CÁC NHÀ KHẢO CỔ PHÁT HIỆN CÔNG XƯỞNG CHẾ TÁC CÔNG CỤ ĐÁ LỬA GẦN 7.000 NĂM (THỜI KÌ ĐỒ ĐỒNG ) GẦN BELOGRADETS Ở MIỀN BẮC BULGARIA



Các hạch đá lửa gần 7.000 năm tuổi và phế thải sản xuất từ xưởng chế tác đá lửa Thời kỳ Đồng sớm  phát hiện gần Belogradets, Quận Varna, Đông Bắc Bulgaria, được trưng bày trong Triển lãm Khảo cổ học Bulgaria 2020 tại Viện Quốc gia và Bảo tàng Khảo cổ học ở Sofia. Ảnh: ArchaeologyinBulgaria.com
 
Các nhà khảo cổ học trong cuộc khai quật chữa cháy công trình xây dựng Đường ống trung chuyển khí đốt tự nhiên Turkish Stream / Balkan Stream đã phát hiện một công xưởng thời tiền sử để sản xuất các công cụ đá lửa có niên đại khoảng 5.000 năm trước Công nguyên gần thị trấn Belogradets, quận Varna, thuộc Đông Bắc Bulgaria. Các phát hiện  về trung tâm chế tác đá lửa giai đoạn đầu  thời kì chuyển tiếp từ giai đoạn Đá mới sang sơ kì Kim khí phát hiện đầu thiên niên kỷ thứ 5 trước Công nguyên được giới thiệu trong Triển lãm Khảo cổ học năm 2020 của Bulgaria.
Triển lãm hàng năm tại Viện Quốc gia và Bảo tàng Khảo cổ học ở Sofia, được khai mạc vào tháng 2 năm 2021, theo truyền thống giới thiệu đến công chúng những phát hiện khảo cổ thú vị nhất trong năm trước ở Bulgaria. Cụ thể hơn, nhóm khảo cổ chỉ ra rằng trung tâm chế tác đá lửa được phát hiện gần Belogradets có niên đại trong khoảng thời kỳ chuyển tiếp từ hậu kì Đá mới sang sơ kì đồ Đồng. Vị trí của xưởng chế tạo đá lửa  gần 7.000 năm tuổi gần Belogradets ở đông bắc Bulgaria, cách bờ Biển Đen khoảng 50 km về đất liền và thành phố Varna,  nơi có kho vàng tiền sử lâu đời nhất và lớn nhất thế giới. Công xưởng sản xuất các công cụ bằng đá lửa gần Belogradets được phát hiện gần đây dường như là một phần của nền văn minh tiền sử phức tạp rộng hơn của Danube –khu vực Biển Đen. Nền văn minh đầu tiên của châu Âu từng xuất hiện từ thiên niên kỷ 5- 6 trước Công nguyên (giai đoạn chuyển tiếp giữa hậu kì Đá mới và sơ kì Đồng) và được một số học giả phương Tây gọi là “Châu Âu cũ”.

Một trung tâm chế tác công cụ đá lửa tương tự của thời kì đồ Đồng được phát hiện vào năm 2015, cũng thuộc đông bắc Bulgaria, tại thị trấn Kamenovo, Thành phố Kubrat, Quận Razgrad, cách địa điểm khảo cổ mới phát hiện này ở Belogradets khoảng 80 km về phía tây bắc. Nghiên cứu tiếp theo về công xưởng đá lửa Kamenovo có niên đại hiệu chỉnh 4.500 năm trước Công nguyên, đã phát hiện ra địa điểm này có xưởng sản xuất, và cũng dẫn đến việc phát hiện những ngôi mộ kì thú thuộc thời kỳ đồ Đồng  bao gồm cả việc chôn cất một người đàn ông cầm quyền trượng bằng đá. Trung tâm chế tác đá lửa thời tiền sử mới phát hiện này có  niên đại từ đầu thiên niên kỷ thứ 5 trước Công nguyên nằm trên Cao nguyên Stana gần thị trấn Belogradets, thành phố Vetrino, quận Varna, ở đông bắc Bulgaria. Được khai quật bởi một nhóm các nhà khảo cổ học do Victoria Petrova dẫn đầu thuộc Viện Quốc gia và Bảo tàng Khảo cổ học ở Sofia, bao gồm Evgeniya Naydenova thuộc Bảo tàng Lịch sử Oryahovo, Stanimira Taneva từ Viện Quốc gia và Bảo tàng Khảo cổ học ở Sofia, Victoria Haleva , Stoyanka Radeva, Todor Valchev từ Bảo tàng Lịch sử Khu vực Yambol, Lyubomir Todorov và Vladimir Vasilev.

Nhóm khảo cổ giải thích trong các triển lãm  năm 2020 của Bulgaria, một điều kiện tiên quyết quan trọng đối với hoạt động của trung tâm sản xuất đá lửa gần 7.000 năm tuổi gần Belogradets, Bulgaria dường như là sự phong phú của các mỏ đá lửa ở từng khu vực thuộc đông bắc Bulgaria. Các nhà khảo cổ chỉ ra rằng các khối bê tông được tìm thấy trên bề mặt của địa điểm khảo cổ này thuộc loại đá lửa đặc trưng của vùng Ludogorie rộng lớn hơn (được đặt tên theo một cao nguyên lớn hơn ở Đông Bắc Bulgaria ngày nay, ngay phía tây bắc Cao nguyên Stana, nơi địa điểm khảo cổ đã được tìm thấy.) Họ lưu ý rằng đá lửa được tìm thấy ở địa điểm cụ thể đó có thể đã được khai thác từ chính cao nguyên nơi có xưởng gần Belogradets.
 

Các hạch đá lửa gần 7.000 năm tuổi và phế thải sản xuất từ xưởng chế tác đá lửa Thời kỳ Đồng sớm  phát hiện gần Belogradets, Quận Varna, ở Đông Bắc Bulgaria, được trưng bày trong Triển lãm Khảo cổ học Bulgaria 2020 tại Viện Quốc gia và Bảo tàng Khảo cổ học ở Sofia. Ảnh: ArchaeologyinBulgaria.com


Các nhà khảo cổ đã phát hiện nguyên liệu đá lửa trong các địa tầng khác nhau cả  trong lớp khai quật thuộc hậu kì Đá mới và trên lớp bề mặt của các hố khai quật.
Nhóm nghiên cứu giải thích : “Chúng tôi đã nghiên cứu các hố có niên đại từ thời kỳ chuyển tiếp từ hậu kì Đá mới sang sơ kì đồ Đồng, hoặc giai đoạn đầu của sơ kì đồ Đồng ,” Họ cũng cho biết thêm: “Một phần của các hố này được kết nối với quá trình chế tác ban đầu các nguyên liệu đá lửa và đại diện cho hầu hết các giai đoạn của quá trình chế tác  các công cụ đá lửa." Các nhà nghiên cứu tiết lộ thêm rằng họ đã bắt gặp những khối đặc đá lửa rải rác có dấu vết của quá trình xử lý cũng như hạch đá lửa và các vết tách còn sót lại từ quá trình xử lý ban đầu xung quanh các hố thời tiền sử được đề cập. “Chúng tôi cũng đã tìm thấy các hiện vật bằng đá lửa  trong các hố này. Ở đây cũng vậy, các hạch hầu hết được  tách ra, và có những hiện vật có chiều dài lên đến 5 cm,  một số vết tách có kích thước lớn - dài tới 15 cm.

Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm thấy các phiến tước và mũi nhọn  đã được tu chỉnh, và một lượng nhỏ các phiến tước bằng đá lửa đã được tu  chỉnh,  đánh bóng.
Họ giải thích: “Một trong những hố nổi bật có chứa lượng lớn các mảnh tước đang trong quá trình tu chỉnh và các mảnh tách  có chiều dài từ 1-2 cm. Họ cũng lưu ý rằng các hố khai quật còn lại trong di chỉ công xưởng này gần  Belogradets hầu hết chứa các vụn đá lửa."
 


Quang cảnh từ phía đông nam của địa điểm xưởng chế tạo đá lửa Sơ kỳ thời đại đồ Đồng gần Belogradets, Bulgaria. (Nguồn: Victoria Petrova).
 

Bản đồ cho thấy vị trí của  trung tâm sản xuất đá lửa sơ kì đồ Đồng gần Belogradets, Quận Varna, ở Đông Bắc Bulgaria. (Nguồn: Google Maps).
 
Bên cạnh những mảnh vỡ từ quá trình chế tác đá lửa, tại di chỉ sơ kỳ Đồ Đồng, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy những mảnh gốm, bao gồm các bộ phận của bát tròn có trang trí và xương động vật.
Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra: “Một phát hiện thú vị là một hạch đá lửa lớn với lớp vỏ được bảo tồn một phần ”. Một số hạch đá lửa gần 7.000 năm tuổi, dụng cụ nạo có chuôi bằng đá lửa  và phế thải sản xuất được phát hiện tại địa điểm giai đoạn Đồ Đồng sớm ở đông bắc Bulgaria được trưng bày trong Triển lãm Khảo cổ học Bulgaria 2020 tại Viện Quốc gia và Bảo tàng Khảo cổ học ở Sofia.
         
 Người dịch: Minh Trần

Tài liệu tham khảo
http://archaeologyinbulgaria.com/2021/04/22/archaeologists-find-nearly-7000-year-old-copper-age-workshop-for-production-of-flint-tools-near-belogradets-in-northeast-bulgaria/
 
 

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên) - Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Khổ sách: 16 x 24 - Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9034853
Số người đang online: 11