Ban tổ chức Hội nghị kính mời các tổ chức, cá nhân làm công tác Khảo cổ học và các ngành có liên quan gửi bài viết tham dự hội nghị (Chi tiết xin xem file đính kèm).
Nội dung bài viết: Những phát hiện, nghiên cứu mới về khảo cổ học từ tháng 11/2021 đến nay.
Hình thức: Mỗi bài viết tối đa 03 trang đánh máy khổ A4 và không quá 03 tên tác giả; phông chữ thống nhất Unicode - Time New Roman cỡ chữ 13. Ban tổ chức không chấp nhận các bản text định dạng Pdf.
Thời hạn nhận bài: đến hết ngày 15/10/2022.
Địa chỉ nhận bài: Viện Khảo cổ học, số 61 - Phan Chu Trinh - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Email: hoinghitbkch@gmail.com
Chúng tôi hy vọng với sự quan tâm và hợp tác của quý cơ quan và quý vị, Hội nghị thông báo Những phát hiện mới về khảo cổ học lần thứ 57 sẽ thành công tốt đẹp.
Viện Khảo cổ học xin trân trọng thông báo!
TM. Ban Tổ chức Hội nghị
Q.ViệnTrưởng
Nguyễn Gia Đối đã ký.
Ngày 27/5, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật Di tích khảo cổ học Thác Hai lần thứ 2 (năm 2021 - 2022).

Di tích khảo cổ học Thác Hai thuộc địa bàn thôn 6, xã Ia Jlơi, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk, được phát hiện vào đầu năm 2020 và khai quật lần thứ nhất vào tháng 3/2021. Kết quả khai quật đã thu được rất nhiều di tích, di vật, cho thấy Di tích khảo cổ học Thác Hai là một di chỉ cư trú - mộ táng - công xưởng rất quan trọng. Bên cạnh công cụ lao động như: rìu bôn đá, đồ gốm và các mộ táng, các nhà khảo cổ còn thu được hơn 1.000 mũi khoan bằng các loại đá, cùng hàng vạn mảnh tước nhỏ.
Nhận thức tầm quan trọng của Di tích khảo cổ học Thác Hai đối với việc nghiên cứu lịch sử Tây Nguyên nói riêng, Việt Nam nói chung, UBND tỉnh Đắk Lắk đã giao Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh tiếp tục phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia khai quật khẩn cấp di chỉ quan trọng này nhằm thu thập thêm các thông tin khoa học giá trị, kịp thời đưa lên khỏi lòng đất những di tích, di vật quý giá nhằm bảo quản, lưu giữ, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa thời đại Tiền - Sơ sử ở Tây Nguyên.

Từ tháng 11/2021 -tháng 5/2022, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk khai quật Di tích khảo cổ học Thác Hai lần thứ hai. Kết quả khai quật, các di tích xuất lộ trong hố khai quật gồm có mộ táng, cụm gốm, hố đất đen và nền đất cháy. Về mộ táng, phát hiện 16 mộ táng, phong tục mai táng khá thống nhất, một số mộ chôn theo công cụ đá như rìu, đục, bàn mài, bàn đập vải vỏ cây; có mộ chôn theo đồ tùy táng là 42 hạt chuỗi thủy tinh màu xanh.

Di vật thu được ở di tích khảo cổ học Thác Hai gồm đồ đá, đồ gốm và đồ thủy tinh. Đồ đá là loại di vật chủ đạo ở Thác Hai, nhiều nhất là mũi khoan với 1.596 tiêu bản. Đáng chú ý, hầu hết mũi khoan đều chưa có dấu vết sử dụng. Đồ gốm di chỉ Thác Hai có các loại hình bình, nồi, chum, vò, bát bồng… với nhiều kích cỡ khác nhau. Đồ thủy tinh tìm được chủ yếu là loại hình hạt chuỗi với 1.244 hạt chuỗi thủy tinh… Qua tổng thể di tích và di vật cho thấy, Thác Hai là một di tích phức hợp, vừa có tính chất cư trú, vừa là khu mộ táng, vừa là một công xưởng chế tác mũi khoan đá quy mô lớn.

Tại hội nghị, các đại biểu đã đề xuất cần tiếp tục khai quật di chỉ Thác Hai càng sớm càng tốt, trên quy mô lớn, nhằm thu thập các di tích, di vật quý giá còn ẩn chứa trong lòng đất. Các sở, ngành hữu quan cần sớm lập đề án Quy hoạch khảo cổ học trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk để quản lý hiệu quả các di sản văn hóa. Nhiều đại biểu cho rằng cần đẩy mạnh hợp tác giữa Bảo tàng Lịch sử Quốc gia với Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk theo chương trình nghiên cứu dài hạn, bài bản nhằm đưa các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh đến gần hơn với công chúng trong và ngoài nước.
Đoàn khai quật gồm cán bộ của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Bảo tàng Đắk Lắk vừa báo cáo kết quả sơ bộ cuộc khai quật di chỉ khảo cổ học Thác Hai (thôn 6, xã Ia Jlơi, huyện Ea Súp, Đắk Lắk). Theo đó, đây là một di chỉ khảo cổ học mới, ẩn chứa nhiều tư liệu, sẽ góp phần làm sáng tỏ lịch sử vùng đất Tây Nguyên thời Tiền - Sơ sử, rất cần được nghiên cứu, thu thập tư liệu và bảo tồn.
Xử lý di tích xuất lộ trong hố khai quật
Đây là một di chỉ xưởng kết hợp cư trú và mộ táng. Trong đó, tính chất xưởng của di chỉ nổi lên một cách rõ rệt thông qua bộ sưu tập hàng nghìn tiêu bản mũi khoan và phác vật mũi khoan. Ngoài là công xưởng chế tác mũi khoan, cư dân cổ Thác Hai còn chế tác cả các công cụ đá như rìu, bôn… Những mảnh gốm xuất hiện rải rác cùng những tàn tích than tro, mộ táng có chôn theo đồ tùy táng... cho thấy cư dân cổ ở Thác Hai ngoài chế tác công cụ cũng đồng thời cư trú và mai táng tại đây, chưa phân tách khu vực cư trú, sản xuất với khu vực mai táng.
Trên cơ sở một số loại hình đồ gốm, đồ án hoa văn trang trí cũng như trình độ tinh xảo của những thợ thủ công chế tác mũi khoan tại đây, các nhà khoa học bước đầu nhận định niên đại của di chỉ Thác Hai khoảng trên dưới 3000 năm cách ngày nay, thuộc trung kỳ thời đại kim khí. Tầng văn hóa dày (2m) cho thấy, giai đoạn cư trú khá dài nhưng tính chất di chỉ khá ổn định. Về chủ nhân ngôi mộ, cư dân cổ ở Thác Hai là những người thợ thủ công có trình độ cao, với các sản phẩm rất tinh xảo. Cụ thể, qua nghiên cứu cấu trúc mộ M1, các nhà khoa học cho rằng, chủ nhân ngôi mộ này có liên quan tới công xưởng chế tác này, có thể là một trong những người thợ trực tiếp chế tác công cụ (rìu, bôn, mũi khoan...) phát hiện trong hố khai quật, thể hiện qua việc tìm thấy những đồ tùy táng, ngoài đồ gốm còn có những công cụ bằng đá. Có thể, ngoài các ngôi mộ đã xuất lộ trong hố đào, trong phạm vi di chỉ còn nhiều ngôi mộ khác có liên quan trực tiếp tới công xưởng chế tác này.
Báo cáo sơ bộ khẳng định, những kết quả nghiên cứu và khai quật tại di chỉ khảo cổ học Thác Hai là một trong những phát hiện mới và rất quan trọng của khảo cổ học Việt Nam. Có thể nói đây là lần đầu tiên ở Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng đã phát hiện được một công xưởng chế tác mũi khoan với quy mô lớn, chuyên môn hóa cao, trình độ kỹ thuật tinh xảo. “Ở Việt Nam, loại di chỉ công xưởng chế tác mũi khoan không nhiều, chỉ mới xác định được ở các di chỉ như Bãi Tự (Bắc Ninh), Tràng Kênh (Hải Phòng), Đầu Rằm, Ba Vũng (Quảng Ninh). Song những mũi khoan ở các di chỉ này chỉ được ghè, tu chỉnh, mài thô..., hiện vật tương đối to và thô, chủ yếu dùng để sử dụng trong kỹ thuật khoan tách lõi, còn mũi khoan Thác Hai có rất nhiều hiện vật được mài trau chuốt, đánh bóng toàn thân đạt đến mức độ hoàn mỹ, được sử dụng trong kỹ thuật khoan xuyên tâm để chế tạo đồ trang sức...”, báo cáo sơ bộ cho biết.
Một số loại hình đồ gốm mới cũng lần đầu tiên được tìm thấy ở Đắk Lắk trong di chỉ Thác Hai. Nhiều cụm gốm có khả năng phục dựng rất cao, được đưa về còn khá nguyên vẹn. Sau khi được xử lý, phục dựng lại, đồ gốm Thác Hai cùng với các loại hình hiện vật khác trở thành những tiêu bản hiện vật quý hiếm, độc đáo... bổ sung cho hệ thống trưng bày ở Bảo tàng Đắk Lắk và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Là một địa điểm khảo cổ học mới phát hiện với nhiều thông tin nghiên cứu quan trọng, nhiều hiện vật tinh xảo, nhiều đồ gốm còn khá nguyên vẹn có thể phục dựng để trưng bày, tuy nhiên, cũng theo các nhà khoa học, di chỉ này nằm sát bờ sông đang đổi dòng, từng ngày, từng giờ đang bị dòng nước xoáy vào địa tầng gây sạt lở nghiêm trọng. Do vậy, các chuyên gia kiến nghị rất cần có những biện pháp bảo vệ di chỉ trước sự tàn phá của thiên nhiên.
THANH MỘC, ảnh: BTLSQG CUNG CẤP
Ngày 11-5, Bảo tàng Đắk Lắk cho biết các nhà khoa học đã khai quật phát hiện một di chỉ khảo cổ lớn, có niên đại hơn 3.000 năm tại xã Ia J’lơi, là công xưởng chế tạo công cụ mũi khoan lớn nhất của người Việt cổ từ trước tới nay.
Các nhà khoa học giới thiệu về các hiện vật vừa thu thập được - Ảnh: VIỆT NHÃ
Đây là phát hiện mới và rất quan trọng của Khảo cổ học Việt Nam.
Đợt khai quật lần này là sự kết hợp giữa Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Bảo tàng Đắk Lắk, kéo dài từ ngày 28-3 đến 29-4 tại di chỉ khảo cổ học Thác Hai (xã Ia J’lơi, Ea Súp).
Từ kết quả ban đầu, các nhà khoa học nhận định đây là một di chỉ xưởng kết hợp cư trú và mộ táng với hàng nghìn tiêu bản mũi khoan và phác vật mũi khoan, các công cụ rìu, bôn.
Niên đại của di chỉ Thác Hai khoảng 3.000 năm. Ngoài ra, tầng văn hóa dày (2m) cho thấy giai đoạn cư trú khá dài, tính chất di chỉ khá ổn định.
Ngoài ra, từ những hiện vật thu thập được, các nhà khoa học cũng cho rằng cư dân cổ ở Thác Hai là những người thợ thủ công có trình độ cao, với các sản phẩm rất tinh xảo.
Cụ thể, qua nghiên cứu cấu trúc một ngôi mộ, các nhà khoa học đưa ra nhận định đây là người thợ trực tiếp chế tác công cụ như rìu, bôn, mũi khoan.
Trong ngôi mộ còn tìm thấy những đồ tùy táng như bình gốm, chày đập, hòn ghè, rìu tứ giác và mũi khoan được xếp gọn gàng dưới đáy mộ. Ngoài các ngôi mộ đã xuất lộ trong hố đào, trong phạm vi di chỉ còn nhiều ngôi mộ khác có liên quan trực tiếp tới công xưởng chế tác này...
Cũng theo các nhà khoa học, đây là lần đầu tiên một công xưởng chế tác mũi khoan với quy mô lớn, chuyên môn hóa cao, trình độ kỹ thuật tinh xảo được phát hiện tại VN nói riêng và Đông Nam Á nói chung.
Các nhà khoa học hai bảo tàng cho biết sẽ hoàn thiện hồ sơ khoa học, bảo quản hiện vật, bảo tồn di chỉ...
Ở Việt Nam, loại di chỉ công xưởng chế tác mũi khoan không nhiều, chỉ mới xác định được ở các di chỉ như Bãi Tự (Bắc Ninh), Tràng Kênh (Hải Phòng), Đầu Rằm, Ba Vũng (Quảng Ninh).
Tuy nhiên, những mũi khoan ở các di chỉ này chỉ được ghè, tu chỉnh, mài thô..., hiện vật tương đối to và thô, chủ yếu dùng để sử dụng trong kỹ thuật khoan tách lõi.
Trong khi đó, mũi khoan Thác Hai rất nhiều hiện vật được mài trau chuốt, đánh bóng toàn thân đạt đến mức độ hoàn mỹ, được sử dụng trong kỹ thuật khoan xuyên tâm để chế tạo đồ trang sức (hạt chuỗi...).
Bảo Trâm (Bảo tàng Đắk Lắk)

Nhà xuất bản: Hà Nội - 2019
Tổng số trang: 1099tr
Kích thước: 16 x 24cm
Ở giai đoạn 1 của Dự án Tử sách Thăng Long ngàn năm văn hiến, nhóm nghiên cứu do PGS.TS Phạm Xuân Hằng và PGS.TS. Phan Phương Thảo chủ trì đã tổ chức biên soạn cuốn sách “Biên niên lịch sử Thăng Long - Hà Nội”. Bộ Biên niên lịch sử Thăng Long - Hà Nội (Phần bổ sung) lần này là sự tiếp nối của phần trên.
Nội dung cuốn sách gồm 2 phần lớn:
Phần 1: Các sự kiện lịch sử của vùng đất mới sát nhập vào Hà Nội (tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện Lương Sơn (Hòa Bình) từ khởi nguồn đến tháng 8-2008.
Phần 2: Các sự kiện lịch sử của Hà Nội theo địa giới mới từ tháng 8-2008 đến hết năm 20144.
Cuốn sách được biên soạn rất công phu, các sự kiện được lựa chọn đảm bảo tuân thủ những tiêu chí hết sức chặt chẽ, phải là những sự kiện tiêu biểu, nổi bật mang tính chất sự kiện mốc trong giai đoạn của Hà Nội mở rộng, được sưu tầm dựa trên các nguồn tài liệu hết sức phong phú đáng tin cậy, có đối chiếu so sánh giữa các nguồn tài liệu có xuất xứ cụ thể.
Xin trân trọng giới thiệu!

Nhà xuất bản: Hà Nội - 2019
Tổng số trang: 843tr
Kích thước: 16 x 24cm
Đây là một Tuyển tập các công trình dịch thuật, có sự chọn lọc kỹ lưỡng, chú ý đến những tiêu chí tiêu biểu và tính chất cân đối. Những công trình có dữ lượng thông tin đậm đặc, cốt lõi, được ưu tiên chọn lọc. Đồng thời nhóm biên dịch cũng chú ý tới việc cân đối trong thời gian, cân đối trong không gian và cân đối giữa các lĩnh vực. Tuyển tập Tư liệu phương Tây trước 1945 phản ánh lịch sử nhưng không sa đà vào những sự kiện chính trị, mà tập trung vào những thiết chế chính trị và các mặt đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa. Tính thực chứng của văn bản, nguồn gốc xuất xứ, tác giả, nơi xuất bản được xác định rõ sẽ là những tư liệu được ưu tiên lựa chọn. Về mặt văn bản đáng tin cậy nhất của tư liệu có lẽ là những tài liệu gốc, “first-hand” của những tác giả đương thời, có thẩm quyền hoặc uy tín. Nhóm biên soạn đã loại bỏ những tư liệu không hội đủ những tiêu chí nói trên. Trong quá trình biên soạn, việc khảo chứng, thẩm định và đánh giá về nội dung, quan điểm của tư liệu được chủ biên chú trọng đầu tư. Nhóm biên soạn đã cố gắng thẩm định về tính chân thực của những tư liệu được chọn dịch, bằng cách đối chiếu qua nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Về phần giá trị và quan điểm tư tưởng, chủ biên có nhận định, phê bình, đánh giá chung về mặt khoa học của tư liệu trong phần Tổng luận, nhưng không đi sâu vào chi tiết của những tư liệu, nhất là không “biên tập” lại, thêm bớt sửa chữa câu chữ của nguyên bản để bảo đảm tính trung thực lịch sử.
Trong cuốn Tuyển tập tư liệu phương Tây trước năm 1945, các tác giả của những tư liệu phương Tây này tuyệt đại đa số là người Pháp, quốc gia từng có nhiều duyên nợ lịch sử với Việt Nam. Ở đây, có một chi tiết thú vị mang tính nghịch lý. Những tác giả trước thời Pháp thuộc, không dính líu gì đến công cuộc chinh phục, “khai hóa” thực dân, thường có những nhận xét khen, chê mang tính khách quan hơn về xã hội và chế độ chính trị Việt Nam truyền thống, thì lại không phải là những nhà nghiên cứu chuyên môn, có một vốn tri thức khoa học phong phú và vững chắc về lịch sử, văn hóa Việt Nam. Ngược lại, những quan chức chính trị trong bộ máy cầm quyền thực dân Pháp thời cận đại, nếu được trang bị một khối lượng khá đủ thông tin dữ liệu chính xác đa diện về đất nước và con người Việt Nam, thì lại thường bị mắc míu vào hệ ý thức thực dân và tư tưởng của “chủ nghĩa khai hóa”, nhiều khi mang những quan điểm thiên vị, ít khách quan, ca tụng hoặc bào chữa cho chế độ thuộc địa.
Trân trọng giới thiệu!

Nhà xuất bản: Dân trí- 2018
Tổng số trang: 133tr
Kích thước: 14,5 x 20,5cm
Hình ảnh thuyền bè đã xuất hiện rất nhiều trong các nền văn hóa cổ của dân tộc Việt Nam. Trên đồ đồng Đông Sơn xuất hiện nhiều hoa văn hình thuyền và người chèo thuyền, hình thuyền cũng được trang trí trong kiến trúc nhà cửa của người Việt, nhiều bộ phận nhà cửa của người Việt có tên gọi xuất phát từ các bộ phận của những chiếc thuyền; nhiều ngôi nhà của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam còn mô phỏng hình chiếc thuyền. Người Việt từ cổ chí kim đều dùng thuyền để đi lại, vận chuyển, mưu sinh, thậm chí khi chết họ cũng được mai táng trong các quan tài hình thuyền hay trong các ngôi mộ hình thuyền.
Dựa vào các nguồn sử liệu chính thống của Việt Nam và thông tin từ các hồi ký của những người nước ngoài từng đến Việt Nam trong các thế kỷ XVII-XIX, biên khảo này cung cấp một cái nhìn tổng quát về ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn và ở Việt Nam trong thời kỳ đầu của vương triều Nguyễn (1802-1945).

Nhà xuất bản: Hồng Đức - 2018
Tổng số trang: 403tr
Kích thước: 14,5 x 20,5cm
Là cuốn sách do dịch giả Nguyễn Hiến Lê dịch của tác giả Will Durant. Cuốn sách là một bức tranh về lịch sử văn minh Trung Hoa. Cuốn sách gồm 5 chương:
Chương 1: Thời đại các triết gia
Chương 2: Thời đại các thi sĩ
Chương 3: Thời đại các nghệ sĩ
Chương 4: Dân tộc và quốc gia
Chương 5: Cách mạng và phục sinh
Khu bảo tồn di tích văn hóa Sa Huỳnh, ở thôn Long Thạnh 2, phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ) là nơi được kỳ vọng trở thành điểm nhấn trưng bày, tái hiện nền văn hóa cổ xưa của người Việt, kết nối với “Con đường di sản miền Trung”, tạo sức hấp dẫn, thu hút du khách, nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế... Tuy nhiên, từ khi đi vào hoạt động vào năm 2017 đến nay, khu bảo tồn di tích này chưa phát huy giá trị một cách xứng tầm.
Xác tàu buôn bằng gỗ sồi dài 24m và rộng 9m bị chôn vùi dưới thành phố Tallinn, nơi từng chìm dưới nước biển hàng trăm năm trước.
Một trong những cảng lớn nhất ở biển Baltic, cảng Tallinn, cũng là một trong những cảng lâu đời nhất Bắc Âu. Hôm 20/4, xác một con tàu 700 tuổi thuộc Liên minh Hanse được phát hiện ở độ sâu 1,5m bên dưới những con phố của Tallinn, thủ đô Estonia. Ở thời kỳ đỉnh cao, Liên minh Hanse gần như độc quyền với toàn bộ việc mua bán hàng hải ở biển Bắc và biển Baltic thời Trung cổ.
Xác tàu buôn của Liên minh Hanse nằm ở độ sâu 1,5 m dưới những con phố của Tallinn, thủ đô Estonia. (Ảnh: Patrik Tamm/ERR)
Đây là xác tàu lớn nhất thuộc loại này từng được phát hiện. Nơi con tàu "an nghỉ" thuộc cửa sông Harjapea cũ, một tuyến đường thủy không còn tồn tại. Người ta tình cờ tìm thấy nó trong quá trình xây dựng một tòa nhà văn phòng trên phố Lootsi, Tallinn. Công việc xây dựng dự kiến bị trì hoãn ít nhất hai tháng để các nhà khảo cổ khai quật.
Xác tàu mới phát hiện được lưu giữ tốt đến mức có thể vượt qua kỷ lục về mức độ bảo quản của tàu buôn Trung cổ Bremen Cog. Tàu Bremen Cog được phát hiện ở Weser, Đức, năm 1962. Các chuyên gia đã mất gần 40 năm để tái tạo nó và trưng bày trong Bảo tàng Hàng hải Đức. Kết quả phân tích niên đại gỗ cho thấy, con tàu của Liên minh Hanse tồn tại từ năm 1298, cổ hơn Bremen Cog 82 năm.
"Xác tàu Tallinn rất tốt so với Bremen Cog. Con tàu dài 24 m và rộng 9 m. Những tấm ván từ đáy tàu lên cao 3 m vẫn còn nguyên vẹn. Con tàu được đóng từ những tấm ván và khúc gỗ sồi lớn. Nó có các lớp ván chồng lên nhau, bịt kín bằng lông động vật và hắc ín", nhà khảo cổ học Mihkel Tammett cho biết.
"Chúng tôi cũng tìm thấy chất liệu len dùng để đóng gói, một số công cụ và các mảnh giày da thời Trung cổ. Công cuộc khai quật đang diễn ra và chúng tôi hy vọng sẽ phát hiện nhiều hơn nữa", Tammett bổ sung.
Xác tàu buôn dài 24m, rộng 9m nằm trong công trường xây dựng ở Tallinn. (Ảnh: Patrik Tamm/ERR)
Năm 2008, cách xác tàu Tallinn hiện tại khoảng 50 m, người ta cũng tìm thấy một xác tàu khác. Xung quanh Tallinn có nhiều xác tàu vì toàn bộ khu vực này từng là biển cho đến cuối thế kỷ 18. Vào thế kỷ 13, nơi đây chìm sâu dưới 2 m nước biển.
Cuối những năm 1930, xung quanh Tallinn ngập tràn tro và rác thải sinh hoạt. Tàu thuyền có thể đã bị đánh chìm ở đây một cách cố ý hoặc vùi lấp dần theo thời gian. "Có lẽ có những dải cát ngầm ở nông hơn, khó lập bản đồ vì chúng thay đổi hình dạng và vị trí do băng trôi và bão. Xác tàu mới phát hiện nằm ở một trong những dải cát như vậy bên dưới lớp trầm tích", Tammett nói.
Dù kích thước cồng kềnh, tàu buôn của Liên minh Hanse được ưa chuộng do đáy phẳng, không gian chứa hàng lớn và dễ vận hành. Tuy nhiên, kích thước lớn khiến các chuyên gia gần như không thể di chuyển nó liền một khối, theo Ragnar Nurk, nhà khảo cổ học của chính quyền thành phố Tallinn. "Hiện có hai giải pháp chính: nó sẽ được đưa đến bảo tàng hàng hải hoặc khu vực bảo quản xác tàu ở vịnh Tallinn, gần đảo Naissaar", ông nhận định.
Theo VnExpress