Bộ xương 'Ardi' 4,4 triệu tuổi có thể cho thấy những người cổ đầu tiên bắt đầu đứng thẳng như thế nào
Chuyên gia tiến hóa Charles Darwin và những nhà nghiên cứu khác đã nhận ra mối quan hệ tiến hóa chặt chẽ giữa con người, tinh tinh và khỉ đột dựa trên các đặc điểm giải phẫu chung của chúng, đặt ra một số câu hỏi lớn: con người có mối quan hệ như thế nào với các loài linh trưởng khác, và chính xác những người cổ đầu tiên đã di chuyển như thế nào? Nghiên cứu bởi các giáo sư Đại họcTexas A&M có thể cung cấp một số câu trả lời.
Các mảnh xương của Ardi (Nguồn: Wiki Commons)
Thomas Cody Prang, trợ lí giáo sư nhân chủng học, và các đồng nghiệp đã nghiên cứu bộ xương của Ardipithecus ramidus ('Ardi'), có niên đại 4,4 triệu năm tuổi được tìm thấy ở Ethiopia. Một trong các xương bàn tay của Ardi được bảo quản đặc biệt tốt.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh hình dạng bàn tay của Ardi với hàng trăm mẫu vật bàn tay khác đại diện cho người, vượn và khỉ gần đây (được đo đạc từ các di cốt trong các bộ sưu tập bảo tàng trên khắp thế giới) để so sánh về loại hành vi vận động được sử dụng bởi các hominin sớm nhất (các hoá thạch của họ người).
Kết quả cung cấp các thông tin về cách những người cổ đầu tiên bắt đầu đi thẳng và thực hiện các chuyển động tương tự mà tất cả người hiện đại thực hiện ngày nay.
Prang cho biết: "Hình dạng xương phản ánh sự thích nghi với các thói quen hoặc lối sống cụ thể - ví dụ như sự di chuyển của các loài linh trưởng - và bằng cách vẽ các mối liên hệ giữa hình dạng xương và hành vi giữa các dạng sống, chúng ta có thể đưa ra suy luận về hành vi của các loài đã tuyệt chủng, chẳng hạn như Ardi, mà chúng ta khổng thể" trực tiếp quan sát.
"Ngoài ra, chúng tôi đã tìm thấy bằng chứng cho một 'bước nhảy' tiến hóa lớn giữa kiểu bàn tay đại diện cho Ardi và tất cả các bàn tay của hominin sau này, bao gồm cả bàn tay của loài Lucy (Bộ xương nổi tiếng 3,2 triệu năm tuổi trong tình trạng bảo quản tốt được tìm thấy ở cùng khu vực vào những năm 1970). 'Bước nhảy tiến hóa' này xảy ra vào thời điểm quan trọng khi hominin đang tiến hóa thích nghi với hình thức đi thẳng giống con người hơn và là bằng chứng sớm nhất cho việc chế tạo và sử dụng công cụ đá của hominin, chẳng hạn như các vết cắt trên hóa thạch động vật, được phát hiện. "
Prang cho biết việc Ardi đại diện cho giai đoạn sớm hơn của lịch sử tiến hóa loài người là rất quan trọng vì nó có khả năng làm rõ về loại tổ tiên mà con người và tinh tinh tiến hóa từ đó.
"Nghiên cứu của chúng tôi ủng hộ một ý tưởng cổ điển được đề xuất đầu tiên bởi Charles Darwin vào năm 1871, khi ông không có các hóa thạch hoặc chưa có đầy đủ hiểu biết về di truyền học đó là việc sử dụng bàn tay và các chi trên để chế tác đã xuất hiện ở những loài họ hàng đầu tiên của con người liên quan đến việc đi thẳng". . "Sự tiến hóa của bàn tay và bàn chân của con người có lẽ đã xảy ra theo một kiểu tương quan."
Vì Ardi là một loài cổ như vậy, nó có thể vẫn giữ được các đặc điểm về bộ xương từng có ở tổ tiên chung cuối cùng của con người và tinh tinh. Nếu điều này là đúng, nó có thể giúp các nhà nghiên cứu làm rõ hơn nguồn gốc của họ hàng loài người cũng như việc đi thẳng.
Prang nói: “ Điều này có khả năng đưa chúng ta tiến gần hơn một bước để giải thích về cách thức và lý do con người phát triển hình thức đi thẳng như thế nào”.
Hình. Sự tiến hóa của bàn tay và bàn chân hominin phản ánh sự thay đổi tiến hóa tương ứng theo hướng nâng cao khả năng thao tác và bắt buộc đi bằng hai chân (Nguồn:Thomas C. Prang, 2021)
Ông cho biết thêm: sự thay đổi lớn trong giải phẫu bàn tay giữa Ardi và tất cả các hominin sau này xảy ra vào một thời điểm, khoảng từ 4,4 đến 3,3 triệu năm trước, trùng với bằng chứng sớm nhất về việc mất ngón chân cái cầm nắm được trong quá trình tiến hóa của loài người. Điều này cũng trùng hợp với các công cụ đá sớm nhất được biết đến và các hóa thạch động vật có dấu vết cắt bằng đá để lại trên xương.
Ông cũng cho biết nó dường như đánh dấu một sự thay đổi lớn trong lối sống và hành vi của những loài họ hàng người trong khung thời gian này.
“Chúng tôi đề xuất rằng nó liên quan nhiều hơn đến sự tiến hoá về đi thẳng, cái mà làm bàn tay con người bị biến đổi bởi quá trình tiến hóa để nâng cao thao tác thủ công, có thể liên quan đến công cụ đá. Nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Science Advances (25/2/2021).
Người dịch: Minh Trần
Tài liệu tham khảo:
Các mảnh xương của Ardi (Nguồn: Wiki Commons)
Thomas Cody Prang, trợ lí giáo sư nhân chủng học, và các đồng nghiệp đã nghiên cứu bộ xương của Ardipithecus ramidus ('Ardi'), có niên đại 4,4 triệu năm tuổi được tìm thấy ở Ethiopia. Một trong các xương bàn tay của Ardi được bảo quản đặc biệt tốt.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh hình dạng bàn tay của Ardi với hàng trăm mẫu vật bàn tay khác đại diện cho người, vượn và khỉ gần đây (được đo đạc từ các di cốt trong các bộ sưu tập bảo tàng trên khắp thế giới) để so sánh về loại hành vi vận động được sử dụng bởi các hominin sớm nhất (các hoá thạch của họ người).
Kết quả cung cấp các thông tin về cách những người cổ đầu tiên bắt đầu đi thẳng và thực hiện các chuyển động tương tự mà tất cả người hiện đại thực hiện ngày nay.
Prang cho biết: "Hình dạng xương phản ánh sự thích nghi với các thói quen hoặc lối sống cụ thể - ví dụ như sự di chuyển của các loài linh trưởng - và bằng cách vẽ các mối liên hệ giữa hình dạng xương và hành vi giữa các dạng sống, chúng ta có thể đưa ra suy luận về hành vi của các loài đã tuyệt chủng, chẳng hạn như Ardi, mà chúng ta khổng thể" trực tiếp quan sát.
"Ngoài ra, chúng tôi đã tìm thấy bằng chứng cho một 'bước nhảy' tiến hóa lớn giữa kiểu bàn tay đại diện cho Ardi và tất cả các bàn tay của hominin sau này, bao gồm cả bàn tay của loài Lucy (Bộ xương nổi tiếng 3,2 triệu năm tuổi trong tình trạng bảo quản tốt được tìm thấy ở cùng khu vực vào những năm 1970). 'Bước nhảy tiến hóa' này xảy ra vào thời điểm quan trọng khi hominin đang tiến hóa thích nghi với hình thức đi thẳng giống con người hơn và là bằng chứng sớm nhất cho việc chế tạo và sử dụng công cụ đá của hominin, chẳng hạn như các vết cắt trên hóa thạch động vật, được phát hiện. "
Prang cho biết việc Ardi đại diện cho giai đoạn sớm hơn của lịch sử tiến hóa loài người là rất quan trọng vì nó có khả năng làm rõ về loại tổ tiên mà con người và tinh tinh tiến hóa từ đó.
"Nghiên cứu của chúng tôi ủng hộ một ý tưởng cổ điển được đề xuất đầu tiên bởi Charles Darwin vào năm 1871, khi ông không có các hóa thạch hoặc chưa có đầy đủ hiểu biết về di truyền học đó là việc sử dụng bàn tay và các chi trên để chế tác đã xuất hiện ở những loài họ hàng đầu tiên của con người liên quan đến việc đi thẳng". . "Sự tiến hóa của bàn tay và bàn chân của con người có lẽ đã xảy ra theo một kiểu tương quan."
Vì Ardi là một loài cổ như vậy, nó có thể vẫn giữ được các đặc điểm về bộ xương từng có ở tổ tiên chung cuối cùng của con người và tinh tinh. Nếu điều này là đúng, nó có thể giúp các nhà nghiên cứu làm rõ hơn nguồn gốc của họ hàng loài người cũng như việc đi thẳng.
Prang nói: “ Điều này có khả năng đưa chúng ta tiến gần hơn một bước để giải thích về cách thức và lý do con người phát triển hình thức đi thẳng như thế nào”.
Hình. Sự tiến hóa của bàn tay và bàn chân hominin phản ánh sự thay đổi tiến hóa tương ứng theo hướng nâng cao khả năng thao tác và bắt buộc đi bằng hai chân (Nguồn:Thomas C. Prang, 2021)
Ông cho biết thêm: sự thay đổi lớn trong giải phẫu bàn tay giữa Ardi và tất cả các hominin sau này xảy ra vào một thời điểm, khoảng từ 4,4 đến 3,3 triệu năm trước, trùng với bằng chứng sớm nhất về việc mất ngón chân cái cầm nắm được trong quá trình tiến hóa của loài người. Điều này cũng trùng hợp với các công cụ đá sớm nhất được biết đến và các hóa thạch động vật có dấu vết cắt bằng đá để lại trên xương.
Ông cũng cho biết nó dường như đánh dấu một sự thay đổi lớn trong lối sống và hành vi của những loài họ hàng người trong khung thời gian này.
“Chúng tôi đề xuất rằng nó liên quan nhiều hơn đến sự tiến hoá về đi thẳng, cái mà làm bàn tay con người bị biến đổi bởi quá trình tiến hóa để nâng cao thao tác thủ công, có thể liên quan đến công cụ đá. Nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Science Advances (25/2/2021).
Người dịch: Minh Trần
Tài liệu tham khảo:
1.https://phys.org/news/2021-02-million-year-old-skeleton-reveal-early-humans.html
2. Thomas C. Prang et al, Ardipithecus hand provides evidence that humans and chimpanzees evolved from an ancestor with suspensory adaptations, Science Advances (2021). DOI: 10.1126/sciadv.abf2474Thông báo
Thứ tư, 12 Tháng 6 2024- 09:59
Thứ bảy, 27 Tháng 5 2023- 14:12
Thứ hai, 06 Tháng 6 2022- 10:10
Thứ tư, 23 Tháng 3 2022- 14:57
Thứ ba, 07 Tháng 9 2021- 16:38
Thư viện
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
- Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020
- Số trang: 212 tr
- Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:
GS.TS. Nguyễn Hữu Minh
PGS.TS. Phan Thị Mai Hương
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương
PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi
- Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory
- Người dịch: Phạm Văn Tuân
- Nhà xb: Dân Trí, 2019
- Khổ: 14 x 20,5
- Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học
- Năm xuất bản: 2023
- Số trang: 432tr
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ
- Năm xuất bản: 2023
- Nhà xb:Lao Động
- Số trang: 500
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)
- Năm xuất bản: 2022
- Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh
- Nhà xb: Văn hóa dân tộc
- Năm xb: 2024
- Số trang: 302tr
Tạp chí
Khảo cổ học số 2/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
Phần 2: Khảo cổ học Tiền sử
Phần 1: Vấn đề chung
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC
Tin tức khác
08 Th11 2024 17:00
08 Th11 2024 15:34
08 Th11 2024 15:15
08 Th11 2024 14:04
28 Th10 2024 11:04
18 Th10 2024 14:35
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9021962
Số người đang online: 28