Kích thước: 16x24 cm
Số trang: 390tr
Cuốn sách là sự tập hợp một số công trình tiêu biểu của tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo, Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (Viện Hàn lâm KHXHVN). Nội dung cuốn sách được chia thành 2 phần lớn:
- Phần 1: gồm 25 tiểu luận, tập hợp những bài viết mang tính lý luận về tôn giáo nói chung và các tôn giáo riêng biệt. Thông qua hệ thống các chuyên đề này, tác giả xác lập và nhấn mạnh một số khái niệm có nội hàm không hoàn toàn trùng khớp với khái niệm vẫn đang được dùng phổ biến hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đưa ra cách dịch, cách hiểu mới về một số thuật ngữ quan trọng như: Hồn linh giáo, tiểu thừa...
- Phần 2: gồm 6 bài viết về một số di chỉ khảo cổ học của Việt Nam như chùa Bối Khê hay Hoàng thành Thăng Long.
Xin trân trọng giới thiệu!
Nhà xuất bản: Tỉnh ủy Hà Giang
Năm xuất bản: 2020
Kích thước: 24cm
Hà Giang là một vùng đất cổ có lịch sử lâu đời, giàu truyền thống văn hóa. Đây cũng là vùng đất gắn liền với nhiều tên đất, tên người và những sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, có vị trí là “trọng trấn”, “phên dậu” của Tổ quốc Việt Nam.
Tập I của cuốn sách gồm 4 phần, 37 chương, tập trung giới thiệu, trình bày một cách khách quan và tương đối toàn diện về tỉnh Hà Giang trên tất cả các mặt: điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên; tên gọi, nguồn gốc lịch sử tộc người, đặc điểm hoạt động kinh tế, tổ chức và tập quán xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của các dân tộc Hà Giang, lịch sử Hà Giang qua các thời kỳ Pháp thuộc, kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, giải quyết vấn đề tiễu phỉ, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc; địa danh, nhân vật, sự kiện lịch sử, hệ thống chính trị tỉnh Hà Giang.
Tập II của cuốn sách gồm 3 phần, 39 chương, tập trung giới thiệu, trình bày một cách khách quan và tương đối toàn diện về điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh Hà Giang: nông lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng, du lịch, giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ, y tế…di tích lịch sử văn hóa, lễ hội trò chơi, văn học dân gian, văn học viết, xây dựng đời sống văn hóa, lược chí thành phố Hà Giang và các huyện.
Xin trân trọng giới thiệu!
Nhà xuất bản: Nxb Kim Đồng
Năm xuất bản: 2021
Kích thước: 14,5x20,5 cm
Số trang: 153tr
Bắt đầu từ thời Lê Trung Hưng, Thăng Long - Hà Nội chứng kiến nhiều sự thay đổi. Đó là bởi với triều đại này, nước ta bước vào thời kỳ “lưỡng đầu chế” - thời vừa có vua vừa có chúa. Nghĩa là bên cạnh cung vua lại có phủ chúa, bên cạnh triều đình lại có phủ liêu.
"Các khu phố buôn bán, khu sĩ hoạn, khu vực hành chính, kể cả vương phủ cùng đan xen nhau, trong nhiều trường hợp còn hòa quyện vào nhau, như khu phủ chúa gần kề các làng nghề, phường thợ, khu sĩ hoạn gần nơi buôn bán… Điều này đã dẫn đến cách gọi Kẻ Chợ để chỉ người Thăng Long, rồi là cả đất Thăng Long truyền thống và đổi thay.
Sang thời Tây Sơn và triều Nguyễn nhiều cái sẽ khác đi, nhưng cái cốt cách dung nạp của người và đất Thăng Long – Hà Nội thì vẫn vậy. Và nếu như cái tên mới Hà Nội do nhà Nguyễn đặt ra, ban đầu khó được người dân chấp nhận, thì người ta vẫn quen gọi Thăng Long bằng cái tên nôm na Kẻ Chợ như tự thuở nào.
Thiết nghĩ, đây không chỉ do thói quen, mà còn bởi “chất” Kẻ Chợ thực sự đã hình thành, hiện hữu ở người Thăng Long – Hà Nội mà người ta không thể gọi theo cách nào khác. Nhưng cụ thể nó ra sao, gắn với lịch sử Hà Nội như thế nào, được biểu hiện qua những khía cạnh nào của đời sống xã hội và dân sinh, hay với tư cách một quần thể được gọi là phố phường thì Kẻ Chợ hiện diện ra sao…?”
Men theo dòng chảy lịch sử, cuốn sách Thăng Long - Kinh kì - Kẻ chợ thời Tây Sơn và nhà Nguyễ tái hiện bức tranh văn hóa, phong tục của Hà Nội xưa.
Xin trân trọng giới thiệu!
Nhà xuất bản: Nxb Phụ nữ
Năm xuất bản: 2017
Kích thước: 15,5x23,2 cm
Số trang: 507tr
Bộ tiểu thuyết lịch sử tám triều vua Lý của nhà văn Hoàng Quốc Hải đã cho người đọc thấy được bức tranh của thời đại nhà Lý từ khi nó ra đời tới khi kết thúc kéo dài 216 năm (1010-1225).
Triều đại nhà Lý là triều đại đầu tiên đưa Đại Việt trở thành một quốc gia văn hiến. Bởi nó có tôn giáo, triết học, luật pháp, văn chương và lịch sử.
Việc tổ chức chính quyền đã hoàn chỉnh từ hương ấp, trấn lộ đến triều đình, đặc biệt việc tổ chức quân đội với chính sách “Ngụ binh ư nông” là một sáng tạo vô cùng to lớn của Thái tổ Lý Công Uẩn. Hình thức này duy trì suốt cả thời đại nhà Lý và nhà Trần vẫn tiếp nối.
Một vấn đề khác có giá trị tư tưởng và sáng tạo của nhà Lý là ở chỗ dung hợp được cả 3 tôn giáo: Phật - Nho - Đạo và khai thác ở mỗi tôn giáo một tính chất ưu việt nhất để làm định hướng cho sự xây dựng và phát triển xã hội. Đó là: Xã hội Nho, tâm linh Phật, thiên nhiên Đạo.
Nhà Lý đã đưa đạo Phật vào đời sống một cách ngọt ngào, đưa văn hóa Phật giáo hòa vào văn hóa dân tộc. Ngay việc dời đô, chọn Đại La là nơi trung tâm cho sự phát triển dài lâu của đất nước, vua mở nghiệp của nhà Lý đã có một nhãn quan thấu thị, do đó Thăng Long xưa và Hà Nội nay vẫn là một trung tâm chính trị, văn hóa và kinh tế không nơi nào trong nước có thể thay thế được.
Xin trân trọng giới thiệu!
Nhà xuất bản: Nxb Tổng hợp TP.HCM
Năm xuất bản: 2019
Kích thước: 16x24 cm
Số trang: 263tr
"Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh có quỹ di sản cảnh quan và kiến trúc đô thị đặc sắc, đã dạng và phong phú. Lịch sử của mỗi đô thị cũng như chuỗi vòng xoắn ADN kéo dài vô tận mà trong đó sự "phát triển" kinh tế là sức sống mới từ những tế bào nhân đôi, nhưng "bảo tồn" di sản văn hóa lại giữ vai trò cấu trúc ổn định của chuỗi vòng xoắn.
Khi cấu trúc này bị phá vỡ, đô thị không còn bản sắc riêng. Một đô thị không có bản sắc riêng thì nó sẽ biến mất trong nhận thức và ký ức cộng đồng, sớm hay muộn mà thôi"
Làm thế nào để phát triển đô thị nhưng không làm phá hủy di sản văn hóa, xây dựng một thành phố văn minh, hiện đại nhưng không mâu thuẫn với việc bảo tồn giá trị di sản văn hóa của đô thị? Đây vừa là suy nghĩ, trăn trở của tác giả, một người vừa làm công tác khảo cổ học và bảo tồn, vừa làm công tác nghiên cứu phát triển của TPHCM. Lần tái bản này, tác giả đã chỉnh sửa một số sai sót, bổ sung thêm những hoạt động về bảo tồn di sản đô thị ở trong và ngoài nước qua khảo sát của tác giả năm 2017 – 2018, nhằm tăng cường tính thực tiễn của công trình.
Nội dung cuốn sách gồm 2 phần:
Phần 1: Khái quát về Đô thị Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh
Phần 2: Khảo cổ học đô thị và bảo tồn di sản ở thành phố Hồ Chí Minh
Phần 3: Di sản văn hóa đô thị góp phần phát triển bền vững.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
Nhà xuất bản: Nxb KHXH
Năm xuất bản: 2018
Kích thước: 15,5x23 cm
Số trang: 299tr
Trên cơ sở của nền văn hóa Óc Eo, nhà nước Phù Nam ra đời vào những năm đầu Công Nguyên. Với vị trí “cầu nối” giữa phương Đông và phương Tây, vùng đất Nam Bộ - một bộ phận lãnh thổ quan trọng của Vương quốc Phù Nam, mau chóng trở thành “miền đất hứa” cho những người từ các nơi đến lập nghiệp và góp phần quan trọng thúc đẩy vùng đất này phát triển.
Từ cuối thế kỷ VI trở đi, Phù Nam ngày càng suy yếu, do đó vị thế trung tâm kinh tế thương mại Đông Nam Á mất dần. Đến thế kỷ VII, Phù Nam bị Chân Lạp thôn tính. Tuy nhiên, trong suốt thời gian dài là chủ nhân của vùng Thủy Chân Lạp (Nam Bộ ngày nay), Chân Lạp đã không phát huy được những gì mà người Phù Nam tạo dựng nên trong nhiều thế kỷ trước đó, thậm chí còn làm cho nó ngày một suy tàn, và rồi bị bỏ quên trong suốt gần 10 thế kỷ.
Vào đầu thế kỷ XVII, những lớp lưu dân người Việt đã đến vùng đất hoang địa và gần như “vô chủ” này sinh cư, đánh thức một vùng đất đầy tiềm năng ở phía nam Đại Việt. Từ xứ Mô Xoài (vùng đất thuộc Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay), các lưu dân Việt đã vào Gia Định - Đồng Nai và tiến dần xuống vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các nhóm người Hoa rời bỏ Trung Hoa để đến Đại Việt xin tị nạn như Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch và Mạc Cửu, cũng đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển vùng đất Nam Bộ. Dưới bàn tay khai phá và xây dựng của các lớp lưu dân Việt cùng với những lớp người Hoa di cư sau đó, vùng đất Nam Bộ đã khởi sắc trở lại.
Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu đã cử Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược, xây dựng các đơn vị hành chính cho vùng đất Đông Nam Bộ, chính thức xác lập chủ quyền của chính quyền Đàng Trong. Năm 1708, Mạc Cửu sau khi khai phá và xây dựng vùng đất Hà Tiên thành một vùng đất phát triển năng động đã quyết định dâng đất này cho chúa Nguyễn. Và cho đến năm 1757, những vùng đất cuối cùng của Nam Bộ ngày nay cũng được sáp nhập vào lãnh thổ Đàng Trong của các chúa Nguyễn. Sau khi đã hoàn thành xong việc xác lập hành chính ở Nam Bộ, các chúa Nguyễn đẩy mạnh khai khẩn vùng đất mới với sự cần cù của người Việt, kết hợp với tài buôn bán của người Hoa, chẳng bao lâu, Nam Bộ đã trở thành một vùng đất trù phú, màu mỡ.
Có thể nói, các chúa Nguyễn chính là những người đi tiên phong trong việc mở rộng ngoại thương, đặt quan hệ giao thương quốc tế với nhiều quốc gia trên thế giới. Chính sự cởi mở, thiện chí trong chính sách ngoại thương đã có tác dụng thu hút hoạt động buôn bán của thương nhân nước ngoài vào Đàng Trong ngày càng mạnh mẽ hơn, làm cho Nam Bộ trở thành điểm hội tụ sôi động của thế giới, nơi cuộc tiếp xúc Đông - Tây diễn ra đầy ấn tượng vào thế kỷ XVII-XVIII. Đồng thời phát triển thương mại quốc tế là một chính sách quan trọng, phần nào mang tính “sống còn” của chính quyền Đàng Trong, nhằm tăng cường nguồn lực phát triển và củng cố sức mạnh tồn tại của vùng đất Đàng Trong trước áp lực rất lớn của chính quyền Đàng Ngoài. Như vậy, chủ trương “mở cửa”, phát triển ngoại thương của chúa Nguyễn không những đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội Đàng Trong mà còn phù hợp với xu thế phát triển thương mại quốc tế và khu vực lúc bấy giờ.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
Nhà xuất bản: Nxb Hà Nội
Năm xuất bản: 2021
Kích thước: 14,5x20,5 cm
Số trang: 141tr
Cuốn sách giới thiệu về quá trình thành lập, các cán bộ của Đội khảo cổ học và Viện khảo cổ học từ những ngày đầu mới thành lập thông qua các bài viết và các trang ảnh.
Đội khai quật khảo cổ được thành lập ngày 1/9/1959, thuộc biên chế của Bảo tàng Lịch sử. Sau có tên gọi là Đội khảo cổ. Người trực tiếp phụ trách Đội là ông Nguyễn Ngọc Bích. Đội trưởng là cụ Nguyễn Văn Nghĩa, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử.
Năm 1963, 1964. Đội khảo cổ, bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Cách Mạng tách khỏi Vụ Bảo tồn Bảo tàng, thuộc quản lý của Bộ Văn hóa.
Đội Khảo cổ khi thành lập có 17 vị, kể cả người phụ trách - ông Nguyễn Ngọc Bích.
Đến 1965, Đội Khảo cổ học tách khỏi Vụ Bảo tồn bảo tàng trực thuộc Bộ Văn hóa. Có con dấu riêng.
Tháng 5-1968, Đội Khảo cổ đổi tên thành Viện Khảo cổ học, GS. Phạm Huy Thông làm Viện trưởng.
Xin trân trọng giới thiệu!
- Nhà xuất bản: Hà Nội
- Năm xuất bản: 2019
- Kích thước: 16x24 cm
- Số trang: 872
Cuốn sách là một phần trong bộ Hồ sơ văn hiến Thăng Long-Hà Nội, cung cấp cho bạn đọc những nội dung liên quan đến vị trí địa lý, diên cách và đời sống kinh tế, văn hóa ở các địa phương trên địa bàn các địa phương: thị xã Sơn Tây, huyện Ba Vì, huyện Thạch Thất. Phần Tư liệu văn hiến giới thiệu các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Đây được coi là một cuốn địa chí văn hóa thu gọn của các địa phương.
Xin trân trọng giới thiệu!
- Nhà xuất bản: Hà Nội
- Năm xuất bản: 2019
- Kích thước: 16x24 cm
- Số trang: 1040tr
Cuốn sách là một phần trong bộ Hồ sơ văn hiến Thăng Long-Hà Nội, cung cấp cho bạn đọc những nội dung liên quan đến vị trí địa lý, diên cách và đời sống kinh tế, văn hóa ở các địa phương trên địa bàn quận Long Biên, huyện Gia Lâm, huyện Mê Linh. Phần Tư liệu văn hiến giới thiệu các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Đây được coi là một cuốn địa chí văn hóa thu gọn của các địa phương.
Xin trân trọng giới thiệu!
- Năm xuất bản: 2019
- Kích thước: 16x24cm
- Số trang: 439 tr
Cuốn sách Việt Nam thế kỉ X: Những mảnh vỡ lịch sử là tập hợp (có cập nhật, bổ sung) một số bài nghiên cứu mới hoặc đã được đăng ở một số tạp chí của TS. Trần Trọng Dương. Tác phẩm bao gồm “những mảnh vỡ lịch sử” gắn với các nhân vật, sự kiện và địa danh…của “Việt Nam thế kỉ X”.
Tuy chỉ tập trung vào một giai đoạn tương đối ngắn – thế kỷ X – so với cả chiều dài lịch sử của Việt Nam, tác giả Trần Trọng Kim đã nêu lên ba chủ điểm lịch sử mà từ trước tới nay vẫn là những vấn đề chưa có giải đáp chính thức:
- Mốc thời gian được định nghĩa cho sự khởi đầu nền tự chủ
- Tình hình chuyển hóa từ mô hình địa phương rời rạc sang mô hình nhà nước tập quyền
- Sự hiện diện của văn hóa Phật giáo trong hệ thống chính trị mới.
- Xin trân trọng giới thiệu!