Tại Cần Giờ (TP.HCM), Viện Khảo cổ học phối hợp cùng Trung tâm bảo tồn di tích TP.HCM (Sở VH-TT TP.HCM) vừa tổ chức công bố kết quả khai quật di tích khảo cổ quốc gia Giồng Cá Vồ (năm 2021 - 2022), với nhiều phát hiện quan trọng.

Những hiện vật cách đây 2.000 năm

Di tích khảo cổ học Giồng Cá Vồ (thuộc ấp Hòa Hiệp, xã Long Hòa, H.Cần Giờ, TP.HCM) được phát hiện năm 1993, khai quật lần 1 năm 1994, thám sát năm 2018. Tổng diện tích khu Giồng Cá Vồ theo hồ sơ khoanh vùng bảo vệ năm 2000 là 29.000 m2, trong đó khu vực trung tâm - khu vực 1 của di tích nằm trên một giồng đất đỏ cao hơn khu vực xung quanh khoảng 1,5 m, có diện tích là 7.000 m2.

Phát hiện quan trọng về kho báu mộ chum tại TP.HCM - ảnh 1

Hiện trường hố khai quật thăm dò di tích Giồng Cá Vồ năm 2021

T.L CỦA LƯƠNG CHÁNH TÒNG

Thực hiện Quyết định số 43/QĐ-BVHTTDL, ngày 11.1.2021 của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, từ ngày 15.1 - 21.10.2021, Viện Khảo cổ học phối hợp với Trung tâm bảo tồn di tích TP.HCM, Bảo tàng Lịch sử TP.HCM đã tiến hành khai quật di tích khảo cổ quốc gia Giồng Cá Vồ lần thứ 2, đồng thời thực hiện tư liệu hóa tổng thể hiện trạng di tích và phối hợp với chuyên gia vật lý địa cầu thuộc Trường đại học Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) thực hiện công tác rađar xuyên đất để xác định tiềm năng, vị trí các di tích trong lòng đất, bổ sung tư liệu về phạm vi phân bố di tích cũng như công tác quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng phát huy giá trị di tích.

Tổng diện tích thăm dò khai quật là 225 m2 gồm 5 hố thăm dò và 1 hố khai quật. Tại hố khai quật phục vụ cho công tác bảo tồn tại chỗ, trưng bày và phát huy giá trị, diện tích 200 m2, trên cơ sở được lựa chọn từ kết quả hố thăm dò, thám sát năm 2018 của Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, các nhà khảo cổ học đã phát hiện 185 mộ chum, 13 mộ đất cùng hàng trăm di vật quý bằng nhiều chất liệu: vàng, đá quý, thủy tinh, đá, nhuyễn thể... Nhiều di vật lần đầu tiên phát hiện tại di tích như khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai ba mấu, lá vàng, vòng tay đá quý, hiện vật hình tù và, các loại hình mộ chum, di cốt.... chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, đặc biệt là lịch sử hình thành và phát triển TP.HCM cách đây trên 2.000 năm.

Tiến sĩ Nguyễn Gia Đối, quyền Viện trưởng Viện Khảo cổ học, chủ trì khai quật di tích Giồng Cá Vồ (năm 2021), khẳng định: “Đây là một phát hiện hết sức quan trọng, nhiệm vụ và mục tiêu của dự án đã thành công ngoài mong đợi. Nhờ kết quả thăm dò thám sát năm 2018 của Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, với phát hiện chính xác lựa chọn vị trí hố khai quật, những phát hiện khảo cổ học hôm nay là một thành công lớn không chỉ của khảo cổ học VN mà còn mang tính quốc tế”.

Phát hiện quan trọng về kho báu mộ chum tại TP.HCM - ảnh 2
Phát hiện quan trọng về kho báu mộ chum tại TP.HCM - ảnh 3
Phát hiện quan trọng về kho báu mộ chum tại TP.HCM - ảnh 4

Nhóm di vật quý phát hiện trong đợt khai quật di tích Giồng Cá Vồ năm 2021

Đề nghị công nhận di tích quốc gia đặc biệt

Kết quả khai quật cho thấy di tích Giồng Cá Vồ ở khu vực trung tâm có địa tầng dày khoảng 1,7 m chia thành 3 giai đoạn: cư trú, mộ táng và canh tác hiện đại. Niên đại của di tích Giồng Cá Vồ được các nhà nghiên cứu xác định khoảng từ 2.500 năm trước đến khoảng đầu Công nguyên. Là một di tích cơ nền hình thành nên văn hóa Óc Eo - vương quốc Phù Nam.

Trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm nhân chủng qua hàng trăm di cốt của mộ chum, mộ đất và các đặc điểm về di vật, PGS-TS Nguyễn Lân Cường (Tổng thư ký Hội Khảo cổ học VN), một chuyên gia cổ nhân học, nhận định đó là những nhóm cư dân bản địa, chủ đạo là cư dân truyền thống văn hóa Đồng Nai có giao lưu văn hóa với thế giới bên ngoài trong đó có nhiều yếu tố ảnh hưởng của văn hóa hải đảo.

Theo TS Hoàng Anh Tuấn (Giám đốc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM): “Di tích Giồng Cá Vồ với những phát hiện quan trọng cho thấy sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học nước ngoài là đúng khi mà mỗi lần trao đổi, hợp tác với các nhà khảo cổ học nổi tiếng thế giới, họ đều hỏi thăm và trầm trồ khen ngợi giá trị đặc biệt của di tích mộ chum Giồng Cá Vồ”.

Lần đầu tiên các nhà khảo cổ học phát hiện một di tích với mật độ mộ chum dày đặc, cột địa tầng được làm rõ với sự phát triển liên tục từ di tích cư trú đến di tích mộ táng.

PGS-TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học VN.

PGS-TS Tống Trung Tín (Chủ tịch Hội Khảo cổ học VN) đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của kết quả khai quật: “Đây là lần đầu tiên các nhà khảo cổ học phát hiện một di tích với mật độ mộ chum dày đặc, cột địa tầng được làm rõ với sự phát triển liên tục từ di tích cư trú đến di tích mộ táng. Di tích Giồng Cá Vồ cần kíp thực hiện công tác bảo tồn tại chỗ hố khai quật và xây dựng phương án trưng bày phục vụ phát huy giá trị di tích”. Ông cũng đề nghị TP.HCM cùng các nhà khoa học lập hồ sơ trình Chính phủ công nhận Giồng Cá Vồ là di tích quốc gia đặc biệt.

Chuyên gia đầu ngành thực hiện thành công dự án khai quật PGS-TS Bùi Minh Trí (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh Thành) cho rằng: “Các nhà khảo cổ học đã phối hợp với các chuyên gia bảo quản chú trọng bảo tồn tại chỗ hố khai quật, các di tích mộ chum, mộ đất được gìn giữ, phục hồi ngay từ trong quá trình khai quật khi phát lộ, phục vụ quan trọng cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích”.

Dù di tích đã được xếp hạng và công nhận là Di tích khảo cổ học quốc gia năm 2000, tuy nhiên cho đến nay, hiện tại khu vực di tích và hố khai quật chưa thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, người dân vẫn thực hiện canh tác gây ảnh hưởng đến di tích và khó khăn cho công tác thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Các nhà khoa học kiến nghị TP.HCM, cần thiết thực hiện gấp công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án một cách đồng bộ.

Tin và ảnh: Lương Chánh Tòng

Căn cứ Quyết định số 1211/QĐ-KHXH ngày 10/8/2022 của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam về việc công nhận kết quả tuyển dụng viên chức Viện Khảo cổ học, Hội đồng tuyển dụng viên chức Viện Khảo cổ học thông báo kết quả tuyển dụng viên chức Viện Khảo cổ học theo thông báo số 1371/TB-KHXH ngày 10/8/2022.
(Chi tiết xin xem file đính kèm)

Trân trọng thông báo./.
 
Hội đồng tuyển dụng viên chức Viện Khảo cổ học thông báo điều chỉnh thời gian tổ chức phỏng vấn kỳ tuyển dụng viên chức Viện Khảo cổ học như sau:
Thời gian: 9h30 ngày 27/7/2022 (thứ Tư)
Địa điểm: Phòng họp 3A, tầng 3 nhà A, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
Đề nghị thí sinh có mặt đúng giờ.
(Chi tiết xin xem file đính kèm)
Thực hiện Quyết định khai quật số 2924/QĐ-BVHTTDL ngày 12/11/2021 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Viện Khảo cổ học và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã tiến hành khai quật Khảo cổ đường Hoàng Gia với tổng diện tích 14.000m2. Con đường Hoàng Gia (hay Ngự đạo) là con đường Hoàng Đế đi nằm ở chính giữa Kinh đô theo trục bắc-nam trong quy hoạch tổng thể của các Kinh đô cổ Phương Đông.Cuộc khai quật năm nay cách cổng Nam 50m đã làm rõ địa tầng từ con đường hiện đại đến dấu tích móng, nền của con đường thời Hồ 
Dấu tích đường Hoàng Gia còn lại rất rõ được kè đá xanh và lát đá phiến nằm chính giữa cổng Nam Thành Nhà Hồ, hướng bắc-nam, nối thẳng về phía nam đến di tích Nam Giao nối về phía bắc con đường hướng vào Trung tâm Nội thành.
Lớp gia cố móng nền đường Hoàng Gia: tại các hố ở khu B đều cho thấy đường đã bị phá huỷ bởi các đợt đào đất làm đường năm 1938. Không thấy lớp đá xanh kè đường như ở cổng Nam. Tất cả chỉ còn lớp gia cố nền đường Hoàng Gia thời Hồ là lớp đất sét vàng lẫn sét đỏ đầm tạo mặt phẳng cho con đường và sân nền giữa các kiến trúc.
Như vậy có thể nhận thấy con đường Hoàng Gia của thành Tây Đô thời Hồ chỉ còn tình trạng tốt nhất ở khu vực trước và sau cổng Nam. Đi vào khu vực Nội thành, dấu tích con đường láđá đã bị cuộc xây dựng con đường 217 và năm 1938 phá huỷ hầu hết. 
       Toàn cảnh hố khai quật con đường Hoàng Gia-Thành Nhà Hồ

 Dấu tích lớp đá phiến lát đường được giai đoạn sau tận dụng làm móng đường nhựa
Dấu tích kiến trúc Cổng Sự xuất hiện của dấu tích hai lớp "Cổng" trên trục đường Hoàng Gia.Phạm vi xuất lộ kiến trúc Cổng thứ nhất cách cổng Nam khoảng gần 300m về phía bắc. Trên hiện trường, dấu tích móng kiến trúc đã xuất lộ 5 hàng cột với 10 móng cột dạng móng kép. Móng cột được gia cố bằng hệ thống vật liệu sét, sỏi đầm lèn rất kỹ và công phu.Kiến trúc Cổng thứ hai cách Cổng thứ nhất khoảng 60m về phía bắc, hiện trạng xuất lộ dấu tích móng 05 hàng cột với 10 móng cột dạng móng kép.

Dấu tích cụm kiến trúc Con Rồng nằm gần ở vị trí có thành bậc đá chạm rồng thời Trần - Hồ được GS.TS. Lưu Trần Tiêu dự đoán có thể nơi đây sẽ tìm thấy dấu tích Chính điện của Thành Nhà Hồ. Do nằm dưới 2 thành bậc này, nên chúng tôi tạm gọi là cụm kiến trúc Con Rồng. Cụm kiến trúc này mới chỉ khai quật được nửa phía đông. Hiện đã xác định cụm kiến trúc này có 5 kiến trúc kết nối với nhau thành một cụm kiến trúc liên hoàn.Cụm kiến trúc Trung tâm có ba đơn nguyên kiến trúc tạm gọi là kiến trúc nam, kiến trúc giữa và kiến trúc bắc kết nối với nhau theo xu hướng tạo thành một mặt bằng tổng thể hình chữ Công


Có thể nói cuộc khai quật đã có nhiều phát hiện mới đóng góp vào việc tìm hiểu cấu trúc và kiến trúc Thành Nhà Hồ qua các thời kỳ lịch sử. Cho đến năm 2022, các cuộc khai quật trong khu vực Nội thành đã liên tiếp làm xuất lộ nhiều dấu tích kiến trúc quan trọng của Kinh đô: Dấu tích con đường Hoàng Gia, cụm kiến trúc Nền Vua, cụm kiến trúc Con Rồng, dấu tích được tương truyền là Đông Thái miếu và Tây Thái miếu.
 
Hội đồng tuyển dụng viên chức Viện Khảo cổ học thông báo thời gian tổ chức phỏng vấn kỳ tuyển dụng viên chức Viện Khảo cổ học như sau:
Thời gian: 14h00 ngày 25/7/2022 (thứ 2)
Địa điểm: Phòng họp 3A, tầng 3 nhà A, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
Đề nghị thí sinh có mặt đúng giờ.
(Chi tiết xin xem file đính kèm)
Trân trọng thông báo./.

 
Căn cứ kết quả kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của thí sinh dự tuyển viên chức tại phiếu đăng ký dự tuyển (vòng 1). Hội đồng tuyển dụng viên chức Viện Khảo cổ học thông báo danh sách các thí sinh đủ điều kiện tham gia vòng 2.
Thời gian triệu tập thí sinh để phổ biến nội quy, quy chế, tài liệu tham khảo
Thời gian: 14h30 ngày 13/7/2022 (thứ 4)
Địa điểm: Phòng họp 3A, tầng 3 nhà A, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
(Chi tiết xin xem file đính kèm)
Trân trọng thông báo./.
Tác giả: Đỗ Thị Minh Đức - Nguyễn Viết Thịnh
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2019
Tổng số trang: 332
Kích thước: 16x24
 
Cuốn sách Dân cư Thăng Long thuộc mảng sách Địa lý trong “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến của hai tác giả GS.TS. Đỗ Thị Minh Đức và GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh. Họ là những nhà khoa học đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu về địa lý dân cư Việt Nam nói chung và địa lý dân cư thành phố Hà Nội nói riêng.
Ở cuốn sách này, với quan điểm tổng hợp, với nguồn tư liệu và số liệu phong phú, cập nhật, các tác giả đã giới thiệu quá trình hình thành và phát triển cộng đồng dân cư, dân tộc của Thăng Long - Hà Nội theo suốt chặng đường ngàn năm lịch sử. Đây là công trình nghiên cứu có chọn lọc và hệ thống về đặc điểm phân hóa trong không gian và biến đổi theo thời gian về nhân khẩu, dân cư, lao động và di cư trên địa bàn Hà Nội.
Qua cuốn sách bạn đọc có thể tìm hiểu về những thay đổi của cơ cấu dân cư Hà Nội về nhiều khía cạnh như cơ cấu sinh học, cơ cấu xã hội - nghề nghiệp… và những tác động của cơ cấu này đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó bạn đọc cũng có thể tìm hiểu về đặc điểm phân bố dân cư gắn liền với các đặc điểm của quần cư nông thôn và quần cư đô thị. Các làng của Hà Nội mang đặc trưng của làng đồng bằng Bắc Bộ đang biến đổi cả về không gian cư trú, không gian sản xuất và không gian văn hóa dưới tác động của quá trình đô thị hóa - hiện đại hóa. Cuốn sách cũng đề cập đến những vấn đề khác nữa như về các giai đoạn đô thị hóa, sự phát triển của dân số đô thị ở Hà Nội, di cư trên địa bàn Hà Nội.
Trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung

 
Tác giả: Nguyễn Viết Chức
Nhà xuất bản: Hà Nội
Năm xuất bản: 2019
Số trang: 88 trang
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
ISBN 9786045548240

Giới thiệu các nhóm di sản là những công trình văn hoá tôn giáo, tín ngưỡng nổi tiếng của Thăng Long - Hà Nội. Chỉ tính riêng những công trình văn hóa thuộc nhóm này đã được xếp hạng di tích cũng có tới hàng ngàn công trình. Các công trình có nhiều nét tương đồng nhưng cũng có nhiều công trình sở hữu những nét độc đáo riêng. Có công trình nổi tiếng bởi nghệ thuật kiến trúc đặc sắc. Có công trình được nhiều người biết đến bởi ý nghĩa tư tưởng, lịch sử, văn hóa có giá trị. Có công trình được gìn giữ tu bổ liên tục trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm của Thăng long – Hà nội. Chính sự phong phú đa dạng ấy cho chúng tôi điều kiện bình chọn, giới thiệu trong cuốn sách như: Đình Tây Đằng, đình Chu Quyến, đình Hạ Hiệp, đền An Dương Vương, đền Hát Môn, đền Hạ Lôi, chùa Một Cột, chùa Hương, chùa Tây Phương, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, phủ Tây Hồ, Quán Thánh..
Nội dung cuốn sách gồm những phần sau:
-Mười ngôi đình nổi tiếng Thăng long – Hà Nội
-Mười ngôi đền nổi tiếng Thăng long – Hà Nội
-Mười ngôi chùa nổi tiếng Thăng long – Hà Nội
-Mười miếu, quán, phủ, nhà thờ nổi tiếng Thăng long – Hà Nội
Trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
Tác giả: u Minh Trị
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2019
Tổng số trang:  620tr
Kích thước: 16x24cm

Bộ sách “Làng cổ Hà Nội” là đề tài thuộc mảng sách kinh tế, văn hóa, xã hội của Dự án “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến” (giai đoạn 2). Đề tài do TS. Lưu Minh Trị - Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội chủ trì biên soạn.

Làng là một cộng đồng dân cư của người Việt, mỗi làng đều có lãnh thổ riêng và những phong tục tập quán đặc thù. Quá trình hình thành, phát triển, xây dựng cuộc sống cộng đồng, lao động, đấu tranh với thiên nhiên và giặc ngoại xâm đã tạo dựng nên văn hóa Làng. Văn hóa làng với sự ngưng kết đậm nét biểu hiện trong lối sống, phong tục tập quán, kho tàng văn hóa dân gian, tín ngưỡng - tôn giáo. Văn hóa làng còn có một cơ sở vật chất là đình, đền, chùa, miếu...

Hiện nay, trên đất nước ta có nhiều làng được hình thành từ lâu đời còn lưu giữ được cơ bản những thành tố và dấu tích lịch sử của văn hóa làng, ta thường gọi là làng cổ.

Tập 2 giới thiệu một số làng cổ tiêu biểu ở Hà Nội: Làng Mai Động, Làng Nghi Tàm, Ngũ Xá, Nguyệt Áng, Nhị Khê, Phù Lỗ...

Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
Tác giả: Lưu Minh Trị
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2019
Tổng số trang: 636tr
Kích thước: 16x24cm
 
Thành phố Hà Nội hiện nay gồm 17 huyện, 12 quận và 1 thị xã. Với nông thôn rộng và vùng ven nội (huyện chuyển thành quận) còn sản xuất nông nghiệp, nên ở Hà Nội có nhiều địa danh mang tên làng, trong đó một số địa phương còn bảo tồn được các làng cổ. Là đề tài thuộc mảng sách Kinh tế, văn hoá, xã hội của Dự án “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến”, bộ sách Làng cổ Hà Nội được giới thiệu do Tiến sĩ Lưu Minh Trị - Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội chủ trì việc tổ chức biên soạn.
Với 1.256 trang in, bộ sách “Làng cổ Hà Nội” gồm hai nội dung chính: Phần 1 -Dấu ấn văn hoá của làng Việt và làng cổ Hà Nội; Phần 2 - Một số làng cổ tiêu biểu ở Hà Nội. Ngoài ra, còn có ảnh minh hoạ ở mỗi làng, phụ lục ảnh màu và phần Phụ lục. Đây là một đề tài nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn công phu do Tiến sĩ Lưu Minh Trị chỉ đạo và thực hiện, với sự tham gia của các nhà khoa học và cán bộ quản lý văn hóa các cấp. Cuốn sách cũng được tham khảo, chắt lọc từ nhiều nguồn tài liệu hiện có về lịch sử, văn hóa, di sản văn hóa, kể cả tài liệu truyền thống của làng xã.
Để lựa chọn được các làng cổ tiêu biểu đưa vào cuốn sách, Ban Biên soạn “Làng cổ Hà Nội” đã xây dựng tiêu chí chung nhận diện làng cổ Hà Nội, trong đó cốt lõi là: làng được tạo lập từ 300 năm trở lên (từ đầu thế kỷ thứ XVIII), hiện còn bảo lưu được nhiều nét đặc sắc của văn hóa làng Việt. Từ tiêu chí, qua khảo sát, hội thảo, Ban Biên soạn đã chọn ra một số làng cổ tiêu biểu bao gồm: làng cổ tiêu biểu toàn diện; làng cổ tiêu biểu trên một số thành tố đặc sắc. Trong cuốn sách “Làng cổ Hà Nội” được giới thiệu 70 làng cổ tiêu biểu và 8 cụm làng cổ điển hình (gồm các làng cổ trong một xã hay một phường).
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung

Trang


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9021965
Số người đang online: 31