Hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử hay còn gọi là hộp vàng hình Hoa Sen là một tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao trong sự phát triển mỹ thuật thời Trần.
Bảo vật trong lòng đất
Chiếc hộp vàng được phát hiện hết sức tình cờ trong quá trình thi công mở rộng con đường "hành hương tâm linh" từ thôn Trại Lốc lên di tích chùa Ngọa Vân (TX Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh).
Đại đức Thích Quảng Hiển đã phát hiện một chiếc hộp bằng vàng do máy xúc đào lộ ra từ sườn đồi. Đến ngày 20/3/2015, UBND huyện Đông Triều giao lại hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử cho Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh lưu trữ, bảo quản và phát huy giá trị của hiện vật.
Với sự quý hiếm và tính độc bản, Hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử đã được Thủ tướng công nhận là bảo vật quốc gia vào cuối năm 2018.
Hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử được tìm thấy khi đang đang thi công làm đường. (Ảnh: QN).
Đậm nét đặc trưng văn hóa thời Trần
Hộp vàng nặng 56,44 gram (tương đương khối lượng khoảng 15 chỉ vàng), chiều cao toàn thân là 4,2cm (trong đó, phần thân cao 3,2cm tính cả nắp; chân đế cao 0,6cm); phần dưới thân, đường kính miệng bên trong của thân hộp là 4,8cm, đường kính miệng ngoài thân hộp là 5,1cm, đường kính đế là 3,5cm, đường kính nắp hộp là 5,1cm.
Hộp vàng Ngọa Vân – Yên Tử được làm hoàn toàn bằng vàng, trọng lượng lên tới 56,44g. (Nguồn: Bảo tàng Quảng Ninh)
Hộp có dáng hình cầu, thân tạo nổi 11 múi, mỗi múi giống như hình cánh sen cong tròn. Khi làm xuất lộ, lưỡi gầu máy múc va chạm mạnh vào phần thân hộp làm hiện vật hơi bị biến dạng. Nắp hộp hình bán cầu, phần tiếp giáp với thân tạo 11 múi chính, là phần đầu khớp với các cánh sen ở phía dưới thân, tạo thành lớp cánh lớn ngoài cùng; giữa nắp là đài sen được bao bọc bởi lớp cánh lớn. Hoa văn được chạm khắc thủ công.
Các họa tiết hoa văn, với phần nền gấm vân mây làm nền họa tiết hoa chanh, là đặc điểm cho thấy trình độ và kỹ thuật hết sức điêu luyện của nghệ nhân chế tác đương thời. Các đường nét và họa tiết hoa văn nhỏ, với nét khắc sắc nét, khỏe khoắn trên nền cốt rất mỏng.
Tiến sĩ Bùi Minh Trí, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, được mời giám định chiếc hộp này. Ông Trí cho biết hộp được làm bằng kỹ thuật kết hợp đúc khuôn tạo hình dáng và cánh sen nổi, sau đó chạm khắc hoa văn lên trên thân và bên trong cánh sen. Tất cả hoa văn trang trí trên nắp và thân hộp trên đều mang đậm dấu ấn đặc trưng của văn hóa thời Trần, nửa đầu thế kỷ 14.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử là một di vật quan trọng liên quan đến hoàng gia hoặc nghi lễ tôn giáo tôn nghiêm. Đây là bát, cốc át già, một trong sáu pháp khí quan trọng được sử dụng trong nghi lễ Phật giáo Mật tông và rất có thể di vật này có liên quan đến di tích Ngọc Vân hoặc di tích Mộc Cảo.
Giá trị to lớn
Hoa văn trên hộp vàng tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật đời Trần. (Nguồn: Bảo tàng Quảng Ninh)
Hộp vàng Ngọa Vân – Yên Tử là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, mang dáng dấp của một bông sen đang độ mãn khai. Hoa văn trên hộp vàng được chạm khắc thủ công, trong lòng các cánh sen, với phần nền gấm vân mây còn trang trí hình họa tiết hoa chanh, là đặc điểm cho thấy trình độ và kỹ thuật hết sức điêu luyện của nghệ nhân chế tác đương thời.
Về chất liệu, theo kết quả từ Hội đồng Giám định cổ vật của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện ngày 9/10/2012, hộp được chế tạo với 90% thành phần là vàng, còn lại là các kim loại để gia tăng độ cứng.
Có thể nói hộp vàng Ngọa Vân – Yên Tử đã đạt tới đỉnh cao trong chế tác và mỹ thuật thời Trần. Căn cứ vào chất liệu cũng như độ tinh xảo, có thể hộp vàng Ngọa Vân là một vật cao quý thuộc về hoàng gia, thậm chí là một vật dùng trong các nghi thức tôn nghiêm, liên quan đến đạo Phật.
Đường hoa văn vô cùng tinh xảo của báu vật thời Trần. (Nguồn: Bảo tàng Quảng Ninh)
Vị trí phát hiện chiếc hộp nằm cạnh am Mộc Cảo, là thảo am của Thuận Thánh Bảo Từ Hoàng Thái hậu (1), con gái trưởng của Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng, con trai của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, nên rất có thể nó liên quan tới cuộc đời bà Hoàng Thái hậu.
Ông Kiều Đinh Sơn, Giám đốc Bảo tàng Quảng Ninh, cho biết: Sở dĩ Hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử được lựa chọn là bảo vật quốc gia bởi hội tụ được nhiều giá trị độc đáo, khác biệt; thứ nhất, đây là các hiện vật gốc, độc bản, tồn tại nguyên vẹn mà cho đến nay chưa một cá nhân hay địa phương nào ở Việt Nam phát hiện, lưu giữ được hiện vật tương tự; thứ hai, các hiện vật có hình dáng độc đáo, hoa văn trang trí tinh xảo, bố cục chặt chẽ; thứ ba là giá trị đặc biệt về khoa học, lịch sử.
Đây là di vật bằng vàng thời Trần duy nhất hiện còn, có hình dáng độc đáo, hoa văn trang trí tinh xảo, bố cục chặt chẽ, phản ánh trình độ kỹ thuật kim hoàn, trình độ thẩm mĩ, trí tuệ sáng tạo cao của các nghệ nhân thời Trần.
Theo nghiên cứu, hộp vàng Ngọa Vân – Yên Tử là một pháp khí có tên gọi là Át già khí (2), một thuật ngữ dùng để chỉ cốc/bát đựng nước thơm trong nghi lễ cúng dường của Phật giáo.
Cận cảnh hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử. (Ảnh: Trung tâm nghiên cứu kinh thành).
Việc phát hiện hộp vàng Ngọa Vân trên con đường hành hương lên am Ngọa Vân góp tư liệu quan trọng khẳng định giá trị của di tích am Ngọa Vân, thánh địa của Thiền phái Trúc Lâm, đồng thời, phản ánh tư tưởng và đời sống văn hóa tâm linh ở trung tâm Phật giáo Trúc Lâm của tầng lớp quý tộc Hoàng gia.
Bên cạnh đó, hộp vàng Ngọa Vân cũng phản ánh trình độ kỹ thuật kim hoàn, trình độ thẩm mĩ, trí tuệ sáng tạo cao của các nghệ nhân thời Trần, góp phần khẳng định giá trị nghệ thuật thời Trần từ góc độ mĩ thuật vàng bạc quý hiếm mà xưa nay rất hiếm gặp dưới các vương triều Đinh - Tiền Lê, Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng.
(1) Bảo Từ Thuận Thánh Hoàng hậu (? - tháng 7, 1330), là Hoàng hậu của Trần Anh Tông, mẹ đích của Trần Minh Tông. Bà là con gái thứ của Thái úy Hưng Nhượng Đại vương Trần Quốc Tảng, mẹ là Bảo Ân Quốc mẫu. Bà gọi Hưng Đạo đại Vương Trần Quốc Tuấn bằng ông nội, gọi Khâm Minh Đại vương Trần Liễu là cụ nội, xuất thân từ Hoàng tộc nhà Trần. Bà nổi tiếng sùng đạo Phật. (2) Át già khí là một trong lục khí (Hỏa xá, Át già khí, Đồ hương khí, Hoa mạn khí, Đặng minh khí, Ấm thực khí), chỉ vật đựng chứa Át già, phấn thơm, bông hoa cúng dường. |

Nhà xuất bản: Thế Giới - 2021
Tổng số trang: 327tr
Kích thước: 26 x 35cm
Trống đồng Kính Hoa được liệt vào danh mục bảo vật Quốc gia đợt 9 năm 2020, có niên đại văn hóa Đông Sơn: Thế kỷ IV-III trước công nguyên, thuộc sở hữu tư nhân, thành phố Hà Nội.
Trống đồng Kính Hoa vừa mới được phát hiện là chiếc trống khá nguyên vẹn và mang nhiều vẻ đẹp nổi trội về mặt mỹ thuật với những hình khắc các động vật sinh động, chưa từng xuất hiện trên các trống khác.
Thông qua chiếc trống này giúp các nhà khoa học dựng nên được một phần bức tranh lịch sử thời bấy giờ về cảnh quan vùng châu thổ sông Hồng, về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ, chủ nhân đúc và sử dụng trống Kính hoa nói riêng và những chiếc trống đồng được mệnh danh là trống Đông Sơn nói chung.
Trong quá trình nghiên cứu các tác giả đã phát hiện các dấu vải còn rõ nét dính trên mặt trống đồng, những dấu vải đó tương tự các dấu vải trên những đồ đồng đã được khai quật trong các địa điểm khảo cổ nổi tiếng như Làng Vạc (Nghệ An), Gò Quê (Quảng Ngãi), Động Cườm (Bình Định)...
Là một trong những chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về trống đồng GS.TS. Trịnh Sinh cùng tác giả KS.Nguyễn Văn Kính đã cung cấp cho độc giả thêm những tư liệu mới về một loại trống đồng quý và độc đáo.
Nội dung cuốn sách gồm 4 phần:
- Phần 1: Quá trình phát hiện, miêu tả và phân loại
- Phần 2: Giá trị mỹ thuật của trống Kính Hoa
- Phần 3: Kỹ thuật đúc trống Kính Hoa
- Phần 4: Trống Kính Hoa kể chuyện con người và thời đại Đông Sơn.
Xin trân trọng giới thiệu!
Các công nhân xây dựng tình cờ tìm thấy một loạt ngôi mộ từ thời La Mã cổ đại ở thành phố Beit Lahia, phía bắc Dải Gaza.
Công trường xây dựng nơi phát hiện hàng chục mộ cổ ở Dải Gaza. (Ảnh: AFP)
Trong một tuyên bố vào hôm 21/2, các nhà chức trách cho biết 31 ngôi mộ có niên đại từ thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên được phát hiện khi những chiếc xe ủi tiến hành xúc đất tại một dự án nhà ở do Ai Cập tài trợ trong thành phố Beit Lahia.
Bộ Du lịch và Cổ vật Dải Gaza đã cử một nhóm chuyên gia đến địa điểm để lập danh mục và nghiên cứu các ngôi mộ cũng như đồ tạo tác. Phân tích ban đầu cho thấy chúng có thể là một phần của nghĩa trang liên kết với khu khai quật La Mã gần đó ở Balakhiya.
Bên trong các ngôi mộ, nhóm khảo cổ đã tìm thấy nhiều quan tài, đồ gốm và chữ khắc gợi ý rằng nghĩa trang tồn tại từ Đế chế La Mã cổ đại đến thời kỳ Byzantine hay Đế quốc Đông La Mã.
Một số ngôi mộ được khai quật tại công trường. (Ảnh: AFP)
Mặc dù nghĩa trang chỉ bao phủ một khu vực nhỏ, nó cho thấy sự hiện diện của các di tích khác hoặc toàn bộ khu vực lân cận. Vào thời Byzantine, nghĩa trang thường được xây dựng gần với cộng đồng để họ có thể giữ liên lạc với những người đã khuất - những người được coi trọng theo tín ngưỡng và văn hóa thời đó.
Dải Gaza là một trong những nơi sinh sống lâu đời nhất trên Trái Đất và là quê hương của khoảng 18 nền văn minh trong suốt lịch sử. "Khu vực này chứa đầy những cổ vật chưa được khám phá, nhưng đòi hỏi các dự án với nguồn kinh phí khổng lồ, cũng như các công cụ đặc biệt để khai quật", nhà sử học người Palestine Ghassan Wishah, người đứng đầu Khoa Lịch sử và Khảo cổ học tại Đại học Hồi giáo Gaza nói với Al-Monitor.
Theo VNE
Trong quá trình san gạt, xây bờ kè, gia đình bà Nguyễn Thị Huệ ở thôn Lưỡng Kỳ, xã Thống Nhất, TP Hạ Long, đã phát hiện một chiếc trống đồng nằm vùi lấp dưới mặt đất hơn 1m. Bảo tàng Quảng Ninh và các nhà Khảo cổ học đã tiến hành nghiên cứu chiếc trống này.
Trống đồng phát lộ tại thôn Lưỡng Kỳ, xã Thống Nhất, TP Hạ Long, là chiếc trống đồng thứ 2 được phát hiện tại Quảng Ninh.
Trống đồng phát lộ tại vị trí bên bờ trái của dòng suối chảy qua vườn nhà bà Nguyễn Thị Huệ, dưới lớp đất mặt, cách di tích danh thắng quốc gia Núi Mằn khoảng 400m về phía Đông.
Trống đồng cao 42cm, đường kính mặt 69,5cm, đường kính chân 66cm. Khi phát lộ, trống ở tư thế nằm ngửa, trong địa tầng đất có màu xám đen, xung quanh và bên trong lòng trống không có đồ vật khác. Hiện trạng, trống có mặt còn nguyên, trên mặt có 6 khối tượng cóc; trong đó có 3 tượng cóc đơn, 3 tượng cóc con cái (lớn) cõng con đực (nhỏ). Phần tang trống bị vỡ, còn lại khoảng 2/3 diện tích.
Mặt trống còn nguyên vẹn, có 6 khối tượng cóc.
Tang trống còn lại khoảng 2/3 diện tích.
Sau khi phát lộ hiện vật, gia đình bà Nguyễn Thị Huệ đã báo cáo chính quyền xã Thống Nhất và Bảo tàng Quảng Ninh. Trên cơ sở nghiên cứu và tham vấn ý kiến chuyên gia, bước đầu Bảo tàng Quảng Ninh xác định: Trống được phát hiện tại Lưỡng Kỳ là Trống đồng loại II (H2) trong hệ thống phân loại trống đồng của Heger niên đại khoảng thế kỷ XIV-XV. Loại trống này thường được dùng trong nghi lễ và có nhiều nét tương đồng với trống của người Mường ở Hòa Bình.
Khảo sát vị trí phát hiện trống đồng
Tới nay, đây là chiếc trống đồng thứ 2 được phát hiện tại Quảng Ninh sau trống đồng Quảng Chính được phát hiện năm 1981 tại huyện Hải Hà và đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia.
Hiện trống đang được bảo quản tại Bảo tàng Quảng Ninh theo đúng quy định, tiến hành bảo quản sơ bộ và đề xuất hướng nghiên cứu, xác định giá trị và phát huy trong thời gian tới.
BTQN

Nhà xuất bản: Hồng Đức - 2018
Tổng số trang: 374tr
Kích thước: 14x22 cm
Tâm thức nguyên thủy không tách biệt mà hỗn hợp, coi thế giới vô hình, siêu nhiên và thế giới hữu hình, tự nhiên chỉ là một.
Nội dung cuốn sách gồm 2 phần:
Phần 1: Dẫn luận gồm 4 chương: 1/May rủi và ma thuật; 2/ Điều bất thường, kinh nghiệm thần bí; 3/ Những giấc mơ và những ảo ảnh; 4/ Sự hiện diện của những người chết
Phần 2: Những biểu tượng của người nguyên thủy, gồm 3 chương:
1/Bản chất và những chức năng của các biểu tượng; 2/ Các kiểu hành động mang tính tượng trưng; 3/ Việc dự báo trước tượng trưng.
Xin trân trọng giới thiệu!

Nhà xuất bản: Văn hóa dân tộc - 2018
Tổng số trang: 135tr
Kích thước: 13x20,5cm
Cuốn sách giới thiệu một số di tích khảo cổ học tiêu biểu trên đất nước Việt Nam, đặc biệt là các di tích đã được xếp hạng.

Nhà xuất bản: Phương Đông
Năm xuất bản: 2014
Tổng số trang: 1221tr
Kích thước: 14,5x20,5cm
Cuốn sách gồm 5 chương:
Chương 1: Khái luận về bộ loại kinh điển
Chương 2: 9 phần giáo và 12 phần giáo
Chương 3: Quá trình tập thành tương ứng giáo nguyên thủy
Chương 4: 4 bộ A-Hàm
Chương 5: Tiểu bộ và tạp tạng
Chương 6: Kết luận
Xin trân trọng giới thiệu!
Đây là thông tin được Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo (tỉnh An Giang) công bố vào ngày 17/1/2022.
Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ nổi tiếng ở Nam Bộ - Việt Nam, là nền văn hóa gắn liền với lịch sử của Vương quốc Phù Nam, một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc Việt Nam. Những dấu vết vật chất thuộc nền văn hóa này được các học giả người Pháp phát hiện từ cuối thế kỷ 19. Dấu mốc quan trọng đánh dấu lịch sử phát hiện và nghiên cứu về nền văn hóa Óc Eo là cuộc khai quật khảo cổ tại cánh đồng Óc Eo, dưới chân núi Ba Thê, thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, do Louis Malleret thực hiện vào năm 1944.
Từ sau cuộc khai quật lịch sử này, Malleret chính thức định danh tên gọi là Văn hóa Óc Eo. Kể từ khi đó đến nay, Óc Eo - Ba Thê đã trở thành di chỉ khảo cổ học nổi tiếng không chỉ ở vùng Nam Bộ - Việt Nam mà cả khu vực Đông Nam Á.
Trong nhiều thập kỷ qua, các cuộc khai quật ở đây đã đưa ra ánh sáng khối lượng lớn di tích, di vật minh chứng lịch sử hình thành, phát triển của nền văn hóa Óc Eo, minh chứng Óc Eo - Ba Thê là một trung tâm đô thị lớn, sầm uất và nổi tiếng nhất của Vương quốc Phù Nam. Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện Đề án "Nghiên cứu khu di tích khảo cổ học Óc Eo - Ba Thê, Nền Chùa (Văn hóa Óc Eo Nam Bộ)".
Mục tiêu quan trọng của Đề án là khai quật, nghiên cứu khảo cổ học khu di tích Óc Eo - Ba Thê (An Giang) và Nền Chùa (Kiên Giang), nhằm làm rõ giá trị của Văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ, cung cấp cơ sở khoa học cho công tác qui hoạch, bảo tồn và xây dựng Hồ sơ đề cử UNESCO công nhận Khu di tích khảo cổ học Óc Eo - Ba Thê là di sản văn hóa thế giới. Tham gia thực hiện Đề án là 3 đơn vị khoa học hàng đầu về khảo cổ học của Việt Nam: Viện Khảo cổ học, Viện Nghiên cứu Kinh thành và Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ.
Sau gần 4 năm thực hiện, Đề án đã hoàn thành và đã thu được nhiều thành tựu khoa học mới rất quan trọng, minh chứng và làm sáng rõ những giá trị nổi bật của khu di tích Óc Eo - Ba Thê trong lịch sử. Đây là một trung tâm dân cư, trung tâm đô thị, trung tâm kinh tế, trung tâm chính trị, trung tâm tôn giáo lớn và quan trọng của Vương quốc Phù Nam. Trong đó, Óc Eo đóng vai trò là một "đô thị" hay là một "thành phố ven biển" kết nối với Biển Tây Nam thông qua "cửa ngõ" giao thương là Nền Chùa và các tuyến thủy lộ trong vùng. Ba Thê đóng vai trò là một trung tâm tôn giáo lớn của Vương quốc Phù Nam, và là một cấu trúc chung không thể tách rời của không gian đô thị Óc Eo.
Nhiều loại hình di vật quý có nguồn gốc từ nước ngoài như tiền và Huy chương vàng La Mã, đèn đồng Ba Tư, gương đồng nhà Hán… thu thập được trong các hố khai quật chính thức và không chính thức đã hé lộ những bí ẩn của mạng lưới thương mại hàng hải thời bấy giờ.
Nguyễn Thơ Đình

I. Các dấu tích kiến trúc thời Trần Hồ
Đã phát hiện được nhiều di tích kiến trúc thời Trần Hồ tại các hố khai quật ở khu vực Trung tâm (Nền Vua), khu vực Đông Nam và Tây Nam.
1. Cụm di tích Trung tâm Nền Vua đã phát hiện được 10 kiến trúc, tính từ phía Nam lên Bắc dài 200m, rộng 80m.

(Vị trí Khu vực Trung tâm Thành Nhà Hồ)
Nhận định bước đầu về cụm kiến trúc Trung tâm: với dấu tích nhiều cổng, hành lang bao quanh, nhiều kiến trúc lớn ở phía Bắc kết nối với nhau cho thấy đây có thể là không gian trung tâm, không gian CHÍNH ĐIỆN của Thành Nhà Hồ.
2. Cụm kiến trúc phía Đông Nền Vua
Hiện đang xuất hiện 02 cụm dấu tích kiến trúc nhiều gian phía Bắc và phía Nam.
- Cụm kiến trúc phía Bắc đã xuất lộ kiến trúc nhiều gian, nhiều vì, mỗi vì 2 cột, phạm vi cụm kiến trúc chiều Bắc – Nam là 60m.
- Cụm kiến trúc phía Nam đã xuất lộ kiến trúc nhiều gian, nhiều vì, mỗi vì 2 cột, phạm vi cụm kiến trúc chiều Bắc – Nam là 50m.

3. Cụm kiến trúc phía Tây Nền Vua:
Hiện đang xuất hiện dấu tích kiến trúc nhiều gian và xác định được 01 kiến trúc nhiều gian, nhiều vì, mỗi vì 4 cột.

4. Tổ hợp kiến trúc khu vực Đông Nam
Tổ hợp kiến trúc ở đây đã phát hiện khá đầy đủ các kiến trúc tạm xác định gồm có 06 đơn nguyên: Kiến trúc Chính điện, Tiền điện, Hậu điện, Tả vu, Hữu vu, Hành lang Đông Tây, có thể còn có kiến trúc cổng ở phía trước được bố trí khá cân xứng, hài hòa.
Quy mô của tổ hợp kiến trúc này hiện tại là khoảng: 60m x 80m

II. Các dấu tích kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng
Ngoài ra cuộc khai quật đã phát hiện 04 dấu tích kiến trúc thời Lê sơ đặc điểm xây bằng gạch vồ, ngói âm dương, kích thước móng cột nhỏ khoảng 0,7mx0,8m, được xây dựng bằng gạch ngói vụn. 02 dấu tích kiến trúc thời Lê Trung Hưng với đặc điểm xây bằng gạch vồ, ngói âm dương, kích thước móng cột trung bình 1,3mx1,4m được xây dựng bằng gạch ngói vụn.
III. Đánh giá giá trị bước đầu
Cuộc khai quật đã bước đàu thu được kết quả hết sức khả quan:
- Đã xác định dấu tích kiến trúc độc đáo, có quy mô lớn vào loại nhất cho đến nay trong lịch sử nghiên cứu kiến trúc cổ truyền Việt Nam ở khu vực Trung tâm Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là Nền Vua). Theo sự tính toán ban đầu cộng với địa danh Nền Vua, các nhà khảo cổ học dự đoán đó có thể là dấu tích Chính điện của thành Tây Đô. Nếu đúng như vậy đây là dấu tích Chính điện cổ nhất trong lịch sử Kinh đô Việt Nâm được phát hiện cho tới ngày hôm nay.
- Đã xác định được một tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh được tương truyền đó là Đông Thái Miếu thờ tổ tiên của nhà Hồ. Nếu xác định điều này là chính xác thì đây cũng là một dấu tích Tổ miếu thuộc loại cổ nhất trong lịch sử Kinh đô Việt Nam.
- Cuộc khai quật cũng bộc lộ lòng đất thành Nhà Hồ đang còn tiềm ẩn rất nhiều các di tích tích kiến trúc khác. Tất cả đều được quy hoạch, bố trí hết sức quy củ, bài bản, tòa ngang, dãy dọc, nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều loại hình kiến trúc, vật liệu xây dựng… Điều đó góp phần và làm sâu sắc thêm các giá trị nổi bật toàn cầu đã được Thế giới khẳng định và tôn vinh năm 2011.
Bộ sưu tập nghệ thuật châu Á của bảo tàng được coi là một trong những sản phẩm tốt nhất ở Đông Nam Bộ và bộ sưu tập gốm sứ Việt Nam là một trong những sản phẩm tốt nhất trên thế giới. Một số điểm nổi bật khác của bộ sưu tập thường trực của bảo tàng là bộ sưu tập tranh Koque và Phục hưng, nghệ thuật trang trí và điêu khắc, nghệ thuật trang trí châu Âu thế kỷ 18 và bộ sưu tập Wedgwood nổi tiếng thế giới.
Bảo tàng Nghệ thuật Birmingham bắt đầu sưu tập các hiện vật gốm Việt Nam từ những năm 1970 để có được bộ sưu tập lớn nhất về gốm Việt Nam phục vụ cho nhu cầu tham quan và nghiên cứu của các đối tượng khác nhau, từ trẻ em đến trường cho đến các nhà sưu tập nghệ thuật và các nhà tài trợ. Trong số những hiện vật gốm Việt Nam tại Bảo tàng Birmingham, chúng tôi đặc biệt xin giới thiệu một số hiện vật gốm với biểu tượng của nghệ thuật Phật giáo. Đó là hoa sen (lotus).
Phật giáo là một tôn giáo ở Việt Nam. Hoa sen, mọc trong nước và hoa nở ra khỏi bùn, tượng trưng cho sự thuần khiết của Phật giáo ở Nam, Đông và Đông Nam Á. Hoa sen hoặc cánh hoa - được đúc, khía, chạm khắc - là một hình thức trang trí gốm sứ cực kỳ phổ biến, và đài sen là trung tâm của một chiếc bát tráng men nâu, một họa tiết hoa sen trang trí bất kỳ mảnh gốm nào cho thấy rằng nó đã được sử dụng trong một ngôi chùa hoặc tu viện.
(Nguồn: John Stevenson and et al)