góp của bà M. Colani đã có công phát hiện và đặt tên cho nền "Văn hóa Hòa Bình”. Tại buổi lễ, các đại biểu đã ôn lại ý nghĩa, giá trị lịch sử của nền Văn hoá Hoà Bình và đóng góp của bà M. Colani; cắt băng khai trương tuyến đường mang tên nhà khảo cổ học người Pháp; tham quan tuyến đường và bức phù điêu nhà khảo cổ học người Pháp - M. Colani (Ảnh 2).

Công bố Quyết định của Chủ tịch nước và trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” của tỉnh Hòa Bình
                Chiều 22/11, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức trọng thể Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch nước và trao tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân”, "Nghệ nhân ưu tú” của tỉnh. Tỉnh Hòa Bình vinh dự có thêm 01 nghệ nhân nhân dân và 26 nghệ nhân ưu tú đúng dịp chào mừng ngày Di sản Việt Nam.


Tổ chức Hội thảo khoa học 90 năm nền “Văn hóa Hòa Bình”

                Sáng 23/11, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức hội thảo khoa học 90 năm nền "Văn hóa Hòa Bình" (Ảnh 4).
                Hội thảo đã nhận được 24 tham luận và các nhà khoa học đã tập trung thảo luận 3 chuyên đề: Colani và lịch sử nghiên cứu về "Văn hóa Hòa Bình”; những thành tựu mới trong nghiên cứu về "Văn hóa Hòa Bình” ở Việt Nam và trên thế giới; bảo tồn và phát huy di sản "Văn hóa Hòa Bình” (Ảnh 5).
                Phát biểu chào mừng hội thảo, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy nhận mạnh: Tỉnh Hòa Bình rất vinh dự tổ chức Hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 90 năm thế giới công nhận nền "Văn hóa Hòa Bình”. Đồng chí khẳng định: Nền "Văn hóa Hòa Bình” còn nhiều điều bí ẩn và thú vị chưa khám phá hết. Hy vọng các nhà khoa học sẽ nối dài thêm lịch sử nghiên cứu về nền văn hóa rực rỡ này, bổ sung đầy đủ điều kiện, tiêu chí phục vụ công tác xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích các cấp để các di tích tiếp tục được quan tâm đầu tư và bảo vệ tốt hơn.
 
  
           Ảnh 1  
                                      
                                        Ảnh 2


                                Ảnh 3                                                                   

                                                                                                            

                                       Ảnh 4    

 
                                 Ảnh 5
                                        

Chú thích: Ảnh 1. Lễ cắt băng khai trương tuyến đường Madeleine Colani;
Ảnh 2. Phù điêu Madeleine Colani;
Ảnh 3. Các đại biểu tham quan di tích khảo cổ học cấp quốc gia mái đá Làng Vành     
Ảnh 4.Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Hòa Bình chụp ảnh cùng các đại biểu dự hội thảo 90 văn hóa Hòa Bình;
Ảnh 5. Các đại biểu tham dự hội thảo 90 văn hóa Hòa Bình

Tin bài và ảnh: Lê Hải Đăng, Viện Khảo cổ học; Nguyễn Đỗ Đạt, Bảo tàng Hòa Bình
Sáng 23/11, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức hội thảo khoa học 90 năm nền "Văn hóa Hòa Bình". Dự hội thảo có bà Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa (Bộ VH-TT&DL). Về phía tỉnh Hòa Bình có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đông đủ các đồng chí lãnh đạo tỉnh, nguyên lãnh đạo tỉnh các thời kỳ và các đại diện ban ngành của tỉnh Hòa Bình. TS. Philippe Le Failler - Trưởng đại diện Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội, đại diện cho đại sứ quán Pháp; Và hai học giả nước ngoài TS. Lia Genovese (Anh); TS. Saw Chaw Yeh (Malaysia); TS. Nguyễn Gia Đối, Phó tổng biên tập Tạp chí Khảo cổ học, nguyên Quyền Viện trưởng Viện Khảo cổ học; TS. Nguyễn Việt – Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á; Nhà sử học Dương Trung Quốc – Tổng Biên tập Tạp chí Xưa và Nay.
                Tham dự hội thảo còn có đông đảo các nhà khoa học, khảo cổ học đã có nhiều nghiên cứu về nền Văn hóa Hòa Bình đến từ Viện Khảo cổ học, Hội Khảo cổ học Việt Nam, Viện Thông tin khoa học xã hội.
                Phát biểu chào mừng hội thảo, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy cho rằng: Tỉnh Hòa Bình rất vinh dự tổ chức Hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 90 năm thế giới công nhận nền "Văn hóa Hòa Bình”. Đồng chí khẳng định: Nền "Văn hóa Hòa Bình” còn nhiều điều bí ẩn và thú vị chưa khám phá hết. Hy vọng các nhà khoa học sẽ nối dài thêm lịch sử nghiên cứu về nền văn hóa rực rỡ này, bổ sung đầy đủ điều kiện, tiêu chí phục vụ công tác xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích các cấp để các di tích tiếp tục được quan tâm đầu tư và bảo vệ tốt hơn.
                Hội thảo đã nhận được 24 tham luận và các nhà khoa học đã tập trung thảo luận 3 chuyên đề:
                Colani và lịch sử nghiên cứu về "Văn hóa Hòa Bình”; những thành tựu mới trong nghiên cứu về "Văn hóa Hòa Bình” ở Việt Nam và trên thế giới; bảo tồn và phát huy di sản "Văn hóa Hòa Bình”. Trong đó có một số phát biểu tham luận quan trọng như: TS. Nguyễn Việt với báo cáo đề dẫn hội thảo,  Madeleine Colani và nền Văn hóa Hòa Bình của TS. Ngô Thế Long; Văn hóa Hòa Bình sau 90 năm xác lập và nghiên cứu: Những nhận thức mới và vấn đề của PGS.TS. Nguyễn Khắc Sử. Nhà sử học Dương Trung Quốc với tham luận về giá trị của nền Văn hóa Hòa Bình; PGS.TS Trình Năng Chung tham luận nội dung "Hang Phia Vài, một di tích Hòa Bình tiêu biểu ở miền núi Đông Bắc Việt Nam", TS. Lê Hải Đăng báo cáo về “Các phát hiện và nghiên cứu mới về di tích văn hóa Hòa Bình ở tỉnh Hòa Bình những năm gần đây”.
                Phát biểu bế mạc hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức hội thảo khẳng định: Hội thảo 90 năm thế giới công nhận nền "Văn hóa Hòa Bình” là sự kiện khoa học có ý nghĩa hết sức quan trọng, dịp để các nhà nghiên cứu cùng trao đổi, tiếp cận, làm sáng tỏ thêm các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Sau thời gian làm việc khẩn trương, tích cực, hiệu quả với tinh thần trách nhiệm cao, Hội thảo 90 năm thế giới công nhận nền "Văn hóa Hòa Bình” đã hoàn thành tốt các nội dung, chương trình và mục tiêu đề ra.
 

Ảnh 1: Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Hòa Bình chụp ảnh cùng các nhà khoa học tham dự hội thảo.

Ảnh 2: Các nhà khoa học tham dự Hội thảo Văn hóa Hòa Bình
 

Tin bài: Lê Hải Đăng (Viện Khảo cổ học)
Ảnh: Nguyễn Đỗ Đạt (Bảo tàng Hòa Bình)


 

Trang


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9557898
Số người đang online: 13