Tác giả: Vũ Văn Quân
Nhà xuất bản: Hà Nội
Năm xuất bản: 2019
Kích thước: 16x24 cm
Số trang: 888
 
Địa bạ huyện Thanh Oai tập 1 là 1 trong 10 đầu sách trong bộ Tuyển tập địa bạ Thăng Long-Hà Nội do PGS.TS Vũ Văn Quân chủ biên. Tài liệu được dịch từ nguyên bản chữ Hán Nôm theo đơn vị hành chính cơ sở ở thời điểm lập địa bạ (1805). Các thông tin về đất đai như giáp giới, tình hình sử dụng của các loại đất của các xã, thôn thuộc huyện Thanh Oai được mô tả chi tiết trong tập sách này.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
Tác giả: Vũ Văn Quân
Nhà xuất bản: Hà Nội
Năm xuất bản: 2019
Kích thước: 16x24 cm
Số trang: 664
Địa bạ huyện Đan Phượng tập 1 là 1 trong 10 đầu sách trong bộ Tuyển tập địa bạ Thăng Long-Hà Nội do PGS.TS Vũ Văn Quân chủ biên. Tài liệu được dịch từ nguyên bản chữ Hán Nôm theo đơn vị hành chính cơ sở ở thời điểm lập địa bạ (1805). Các thông tin về đất đai như giáp giới, tình hình sử dụng của các loại đất của các xã, thôn thuộc huyện Đan Phượng được mô tả chi tiết trong tập sách này. Các địa phương được đề cập đến trong tập 1 bao gồm các tổng Dương Liễu, Đan Phượng thượng, Đắc Sở.
Xin Trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
Nhà xuất bản: Nxb Đại học Sư phạm
Năm xuất bản: 2021
Số trang: 491
 
Cuốn sách là một văn bản cổ ghi chép về 1269 thần kì được thờ cúng tại nhiều địa phương ở miền Bắc. Với những thông tin ghi chép trong văn bản gốc, kết hợp với kết quả khảo cứu cẩn trọng, công phu của hai dịch giả, tác phẩm này là một tư liệu quan tọng, công phu của hai dịch giả, tác phẩm này là một tư liệu quan trọng, có giá trị rất lớn đối với việc tìm hiểu về hệ thống thần linh của Việt Nam thời trung đại.
         Nam Việt thần kỳ hội lục thực chất là một loại văn bản thống kê, phân loại của Bắc Thành, được soạn năm 1804 theo chỉ dụ của Hoàng đế Gia Long (trị vì: 1802 – 1820) trong nỗ lực “quản giám bách thần”. Căn cứ theo nội dung, số lượng thần kì và sự phân bố thần kì trong sách này, có thể nhận định rằng, việc kiểm kê thần linh do Bắc thành thực hiện trong phạm vi địa lí của các trấn: Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương (5 nội trấn) và hai ngoại trấn Lạng Sơn, Yên Quảng. Vì thế, văn bản Nam Việt thần kỳ hội lục là một cơ hội để chúng ta có thể tìm hiểu một lát cắt (dù chỉ là một phần) của hệ thống văn hóa tín ngưỡng Việt Nam vào cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
Cùng với việc phát triển các loại hình như du lịch sinh thái, tâm linh, di tích lịch sử văn hoá … thì phát triển du lịch cộng đồng tại Quần thể danh thắng Tràng An đang dần trở thành hướng đi gắn với hai mục tiêu quan trọng, mang tính chất then chốt gắn bảo tồn Di sản với đảm bảo sinh kế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình nằm ở phía Nam của châu thổ sông Hồng, cách Hà Nội khoảng 90 km về phía Đông Nam, khu di sản thế giới có diện tích 6.226 ha và vùng đệm có diện tích khoảng 6.026 ha nằm trên địa bàn của 12 xã, phường thuộc 05 huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình. Vùng lõi Di sản tập trung các dự án du lịch và khu, điểm du lịch,với hơn 90% dân số vùng lõi Di sản. Đặc thù địa hình có nhiều núi non, sông ngòi và hang động không thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhưng đã tạo ra cảnh quan đẹp, sơn thủy hữu tình, đây chính là tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng.
Cảnh quan danh thắng Tràng An
Tràng An điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước
Tràng An điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước
Cư dân địa phương gắn bó hàng nghìn năm với vùng đất Tràng An, chứng kiến nhiều biến đổi to lớn về môi trường, cảnh quan và khí hậu đã hun đúc và hình thành nên lối ứng xử tôn trọng thiên nhiên, sống hài hòa với thiên nhiên, thích ứng một cách linh hoạt với sự thay đổi môi trường sống. Với địa hình núi non hiểm trở và hệ thống hang động xuyên thủy độc đáo đã được người xưa lợi dụng các dãy núi làm tường thành tự nhiên, dựng cung điện làm kinh đô, sau này tiếp tục sử dụng làm vùng căn cứ địa chống giặc Nguyên Mông…Truyền thống sử dụng vùng đất và ứng xử với cảnh quan tự nhiên của cư dân Tràng An đã trở thành một trong những giá trị di sản được UNESCO vinh danh.

Mùa vàng trong quần thể danh thắng Tràng An
Trước khi Quần thể danh thắng Tràng An được công nhận là Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới, nhiều gia đình rất nghèo, cuộc sống khó khăn, chỉ sống bằng nông nghiệp, chủ yếu là rồng trọt, hái lượm và nghề thủ công. Sau năm 2014, thời diểm Quần thể danh thắng Tràng An được ghi danh là Di sản Thế giới, đời sống kinh tế của người dân được cải thiện. Hiện nay, đã có trên 10.000 người tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch tại các khu, điểm du lịch, tạo sự chuyển đổi từ ngành nghề truyền thống sang các loại ngành nghề mới cụ thể như: dịch vụ đưa đón khách tại các điểm du lịch, dịch vụ mua bán hàng lưu niệm, dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng, dịch vụ thông tin hướng dẫn lữ hành, dịch vụ chụp ảnh lưu niệm, dịch vụ trải nghiệm nông nghiệp và nông thôn, dịch vụ cung cấp lương thực, thực phẩm cho các nhà hàng, khách sạn…
Du lịch cộng đồng đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương, trên cả các góc độ kinh tế - văn hóa và môi trường. Du lịch cộng đồng đã cung cấp cơ hội tạo thêm việc làm và tăng thêm thu cho cộng đồng địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, cung cấp thị trường cho hàng hoá và dịch vụ, đóng góp để bảo tồn và phát huy tài nguyên, truyền thống văn hóa của địa phương; bảo vệ môi trường tại điểm đến du lịch, nâng cao trình độ của cộng đồng địa phương và hình ảnh “Ninh Bình – Điểm đến của Di sản Thế giới”.
Trên cơ sở các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng tại các khu, điểm du lịch tại Quần thể danh thắng Tràng An, một số giải pháp cần tiếp tục thực hiện như sau:
- Ưu tiên các nguồn lực cho việc khảo sát, nghiên cứu và phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn Di sản.
- Chú trọng công tác quy hoạch ngay từ khi bắt đầu triển khai các dự án tránh ảnh hướng đến các giá trị nổi bật toàn cầu của Quần thể danh thắng Tràng An.
- Cần thiết có sự tham gia của các chuyên gia trong các dự án phát triển du lịch cộng đồng, đầu tư có bài bản, chiều sâu, trọng tâm, trọng điểm, tạo hiệu ứng lan toả và hình thành thương hiệu sản phẩm du lịch.
- Tăng cường sự phối hợp của các công ty lữ hành từ việc khảo sát, xây dựng sản phẩm phù hợp nhu cầu của du khách, từ đó tăng tính kết nối tour, tuyến du lịch, khai thác được thế mạnh của du lịch cộng đồng trong các sản phẩm du lịch.
- Duy trì và phát huy bản sắc văn hóa, tính đặc trưng văn hoá Cố đô Hoa Lư, tiếp tục tập trung đào tạo, bối dưỡng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồ nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quý
Trong các ngày từ 21-23 tháng 11, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hòa Bình đã long trọng tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa chào mừng kỷ niệm 90 năm thế giới công nhận nền "Văn hoá Hoà Bình”.
                Tham dự chuỗi sự kiện có bà Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa (Bộ VH-TT&DL). Về phía tỉnh Hòa Bình có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đông đủ các đồng chí lãnh đạo tỉnh, nguyên lãnh đạo tỉnh các thời kỳ và các đại diện ban ngành của tỉnh Hòa Bình; TS. Philippe Le Failler - Trưởng đại diện Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội, đại diện cho đại sứ quán Pháp; hai học giả nước ngoài TS. Lia Genovese (Anh); TS. Saw Chaw Yeh (Malaysia); TS. Nguyễn Gia Đối, Phó tổng biên tập Tạp chí Khảo cổ học, nguyên Quyền Viện trưởng Viện Khảo cổ học; TS. Nguyễn Việt – Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á; Nhà sử học Dương Trung Quốc – Tổng Biên tập Tạp chí Xưa và Nay. Cùng với đông đảo các nhà khoa học, khảo cổ học đã có nhiều nghiên cứu về nền văn hóa Hòa Bình đến từ Hội Khảo cổ học Việt Nam, Viện Thông tin khoa học xã hội, Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.


Khai trương trưng bày chuyên đề “Văn hoá Hoà Bình” trên đất Hoà Bình

                Chiều ngày 21/11/, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh Hòa Bình tổ chức khai trương trưng bày chuyên đề “Văn hóa Hòa Bình” trên đất Hòa Bình. Đợt trưng bày này có gần 1.000 hiện vật, 100 ảnh tài liệu và 200 đầu sách, báo tạp chí về văn hóa Hòa Bình, được chia thành 4 phần, gồm: Nữ khảo cổ học người Pháp Madelein Colani - người phát hiện và đặt tên cho nền "Văn hóa Hòa Bình”; Phân bố và đặc điểm cư dân nền Văn hóa Hòa Bình trên thế giới; Các giai đoạn phát triển của nền Văn hóa Hòa Bình; Văn hóa thời đại đá trên đất Hòa Bình.
                Qua đợt trưng bày lần này sẽ giúp cho mọi người có cái nhìn sâu hơn, rõ hơn về các văn hoá khảo cổ và nền Văn hoá Hoà Bình đã được phát hiện trên tỉnh Hoà Bình.


Trao giải Cuộc thi viết về chủ đề "90 năm nền Văn hoá Hoà Bình" trên Báo Hoà Bình

                Chiều ngày 21/11/, Báo Hoà Bình tổ chức trao giải Cuộc thi viết về chủ đề "90 năm nền Văn hoá Hoà Bình" năm 2022. Đây là cuộc thi nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 90 năm thế giới công nhận nền "Văn hoá Hoà Bình”. Sau 5 tháng phát động (1/5 - 31/10/2022), cuộc thi đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của các cấp uỷ Đảng, các cơ quan báo chí trong tỉnh, sự tham gia của nhiều tác giả, tạo hiệu ứng lan toả trong xã hội. Với trên 200 bài dự thi, cuộc thi đã lựa chọn 58 tác phẩm đăng tải trên báo in và báo điện tử Báo Hoà Bình; 28 tác phẩm chấm sơ khảo và đưa vào chung khảo. Kết quả, Ban tổ chức đã trao giải cho 14 tác phẩm, gồm 1 giải nhất, 2 giải nhì, 5 giải ba và 6 giải khuyến khích.


Tham quan di tích khảo cổ tiêu biểu về nền Văn hoá Hoà Bình tại huyện Lạc Sơn

                Sáng ngày 22/11, Ban Tổ chức Hội thảo 90 năm thế giới công nhận nền "Văn hoá Hoà Bình” tổ chức tham quan 02 di tích khảo cổ học cấp Quốc gia là hang xóm Trại, xã Tân Lập và mái đá làng Vành, xã Yên Phú ở huyện Lạc Sơn (Ảnh 3). Trong năm 2022, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình đã phối hợp với Viện Khảo cổ học, Trung tâm tiền sử Đông Nam Á khai quật hai di tích trên. Kết quả khai quật đã góp thêm tư liệu nghiên cứu mới về văn hóa Hòa Bình.


Khai trương tuyến đường mang tên nhà khảo cổ học người Pháp -Madeleine Colani tại thành phố Hoà Bình

                Chiều 22/11, UBND thành phố Hòa Bình tổ chức cắt băng khai trương tuyến đường mang tên nhà khảo cổ học người Pháp - Madeleine Colani (Ảnh 1). Tuyến đường QH7 dài 450m, rộng 35m, điểm đầu tiếp giáp bùng binh ngã năm Quảng trường Hoà Bình; điểm cuối tiếp giáp đường QH8, phường Quỳnh Lâm (TP Hòa Bình). Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 90 năm thế giới công nhận nền "Văn hóa Hòa Bình” (1932 - 2022), nhằm tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu và tôn vinh những giá trị văn hóa khảo cổ đặc sắc về một nền văn hóa thời đồ đá nổi tiếng thế giới trên quê hương Hòa Bình. Tôn vinh những đóng góp của bà M. Colani đã có công phát hiện và đặt tên cho nền "Văn hóa Hòa Bình”. Tại buổi lễ, các đại biểu đã ôn lại ý nghĩa, giá trị lịch sử của nền Văn hoá Hoà Bình và đóng góp của bà M. Colani; cắt băng khai trương tuyến đường mang tên nhà khảo cổ học người Pháp; tham quan tuyến đường và bức phù điêu nhà khảo cổ học người Pháp - M. Colani (Ảnh 2).

Công bố Quyết định của Chủ tịch nước và trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” của tỉnh Hòa Bình
                Chiều 22/11, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức trọng thể Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch nước và trao tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân”, "Nghệ nhân ưu tú” của tỉnh. Tỉnh Hòa Bình vinh dự có thêm 01 nghệ nhân nhân dân và 26 nghệ nhân ưu tú đúng dịp chào mừng ngày Di sản Việt Nam.


Tổ chức Hội thảo khoa học 90 năm nền “Văn hóa Hòa Bình”

                Sáng 23/11, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức hội thảo khoa học 90 năm nền "Văn hóa Hòa Bình" (Ảnh 4).
                Hội thảo đã nhận được 24 tham luận và các nhà khoa học đã tập trung thảo luận 3 chuyên đề: Colani và lịch sử nghiên cứu về "Văn hóa Hòa Bình”; những thành tựu mới trong nghiên cứu về "Văn hóa Hòa Bình” ở Việt Nam và trên thế giới; bảo tồn và phát huy di sản "Văn hóa Hòa Bình” (Ảnh 5).
                Phát biểu chào mừng hội thảo, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy nhận mạnh: Tỉnh Hòa Bình rất vinh dự tổ chức Hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 90 năm thế giới công nhận nền "Văn hóa Hòa Bình”. Đồng chí khẳng định: Nền "Văn hóa Hòa Bình” còn nhiều điều bí ẩn và thú vị chưa khám phá hết. Hy vọng các nhà khoa học sẽ nối dài thêm lịch sử nghiên cứu về nền văn hóa rực rỡ này, bổ sung đầy đủ điều kiện, tiêu chí phục vụ công tác xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích các cấp để các di tích tiếp tục được quan tâm đầu tư và bảo vệ tốt hơn.
 
  
           Ảnh 1  
                                      
                                        Ảnh 2


                                Ảnh 3                                                                   

                                                                                                            

                                       Ảnh 4    

 
                                 Ảnh 5
                                        

Chú thích: Ảnh 1. Lễ cắt băng khai trương tuyến đường Madeleine Colani;
Ảnh 2. Phù điêu Madeleine Colani;
Ảnh 3. Các đại biểu tham quan di tích khảo cổ học cấp quốc gia mái đá Làng Vành     
Ảnh 4.Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Hòa Bình chụp ảnh cùng các đại biểu dự hội thảo 90 văn hóa Hòa Bình;
Ảnh 5. Các đại biểu tham dự hội thảo 90 văn hóa Hòa Bình

Tin bài và ảnh: Lê Hải Đăng, Viện Khảo cổ học; Nguyễn Đỗ Đạt, Bảo tàng Hòa Bình
Sáng 23/11, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức hội thảo khoa học 90 năm nền "Văn hóa Hòa Bình". Dự hội thảo có bà Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa (Bộ VH-TT&DL). Về phía tỉnh Hòa Bình có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đông đủ các đồng chí lãnh đạo tỉnh, nguyên lãnh đạo tỉnh các thời kỳ và các đại diện ban ngành của tỉnh Hòa Bình. TS. Philippe Le Failler - Trưởng đại diện Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội, đại diện cho đại sứ quán Pháp; Và hai học giả nước ngoài TS. Lia Genovese (Anh); TS. Saw Chaw Yeh (Malaysia); TS. Nguyễn Gia Đối, Phó tổng biên tập Tạp chí Khảo cổ học, nguyên Quyền Viện trưởng Viện Khảo cổ học; TS. Nguyễn Việt – Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á; Nhà sử học Dương Trung Quốc – Tổng Biên tập Tạp chí Xưa và Nay.
                Tham dự hội thảo còn có đông đảo các nhà khoa học, khảo cổ học đã có nhiều nghiên cứu về nền Văn hóa Hòa Bình đến từ Viện Khảo cổ học, Hội Khảo cổ học Việt Nam, Viện Thông tin khoa học xã hội.
                Phát biểu chào mừng hội thảo, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy cho rằng: Tỉnh Hòa Bình rất vinh dự tổ chức Hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 90 năm thế giới công nhận nền "Văn hóa Hòa Bình”. Đồng chí khẳng định: Nền "Văn hóa Hòa Bình” còn nhiều điều bí ẩn và thú vị chưa khám phá hết. Hy vọng các nhà khoa học sẽ nối dài thêm lịch sử nghiên cứu về nền văn hóa rực rỡ này, bổ sung đầy đủ điều kiện, tiêu chí phục vụ công tác xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích các cấp để các di tích tiếp tục được quan tâm đầu tư và bảo vệ tốt hơn.
                Hội thảo đã nhận được 24 tham luận và các nhà khoa học đã tập trung thảo luận 3 chuyên đề:
                Colani và lịch sử nghiên cứu về "Văn hóa Hòa Bình”; những thành tựu mới trong nghiên cứu về "Văn hóa Hòa Bình” ở Việt Nam và trên thế giới; bảo tồn và phát huy di sản "Văn hóa Hòa Bình”. Trong đó có một số phát biểu tham luận quan trọng như: TS. Nguyễn Việt với báo cáo đề dẫn hội thảo,  Madeleine Colani và nền Văn hóa Hòa Bình của TS. Ngô Thế Long; Văn hóa Hòa Bình sau 90 năm xác lập và nghiên cứu: Những nhận thức mới và vấn đề của PGS.TS. Nguyễn Khắc Sử. Nhà sử học Dương Trung Quốc với tham luận về giá trị của nền Văn hóa Hòa Bình; PGS.TS Trình Năng Chung tham luận nội dung "Hang Phia Vài, một di tích Hòa Bình tiêu biểu ở miền núi Đông Bắc Việt Nam", TS. Lê Hải Đăng báo cáo về “Các phát hiện và nghiên cứu mới về di tích văn hóa Hòa Bình ở tỉnh Hòa Bình những năm gần đây”.
                Phát biểu bế mạc hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức hội thảo khẳng định: Hội thảo 90 năm thế giới công nhận nền "Văn hóa Hòa Bình” là sự kiện khoa học có ý nghĩa hết sức quan trọng, dịp để các nhà nghiên cứu cùng trao đổi, tiếp cận, làm sáng tỏ thêm các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Sau thời gian làm việc khẩn trương, tích cực, hiệu quả với tinh thần trách nhiệm cao, Hội thảo 90 năm thế giới công nhận nền "Văn hóa Hòa Bình” đã hoàn thành tốt các nội dung, chương trình và mục tiêu đề ra.
 

Ảnh 1: Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Hòa Bình chụp ảnh cùng các nhà khoa học tham dự hội thảo.

Ảnh 2: Các nhà khoa học tham dự Hội thảo Văn hóa Hòa Bình
 

Tin bài: Lê Hải Đăng (Viện Khảo cổ học)
Ảnh: Nguyễn Đỗ Đạt (Bảo tàng Hòa Bình)


 

Nguồn:  Kit8.net/Shutterstock  


Phân tích của nhóm nghiên cứu Đại học Liverpool, dẫn đầu bởi Ts. Kabukcu  về những mẫu than thức ăn cổ nhất cho thấy rằng việc nấu bữa tối của chúng ta là một thói quen của con người có từ ít nhất 70.000 năm trước.
Dr. Kabukcu cho biết: Hãy tưởng tượng những người cổ chia sẻ một bữa ăn. Theo khuôn mẫu, chúng ta hình dung mọi người đang xé nhỏ thức ăn sống hoặc có thể nướng thịt trên lửa. Nhưng nghiên cứu mới của chúng tôi cho thấy cả người Neanderthal và người Homo sapiens đều có chế độ ăn uống phức tạp bao gồm nhiều bước chuẩn bị, và có gia vị bằng việc sử dụng thực vật có vị đắng và cay.
Mức độ phức tạp về ẩm thực này chưa từng được ghi nhận trước đây đối với những người săn bắt hái lượm thời kỳ Đồ đá cũ.
Trước nghiên cứu của chúng tôi, thức ăn thực vật được biết đến sớm nhất ở Tây Nam Á đó là một địa điểm săn bắn hái lượm ở Jordan có niên đại khoảng 14.400 năm trước, theo báo cáo vào năm 2018.
Chúng tôi đã kiểm tra tàn tích thức ăn từ hai địa điểm thuộc hậu kì  thời kỳ đồ Đá cũ, trải qua khoảng thời gian gần 60.000 năm, để xem chế độ ăn của những người săn bắn hái lượm đầu tiên. Bằng chứng của chúng tôi dựa trên những mảnh thức ăn thực vật đã qua chế biến ( những mẩu bánh mì và cháo bị cháy) được tìm thấy trong hai hang động. Bằng mắt thường hoặc dưới kính hiển vi năng lượng thấp, chúng trông giống như những mảnh vụn hoặc khối carbon hóa, với những mảnh hạt hợp nhất. Nhưng kính hiển vi điện tử quét cho phép chúng tôi xem chi tiết tế bào thực vật.
 
 
Kính hiển vi điện tử quét hình ảnh tàn tích thức ăn bị carbon hóa. Trái: Thức ăn giống như bánh mì được tìm thấy trong hang động Franchthi. Phải: Mảnh thức ăn giàu chất béo từ Hang Shanidar với hạt đậu hoang  (Nguồn: Ceren Kabukcu).
 
Đầu bếp thời tiền sử
Chúng tôi đã tìm thấy những mảnh thức ăn bị carbon hóa trong hang Franchthi (Aegean, Hy Lạp) có niên đại khoảng 13.000-11.500 năm cách đây. Tại hang Franchthi, chúng tôi tìm thấy một mảnh thức ăn nghiền mịn có thể là bánh mì, bột nhão hoặc một loại cháo ngoài các loại thực phẩm xay thô, các hạt đậu.
Trong Hang Shanidar (Zagros, Kurdistan thuộc Iraq), gắn liền với người hiện đại đầu tiên khoảng 40.000 năm trước và người Neanderthal khoảng 70.000 năm trước, chúng tôi cũng tìm thấy những tàn tích thức ăn cổ. Điều này bao gồm mù tạt và hạt dẻ cười dạng hoang dại trộn vào thức ăn. Chúng tôi đã phát hiện ra những hạt cỏ dại trộn lẫn với các loại đậu trong tàn tích cháy thành than từ các cư trú của người Neanderthal. Các nghiên cứu trước đây tại Shanidar đã tìm thấy dấu vết của hạt cỏ trong cao răng của người Neanderthal.
 
Ở cả hai địa điểm, chúng tôi thường tìm thấy các loại hạt như đậu tằm (Vicia ervilia), cỏ đậu (Lathyrus spp) và đậu dại (Pisum spp). Những người sống trong những hang động này đã thêm hạt vào hỗn hợp được đun nóng với nước trong quá trình xay, giã hoặc nghiền hạt đã ngâm.
Phần lớn các đậu hoang dại được đặc trưng bởi hỗn hợp có vị đắng. Trong nấu ăn hiện đại, những loại đậu này thường được ngâm, đun nóng và tách vỏ (loại bỏ lớp vỏ hạt) để giảm vị đắng và chất độc của chúng. Những tàn tích thức ăn cổ  mà chúng tôi tìm thấy cho thấy con người đã làm việc này hàng chục nghìn năm. Nhưng thực tế lớp vỏ hạt không bị loại bỏ hoàn toàn cho thấy những người này muốn giữ lại một chút vị đắng.
 

Cảnh quan hang Shanida ở Zagros, Iraqi Kurdistan. Nguồn: Chris Hunt
 
 

Những gì nghiên cứu trước đây cho thấy
Sự có mặt của mù tạt hoang, với hương vị sắc nét đặc biệt của nó, là một loại gia vị được ghi chép rõ ràng trong thời kỳ Gốm sứ (sự khởi đầu của cuộc sống làng quê ở Tây Nam Á, 8500 năm trước Công nguyên) và sau đó là các địa điểm thời kỳ đồ Đá mới trong khu vực. Các loại thực vật như hạnh nhân dại (đắng), hạt dẻ cười  (giàu tanin và dầu) và trái cây dại ( đôi khi chua, đôi khi giàu tanin) phổ biến trong các tàn tích thực vật từ Tây Nam Á và Châu Âu trong thời kỳ đồ Đá cũ sau này (40.000 -10.000 năm trước). Việc đưa chúng vào các món ăn làm từ cỏ, củ, thịt, cá sẽ mang lại hương vị đặc biệt cho bữa ăn. Vì vậy, những cây này đã được ăn trong hàng chục nghìn năm trên các khu vực cách xa nhau hàng nghìn dặm. Những món ăn này có thể là nguồn gốc  thực hành ẩm thực của con người.
Dựa trên bằng chứng từ thực vật được tìm thấy trong khoảng thời gian này, không còn nghi ngờ gì nữa, chế độ ăn của cả người Neanderthal và người hiện đại  đầu tiên đều bao gồm các loại thực vật. Các nghiên cứu trước đây đã tìm thấy cặn thức ăn trong cao răng trên răng của người Neanderthal ở Châu Âu và Tây Nam Á, cho thấy họ đã nấu chín và ăn các loại cỏ và củ như lúa mạch dại và cây thảo dược. Tàn tích than thực vật cho thấy họ đã thu thập đậu và hạt thông.


Bếp lửa của người Neanderthal được tìm thấy tại Hang Shanidar ( Nguồn: Graeme Barker)
 
 
Tàn dư thực vật được tìm thấy trên các công cụ nghiền của hậu thời kỳ đồ Đá cũ ở châu Âu cho thấy những người hiện đại đầu tiên đã nghiền và rang hạt cỏ dại. Tàn tích từ một địa điểm thuộc thời đại hậu  Đồ đá cũ ở thảo nguyên Pontic, phía đông châu Âu, cho thấy người cổ đã nghiền củ trước khi ăn. Bằng chứng khảo cổ học từ Nam Phi từ 100.000 năm trước cho thấy Homo sapiens đã sử dụng hạt cỏ dại nghiền nát.
Mặc dù cả người Neanderthal và người hiện đại đầu tiên đều ăn thực vật, nhưng điều này không thể hiện một cách nhất quán trong bằng chứng đồng vị bền từ các bộ xương, cho chúng ta biết về các nguồn protein chính của chế độ dinh dưỡng trong suốt cuộc đời cá thể. Các nghiên cứu gần đây cho thấy quần thể người Neanderthal ở châu Âu là loài ăn thịt cấp cao nhất. Các nghiên cứu cho thấy Homo sapiens dường như có chế độ ăn uống đa dạng hơn so với người Neanderthal, với tỷ lệ thực vật cao hơn. Nhưng chúng tôi chắc chắn rằng bằng chứng của chúng tôi về sự phức tạp ban đầu về  ẩm thực là sự khởi đầu của nhiều phát hiện từ các địa điểm săn bắt hái lượm sớm trong khu vực.
 
Người dịch: Minh Tran
Tài liệu tham khảo:
https://theconversation.com/the-real-paleo-diet-new-archaeological-evidence-changes-what-we-thought-about-how-ancient-humans-prepared-food-195127
 
 
 
 


Các hạch đá lửa gần 7.000 năm tuổi và phế thải sản xuất từ xưởng chế tác đá lửa Thời kỳ Đồng sớm  phát hiện gần Belogradets, Quận Varna, Đông Bắc Bulgaria, được trưng bày trong Triển lãm Khảo cổ học Bulgaria 2020 tại Viện Quốc gia và Bảo tàng Khảo cổ học ở Sofia. Ảnh: ArchaeologyinBulgaria.com
 
Các nhà khảo cổ học trong cuộc khai quật chữa cháy công trình xây dựng Đường ống trung chuyển khí đốt tự nhiên Turkish Stream / Balkan Stream đã phát hiện một công xưởng thời tiền sử để sản xuất các công cụ đá lửa có niên đại khoảng 5.000 năm trước Công nguyên gần thị trấn Belogradets, quận Varna, thuộc Đông Bắc Bulgaria. Các phát hiện  về trung tâm chế tác đá lửa giai đoạn đầu  thời kì chuyển tiếp từ giai đoạn Đá mới sang sơ kì Kim khí phát hiện đầu thiên niên kỷ thứ 5 trước Công nguyên được giới thiệu trong Triển lãm Khảo cổ học năm 2020 của Bulgaria.
Triển lãm hàng năm tại Viện Quốc gia và Bảo tàng Khảo cổ học ở Sofia, được khai mạc vào tháng 2 năm 2021, theo truyền thống giới thiệu đến công chúng những phát hiện khảo cổ thú vị nhất trong năm trước ở Bulgaria. Cụ thể hơn, nhóm khảo cổ chỉ ra rằng trung tâm chế tác đá lửa được phát hiện gần Belogradets có niên đại trong khoảng thời kỳ chuyển tiếp từ hậu kì Đá mới sang sơ kì đồ Đồng. Vị trí của xưởng chế tạo đá lửa  gần 7.000 năm tuổi gần Belogradets ở đông bắc Bulgaria, cách bờ Biển Đen khoảng 50 km về đất liền và thành phố Varna,  nơi có kho vàng tiền sử lâu đời nhất và lớn nhất thế giới. Công xưởng sản xuất các công cụ bằng đá lửa gần Belogradets được phát hiện gần đây dường như là một phần của nền văn minh tiền sử phức tạp rộng hơn của Danube –khu vực Biển Đen. Nền văn minh đầu tiên của châu Âu từng xuất hiện từ thiên niên kỷ 5- 6 trước Công nguyên (giai đoạn chuyển tiếp giữa hậu kì Đá mới và sơ kì Đồng) và được một số học giả phương Tây gọi là “Châu Âu cũ”.

Một trung tâm chế tác công cụ đá lửa tương tự của thời kì đồ Đồng được phát hiện vào năm 2015, cũng thuộc đông bắc Bulgaria, tại thị trấn Kamenovo, Thành phố Kubrat, Quận Razgrad, cách địa điểm khảo cổ mới phát hiện này ở Belogradets khoảng 80 km về phía tây bắc. Nghiên cứu tiếp theo về công xưởng đá lửa Kamenovo có niên đại hiệu chỉnh 4.500 năm trước Công nguyên, đã phát hiện ra địa điểm này có xưởng sản xuất, và cũng dẫn đến việc phát hiện những ngôi mộ kì thú thuộc thời kỳ đồ Đồng  bao gồm cả việc chôn cất một người đàn ông cầm quyền trượng bằng đá. Trung tâm chế tác đá lửa thời tiền sử mới phát hiện này có  niên đại từ đầu thiên niên kỷ thứ 5 trước Công nguyên nằm trên Cao nguyên Stana gần thị trấn Belogradets, thành phố Vetrino, quận Varna, ở đông bắc Bulgaria. Được khai quật bởi một nhóm các nhà khảo cổ học do Victoria Petrova dẫn đầu thuộc Viện Quốc gia và Bảo tàng Khảo cổ học ở Sofia, bao gồm Evgeniya Naydenova thuộc Bảo tàng Lịch sử Oryahovo, Stanimira Taneva từ Viện Quốc gia và Bảo tàng Khảo cổ học ở Sofia, Victoria Haleva , Stoyanka Radeva, Todor Valchev từ Bảo tàng Lịch sử Khu vực Yambol, Lyubomir Todorov và Vladimir Vasilev.

Nhóm khảo cổ giải thích trong các triển lãm  năm 2020 của Bulgaria, một điều kiện tiên quyết quan trọng đối với hoạt động của trung tâm sản xuất đá lửa gần 7.000 năm tuổi gần Belogradets, Bulgaria dường như là sự phong phú của các mỏ đá lửa ở từng khu vực thuộc đông bắc Bulgaria. Các nhà khảo cổ chỉ ra rằng các khối bê tông được tìm thấy trên bề mặt của địa điểm khảo cổ này thuộc loại đá lửa đặc trưng của vùng Ludogorie rộng lớn hơn (được đặt tên theo một cao nguyên lớn hơn ở Đông Bắc Bulgaria ngày nay, ngay phía tây bắc Cao nguyên Stana, nơi địa điểm khảo cổ đã được tìm thấy.) Họ lưu ý rằng đá lửa được tìm thấy ở địa điểm cụ thể đó có thể đã được khai thác từ chính cao nguyên nơi có xưởng gần Belogradets.
 

Các hạch đá lửa gần 7.000 năm tuổi và phế thải sản xuất từ xưởng chế tác đá lửa Thời kỳ Đồng sớm  phát hiện gần Belogradets, Quận Varna, ở Đông Bắc Bulgaria, được trưng bày trong Triển lãm Khảo cổ học Bulgaria 2020 tại Viện Quốc gia và Bảo tàng Khảo cổ học ở Sofia. Ảnh: ArchaeologyinBulgaria.com


Các nhà khảo cổ đã phát hiện nguyên liệu đá lửa trong các địa tầng khác nhau cả  trong lớp khai quật thuộc hậu kì Đá mới và trên lớp bề mặt của các hố khai quật.
Nhóm nghiên cứu giải thích : “Chúng tôi đã nghiên cứu các hố có niên đại từ thời kỳ chuyển tiếp từ hậu kì Đá mới sang sơ kì đồ Đồng, hoặc giai đoạn đầu của sơ kì đồ Đồng ,” Họ cũng cho biết thêm: “Một phần của các hố này được kết nối với quá trình chế tác ban đầu các nguyên liệu đá lửa và đại diện cho hầu hết các giai đoạn của quá trình chế tác  các công cụ đá lửa." Các nhà nghiên cứu tiết lộ thêm rằng họ đã bắt gặp những khối đặc đá lửa rải rác có dấu vết của quá trình xử lý cũng như hạch đá lửa và các vết tách còn sót lại từ quá trình xử lý ban đầu xung quanh các hố thời tiền sử được đề cập. “Chúng tôi cũng đã tìm thấy các hiện vật bằng đá lửa  trong các hố này. Ở đây cũng vậy, các hạch hầu hết được  tách ra, và có những hiện vật có chiều dài lên đến 5 cm,  một số vết tách có kích thước lớn - dài tới 15 cm.

Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm thấy các phiến tước và mũi nhọn  đã được tu chỉnh, và một lượng nhỏ các phiến tước bằng đá lửa đã được tu  chỉnh,  đánh bóng.
Họ giải thích: “Một trong những hố nổi bật có chứa lượng lớn các mảnh tước đang trong quá trình tu chỉnh và các mảnh tách  có chiều dài từ 1-2 cm. Họ cũng lưu ý rằng các hố khai quật còn lại trong di chỉ công xưởng này gần  Belogradets hầu hết chứa các vụn đá lửa."
 


Quang cảnh từ phía đông nam của địa điểm xưởng chế tạo đá lửa Sơ kỳ thời đại đồ Đồng gần Belogradets, Bulgaria. (Nguồn: Victoria Petrova).
 

Bản đồ cho thấy vị trí của  trung tâm sản xuất đá lửa sơ kì đồ Đồng gần Belogradets, Quận Varna, ở Đông Bắc Bulgaria. (Nguồn: Google Maps).
 
Bên cạnh những mảnh vỡ từ quá trình chế tác đá lửa, tại di chỉ sơ kỳ Đồ Đồng, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy những mảnh gốm, bao gồm các bộ phận của bát tròn có trang trí và xương động vật.
Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra: “Một phát hiện thú vị là một hạch đá lửa lớn với lớp vỏ được bảo tồn một phần ”. Một số hạch đá lửa gần 7.000 năm tuổi, dụng cụ nạo có chuôi bằng đá lửa  và phế thải sản xuất được phát hiện tại địa điểm giai đoạn Đồ Đồng sớm ở đông bắc Bulgaria được trưng bày trong Triển lãm Khảo cổ học Bulgaria 2020 tại Viện Quốc gia và Bảo tàng Khảo cổ học ở Sofia.
         
 Người dịch: Minh Trần

Tài liệu tham khảo
http://archaeologyinbulgaria.com/2021/04/22/archaeologists-find-nearly-7000-year-old-copper-age-workshop-for-production-of-flint-tools-near-belogradets-in-northeast-bulgaria/
 
 
diver
Một thợ lặn mang một mẩu cột gỗ lên mặt nước (ngày 22 tháng 4 năm 2021) ( nguồn: Keystone / Urs Flueeler)
 
Các nhà khảo cổ lần đầu tiên tìm thấy dấu vết của một ngôi làng ven hồ thời kỳ đồ Đồng trong lòng hồ Lucerne. Phát hiện này cho thấy thành phố  Lucerne đã có dân cư cách đây 3.000 năm. Các nhà nghiên cứu cho biết ngôi làng này sớm hơn 2.000 năm so với suy nghĩ trước đây. Dấu vết cư trú (hoặc nhà sàn) được làm rõ khi đặt một đường ống trong khu vực bến cảng tự nhiên. Các tàn tích được tìm thấy bởi các nhà khảo cổ học dưới nước khoảng 4 mét dưới mặt nước. 

Điều này cuối cùng đã khẳng định giả thuyết: “trong thời gian trước đó, lưu vực hồ Lucerne là một khu vực định cư thích hợp, ”một tuyên bố của bang Lucerne.


  Bằng chứng cư trú
 
A diver in Lake Lucerne
Một thợ lặn thuộc khoa khảo cổ học dưới nước, đại học  Zurich làm việc trong Hồ Lucerne  (nguồn: Unterwasserarchäologie UWAD Zürich/Canton Lucerne)

Các nhà khảo cổ đã tìm kiếm bằng chứng cư trú trong một thời gian, nhưng bị cản trở bởi một lớp bùn dày dưới đáy hồ. Tuy nhiên, công việc trên đường ống đã tiết lộ khoảng 30 cọc gỗ hoặc cột nhà thời tiền sử và 5 mảnh gốm. Gỗ và đồ gốm đã được giám định và xác định niên đại vào cuối thời đại đồ Đồng, khoảng 1.000 năm trước Công nguyên.
 
 
An artist s impression of life at a Lucerne area stilt village
Ấn tượng của một nghệ sĩ về cuộc sống tại một ngôi làng nhà sàn vùng Lucerne (Nguồn: Joe Rohrer / Canton of Lucerne)
 
Phát hiện này trùng với dịp kỷ niệm 10 năm những ngôi nhà sàn ven hồ thời tiền sử ở các quốc gia  Alpine - bao gồm cả Thụy Sĩ - được Unesco công nhận là Di sản Thế giới.
Tổng cộng, 111 trong số các địa điểm quan trọng nhất của 6 quốc gia đã được ghi nhận di sản Thế giới . Trong số này,  56 địa điểm thuộc Thụy Sĩ 
UNESCo  mô tả nhóm của các dấu vết cư trú là "một trong những nguồn quan trọng nhất để nghiên cứu về các xã hội nông nghiệp sơ khai trong khu vực này".

Người dịch: Minh Trần
Tài liệu tham khảo

https://www.swissinfo.ch/eng/culture/bronze-age-village-found-under-swiss-lake/46559866

 





 


Đây là một trong những phát hiện đặc biệt nhất  thời kỳ Đồ Đồng của Thụy Điển. Nguồn AFP
 

Khoảng 50 vật dụng được tìm thấy như vòng cổ, vòng tay và ghim cài quần áo. Nhà bản đồ học, Thomas Karlsson, cho biết "Đầu tiên, tôi nghĩ đó có thể là một chiếc đèn, nhưng khi nhìn kỹ hơn, tôi thấy đó là đồ trang sức cũ". Các nhà khảo cổ học Thụy Điển cho biết rất hiếm khi tìm thấy một khối tích trữ như vậy trong một khu rừng. Các bộ lạc cổ  thường để lại những lễ vật như vậy ở các con sông hoặc vùng đầm lầy. Kho báu này nằm trên nền rừng, cạnh những tảng đá. Người ta cho rằng một hoặc nhiều động vật đã làm xáo trộn đất mặt, khiến nhiều vật dụng bị lộ ra. Chúng có niên đại từ 750 đến 500 năm trước Công nguyên.
 

Các chuyên gia cho rằng các đồ trang sức này được làm cho một hoặc nhiều phụ nữ ở tầng lớp cao: Nguồn EPA
 
Tờ báo địa phương Goteborgs-Posten đưa tin,  Ông Karlsson cho biết ông đã phát hiện ánh kim loại khi nhìn xuống bản đồ mà ông đang làm. Lúc đầu ông nghĩ những đồ trang sức là giả, vì chúng trong tình trạng rất tốt. Sau đó, ông gửi email cho một nhà khảo cổ học địa phương trong khi đang uống cà phê trong rừng. Khu rừng này gần thị trấn Alingsas, khoảng 48km về phía đông bắc Gothenburg. Các nhà khảo cổ mô tả nó giống như một "kho" được tìm thấy - tức là một khu tích trữ cố tình được để lại như một món quà dâng lên thần linh hoặc các vị thần, hoặc để dành cho cuộc sống sau khi chết.
 
 

Khu rừng nơi tìm thấy kho báu Đồng  (nguồn JOHANNA LEGA / VGREGION)
 
 
Giáo sư Johan Ling, giảng viên khảo cổ học tại Đại học Gothenburg, cho biết đồ trang sức "được bảo quản cực kỳ tốt". "Hầu hết các món đồ có thể liên quan đến  một phụ nữ, hoặc những phụ nữ có địa vị cao” trích dẫn bởi báo Goteborgs-Posten. Kho báu này bao gồm một loại gậy dùng để thúc ngựa, trước đây được tìm thấy ở nước láng giềng Đan Mạch, nhưng không phải ở Thụy Điển. Luật pháp Thụy Điển yêu cầu bất kỳ ai tìm thấy các cổ vật như vậy phải thông báo cho cảnh sát hoặc chính quyền địa phương, vì chúng được coi là tài sản quốc gia.  Sau đó, Hội đồng Di sản Quốc gia Thụy Điển sẽ quyết định phần thưởng nào nếu có, cho người tìm thấy. Ông Karlsson nói rằng một phần thưởng "sẽ là rất tốt, nhưng nó không quan trọng lắm đối với tôi. "Thật vui khi được  khám phá lịch sử. Chúng ta biết quá ít về thời đại đó, bởi vì không có nguồn tài liệu viết nào."
 
Ở Scandinavia, Thời đại Đồ Đồng kéo dài từ khoảng 1700 trước Công nguyên năm  đến 500 năm trước Công nguyên, khi nó nhường chỗ cho Thời kỳ Đồ Sắt. Thời đại Đồ Sắt tiếp tục cho đến khoảng năm 800 sau Công nguyên, khi Thời đại Viking bắt đầu. Pernilla Morner, một chuyên gia về cổ vật vùng Vastra Gotaland cho biết "không phải kể từ khi những chiếc khiên bằng đồng  từ  Froslunda được khai quật ở một cánh đồng thuộc Skaraborg vào giữa những năm 1980, một phát hiện thú vị từ Thời kỳ Đồ Đồng được thực hiện ở Thụy Điển". VGRfokus, một trang tin tức về Vastra Gotaland, cho biết một nhóm các nhà khảo cổ học Gothenburg hiện đang điều tra chi tiết về địa điểm này.


Đây được cho là một vòng cổ chân, tương tự như  vòng cổ Celtic torcs  Nguồn: MATS HELLGREN / VGREGION
 
 
 
Một chiếc ghim bằng đồng cho áo choàng (nguồn: MATS HELLGREN / VGREGION)
                                                                                                                                    
Người dịch: Minh Trần
Tài liệu tham khảo
https://www.bbc.com/news/world-europe-56943432
 
 
 
 
 
 
 
 

Trang


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9020791
Số người đang online: 25