
Nguồn: Kit8.net/Shutterstock
Phân tích của nhóm nghiên cứu Đại học Liverpool, dẫn đầu bởi Ts. Kabukcu về những mẫu than thức ăn cổ nhất cho thấy rằng việc nấu bữa tối của chúng ta là một thói quen của con người có từ ít nhất 70.000 năm trước.
Dr. Kabukcu cho biết: Hãy tưởng tượng những người cổ chia sẻ một bữa ăn. Theo khuôn mẫu, chúng ta hình dung mọi người đang xé nhỏ thức ăn sống hoặc có thể nướng thịt trên lửa. Nhưng nghiên cứu mới của chúng tôi cho thấy cả người Neanderthal và người Homo sapiens đều có chế độ ăn uống phức tạp bao gồm nhiều bước chuẩn bị, và có gia vị bằng việc sử dụng thực vật có vị đắng và cay.
Mức độ phức tạp về ẩm thực này chưa từng được ghi nhận trước đây đối với những người săn bắt hái lượm thời kỳ Đồ đá cũ.
Trước nghiên cứu của chúng tôi, thức ăn thực vật được biết đến sớm nhất ở Tây Nam Á đó là một địa điểm săn bắn hái lượm ở Jordan có niên đại khoảng 14.400 năm trước, theo báo cáo vào năm 2018.
Chúng tôi đã kiểm tra tàn tích thức ăn từ hai địa điểm thuộc hậu kì thời kỳ đồ Đá cũ, trải qua khoảng thời gian gần 60.000 năm, để xem chế độ ăn của những người săn bắn hái lượm đầu tiên. Bằng chứng của chúng tôi dựa trên những mảnh thức ăn thực vật đã qua chế biến ( những mẩu bánh mì và cháo bị cháy) được tìm thấy trong hai hang động. Bằng mắt thường hoặc dưới kính hiển vi năng lượng thấp, chúng trông giống như những mảnh vụn hoặc khối carbon hóa, với những mảnh hạt hợp nhất. Nhưng kính hiển vi điện tử quét cho phép chúng tôi xem chi tiết tế bào thực vật.

Kính hiển vi điện tử quét hình ảnh tàn tích thức ăn bị carbon hóa. Trái: Thức ăn giống như bánh mì được tìm thấy trong hang động Franchthi. Phải: Mảnh thức ăn giàu chất béo từ Hang Shanidar với hạt đậu hoang (Nguồn: Ceren Kabukcu).
Đầu bếp thời tiền sử
Chúng tôi đã tìm thấy những mảnh thức ăn bị carbon hóa trong hang Franchthi (Aegean, Hy Lạp) có niên đại khoảng 13.000-11.500 năm cách đây. Tại hang Franchthi, chúng tôi tìm thấy một mảnh thức ăn nghiền mịn có thể là bánh mì, bột nhão hoặc một loại cháo ngoài các loại thực phẩm xay thô, các hạt đậu.
Trong Hang Shanidar (Zagros, Kurdistan thuộc Iraq), gắn liền với người hiện đại đầu tiên khoảng 40.000 năm trước và người Neanderthal khoảng 70.000 năm trước, chúng tôi cũng tìm thấy những tàn tích thức ăn cổ. Điều này bao gồm mù tạt và hạt dẻ cười dạng hoang dại trộn vào thức ăn. Chúng tôi đã phát hiện ra những hạt cỏ dại trộn lẫn với các loại đậu trong tàn tích cháy thành than từ các cư trú của người Neanderthal. Các nghiên cứu trước đây tại Shanidar đã tìm thấy dấu vết của hạt cỏ trong cao răng của người Neanderthal.
Ở cả hai địa điểm, chúng tôi thường tìm thấy các loại hạt như đậu tằm (Vicia ervilia), cỏ đậu (Lathyrus spp) và đậu dại (Pisum spp). Những người sống trong những hang động này đã thêm hạt vào hỗn hợp được đun nóng với nước trong quá trình xay, giã hoặc nghiền hạt đã ngâm.
Phần lớn các đậu hoang dại được đặc trưng bởi hỗn hợp có vị đắng. Trong nấu ăn hiện đại, những loại đậu này thường được ngâm, đun nóng và tách vỏ (loại bỏ lớp vỏ hạt) để giảm vị đắng và chất độc của chúng. Những tàn tích thức ăn cổ mà chúng tôi tìm thấy cho thấy con người đã làm việc này hàng chục nghìn năm. Nhưng thực tế lớp vỏ hạt không bị loại bỏ hoàn toàn cho thấy những người này muốn giữ lại một chút vị đắng.

Cảnh quan hang Shanida ở Zagros, Iraqi Kurdistan. Nguồn: Chris Hunt
Những gì nghiên cứu trước đây cho thấy
Sự có mặt của mù tạt hoang, với hương vị sắc nét đặc biệt của nó, là một loại gia vị được ghi chép rõ ràng trong thời kỳ Gốm sứ (sự khởi đầu của cuộc sống làng quê ở Tây Nam Á, 8500 năm trước Công nguyên) và sau đó là các địa điểm thời kỳ đồ Đá mới trong khu vực. Các loại thực vật như hạnh nhân dại (đắng), hạt dẻ cười (giàu tanin và dầu) và trái cây dại ( đôi khi chua, đôi khi giàu tanin) phổ biến trong các tàn tích thực vật từ Tây Nam Á và Châu Âu trong thời kỳ đồ Đá cũ sau này (40.000 -10.000 năm trước). Việc đưa chúng vào các món ăn làm từ cỏ, củ, thịt, cá sẽ mang lại hương vị đặc biệt cho bữa ăn. Vì vậy, những cây này đã được ăn trong hàng chục nghìn năm trên các khu vực cách xa nhau hàng nghìn dặm. Những món ăn này có thể là nguồn gốc thực hành ẩm thực của con người.
Dựa trên bằng chứng từ thực vật được tìm thấy trong khoảng thời gian này, không còn nghi ngờ gì nữa, chế độ ăn của cả người Neanderthal và người hiện đại đầu tiên đều bao gồm các loại thực vật. Các nghiên cứu trước đây đã tìm thấy cặn thức ăn trong cao răng trên răng của người Neanderthal ở Châu Âu và Tây Nam Á, cho thấy họ đã nấu chín và ăn các loại cỏ và củ như lúa mạch dại và cây thảo dược. Tàn tích than thực vật cho thấy họ đã thu thập đậu và hạt thông.

Bếp lửa của người Neanderthal được tìm thấy tại Hang Shanidar ( Nguồn: Graeme Barker)
Tàn dư thực vật được tìm thấy trên các công cụ nghiền của hậu thời kỳ đồ Đá cũ ở châu Âu cho thấy những người hiện đại đầu tiên đã nghiền và rang hạt cỏ dại. Tàn tích từ một địa điểm thuộc thời đại hậu Đồ đá cũ ở thảo nguyên Pontic, phía đông châu Âu, cho thấy người cổ đã nghiền củ trước khi ăn. Bằng chứng khảo cổ học từ Nam Phi từ 100.000 năm trước cho thấy Homo sapiens đã sử dụng hạt cỏ dại nghiền nát.
Mặc dù cả người Neanderthal và người hiện đại đầu tiên đều ăn thực vật, nhưng điều này không thể hiện một cách nhất quán trong bằng chứng đồng vị bền từ các bộ xương, cho chúng ta biết về các nguồn protein chính của chế độ dinh dưỡng trong suốt cuộc đời cá thể. Các nghiên cứu gần đây cho thấy quần thể người Neanderthal ở châu Âu là loài ăn thịt cấp cao nhất. Các nghiên cứu cho thấy Homo sapiens dường như có chế độ ăn uống đa dạng hơn so với người Neanderthal, với tỷ lệ thực vật cao hơn. Nhưng chúng tôi chắc chắn rằng bằng chứng của chúng tôi về sự phức tạp ban đầu về ẩm thực là sự khởi đầu của nhiều phát hiện từ các địa điểm săn bắt hái lượm sớm trong khu vực.
Người dịch: Minh Tran
Tài liệu tham khảo:
https://theconversation.com/the-real-paleo-diet-new-archaeological-evidence-changes-what-we-thought-about-how-ancient-humans-prepared-food-195127

Các hạch đá lửa gần 7.000 năm tuổi và phế thải sản xuất từ xưởng chế tác đá lửa Thời kỳ Đồng sớm phát hiện gần Belogradets, Quận Varna, Đông Bắc Bulgaria, được trưng bày trong Triển lãm Khảo cổ học Bulgaria 2020 tại Viện Quốc gia và Bảo tàng Khảo cổ học ở Sofia. Ảnh: ArchaeologyinBulgaria.com
Các nhà khảo cổ học trong cuộc khai quật chữa cháy công trình xây dựng Đường ống trung chuyển khí đốt tự nhiên Turkish Stream / Balkan Stream đã phát hiện một công xưởng thời tiền sử để sản xuất các công cụ đá lửa có niên đại khoảng 5.000 năm trước Công nguyên gần thị trấn Belogradets, quận Varna, thuộc Đông Bắc Bulgaria. Các phát hiện về trung tâm chế tác đá lửa giai đoạn đầu thời kì chuyển tiếp từ giai đoạn Đá mới sang sơ kì Kim khí phát hiện đầu thiên niên kỷ thứ 5 trước Công nguyên được giới thiệu trong Triển lãm Khảo cổ học năm 2020 của Bulgaria.
Triển lãm hàng năm tại Viện Quốc gia và Bảo tàng Khảo cổ học ở Sofia, được khai mạc vào tháng 2 năm 2021, theo truyền thống giới thiệu đến công chúng những phát hiện khảo cổ thú vị nhất trong năm trước ở Bulgaria. Cụ thể hơn, nhóm khảo cổ chỉ ra rằng trung tâm chế tác đá lửa được phát hiện gần Belogradets có niên đại trong khoảng thời kỳ chuyển tiếp từ hậu kì Đá mới sang sơ kì đồ Đồng. Vị trí của xưởng chế tạo đá lửa gần 7.000 năm tuổi gần Belogradets ở đông bắc Bulgaria, cách bờ Biển Đen khoảng 50 km về đất liền và thành phố Varna, nơi có kho vàng tiền sử lâu đời nhất và lớn nhất thế giới. Công xưởng sản xuất các công cụ bằng đá lửa gần Belogradets được phát hiện gần đây dường như là một phần của nền văn minh tiền sử phức tạp rộng hơn của Danube –khu vực Biển Đen. Nền văn minh đầu tiên của châu Âu từng xuất hiện từ thiên niên kỷ 5- 6 trước Công nguyên (giai đoạn chuyển tiếp giữa hậu kì Đá mới và sơ kì Đồng) và được một số học giả phương Tây gọi là “Châu Âu cũ”.
Một trung tâm chế tác công cụ đá lửa tương tự của thời kì đồ Đồng được phát hiện vào năm 2015, cũng thuộc đông bắc Bulgaria, tại thị trấn Kamenovo, Thành phố Kubrat, Quận Razgrad, cách địa điểm khảo cổ mới phát hiện này ở Belogradets khoảng 80 km về phía tây bắc. Nghiên cứu tiếp theo về công xưởng đá lửa Kamenovo có niên đại hiệu chỉnh 4.500 năm trước Công nguyên, đã phát hiện ra địa điểm này có xưởng sản xuất, và cũng dẫn đến việc phát hiện những ngôi mộ kì thú thuộc thời kỳ đồ Đồng bao gồm cả việc chôn cất một người đàn ông cầm quyền trượng bằng đá. Trung tâm chế tác đá lửa thời tiền sử mới phát hiện này có niên đại từ đầu thiên niên kỷ thứ 5 trước Công nguyên nằm trên Cao nguyên Stana gần thị trấn Belogradets, thành phố Vetrino, quận Varna, ở đông bắc Bulgaria. Được khai quật bởi một nhóm các nhà khảo cổ học do Victoria Petrova dẫn đầu thuộc Viện Quốc gia và Bảo tàng Khảo cổ học ở Sofia, bao gồm Evgeniya Naydenova thuộc Bảo tàng Lịch sử Oryahovo, Stanimira Taneva từ Viện Quốc gia và Bảo tàng Khảo cổ học ở Sofia, Victoria Haleva , Stoyanka Radeva, Todor Valchev từ Bảo tàng Lịch sử Khu vực Yambol, Lyubomir Todorov và Vladimir Vasilev.
Nhóm khảo cổ giải thích trong các triển lãm năm 2020 của Bulgaria, một điều kiện tiên quyết quan trọng đối với hoạt động của trung tâm sản xuất đá lửa gần 7.000 năm tuổi gần Belogradets, Bulgaria dường như là sự phong phú của các mỏ đá lửa ở từng khu vực thuộc đông bắc Bulgaria. Các nhà khảo cổ chỉ ra rằng các khối bê tông được tìm thấy trên bề mặt của địa điểm khảo cổ này thuộc loại đá lửa đặc trưng của vùng Ludogorie rộng lớn hơn (được đặt tên theo một cao nguyên lớn hơn ở Đông Bắc Bulgaria ngày nay, ngay phía tây bắc Cao nguyên Stana, nơi địa điểm khảo cổ đã được tìm thấy.) Họ lưu ý rằng đá lửa được tìm thấy ở địa điểm cụ thể đó có thể đã được khai thác từ chính cao nguyên nơi có xưởng gần Belogradets.


Các hạch đá lửa gần 7.000 năm tuổi và phế thải sản xuất từ xưởng chế tác đá lửa Thời kỳ Đồng sớm phát hiện gần Belogradets, Quận Varna, ở Đông Bắc Bulgaria, được trưng bày trong Triển lãm Khảo cổ học Bulgaria 2020 tại Viện Quốc gia và Bảo tàng Khảo cổ học ở Sofia. Ảnh: ArchaeologyinBulgaria.com
Các nhà khảo cổ đã phát hiện nguyên liệu đá lửa trong các địa tầng khác nhau cả trong lớp khai quật thuộc hậu kì Đá mới và trên lớp bề mặt của các hố khai quật.
Nhóm nghiên cứu giải thích : “Chúng tôi đã nghiên cứu các hố có niên đại từ thời kỳ chuyển tiếp từ hậu kì Đá mới sang sơ kì đồ Đồng, hoặc giai đoạn đầu của sơ kì đồ Đồng ,” Họ cũng cho biết thêm: “Một phần của các hố này được kết nối với quá trình chế tác ban đầu các nguyên liệu đá lửa và đại diện cho hầu hết các giai đoạn của quá trình chế tác các công cụ đá lửa." Các nhà nghiên cứu tiết lộ thêm rằng họ đã bắt gặp những khối đặc đá lửa rải rác có dấu vết của quá trình xử lý cũng như hạch đá lửa và các vết tách còn sót lại từ quá trình xử lý ban đầu xung quanh các hố thời tiền sử được đề cập. “Chúng tôi cũng đã tìm thấy các hiện vật bằng đá lửa trong các hố này. Ở đây cũng vậy, các hạch hầu hết được tách ra, và có những hiện vật có chiều dài lên đến 5 cm, một số vết tách có kích thước lớn - dài tới 15 cm.
Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm thấy các phiến tước và mũi nhọn đã được tu chỉnh, và một lượng nhỏ các phiến tước bằng đá lửa đã được tu chỉnh, đánh bóng.
Họ giải thích: “Một trong những hố nổi bật có chứa lượng lớn các mảnh tước đang trong quá trình tu chỉnh và các mảnh tách có chiều dài từ 1-2 cm. Họ cũng lưu ý rằng các hố khai quật còn lại trong di chỉ công xưởng này gần Belogradets hầu hết chứa các vụn đá lửa."

Quang cảnh từ phía đông nam của địa điểm xưởng chế tạo đá lửa Sơ kỳ thời đại đồ Đồng gần Belogradets, Bulgaria. (Nguồn: Victoria Petrova).

Bản đồ cho thấy vị trí của trung tâm sản xuất đá lửa sơ kì đồ Đồng gần Belogradets, Quận Varna, ở Đông Bắc Bulgaria. (Nguồn: Google Maps).
Bên cạnh những mảnh vỡ từ quá trình chế tác đá lửa, tại di chỉ sơ kỳ Đồ Đồng, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy những mảnh gốm, bao gồm các bộ phận của bát tròn có trang trí và xương động vật.
Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra: “Một phát hiện thú vị là một hạch đá lửa lớn với lớp vỏ được bảo tồn một phần ”. Một số hạch đá lửa gần 7.000 năm tuổi, dụng cụ nạo có chuôi bằng đá lửa và phế thải sản xuất được phát hiện tại địa điểm giai đoạn Đồ Đồng sớm ở đông bắc Bulgaria được trưng bày trong Triển lãm Khảo cổ học Bulgaria 2020 tại Viện Quốc gia và Bảo tàng Khảo cổ học ở Sofia.
Người dịch: Minh Trần
Tài liệu tham khảo
http://archaeologyinbulgaria.com/2021/04/22/archaeologists-find-nearly-7000-year-old-copper-age-workshop-for-production-of-flint-tools-near-belogradets-in-northeast-bulgaria/

Một thợ lặn mang một mẩu cột gỗ lên mặt nước (ngày 22 tháng 4 năm 2021) ( nguồn: Keystone / Urs Flueeler)
Các nhà khảo cổ lần đầu tiên tìm thấy dấu vết của một ngôi làng ven hồ thời kỳ đồ Đồng trong lòng hồ Lucerne. Phát hiện này cho thấy thành phố Lucerne đã có dân cư cách đây 3.000 năm. Các nhà nghiên cứu cho biết ngôi làng này sớm hơn 2.000 năm so với suy nghĩ trước đây. Dấu vết cư trú (hoặc nhà sàn) được làm rõ khi đặt một đường ống trong khu vực bến cảng tự nhiên. Các tàn tích được tìm thấy bởi các nhà khảo cổ học dưới nước khoảng 4 mét dưới mặt nước.
Điều này cuối cùng đã khẳng định giả thuyết: “trong thời gian trước đó, lưu vực hồ Lucerne là một khu vực định cư thích hợp, ”một tuyên bố của bang Lucerne.
Bằng chứng cư trú

Một thợ lặn thuộc khoa khảo cổ học dưới nước, đại học Zurich làm việc trong Hồ Lucerne (nguồn: Unterwasserarchäologie UWAD Zürich/Canton Lucerne)
Các nhà khảo cổ đã tìm kiếm bằng chứng cư trú trong một thời gian, nhưng bị cản trở bởi một lớp bùn dày dưới đáy hồ. Tuy nhiên, công việc trên đường ống đã tiết lộ khoảng 30 cọc gỗ hoặc cột nhà thời tiền sử và 5 mảnh gốm. Gỗ và đồ gốm đã được giám định và xác định niên đại vào cuối thời đại đồ Đồng, khoảng 1.000 năm trước Công nguyên.

Ấn tượng của một nghệ sĩ về cuộc sống tại một ngôi làng nhà sàn vùng Lucerne (Nguồn: Joe Rohrer / Canton of Lucerne)
Phát hiện này trùng với dịp kỷ niệm 10 năm những ngôi nhà sàn ven hồ thời tiền sử ở các quốc gia Alpine - bao gồm cả Thụy Sĩ - được Unesco công nhận là Di sản Thế giới.
Tổng cộng, 111 trong số các địa điểm quan trọng nhất của 6 quốc gia đã được ghi nhận di sản Thế giới . Trong số này, 56 địa điểm thuộc Thụy Sĩ
UNESCo mô tả nhóm của các dấu vết cư trú là "một trong những nguồn quan trọng nhất để nghiên cứu về các xã hội nông nghiệp sơ khai trong khu vực này".
Người dịch: Minh Trần
Tài liệu tham khảo
https://www.swissinfo.ch/eng/culture/bronze-age-village-found-under-swiss-lake/46559866

Đây là một trong những phát hiện đặc biệt nhất thời kỳ Đồ Đồng của Thụy Điển. Nguồn AFP
Khoảng 50 vật dụng được tìm thấy như vòng cổ, vòng tay và ghim cài quần áo. Nhà bản đồ học, Thomas Karlsson, cho biết "Đầu tiên, tôi nghĩ đó có thể là một chiếc đèn, nhưng khi nhìn kỹ hơn, tôi thấy đó là đồ trang sức cũ". Các nhà khảo cổ học Thụy Điển cho biết rất hiếm khi tìm thấy một khối tích trữ như vậy trong một khu rừng. Các bộ lạc cổ thường để lại những lễ vật như vậy ở các con sông hoặc vùng đầm lầy. Kho báu này nằm trên nền rừng, cạnh những tảng đá. Người ta cho rằng một hoặc nhiều động vật đã làm xáo trộn đất mặt, khiến nhiều vật dụng bị lộ ra. Chúng có niên đại từ 750 đến 500 năm trước Công nguyên.

Các chuyên gia cho rằng các đồ trang sức này được làm cho một hoặc nhiều phụ nữ ở tầng lớp cao: Nguồn EPA
Tờ báo địa phương Goteborgs-Posten đưa tin, Ông Karlsson cho biết ông đã phát hiện ánh kim loại khi nhìn xuống bản đồ mà ông đang làm. Lúc đầu ông nghĩ những đồ trang sức là giả, vì chúng trong tình trạng rất tốt. Sau đó, ông gửi email cho một nhà khảo cổ học địa phương trong khi đang uống cà phê trong rừng. Khu rừng này gần thị trấn Alingsas, khoảng 48km về phía đông bắc Gothenburg. Các nhà khảo cổ mô tả nó giống như một "kho" được tìm thấy - tức là một khu tích trữ cố tình được để lại như một món quà dâng lên thần linh hoặc các vị thần, hoặc để dành cho cuộc sống sau khi chết.

Khu rừng nơi tìm thấy kho báu Đồng (nguồn JOHANNA LEGA / VGREGION)
Giáo sư Johan Ling, giảng viên khảo cổ học tại Đại học Gothenburg, cho biết đồ trang sức "được bảo quản cực kỳ tốt". "Hầu hết các món đồ có thể liên quan đến một phụ nữ, hoặc những phụ nữ có địa vị cao” trích dẫn bởi báo Goteborgs-Posten. Kho báu này bao gồm một loại gậy dùng để thúc ngựa, trước đây được tìm thấy ở nước láng giềng Đan Mạch, nhưng không phải ở Thụy Điển. Luật pháp Thụy Điển yêu cầu bất kỳ ai tìm thấy các cổ vật như vậy phải thông báo cho cảnh sát hoặc chính quyền địa phương, vì chúng được coi là tài sản quốc gia. Sau đó, Hội đồng Di sản Quốc gia Thụy Điển sẽ quyết định phần thưởng nào nếu có, cho người tìm thấy. Ông Karlsson nói rằng một phần thưởng "sẽ là rất tốt, nhưng nó không quan trọng lắm đối với tôi. "Thật vui khi được khám phá lịch sử. Chúng ta biết quá ít về thời đại đó, bởi vì không có nguồn tài liệu viết nào."
Ở Scandinavia, Thời đại Đồ Đồng kéo dài từ khoảng 1700 trước Công nguyên năm đến 500 năm trước Công nguyên, khi nó nhường chỗ cho Thời kỳ Đồ Sắt. Thời đại Đồ Sắt tiếp tục cho đến khoảng năm 800 sau Công nguyên, khi Thời đại Viking bắt đầu. Pernilla Morner, một chuyên gia về cổ vật vùng Vastra Gotaland cho biết "không phải kể từ khi những chiếc khiên bằng đồng từ Froslunda được khai quật ở một cánh đồng thuộc Skaraborg vào giữa những năm 1980, một phát hiện thú vị từ Thời kỳ Đồ Đồng được thực hiện ở Thụy Điển". VGRfokus, một trang tin tức về Vastra Gotaland, cho biết một nhóm các nhà khảo cổ học Gothenburg hiện đang điều tra chi tiết về địa điểm này.

Đây được cho là một vòng cổ chân, tương tự như vòng cổ Celtic torcs Nguồn: MATS HELLGREN / VGREGION

Một chiếc ghim bằng đồng cho áo choàng (nguồn: MATS HELLGREN / VGREGION)
Người dịch: Minh Trần
Tài liệu tham khảo
https://www.bbc.com/news/world-europe-56943432
Một nhóm nghiên cứu từ Khoa Tiền sử, Khảo cổ học và Lịch sử Cổ đại của Đại học Valencia lần đầu tiên sử dụng phương pháp phân tích các nguyên tố đất hiếm để tìm ra hoạt động của con người trong một hang động thời tiền sử. Thông qua việc phân tích các địa tầng khảo cổ, bằng các phương pháp hóa học, người ta có thể giải thích được sự chiếm cư và sử dụng Hang Cocina (Dos Aguas). Trước đây, nhóm Hoá Khảo cổ đã thử nghiệm phương pháp này trong các trầm tích ở Ethiopia hoặc Tanzania.

Nguồn (Đại học Valencia, Tây Ban Nha)
Các nguyên tố đất hiếm là các nguyên tố hóa học phổ biến trong vỏ trái đất có tầm quan trọng như một nguồn tài nguyên chiến lược ngày càng tăng trong những năm gần đây, vì chúng rất cần thiết cho sự phát triển của công nghệ mới. Gianni Gallello, chủ nhiệm công trình, chuyên về phân tích việc sử dụng các loại đất hiếm như một chỉ số cho hoạt động của con người.
Một nhóm nghiên cứu đa ngành do Gallello dẫn đầu, bao gồm các nhà nghiên cứu từ Khoa Tiền sử, Khảo cổ học và Lịch sử Cổ đại, Khoa Hóa Khảo cổ (ArchaeChemis), cùng với các chuyên gia từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Anh và Đại học California (Santa Barbara), lần đầu tiên sử dụng phương pháp phân tích các nguyên tố này để nghiên cứu hoạt động của con người ở một địa điểm thời tiền sử.
Gallello giải thích: “Để xác định những nguyên tố này, quang phổ khối được sử dụng từ các mẫu trầm tích khảo cổ, được phân huỷ bằng dung dịch axit, sau đó có thể nghiên cứu tỷ lệ và nồng độ của chúng”. Phân tích này trên các trầm tích khảo cổ đã được phát triển trong khuôn khổ của đơn vị đa ngành Hoá Khảo cổ trong suốt 10 năm qua và đã được thử nghiệm ở Ethiopia, Tanzania hoặc Vall del Serpis (Alicante).
Nghiên cứu trên được xuất bản trên Boreas, một trong những tạp chí khoa học quốc tế quan trọng nhất trong nghiên cứu Đệ tứ, đề cập đến thông tin về một địa điểm thời tiền sử, Hang Cocina (Dos Aguas), được khai quật gần đây bởi Đại học Valencia và SIP (Bảo tàng Tiền sử của Valencia) dưới sự chỉ đạo của Oreto Garcia Puchol, Sarah McClure và Joaquim Juan Cabanilles. Sự có mặt trong một thời gian dài của con người (8.500 - 4.000 năm trước Công nguyên) chủ yếu bao gồm bằng chứng về các hoạt động liên quan đến săn bắn, hái lượm và chăn nuôi gia súc.
Gianni Gallello, Đại học York cho biết:
“Trong nghiên cứu này, các yếu tố đất hiếm và thông tin địa tầng đã được sử dụng cùng với các mốc đánh dấu khảo cổ khác. Do đó, nồng độ và tỷ lệ của các nguyên tố này rất phù hợp với cách giải thích của khảo cổ học. Các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng các vùng đất có thể rất hữu ích trong việc xác định xem liệu sự hình thành của đất hoặc các địa tầng khảo cổ có liên quan đến các quá trình tự nhiên hay các hoạt động của con người hay không ”.
Nguồn tham khảo:
https://archaeologynewsnetwork.blogspot.com/2021/05/chemical-analysis-of-rare-soils-used-to.html
Người dịch: Minh Trần

Nguồn (Đại học Valencia, Tây Ban Nha)
Các nguyên tố đất hiếm là các nguyên tố hóa học phổ biến trong vỏ trái đất có tầm quan trọng như một nguồn tài nguyên chiến lược ngày càng tăng trong những năm gần đây, vì chúng rất cần thiết cho sự phát triển của công nghệ mới. Gianni Gallello, chủ nhiệm công trình, chuyên về phân tích việc sử dụng các loại đất hiếm như một chỉ số cho hoạt động của con người.
Một nhóm nghiên cứu đa ngành do Gallello dẫn đầu, bao gồm các nhà nghiên cứu từ Khoa Tiền sử, Khảo cổ học và Lịch sử Cổ đại, Khoa Hóa Khảo cổ (ArchaeChemis), cùng với các chuyên gia từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Anh và Đại học California (Santa Barbara), lần đầu tiên sử dụng phương pháp phân tích các nguyên tố này để nghiên cứu hoạt động của con người ở một địa điểm thời tiền sử.
Gallello giải thích: “Để xác định những nguyên tố này, quang phổ khối được sử dụng từ các mẫu trầm tích khảo cổ, được phân huỷ bằng dung dịch axit, sau đó có thể nghiên cứu tỷ lệ và nồng độ của chúng”. Phân tích này trên các trầm tích khảo cổ đã được phát triển trong khuôn khổ của đơn vị đa ngành Hoá Khảo cổ trong suốt 10 năm qua và đã được thử nghiệm ở Ethiopia, Tanzania hoặc Vall del Serpis (Alicante).
Nghiên cứu trên được xuất bản trên Boreas, một trong những tạp chí khoa học quốc tế quan trọng nhất trong nghiên cứu Đệ tứ, đề cập đến thông tin về một địa điểm thời tiền sử, Hang Cocina (Dos Aguas), được khai quật gần đây bởi Đại học Valencia và SIP (Bảo tàng Tiền sử của Valencia) dưới sự chỉ đạo của Oreto Garcia Puchol, Sarah McClure và Joaquim Juan Cabanilles. Sự có mặt trong một thời gian dài của con người (8.500 - 4.000 năm trước Công nguyên) chủ yếu bao gồm bằng chứng về các hoạt động liên quan đến săn bắn, hái lượm và chăn nuôi gia súc.
Gianni Gallello, Đại học York cho biết:
“Trong nghiên cứu này, các yếu tố đất hiếm và thông tin địa tầng đã được sử dụng cùng với các mốc đánh dấu khảo cổ khác. Do đó, nồng độ và tỷ lệ của các nguyên tố này rất phù hợp với cách giải thích của khảo cổ học. Các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng các vùng đất có thể rất hữu ích trong việc xác định xem liệu sự hình thành của đất hoặc các địa tầng khảo cổ có liên quan đến các quá trình tự nhiên hay các hoạt động của con người hay không ”.
Nguồn tham khảo:
https://archaeologynewsnetwork.blogspot.com/2021/05/chemical-analysis-of-rare-soils-used-to.html
Người dịch: Minh Trần

Địa điểm khai quật Grotta La Sassa - Angelica Ferracci. (Nguồn: Đại học Tartu).
Một nghiên cứu mới trên tạp chí Current Biology từ Viện Di truyền của Đại học Tartu, Estonia đã làm sáng tỏ về tiền sử di truyền của các quần thể dân số hiện đại ở Ý thông qua việc phân tích các di cốt người cổ trong quá trình chuyển tiếp từ thời kì đồ Đá sang đồ Đồng khoảng 4.000 năm trước. Việc phân tích bộ gen của các mẫu cổ đã cho phép các nhà nghiên cứu Estonia, Ý và Anh xác định được sự xuất hiện của thành phần tổ tiên có liên quan đến Thảo nguyên cách đây 3.600 năm ở miền Trung Ý, đồng thời phát hiện ra những thay đổi trong tục mai táng và cấu trúc họ hàng trong quá trình chuyển tiếp này.
Trong những năm gần đây, lịch sử di truyền của người cổ đã được nghiên cứu rộng rãi, tập trung vào các cuộc di cư và định cư của con người xung quanh khu vực Âu-Á. Tuy nhiên, lịch sử di truyền của các cư dân cổ từ Bán đảo Ý trong quá trình chuyển tiếp từ thời kỳ đồ Đá sang đồ Đồng vào khoảng 4.000 năm trước vẫn chưa được làm rõ. Các nhà nghiên cứu từ Viện Di truyền của Đại học Tartu phối hợp với các trường đại học ở Ý và Anh đã thu thập các di cốt người từ Bán đảo Ý và tạo ra các bộ gen cổ trong phòng thí nghiệm ADN cổ tại Đại học Tartu, Estonia.
Tina Saupe từ Viện Genomics, tác giả chính của nghiên cứu cho biết:
"Đối với nghiên cứu, chúng tôi đã trích xuất ADN cổ của 50 cá thể thuộc 4 địa điểm khảo cổ nằm ở khu vực Đông Bắc và Trung Ý có niên đại thuộc thời kỳ đồ hậu kì Đá mới , sơ kỳ đồ đồng và thời đại đồ đồng. Chúng tôi có thể tạo ra số liệu gen súng bắn gen toàn bộ hệ gen đầu tiên của người Ý cổ giai đoạn đồ Đồng và nghiên cứu sự xuất hiện của thành phần tổ tiên có liên quan đến Thảo nguyên ở Bán đảo Ý.
Thành phần di truyền này, cuối cùng tìm ra nguồn gốc của nó ở Thảo nguyên Pontic-Caspian, một vùng đất nằm giữa Biển Đen và Biển Caspi, và rất phổ biến ở Trung và Bắc Âu. Nó cũng xuất hiện ở những cư dân Ý thời kỳ đồ Đồng mà chúng tôi đã xem xét kỹ lưỡng và cho rằng các quần thể ở phía nam của dãy Alps đã trải qua một quá trình tiến hóa tương tự ".
Để phân tích di truyền, chúng tôi đã sử dụng một tập dữ liệu tham khảo bao gồm các cá thể từ Bán đảo Ý, Sicily và Sardinia có niên đại từ thời kỳ đồ Đá mới đến thời kỳ đồ Sắt. Chúng tôi quyết định nghiên cứu toàn bộ bộ gen mới với dữ liệu có sẵn để có cái nhìn sâu sắc hơn về những thay đổi di truyền và dân số học của quá trình chuyển tiếp quan trọng này, nhưng cũng để hiểu tác động của nó trong những thế kỷ tiếp theo ", đồng tác giả Francesco Montinaro từ cùng một tổ chức và từ Đại học Bari, Ý. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các mẫu có niên đại thuộc thời kỳ đồ Đá mới và thời kỳ đồ chuyển tiếp từ Đá sang Đồng, ở Bán đảo Ý giống với nông dân sơ kì đồ Đá mới ở Đông Âu và Anatoli hơn là với nông dân Tây Âu, điều này mở ra khả năng những lịch sử khác nhau cho hai nhóm người thời kì Đá mới ở Châu Âu.

Bản đồ - Eugenio Israel Chávez Barreto. Nguồn: (Eugenio Israel Chávez Barreto)
Luca Pagani, Phó giáo sư Viện Di truyền và Đại học Padova- đồng tác giả cao cấp của công trình này chỉ ra:
“Do sự phân bố địa lý của các địa điểm khảo cổ của các bộ gen mới được mới được tạo ra và được công bố, chúng tôi có thể xác định niên đại của sự xuất hiện của thành phần tổ tiên liên quan đến Thảo nguyên ít nhất ~ 4.000 năm trước ở Bắc Ý và ~ 3.600 năm trước ở Trung Ý. Chúng tôi không tìm thấy thành phần trong các cá thể có niên đại từ thời kỳ đồ đá mới và đồ đá cũ, nhưng ở các cá thể có từ thời kỳ Đồ Đồng sớm và tăng dần theo thời gian ở các cá thể có từ thời đại Đồ Đồng."
Christiana L. Scheib, trưởng nhóm nghiên cứu ADN cổ tại Viện Di truyền và là tác giả chính cho biết: “Ngoài ra, chúng tôi có thể tìm thấy thay đổi trong phương thức mai táng tương quan với sự thay đổi mối quan hệ giữa các cá thể ở hai trong các địa điểm này, nhưng chúng tôi không tìm thấy bất kỳ thay đổi nào về kiểu hình của người Ý cổ trong quá trình chuyển tiếp này".
Cristian Capelli (Đại học Parma), đồng tác giả của nghiên cứu này cho biết:
“Thật đáng chú ý khi thấy dự án này phát triển theo thời gian và cách giải thích kết quả thay đổi như thế nào khi các mẫu từ miền Trung nước Ý được thêm vào nhờ sự hợp tác với các trường đại học Oxford, Durham, Groningen và Rome Tor Vergata”.
Scheib nói:
“Những kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra rằng cấu trúc di truyền của các cư dân cổ từ Bán đảo Ý đã thay đổi theo sự di chuyển và định cư của con người kể từ thời Đá mới. Kiến thức này khai sáng về nguồn gốc di truyền của loài người và cho phép lập kế hoạch cho các nghiên cứu sâu hơn bao gồm việc lấy mẫu nhiều hơn về các cá thể từ thời kỳ đồ Sắt và đế chế La Mã, "
group and le N của chúng tôi và cho phép lập kế hoạch cho các nghiên cứu sâu hơn bao gồm việc lấy mẫu dày đặc hơn các cá thể có từ thời kỳ đồ sắt và đế chế La Mã, "Scheib nói. hững kết quả của nghiên cứu này đã chỉ ra rằng cấu trúc di truyền của các cá thể cổ đại từ Bán đảo Ý đã thay đổi theo sự di chuyển và định cư của con người kể từ thời đồ đá mới. Kiến thức này khai sáng cho chúng tôi về nguồn gốc di truyền của chúng tôi và cho phép lập kế hoạch cho các nghiên cứu sâu hơn bao gồm việc lấy mẫu dày đặc hơn các cá thể có từ thời kỳ đồ sắt và đế chế La Mã, "Scheib nói. ading Những kết quả của nghiên cứu này đã chỉ ra rằng cấu trúc di truyền của các cá thể cổ đại từ Bán đảo Ý
Người dịch: Minh Tran
Nguồn tham khảo:
https://phys.org/news/2021-05-bronze-age-migrations-societal-genomic.html
Làm thế nào những người sống trong thời kỳ Đồ Đồng quản lý tài chính của họ trước khi tiền trở nên phổ biến? Các nhà nghiên cứu từ Đại học Gottingen và Rome đã phát hiện rằng các phế liệu đồng được tìm thấy trong các kho chứa ở châu Âu được lưu hành như một loại tiền tệ. Những mảnh phế liệu này - bao gồm kiếm, rìu và đồ trang sức bị vỡ thành nhiều mảnh - được sử dụng làm tiền mặt vào cuối thời kỳ Đồ Đồng (1350-800 trước Công nguyên) và trên thực tế tuân theo một hệ thống trọng lượng được sử dụng trên khắp châu Âu. Nghiên cứu này cho thấy điều này rất giống với 'thị trường toàn cầu' của chúng ta đã phát triển trên khắp khu vực Tây Âu – Á từ việc người dân thường sử dụng phế liệu hàng ngày để thay tiền mặt khoảng 1000 năm trước khi bắt đầu các nền văn minh cổ điển. Kết quả đã được công bố trên Tạp chí Khoa học Khảo cổ học.

Tiền thời kỳ Đồ Đồng trên khắp châu Âu: Những mảnh vụn kim loại từ 'túi lính' của
Chiến trường cuối thời đại Đồ Đồng ở Thung lũng Tollensee, Mecklenburg-Vorpommern
[Nguồn: Volker Minkus, bản quyền Thomas Terberger]
Nghiên cứu này đã phân tích khoảng 2.500 hiện vật và mảnh vỡ bằng kim loại trong số hàng nghìn kho chứa mảnh vỡ từ cuối thời kỳ Đồ Đồng, theo thời gian, đã được khai quật ở Trung Âu và Ý. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một kỹ thuật thống kê có thể xác định xem một mẫu phép đo có phải là do một hệ thống cơ bản hay không. Ví dụ, kỹ thuật này có thể phát hiện, nếu các đối tượng được phân tích là bội số của một đơn vị trọng lượng.
Phân tích của các nhà nghiên cứu cung cấp kết quả rất quan trọng đối với các mảnh vỡ và các phế liệu, có nghĩa là những vật thể kim loại này được cố ý phân mảnh để đáp ứng trọng lượng định trước. Các phân tích xác nhận rằng đơn vị trọng lượng quy định khối lượng của kim loại là cùng một đơn vị được biểu thị trong các quả cân của châu Âu cùng thời kỳ. Các nhà nghiên cứu kết luận những mảnh vụn này được sử dụng làm tiền, và việc phân mảnh các đồ vật bằng đồng nhằm mục đích thu được 'tiền lẻ' hoặc tiền mặt.

Phân tích toán học về các quả cân (như quả cân thời kỳ Đồ Đồng ở miền nam nước Ý
hiển thị ở đây) và phế liệu kim loại ở Ý và Trung Âu cho thấy rằng đơn vị trọng lượng (shekel)
phù hợp với trọng lượng của phế liệu kim loại. Điều này cho thấy rằng chúng đã được sử dụng như một
tiền tệ trên toàn châu Âu. (thang chia độ = 3 cm) [Nguồn:: N Ialongo]
Thương mại thời tiền sử thường được hình dung như một hệ thống nguyên thủy dựa trên trao đổi hàng hóa và tặng phẩm, với tiền xuất hiện như một loại cột mốc tiến hóa trong quá trình hình thành các xã hội nhà nước phương Tây. Nghiên cứu thách thức quan điểm này bằng cách đưa ra khái niệm: tiền là một quy ước từ dưới lên chứ không phải là một quy định từ trên xuống.
Trong thời đại Đồ Đồng ở khu vực Tây Âu – Á, tiền xuất hiện trong bối cảnh chính trị - xã hội, trong đó các thể chế công không tồn tại (như trường hợp ở châu Âu) hoặc không quan tâm đến việc thực thi bất kỳ loại chính sách tiền tệ nào (như ở Lưỡng Hà). Trên thực tế, tiền đã phổ biến và được sử dụng như nhu cầu cơ bản hàng ngày ở mọi tầng lớp dân cư.

Bản đồ cho thấy sự lan rộng của công nghệ cân ở Châu Âu thời kỳ Đồ Đồng (khoảng 2300-800 trước Công nguyên). [Nguồn: : N Ialongo]
Sự lan rộng của việc sử dụng phế liệu kim loại để làm tiền mặt đã xảy ra trong bối cảnh hình thành thị trường toàn cầu ở khu vực Tây Âu - Á. Tiến sĩ Nicola Ialongo, Viện Tiền sử và Sơ Sử của Đại học Gottingen giải thích: “Không có gì là 'nguyên thủy' trước tiền thân của tiền đúc, vì tiền trước tiền xu thực hiện các chức năng giống hệt như tiền hiện đại.”
Ialongo cho biết thêm, "Việc sử dụng những phế liệu kim loại này không phải là một sự phát triển bất ngờ, vì có khả năng hàng hóa dễ hỏng đã được sử dụng làm tiền tệ từ rất lâu trước khi phát hiện ra luyện kim, nhưng bước ngoặt thực sự là sự phát minh ra công nghệ cân ở khu vực Cận Đông vào khoảng năm 3000 trước Công nguyên. Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, điều này cung cấp mục tiêu có nghĩa là để định lượng giá trị kinh tế của mọi thứ và dịch vụ, hay nói cách khác là ấn định giá cả cho chúng. "
Người dịch: Minh Trần
Nguồn tham khảo: Source: University of Gottingen [May 06, 2021]
https://archaeologynewsnetwork.blogspot.com/2021/05/scrap-for-cash-before-coins.html
Chuyên gia tiến hóa Charles Darwin và những nhà nghiên cứu khác đã nhận ra mối quan hệ tiến hóa chặt chẽ giữa con người, tinh tinh và khỉ đột dựa trên các đặc điểm giải phẫu chung của chúng, đặt ra một số câu hỏi lớn: con người có mối quan hệ như thế nào với các loài linh trưởng khác, và chính xác những người cổ đầu tiên đã di chuyển như thế nào? Nghiên cứu bởi các giáo sư Đại họcTexas A&M có thể cung cấp một số câu trả lời.

Các mảnh xương của Ardi (Nguồn: Wiki Commons)
Thomas Cody Prang, trợ lí giáo sư nhân chủng học, và các đồng nghiệp đã nghiên cứu bộ xương của Ardipithecus ramidus ('Ardi'), có niên đại 4,4 triệu năm tuổi được tìm thấy ở Ethiopia. Một trong các xương bàn tay của Ardi được bảo quản đặc biệt tốt.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh hình dạng bàn tay của Ardi với hàng trăm mẫu vật bàn tay khác đại diện cho người, vượn và khỉ gần đây (được đo đạc từ các di cốt trong các bộ sưu tập bảo tàng trên khắp thế giới) để so sánh về loại hành vi vận động được sử dụng bởi các hominin sớm nhất (các hoá thạch của họ người).
Kết quả cung cấp các thông tin về cách những người cổ đầu tiên bắt đầu đi thẳng và thực hiện các chuyển động tương tự mà tất cả người hiện đại thực hiện ngày nay.
Prang cho biết: "Hình dạng xương phản ánh sự thích nghi với các thói quen hoặc lối sống cụ thể - ví dụ như sự di chuyển của các loài linh trưởng - và bằng cách vẽ các mối liên hệ giữa hình dạng xương và hành vi giữa các dạng sống, chúng ta có thể đưa ra suy luận về hành vi của các loài đã tuyệt chủng, chẳng hạn như Ardi, mà chúng ta khổng thể" trực tiếp quan sát.
"Ngoài ra, chúng tôi đã tìm thấy bằng chứng cho một 'bước nhảy' tiến hóa lớn giữa kiểu bàn tay đại diện cho Ardi và tất cả các bàn tay của hominin sau này, bao gồm cả bàn tay của loài Lucy (Bộ xương nổi tiếng 3,2 triệu năm tuổi trong tình trạng bảo quản tốt được tìm thấy ở cùng khu vực vào những năm 1970). 'Bước nhảy tiến hóa' này xảy ra vào thời điểm quan trọng khi hominin đang tiến hóa thích nghi với hình thức đi thẳng giống con người hơn và là bằng chứng sớm nhất cho việc chế tạo và sử dụng công cụ đá của hominin, chẳng hạn như các vết cắt trên hóa thạch động vật, được phát hiện. "
Prang cho biết việc Ardi đại diện cho giai đoạn sớm hơn của lịch sử tiến hóa loài người là rất quan trọng vì nó có khả năng làm rõ về loại tổ tiên mà con người và tinh tinh tiến hóa từ đó.
"Nghiên cứu của chúng tôi ủng hộ một ý tưởng cổ điển được đề xuất đầu tiên bởi Charles Darwin vào năm 1871, khi ông không có các hóa thạch hoặc chưa có đầy đủ hiểu biết về di truyền học đó là việc sử dụng bàn tay và các chi trên để chế tác đã xuất hiện ở những loài họ hàng đầu tiên của con người liên quan đến việc đi thẳng". . "Sự tiến hóa của bàn tay và bàn chân của con người có lẽ đã xảy ra theo một kiểu tương quan."
Vì Ardi là một loài cổ như vậy, nó có thể vẫn giữ được các đặc điểm về bộ xương từng có ở tổ tiên chung cuối cùng của con người và tinh tinh. Nếu điều này là đúng, nó có thể giúp các nhà nghiên cứu làm rõ hơn nguồn gốc của họ hàng loài người cũng như việc đi thẳng.
Prang nói: “ Điều này có khả năng đưa chúng ta tiến gần hơn một bước để giải thích về cách thức và lý do con người phát triển hình thức đi thẳng như thế nào”.

Hình. Sự tiến hóa của bàn tay và bàn chân hominin phản ánh sự thay đổi tiến hóa tương ứng theo hướng nâng cao khả năng thao tác và bắt buộc đi bằng hai chân (Nguồn:Thomas C. Prang, 2021)
Ông cho biết thêm: sự thay đổi lớn trong giải phẫu bàn tay giữa Ardi và tất cả các hominin sau này xảy ra vào một thời điểm, khoảng từ 4,4 đến 3,3 triệu năm trước, trùng với bằng chứng sớm nhất về việc mất ngón chân cái cầm nắm được trong quá trình tiến hóa của loài người. Điều này cũng trùng hợp với các công cụ đá sớm nhất được biết đến và các hóa thạch động vật có dấu vết cắt bằng đá để lại trên xương.
Ông cũng cho biết nó dường như đánh dấu một sự thay đổi lớn trong lối sống và hành vi của những loài họ hàng người trong khung thời gian này.
“Chúng tôi đề xuất rằng nó liên quan nhiều hơn đến sự tiến hoá về đi thẳng, cái mà làm bàn tay con người bị biến đổi bởi quá trình tiến hóa để nâng cao thao tác thủ công, có thể liên quan đến công cụ đá. Nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Science Advances (25/2/2021).
Người dịch: Minh Trần
Tài liệu tham khảo:

Các mảnh xương của Ardi (Nguồn: Wiki Commons)
Thomas Cody Prang, trợ lí giáo sư nhân chủng học, và các đồng nghiệp đã nghiên cứu bộ xương của Ardipithecus ramidus ('Ardi'), có niên đại 4,4 triệu năm tuổi được tìm thấy ở Ethiopia. Một trong các xương bàn tay của Ardi được bảo quản đặc biệt tốt.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh hình dạng bàn tay của Ardi với hàng trăm mẫu vật bàn tay khác đại diện cho người, vượn và khỉ gần đây (được đo đạc từ các di cốt trong các bộ sưu tập bảo tàng trên khắp thế giới) để so sánh về loại hành vi vận động được sử dụng bởi các hominin sớm nhất (các hoá thạch của họ người).
Kết quả cung cấp các thông tin về cách những người cổ đầu tiên bắt đầu đi thẳng và thực hiện các chuyển động tương tự mà tất cả người hiện đại thực hiện ngày nay.
Prang cho biết: "Hình dạng xương phản ánh sự thích nghi với các thói quen hoặc lối sống cụ thể - ví dụ như sự di chuyển của các loài linh trưởng - và bằng cách vẽ các mối liên hệ giữa hình dạng xương và hành vi giữa các dạng sống, chúng ta có thể đưa ra suy luận về hành vi của các loài đã tuyệt chủng, chẳng hạn như Ardi, mà chúng ta khổng thể" trực tiếp quan sát.
"Ngoài ra, chúng tôi đã tìm thấy bằng chứng cho một 'bước nhảy' tiến hóa lớn giữa kiểu bàn tay đại diện cho Ardi và tất cả các bàn tay của hominin sau này, bao gồm cả bàn tay của loài Lucy (Bộ xương nổi tiếng 3,2 triệu năm tuổi trong tình trạng bảo quản tốt được tìm thấy ở cùng khu vực vào những năm 1970). 'Bước nhảy tiến hóa' này xảy ra vào thời điểm quan trọng khi hominin đang tiến hóa thích nghi với hình thức đi thẳng giống con người hơn và là bằng chứng sớm nhất cho việc chế tạo và sử dụng công cụ đá của hominin, chẳng hạn như các vết cắt trên hóa thạch động vật, được phát hiện. "
Prang cho biết việc Ardi đại diện cho giai đoạn sớm hơn của lịch sử tiến hóa loài người là rất quan trọng vì nó có khả năng làm rõ về loại tổ tiên mà con người và tinh tinh tiến hóa từ đó.
"Nghiên cứu của chúng tôi ủng hộ một ý tưởng cổ điển được đề xuất đầu tiên bởi Charles Darwin vào năm 1871, khi ông không có các hóa thạch hoặc chưa có đầy đủ hiểu biết về di truyền học đó là việc sử dụng bàn tay và các chi trên để chế tác đã xuất hiện ở những loài họ hàng đầu tiên của con người liên quan đến việc đi thẳng". . "Sự tiến hóa của bàn tay và bàn chân của con người có lẽ đã xảy ra theo một kiểu tương quan."
Vì Ardi là một loài cổ như vậy, nó có thể vẫn giữ được các đặc điểm về bộ xương từng có ở tổ tiên chung cuối cùng của con người và tinh tinh. Nếu điều này là đúng, nó có thể giúp các nhà nghiên cứu làm rõ hơn nguồn gốc của họ hàng loài người cũng như việc đi thẳng.
Prang nói: “ Điều này có khả năng đưa chúng ta tiến gần hơn một bước để giải thích về cách thức và lý do con người phát triển hình thức đi thẳng như thế nào”.

Hình. Sự tiến hóa của bàn tay và bàn chân hominin phản ánh sự thay đổi tiến hóa tương ứng theo hướng nâng cao khả năng thao tác và bắt buộc đi bằng hai chân (Nguồn:Thomas C. Prang, 2021)
Ông cho biết thêm: sự thay đổi lớn trong giải phẫu bàn tay giữa Ardi và tất cả các hominin sau này xảy ra vào một thời điểm, khoảng từ 4,4 đến 3,3 triệu năm trước, trùng với bằng chứng sớm nhất về việc mất ngón chân cái cầm nắm được trong quá trình tiến hóa của loài người. Điều này cũng trùng hợp với các công cụ đá sớm nhất được biết đến và các hóa thạch động vật có dấu vết cắt bằng đá để lại trên xương.
Ông cũng cho biết nó dường như đánh dấu một sự thay đổi lớn trong lối sống và hành vi của những loài họ hàng người trong khung thời gian này.
“Chúng tôi đề xuất rằng nó liên quan nhiều hơn đến sự tiến hoá về đi thẳng, cái mà làm bàn tay con người bị biến đổi bởi quá trình tiến hóa để nâng cao thao tác thủ công, có thể liên quan đến công cụ đá. Nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Science Advances (25/2/2021).
Người dịch: Minh Trần
Tài liệu tham khảo:
1.https://phys.org/news/2021-02-million-year-old-skeleton-reveal-early-humans.html
2. Thomas C. Prang et al, Ardipithecus hand provides evidence that humans and chimpanzees evolved from an ancestor with suspensory adaptations, Science Advances (2021). DOI: 10.1126/sciadv.abf2474
Bản đồ thể hiện sự phát triển của Thành phố Oxford từ Thế kỷ 8 đến khoảng năm 1292, với khu Do Thái được hiển thị bằng màu xanh lam (Nguồn: Pam Manix)
Một nhóm các nhà khoa học, dẫn đầu bởi Đại học Bristol, cùng các nhà khảo cổ học từ trung tâm Khảo cổ học Oxford đã tìm thấy bằng chứng đầu tiên về một chế độ ăn kiêng tôn giáo được tiết lộ trong các mảnh gốm khai quật từ cộng đồng người Do Thái giai đoạn đầu thời trung cổ ở Oxford.
Chế độ ăn kiêng kosher là một trong những chế độ ăn kiêng lâu đời nhất được biết đến trên toàn thế giới và đối với một người Do Thái tinh ý, việc duy trì những luật ăn kiêng này (được gọi là Kashruth) là một phần cơ bản của cuộc sống hàng ngày. Đó là yếu tố quan trọng để xác định họ là người Do Thái, cả trong cộng đồng của họ và với thế giới bên ngoài.
Khu phố Do Thái của Oxford được thành lập quanh phố St. Aldates vào thế kỷ 12 và 13, sau lời mời của Tướng William đối với những người Do Thái ở miền Bắc nước Pháp đến định cư ở Anh. Cuộc khai quật gần đây thực hiện bởi trung tâm Khảo cổ Oxford tại St Aldates thuộc tâm điểm lịch sử của Oxford, đã tiết lộ bằng chứng về hai ngôi nhà, mà điều tra dân số thời Trung cổ cho rằng thuộc về hai gia đình Do Thái. Một chiếc thuộc sở hữu của Jacob f. mag. Moses hay còn gọi là Jacob's Hall - một trong những ngôi nhà tư nhân lớn nhất ở Oxford, ngôi nhà còn lại thuộc sở hữu của Elekin f. Bassina.
Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện một công trình xây dựng bằng đá, được xác định là nhà vệ sinh có niên đại vào cuối thế kỷ 11 và 12. Bộ sưu tập lớn xương động vật đáng chú ý đã xuất lộ trong khu vực khai quật nhà vệ sinh này, chủ yếu là gia cầm được thuần hoá (phần lớn là ngỗng), và hoàn toàn không có xương lợn, điều này ám chỉ một chế độ ăn kiêng. Xương cá chỉ bao gồm các loài như cá trích – đó là loài dành cho chế độ ăn kiêng kosher. Tổ hợp các loài này cho thấy một dấu hiệu chế độ ăn kiêng của người Do Thái, lần đầu tiên được xác định trong khảo cổ học động vật ở Anh và mới chỉ là lần thứ ba ở châu Âu thời Trung Cổ.

Quang cảnh khai quật tại St Aldates, Oxford, xuất lộ tháp Carfax trong nền hố khai quật (Nguồn:trung tâm Khảo cổ Oxford).
Để điều tra xem cư dân của hai ngôi nhà có ăn theo chế độ Do Thái hay không, nhóm nghiên cứu đã kết hợp phương pháp hóa học và đồng vị để xác định và định lượng phần cặn thức ăn được hấp thụ vào các bình thời Trung cổ tìm thấy tại địa điểm này.
Phát hiện của nhóm nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí Khoa học Khảo cổ và Nhân chủng học, cho thấy rằng những chiếc bình Do Thái có thể chỉ được sử dụng để nấu các loại thịt từ gia súc, cừu và dê. Hoàn toàn không có bằng chứng chế biến lợn. Tuy nhiên, việc nấu và ăn thịt lợn đã được thể hiện rõ ràng qua các đồ gốm và xương động vật từ một địa điểm đương thời bên ngoài Khu Do Thái ở Oxford (Đại học của Nữ hoàng), và từ giai đoạn Anglo-Saxon trước đó ở St Aldates.

a. Bình thuộc đồ gốm Oxford thời Trung Cổ, có lẽ được sử dụng như một nồi nấu ăn và có niên đại vào cuối thế kỷ 11 hoặc 12.
b. Bình thu nhỏ gần như hoàn chỉnh thuộc gốm thô Brill từ cấu trúc 3.1 (Nguồn: Đại học Bristol).Tác giả chính, Tiến sĩ Julie Dunne , Trường Hóa học thuộc Đại học Bristol, cho biết: "Đây là một ví dụ đáng chú ý về cách thông tin phân tử sinh học được chiết xuất từ đồ gốm thời Trung cổ và kết hợp với các tài liệu khảo cổ và xương động vật, đã cung cấp cái nhìn độc đáo về tập quán ăn kiêng 800 năm của người Do Thái . "
Đây là nghiên cứu đầu tiên về loại hình này có khả năng xác định được tập tục ăn kiêng kosher, với các thực hành nghi lễ và kiêng kị liên quan đến thực phẩm, việc sử dụng cặn thực phẩm cổ được tìm thấy trong nồi nấu đã mở đường cho các nghiên cứu tương tự trong tương lai.
Edward Biddulph, người quản lý dự án sau khai quật tại trung tâm Khảo cổ Oxford cho biết: "Kết quả của cuộc khai quật tại St Aldates và Queen Street thật đáng kinh ngạc, không chỉ tiết lộ bằng chứng khảo cổ hiếm hoi về người Do Thái thời Trung Cổ ở Anh, mà còn chứng minh giá trị to lớn của phân tích chuyên sâu kĩ lưỡng kết hợp các phát hiện truyền thống và phân tích địa tầng bằng các kỹ thuật khoa học.
Tiến sĩ Lucy Cramp, giảng viên cao cấp tại Khoa Nhân chủng học và Khảo cổ học tại Bristol, và là đồng tác giả của nghiên cứu này cho biết thêm: "Các lựa chọn chế độ ăn uống của con người dựa trên nhiều hơn sự sẵn có hoặc hàm lượng calo. Điều thực sự thú vị là làm thế nào bằng chứng về các kiểu ăn kiêng ở Oxford thời Trung Cổ cho chúng ta biết về sự đa dạng của các thực hành và tín ngưỡng văn hóa đã có trong quá khứ, cũng như ngày nay. "
Giáo sư Richard Evershed FRS, người đứng đầu Đơn vị Địa hóa Hữu cơ của Bristol và là đồng tác giả của nghiên cứu cho biết thêm: "Đây là một ví dụ đáng chú ý khác về việc chúng ta có thể tiến xa như thế nào bằng việc sử dụng khoa học khảo cổ để xác định nhiều khía cạnh cuộc sống của tổ tiên chúng ta."
Người dịch: Minh Trần
Nguồn tham khảo
https://www.eurekalert.org/pub_releases/2021-04/uob-8mp040721.php
Paper:
'Finding Oxford's medieval Jewry using organic residue analysis, faunal records and historical documents' by J. Dunne, E. Biddulph, P. Manix, T. Gillard, H. Whelton, S. Teague, C. Champness, L. Broderick, R. Nicholson, P. Blinkhorn, E. Craig-Atkins, B. Jervis, R. Madgwick, L. Cramp and R. Evershed in Archaeological and Anthropological Sciences

Một phương pháp mới cho phép chiết xuất vật liệu di truyền gần như không phá hủy từ các di cốt khảo cổ học đã được phát triển bởi một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế. Nguồn: Bảo tàng Kiss Pál (Chỉnh sửa Mester và Albert Gyrfi)
Một nhóm nghiên cứu Mỹ - Áo (Đại học Vienna, Khoa Nhân chủng học Tiến hóa và Trường Y Harvard, Khoa Di truyền), với sự hợp tác của các chuyên gia Hungary từ Đại học Eötvös Loránd, đã phát triển một phương pháp mới cho phép chiết xuất vật liệu di truyền gần như không phá hủy từ các di cốt người. Phương pháp này cho phép các nhà nhân chủng học, khảo cổ học và di truyền học tránh nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với các hiện vật có giá trị khoa học và di sản quan trọng, điều này có thể được kiểm tra đầy đủ trong các nghiên cứu trong tương lai.
Nghiên cứu sinh khảo cổ học về di cốt người và động vật từ các cuộc khai quật khảo cổ học ngày càng trở nên quan trọng trong những thập niên gần đây. Cả trong nước và quốc tế, ngoài nghiên cứu khảo cổ học và nhân học cổ điển, một số lượng đáng kể các phương pháp kiểm tra sinh học phân tử được bao gồm. Một trong những lĩnh vực quan trọng nhất là di truyền cổ. Việc nghiên cứu vật liệu di truyền của người và động vật cổ có thể giúp ích đáng kể cho cả việc phân tích quá trình tiến hóa của loài người và trả lời các câu hỏi lịch sử về các quần thể của các giai đoạn khảo cổ học sau này.
Nghiên cứu ADN cổ (aDNA) đầu tiên bắt đầu vào những năm 1980, nhưng các đột phá về phương pháp thực sự đến sau khi bước sang thiên niên kỷ này. Đây là thời kỳ mà các phương pháp giải trình tự thế hệ tiếp theo tiếp cận với nghiên cứu khảo cổ sinh học. Nhờ nghiên cứu quy mô lớn bắt đầu vào thời điểm đó, chúng ta hiện biết hơn 60% ADN của người Neanderthal được bảo quản trong nhân tế bào. Một loài người mới đã được mô tả trên cơ sở vật liệu di truyền chiết xuất từ răng và xương ngón tay tìm thấy ở Siberia, và người ta nhận ra rằng, trái với những ý kiến trước đây, người Neanderthal và người Homo sapiens hiện đại đã giao phối với nhau, để lại những dấu vết di truyền đáng kể trong các nhóm người hiện đại ở phía bắc Sahara.
Tuy nhiên, những mẫu sử dụng cho phân tích di truyền cổ có thể có mức độ phá hủy cao và do đó có thể đáng lo ngại từ quan điểm bảo tồn di sản, ngăn cản hoặc gây khó khăn cho việc lấy và thực hiện lấy mẫu.
Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế (phòng thí nghiệm Ron Pinhasi tại Đại học Vienna và phòng thí nghiệm David Reich tại Harvard) đã nhận ra vấn đề này và gần đây đã phát triển một số phương pháp lấy mẫu mới để giảm thiểu phá huỷ xương liên quan đến việc lấy mẫu. Thứ nhất, cơ sở phương pháp luận cho việc khoan vào tai trong từ đáy sọ đã được phát triển và sau đó người ta chỉ ra rằng việc sử dụng các xương nhỏ thính giác có thể làm giảm đáng kể thiệt hại khi sàng lọc trong quá trình lấy mẫu.
Nghiên cứu mới nhất, được công bố trên tạp chí Nghiên cứu Gen (Genome Research), được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu quốc tế nói trên và các nhà nghiên cứu của Khoa Nhân chủng học (Tamás Hajdu, Krisztián Kiss, Tamás Szeniczey) và Viện Khảo cổ học (Alexandra Anders, Pál Raczky ) tại Đại học Eötvös Loránd,
Tamas Hajdu, người đứng đầu nhóm nghiên cứu người Hungary, trợ lý giáo sư tại Khoa Nhân chủng học tại Đại học Eötvös Loránd, cho biết:
"Phương pháp mới này làm giảm đáng kể mức độ phá huỷ mẫu. Nó bao gồm việc hòa tan lượng ADN của chân răng, giàu chất xi măng tế bào, bằng cách ngâm nó trong một dung dịch đặc biệt. Chất lượng của mẫu thu được là không tốt bằng ADN chiết xuất từ xương tai trong, nhưng có chất lượng tương đương với vật liệu di truyền thu được bằng các phương pháp truyền thống (khoan và nghiền thành bột áp dụng trên răng).
Ưu điểm chính của phương pháp này là răng chỉ bị tổn thương ở mức tối thiểu, vẫn giữ nguyên cấu trúc của nó không chỉ về mặt hình thái mà còn về mặt mô học, trong khi thành phần hóa học không thay đổi của nó cho phép thực hiện các xét nghiệm đồng vị tiếp theo (stronti hoặc C14).
Thay đổi đáng chú ý duy nhất là màu chân răng bị phai hoặc trắng dần.
Do đó, tầm quan trọng của phương pháp lấy mẫu mới nằm ở hiệu quả phá hủy tối thiểu của nó. Nếu các răng được lấy mẫu vẫn còn nguyên vẹn, chúng có thể được tiến hành thêm các nghiên cứu về hình thái, X quang, mô học, bệnh lý miệng, đồng vị ổn định và cacbon phóng xạ. Điều này có thể đặc biệt quan trọng trong trường hợp chỉ có một vài chiếc răng còn sót lại được bảo tồn trong thời gian và địa điểm nhất định, có thể hàng chục nghìn năm tuổi, và việc lấy mẫu phá hủy chúng sẽ hoàn toàn loại trừ (làm mất) việc phân tích tiếp theo. Ngoài nghiên cứu về tiến hóa người, phương pháp luận mới này cũng có thể giúp các dự án về lịch sử dân số và tiến hóa bệnh tại Khoa Nhân chủng học và Viện Khảo cổ học, thuộc Đại học Eötvös Loránd bằng cách bảo tồn tính toàn vẹn của các mẫu. Phương pháp lấy mẫu mới này, được phát triển trong sự hợp tác quốc tế, cung cấp một cách nhìn mới về việc bảo quản hiện vật cho các cơ quan bảo tàng quốc gia và quốc tế, đồng thời cho phép tiến hành các phân tích cổ di truyền mới nhất gần như không bị há hủy.
Nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã phát triển một phương pháp lấy mẫu mới và kiểm tra tính hiệu quả của phương pháp này trên di cốt người ở một số địa điểm khảo cổ ở Hungary và nước ngoài. Tài liệu khảo cổ học Hungary có thể được tìm thấy trong các bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hungary, Bảo tàng Herman Ottó, Bảo tàng Déri và Bảo tàng Damjanich János. Phương pháp mới này được khởi xướng bởi nhóm nghiên cứu của Ron Pinhasi tại Khoa Nhân chủng học Tiến hóa, Đại học Vienna. Nền tảng phương pháp đã được nghiên cứu, và các mẫu xương và răng đã được phân tích bởi nhóm nghiên cứu của Áo và Phòng thí nghiệm của David Reich tại Khoa Di truyền, Trường Y Harvard.
Cơ sở nhân chủng học của những phát hiện trên được cung cấp bởi Khoa Nhân học tại Đại học Eötvös Loránd và Khoa Nhân học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hungary và Viện Khảo cổ học, ELKH-BTK (Tamás Hajdu, Tamás Szeniczey, Krisztián Kiss, Ildikó Pap, Kitti Köhler). Dữ liệu cơ bản về khảo cổ học của nghiên cứu (niên đại khảo cổ, phân loại văn hóa, bối cảnh khảo cổ của phát hiện) được cung cấp bởi dự án chung của các nhà nghiên cứu thuộc một số tổ chức Hungary (Viện khảo cổ học ELTE BTK: Alexandra Anders, Pál Raczky; Bảo tàng Déri: János Dani, Barbara Kolozsi, Emese Gyöngyvér Nagy; Bảo tàng Herman Otto: B. Hellebrandt Magdolna, Horváth Antónia; Viện khảo cổ ELKH BTK: Király Ágnes; Bảo tàng Damjanich János: Kovács Péter; Ásatárs Kft.)
Người dịch: Minh Trần
Tài liệu tham khảo
https://phys.org/news/2021-05-non-destructive-archaeogenetic-sampling-method.html
Trang
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9557893
Số người đang online: 17