Một số ngôi mộ và quan tài bí ẩn bằng chì, niên đại có thể từ thế kỷ thứ 14 đã được các nhà khoa học phát hiện sau vụ hỏa hoạn ở Nhà thờ Đức Bà Paris năm 2019.
Công bố mới từ Bộ Văn hóa Pháp cho biết vụ hỏa hoạn đã làm lộ ra các khu chôn cất "có ý nghĩa khoa học đáng chú ý". Các mộ phần đã được khai quật trong quá trình chuẩn bị xây dựng lại ngọn tháp trung tâm của nhà thờ cổ đại.
Theo Science Alert, hiện vật đáng chú ý nhất vừa được khai quật là một chiếc quan tài bằng chì, có hình người, có thể được làm cho một chức sắc quan trọng sống vào những năm 1300.
Cỗ quan tài chì vừa được khai quật - (Ảnh: Julien De Rosa)
Các nhà khoa học tiến hành xem xét quan tài bằng camera nội soi, hé lộ phần trên có một bộ xương, một chiếc gối làm từ lá, vải và những vật thể chưa xác định. Quan tài được chuyển khỏi nhà thờ hôm 12/4, Viện nghiên cứu khảo cổ quốc gia INRAP của Pháp cho biết. Hiện nay, quan tài đang được lưu giữ ở nơi an toàn. Nhà chức trách sẽ sớm chuyển nó tới Viện y học pháp y ở thành phố Toulouse phía tây nam nước Pháp.
Nhóm chuyên gia pháp y và nhà khoa học sẽ mở quan tài sau đó và nghiên cứu bên trong, xác định giới tính và tình trạng của hài cốt. Theo nhà khảo cổ Christophe Besnier, họ có thể xác định niên đại bằng đồng vị carbon. Do nằm dưới mô đất với những đồ đạc từ thế kỷ 14, cỗ quan tài có nguồn gốc từ thời Trung Cổ. Do đó, các nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu địa vị xã hội của người chết. Dựa theo vị trí và cách chôn cất, họ cho rằng người chết thuộc tầng lớp quý tộc thời đó.
Vị trí tìm thấy cỗ quan tài khá kỳ lạ: trong quá trình chuẩn bị lắp đặt giàn giáo, đội tái thiết phát hiện một hệ thống sưởi ấm dưới lòng đất, và cỗ quan tài nằm giữa những đường ống gạch của hệ thống sưởi này.
Tuy nhiên, Dominique Garcia, người đứng đầu viện INRAP, nhấn mạnh hài cốt sẽ được kiểm tra theo quy định của Pháp. Sau khi hoàn tất nghiên cứu, cỗ quan tài sẽ được chuyển về và viện đang xem xét khả năng đặt quan tài ở nhà thờ Đức Bà Paris.
Theo VNE
Nền văn hóa Óc Eo, biểu trưng cho một vương quốc mang tên Phù Nam xưa tại Đồng bằng sông Cửu Long luôn là điều bí ẩn, kỳ lạ đang được các nhà chuyên môn khám phá, giải mã. Tại xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh có một di tích khảo cổ đã được các nhà khảo cổ khai quật và lên phương án bảo tồn, phát huy giá trị di tích để phát triển du lịch, đó là di tích Bờ Lũy - chùa Lò Gạch.
Nhiều cư dân tại đây cho biết thêm, đây là ngôi chùa Khmer nam tông có nhiều phật tử đến lễ bái thường xuyên và là một trong những ngôi chùa cổ nhất đất Trà Vinh. Năm 2008, trong khi tiến hành đào móng xây dựng lại ngôi chùa, một nhóm thợ xây đã tình cờ phát hiện rất nhiều hiện vật lạ trên bãi đất rộng khoảng 500 mét vuông trong khuôn viên chùa Lò Gạch. Ngay sau đó, các nhà chuyên môn đã đến thám sát, bảo vệ hiện trường và lên phương án dò tìm. Tuy nhiên mãi đến năm 2014, cuộc khai quật mới được tiến hành. Kết quả cho thấy có nhiều dấu tích, hiện vật của một nền kiến trúc hình vuông có nhiều nét tương đồng với các di chỉ văn hóa Óc Eo tại các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.

Cụ thể, di tích này gồm 2 phần độc lập: thứ nhất là di tích kiến trúc cổ nằm trong khuôn viên chùa; thứ hai là di tích Bờ Lũy bằng đất có quy mô lớn nằm theo hướng Tây - Tây Nam cạnh chùa Lò Gạch. Hiện vật thu được tương đồng với các di chỉ văn hóa Óc Eo tại các điểm khai quật khác của Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là các lá vàng có chạm trổ hình ảnh con voi, hoa sen. Đây là nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo có niên đại vào thế kỷ VIII - IX sau công nguyên. Với những đặc điểm lịch sử khảo cổ trên, di tích trên đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận Di tích văn hóa cấp quốc gia năm 2017.
Đến Trà Vinh tham quan, trải nghiệm văn hóa, du khách đừng quên ghé qua khám phá di tích di tích khảo cổ có tên Bờ Lũy - chùa Lò Gạch, bởi địa điểm này chỉ cách trung tâm TP. Trà Vinh khoảng 6 km và nằm cạnh nhiều di tích lịch sử văn hóa rất nổi tiếng như: chùa Âng, Ao Bà Om, Bảo tàng Văn hóa Khmer Nam bộ…
- Số trang: 177.tr
- Khổ: 14,8 x 21 (cm)
Với nhiều năm kinh nghiệm tham gia nghiên cứu, khai quật, chỉnh lý hiện vật gốm sứ tại các công trường khảo cổ học và là một trong những chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về các hiện vật gốm sứ, TS. Trần Anh Dũng (Viện Khảo cổ học) cùng với sự tham gia của các cán bộ Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang đã cho ra mắt bạn đọc công trình nghiên cứu về Đồ gốm sứ thời Lý, Trần ở tỉnh Tuyên Quang.
Nội dung cuốn sách gồm 3 chương, kèm phụ lục bản ảnh, bản vẽ, bản đồ.
Chương 1: Gốm sứ thời Lý, Trần ở Tuyên Quang trong tiến trình gốm sứ Việt Nam trước và trong thời Lý, Trần.
Chương 2: Đồ gốm sứ thời Lý, Trần ở tỉnh Tuyên Quang
Chương 3: Một số vấn đề lịch sử - văn hóa thời Lý, Trần ở Tuyên Quang qua đồ gốm sứ.
Xin trân trọng giới thiệu!

- Người dịch: Thích Phước Như
- Nxb: Đại học Quốc gia Hà Nội - 2022
- Số trang: 226 tr
- Khổ: 17 x 24cm
Cuốn sách Đường Đến Thiền phái Trúc Lâm tại Việt Nam không những giới thiệu về thiền Phật giáo Việt Nam dưới thời nhà Trần, nơi thiền phái Trúc Lâm được sáng lập, mà còn giới thiệu về lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khi mới du nhập vào những thế kỷ đầu công nguyên cho đến cuối thế kỷ thứ XIV. Thiền Phật giáo Việt Nam dưới triều đại nhà Trần là nét văn hóa điển hình cho tinh hoa Việt Nam thời bấy giờ. Mặc dù không thể phủ nhận rằng, nó đã ít nhiều chịu sự ảnh hưởng từ Thiền tông Ấn Độ và Trung Hoa; nhưng có một thực tế đặc biệt quan trọng đó là Thiền phái này đã được khai sinh ở trên đất nước Việt Nam vào thế kỷ thứ XIV và hoàn toàn mang bản sắc Việt Nam. Bản sắc đó hiện lên rõ nét khi Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam được phân tích trong mối liên hệ của nó với nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt là khảo cổ học, văn hóa, kinh tế - xã hội, cũng như chính trị và an ninh quốc phòng.
Nội dung cuốn sách gồm 10 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung
Chương 2: Sự du nhập của phật giáo ở Việt Nam trong suốt hai thế kỷ đầu công nguyên.
Chương 3: Phật giáo Việt Nam từ thế kỷ thứ III đến thế kỷ thứ V
Chương 4: Sự du nhập của các thiền phái phật giáo Trung Quốc vào Việt Nam trong giai đoạn từ thế kỷ thứ VI đến thế kỷ thứ XIII.
Chương 5: Phật giáo Việt Nam dưới các triều đại nhà Ngô, Đinh và Tiền Lê (thế kỷ thứ X).
Chương 6: Phật giáo Việt Nam dưới triều đại nhà Lý (1010 - 1225)
Chương 7: Phật giáo Việt Nam dưới triều đại nhà Lý (1225 - 1400)
Chương 8: Tổng quan về Thiền phái Trúc Lâm liên hệ với thiền của Phật giáo nguyên thủy Ấn Độ và thiền Đốn Ngộ của Huệ Năng ở Trung Quốc.
Chương 9: Sự thất bại của quân Mông - Nguyên ở Việt Nam.
Chương 10: Kết luận
Xin trân trọng giới thiệu!

Lễ công bố đề án có sự tham gia của nhiều chuyên gia khảo cổ học và các lãnh đạo địa phương có di tích.
Nhiệm vụ chính của đề án là khai quật, nghiên cứu khảo cổ học văn hóa Óc Eo tại các di tích ở Óc Eo - Ba Thê (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) và di tích Nền Chùa (huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) nhằm thu thập tư liệu và làm rõ lịch sử hình thành và phát triển của văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam, đồng thời nghiên cứu sâu hơn về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của đô thị cổ Óc Eo trong lịch sử Việt Nam, khu vực Đông Nam Á và châu Á; cung cấp cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị, đặc biệt là cho công tác xây dựng hồ sơ đề cử UNESCO xem xét công nhận khu di tích Óc Eo - Ba Thê và Nền Chùa là di sản văn hóa thế giới.
Ngày 25/3, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức lễ công bố kết quả thực hiện Đề án khảo cổ học văn hoá Óc Eo qua ấn phẩm Văn hoá Óc Eo - Những phát hiện mới khảo cổ học tại di tích Óc Eo - Ba Thê và Nền Chùa 2017-2021.
Minh chứng rõ ràng về "đô thị cổ" Óc Eo
Theo PGS.TS Bùi Nhật Quang - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng - Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, từ năm 2017 - 2020, Viện Khảo cổ học và Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ đã tiến hành khai quật khảo cổ học khu di tích Óc Eo - Ba Thê với quy mô lớn, có diện tích trên 16.000m2 tại 2 khu vực cánh đồng Óc Eo và sườn núi Ba Thê. Từ năm 2018-2020, Viện Nghiên cứu Kinh thành đã tiến hành khai quật khu vực di tích Nền Chùa với diện tích 8.000m2. Đây là khu di tích nằm dưới cánh đồng rộng lớn, cách Óc Eo - Ba Thê khoảng 12km theo đường chim bay về phía Bắc.
"Sau gần 4 năm thực hiện nhiệm vụ khai quật khảo cổ học có quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại Óc Eo - Ba Thê và Nền Chùa các nhà khảo cổ học đã phát hiện được nhiều loại hình di tích quan trọng như kiến trúc đến tháp, các loại giếng nước, hồ nước được xây dựng bằng gạch, đá cùng nhiều loại hình di tích cư trú, sinh hoạt, sản xuất thủ công. Đặc biệt, cuộc khai quật này đã đưa lên khỏi lòng đất một số lượng cực kỳ phong phú, đa dạng các loại hình di vật, trong đó nhiều nhất là đồ gốm và đồ trang sức bằng thuỷ tinh.
Kết quả khai quật đã phát hiện được nhiều vấn đề khoa học mới, minh chứng rõ ràng và thuyết phục hơn về đặc điểm, tính chất của "đô thị cổ" Óc Eo", PGS.TS Bùi Nhật Quang cho biết.
Sống dậy ký ức vàng son của nền văn hóa Óc Eo, văn minh Phù Nam
Đánh giá kết quả thực hiện của đề án, PGS.TS. Bùi Minh Trí - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh thành cho biết, có rất nhiều phát hiện mới quan trọng, góp phần làm sáng rõ hơn tính chất, chức năng, niên đại và vai trò của khu di tích Óc Eo - Ba Thê trong lịch sử Vương quốc Phù Nam. Trong đó, thành tựu quan trọng nhất của đề án là đã minh chứng và làm sáng rõ những giá trị nổi bật của khu di tích Óc Eo - Ba Thê trong lịch sử. Đây là một trung tâm dân cư, trung tâm đô thị, trung tâm kinh tế, trung tâm chính trị, trung tâm tôn giáo lớn và quan trọng nhất của Vương quốc Phù Nam. Trong đó, Óc Eo đóng vai trò là một “đô thị” hay là một “thành phố ven biển” và kết nối với Biển Tây Nam thông qua “cửa ngõ” giao thương là Nền Chùa và các tuyến thủy lộ trong vùng.
Ba Thê đóng vai trò là một trung tâm tôn giáo lớn của Vương quốc Phù Nam, và là một cấu trúc chung không thể tách rời của không gian đô thị Óc Eo. Trong hệ thống đô thị cổ ở châu Á thời kỳ sau Công nguyên, Óc Eo - Ba Thê thể hiện rõ vai trò là trung tâm giao thương kinh tế, văn hóa có tầm quan trọng và có sức lan tỏa, sự ảnh hưởng lớn trong khu vực. Nhiều loại hình di vật quý có nguồn gốc từ nước ngoài như tiền và huy chương vàng La Mã, đèn đồng Ba Tư, gương đồng nhà Hán... thu thập được trong các hố khai quật chính thức và không chính thức đã hé lộ những bí ẩn của mạng lưới thương mại hàng hải thời bấy giờ.
Đặc biệt, phát hiện mới về đồ gốm đến từ đế chế La Mã, Ấn Độ, Trung Quốc và Tây Á đã góp phần lý giải sâu hơn về mối quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa xuyên đại dương của đô thị Óc Eo trong lịch sử. Những ký ức vàng son của nền văn hóa Óc Eo, văn minh Phù Nam một thời vang bóng tiếp tục được làm sống dậy bởi những khám phá quan trọng của khảo cổ học trong những năm 2017-2020. Từ đây, Óc Eo - Ba Thê và Nền Chùa không chỉ được biết đến là một phức hợp đô thị cổ, có vai trò rất quan trọng trong lịch sử vương quốc Phù Nam, một vương quốc hình thành trên nền tảng văn hóa bản địa đặc sắc mà nó còn có mối quan hệ giao thương rất rộng mở với nhiều vương quốc cổ Đông Nam Á và cả các quốc gia ở Nam Á, Tây Nam Á, Đông Bắc Á... thông qua con đường hải thương quốc tế.
"Đô thị cổ Óc Eo - Ba Thê, Nền Chùa có vị trí trung tâm trên vùng đất Nam Bộ mà trong đó vùng cảng thị hướng về phía Biển Tây Nam. Đây là một đô thị độc đáo, được xây dựng trên vùng đồng bằng màu mỡ ven biển và là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn của vương quốc Phù Nam, có tầm nhìn hướng biển và mở rộng giao lưu với thế giới rộng lớn bên ngoài, nhờ đó nó đã tạo nên những bước phát triển vượt ra khỏi giới hạn không gian, đưa vùng đất đầm lầy này trở thành một đô thị sầm uất và nổi tiếng ở khu vực Đông Nam Á trong nhiều thế kỷ sau Công nguyên. Khu di tích Quốc gia đặc biệt này hội tụ đầy đủ các tiêu chí của UNESCO về Di sản văn hóa của nhân loại", PGS.TS. Bùi Minh Trí nhấn mạnh.
Nguồn: www.vass.gov.vn
Thời gian nhận hồ sơ: Từ ngày 23/3/2022 đến 22/4/2022 .
Địa điểm nhận hồ sơ: Phòng Hành chính Tổng hợp, Viện Khảo cổ học, số 61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Thông tin chi tiết về điều kiện đăng ký, hình thức và hồ sơ dự tuyển xin xem file đính kèm.
Viện Khảo cổ học Trân trọng thông báo./.

Nhà xuất bản: Khoa học xã hội - 2021
Tổng số trang: 545tr
Kích thước: 16x24cm
Cuốn sách Khảo cổ học tiền sử Nghệ An của hai tác giả Nguyễn Khắc Sử, Phan Thanh Toàn là kết quả thực hiện đề tài khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu hệ thống các di tích hang động ở miền núi biên giới tỉnh Nghệ An (2015-2016) được nghiệm thu xuất sắc của các tác giả.
Công trình đã bao quát các nguồn tư liệu khảo cổ học tiền sử Nghệ An và đặt chúng trong bối cảnh tiền sử Bắc Trung bộ Việt Nam, phác thảo tổng quát diễn trình lịch sử văn hóa các cộng đồng cư dân tiền sử từng có mặt ở Nghệ An từ thuở bình minh của lịch sử, với sự xuất hiện người hiện đại ở hang Thẩm Ồm cách ngày nay khoảng 80 nghìn năm đến trước ngưỡng cửa của văn minh với các di tích tiền Đông Sơn ở lưu vực sông Lam ngày nay khoảng 3 nghìn năm.
Thời đại đá cũ ở Nghệ An được xác nhận trong công trình phát triển qua hai giai đoạn chính. Trong đó, giai đoạn sớm từ 80 đến 40 nghìn năm trước Công nguyên, là thời kỳ xuất hiện người Homo Sapiens và công cụ mảnh đá quartz ở lớp dưới hang Thẩm Ồm. Giai đoạn muộn từ 40 đến 11 nghìn năm trước Công nguyên với sự hiện diện của những hóa thạch người Homo Sapiens và kỹ nghệ công cụ cuội mà tiêu biểu là di tích ngoài trời ở Làng Vạc và một số hang động như hang Thẩm Chàng và lớp muộn hang Thẩm Ồm.
Công trình cũng đã đề cập đến ba giai đoạn phát triển thời đại Đá mới trên đất Nghệ An. Đồng thời phác dựng bức tranh toàn cảnh về đời sống vật chất, tinh thần, cấu trúc xã hội của các cộng đồng dân cư thời tiền sử Nghệ An cũng như xác định vị trí, tính đặc sắc văn hóa của khu vực trong bối cảnh rộng hơn.
Xin trân trọng giới thiệu!

Nhà xuất bản: Quân đội nhân dân - 2018
Tổng số trang: 250tr
Kích thước: 14,5 x 20,5cm
Tập 3 của cuốn sách này trình bày 2 chương sau cùng như sau:
5. Tiếp xúc, giao lưu, đối thoại ngày càng rộng mở giữa văn hóa Việt Nam với nhiều nền văn hóa trên thế giới thời cận - hiện đại.
- Mấy nét về bối cảnh lịch sử
- Những nỗ lực đầu tiên trong tiến trình tiếp xúc, giao lưu, đối thoại giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa phương Tây từ nửa cuối thế kỷ XIX đến trước chiến tranh thế giới thứ nhât
- Hồ Chí Minh - người đại diện kiệt xuất cho cuộc đối thoại giữa tinh hoa văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại trong quá trình đi tìm đường cứu nước.
- Tiếp nhận và biến cải các hình thức, phương thức biểu đạt của văn hóa Pháp để chuyển tải nội dung nhiều giá trị văn hóa Việt
- Vận dụng tinh thần và phong cách đối thoại văn hóa trong hoạt động đấu tranh ngoại giao
- Khơi dậy mọi tiềm năng sáng tạo văn hóa nội sinh của dân tộc kết hợp với thâu hóa tinh hoa văn hóa nhân loại trong quá trình đổi mới đất nước
6. Bài học lịch sử và vấn đề đương đại của việc phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, chủ động tham gia đối thoại giữa các nền văn hóa trong giai đoạn toàn cầu hóa.
Xin trân trọng giới thiệu!

Nhà xuất bản: Quân đội nhân dân - 2018
Tổng số trang: 220tr
Kích thước: 14,5 x 20,5cm
Cuốn sách giới thiệu 2 chương tiếp theo gồm chương 3 và chương 4:
3. Kết hợp đối thoại văn hóa với nhiều hình thức đấu trang khác trong thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc. Chương này bao gồm các vấn đề như sau:
- Mấy nét về chính sách xâm lược, thống trị, đồng hóa của các thế lực phong kiến phương Bắc đối với nước ta
- Hỗn dung về chủng tộc: Việt hóa mạnh hơn Hán hóa
- Tiếp biến văn hóa thông qua đối thoại trên lĩnh vực ngôn ngữ. Sự hình thành cách đọc Hán - Việt và sự manh nha chữ Nôm
- Tiếp thu và cải biến những kiến thức và kỹ thuật ngoại lai trong một số lĩnh vực sáng tạo văn hóa vật chất
- Những cuộc tiếp xúc, giao lưu, đối thoại với Phật giáo Ấn Độ Khi nó được truyền bá đến Dâu
- Đạo giáo vào nước ta và quá trình đối thoại chuyển hóa thành đấu tranh giữa các vị thần linh Việt với đạo sĩ Cao Biền.
- Nho giáo do các chính quyền đô hộ Hán - Đường truyền bá vào nước ta - những hệ quả mà nó gây ra trong các bộ phận khác nhau của cư dân Việt.
4. Đối thoại giữa nền văn hóa Đại Việt với một số nền văn hóa trong khu vực và trên thế giới thời trung đại.
- Bối cảnh lịch sử, yêu cầu và điều kiện của đối thoại giữa văn hóa Đại Việt với một số nền văn hóa khác cùng thời
- Đối thoại giữa nền văn hóa Đại Việt và văn hóa Trung Hoa trên lĩnh vực xây dựng pháp luật
- Vận dụng linh hoạt nhiều hình thức đối thoại văn hóa, góp phần giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quan hệ đối ngoại
- Thâu hóa phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Hoa, sáng tạo phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử của Đại Việt
- Tiếp biến văn hóa thông qua đối thoại trên lĩnh vực ngôn ngữ: sự hì nh thành hệ thống chữ Nôm và sự sáng chế chữ Quốc ngữ.
Xin trân trọng giới thiệu!

Nhà xuất bản: Quân đội nhân dân - 2018
Tổng số trang: 207tr
Kích thước: 14,5 x 20,5cm
Cuốn sách gồm 6 vấn đề tương ứng với 6 chương. Tuy nhiên ở tập 1 của cuốn sách chỉ tập trung nghiên cứu 2 nội dung tương ứng với 2 chương đầu tiên:
1. Nhận thức về sự đa dạng văn hóa và đối thoại giữa các nền văn hóa
2. Những hoạt động sáng tạo giá trị văn hóa cội nguồn của dân tộc ở thời đại Văn Lang - Âu Lạc.
- Người Việt cổ hay người Lạc Việt - tổ tiên của chúng ta
- Đặc điểm môi trường tự nhiên liên quan đến cuộc sống và hoạt động sáng tạo văn hóa của người Việt cổ
- Những sáng tạo văn hóa vật chất nổi bật
- Những sáng tạo văn hóa tinh thần tiêu biểu
- Tác động của những sáng tạo văn hóa đối với sự chuyển biến trong cấu trúc và hình thái tổ chức xã hội
- Tổng quan những nét đặc trưng chủ yếu thể hiện bản sắc văn hóa cội nguồn của dân tộc.
Cuốn sách cũng cố gắng phác họa đôi nét về lịch sử - văn hóa Champa và Phù Nam, là hai dòng văn hóa phát triển khá rực rỡ ở thời cổ - trung đại trên địa bàn miền Trung và miền Nam nước ta ngày nay, trước khi chúng hội nhập với nền văn hóa Đại Việt.
Xin trân trọng giới thiệu!