KẾT QUẢ KHAI QUẬT NỘI THÀNH DI SẢN THẾ GIỚI THÀNH NHÀ HỒ NĂM 2010-2021
Sáng 14/12/2021 Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ và Viện Khảo cổ học đã tổ chức Báo cáo kết quả khai quật khu vực Nội thành - Thành Nhà Hồ. Kết quả khai quật bước đầu đã phát hiện được 04 cụm dấu tích có niên đại thời Trần-Hồ, 02 cụm kiến trúc thời Lê sơ, 01 cụm kiến trúc thời Lê Trung Hưng có giá trị to lớn khẳng định các giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản Thế giới Thành Nhà Hồ đã được UNESCO vinh danh năm 2011.
I. Các dấu tích kiến trúc thời Trần Hồ
Đã phát hiện được nhiều di tích kiến trúc thời Trần Hồ tại các hố khai quật ở khu vực Trung tâm (Nền Vua), khu vực Đông Nam và Tây Nam.
1. Cụm di tích Trung tâm Nền Vua đã phát hiện được 10 kiến trúc, tính từ phía Nam lên Bắc dài 200m, rộng 80m.
(Vị trí Khu vực Trung tâm Thành Nhà Hồ)
Nhận định bước đầu về cụm kiến trúc Trung tâm: với dấu tích nhiều cổng, hành lang bao quanh, nhiều kiến trúc lớn ở phía Bắc kết nối với nhau cho thấy đây có thể là không gian trung tâm, không gian CHÍNH ĐIỆN của Thành Nhà Hồ.
2. Cụm kiến trúc phía Đông Nền Vua
Hiện đang xuất hiện 02 cụm dấu tích kiến trúc nhiều gian phía Bắc và phía Nam.
- Cụm kiến trúc phía Bắc đã xuất lộ kiến trúc nhiều gian, nhiều vì, mỗi vì 2 cột, phạm vi cụm kiến trúc chiều Bắc – Nam là 60m.
- Cụm kiến trúc phía Nam đã xuất lộ kiến trúc nhiều gian, nhiều vì, mỗi vì 2 cột, phạm vi cụm kiến trúc chiều Bắc – Nam là 50m.
3. Cụm kiến trúc phía Tây Nền Vua:
Hiện đang xuất hiện dấu tích kiến trúc nhiều gian và xác định được 01 kiến trúc nhiều gian, nhiều vì, mỗi vì 4 cột.
4. Tổ hợp kiến trúc khu vực Đông Nam
Tổ hợp kiến trúc ở đây đã phát hiện khá đầy đủ các kiến trúc tạm xác định gồm có 06 đơn nguyên: Kiến trúc Chính điện, Tiền điện, Hậu điện, Tả vu, Hữu vu, Hành lang Đông Tây, có thể còn có kiến trúc cổng ở phía trước được bố trí khá cân xứng, hài hòa.
Quy mô của tổ hợp kiến trúc này hiện tại là khoảng: 60m x 80m
II. Các dấu tích kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng
Ngoài ra cuộc khai quật đã phát hiện 04 dấu tích kiến trúc thời Lê sơ đặc điểm xây bằng gạch vồ, ngói âm dương, kích thước móng cột nhỏ khoảng 0,7mx0,8m, được xây dựng bằng gạch ngói vụn. 02 dấu tích kiến trúc thời Lê Trung Hưng với đặc điểm xây bằng gạch vồ, ngói âm dương, kích thước móng cột trung bình 1,3mx1,4m được xây dựng bằng gạch ngói vụn.
III. Đánh giá giá trị bước đầu
Cuộc khai quật đã bước đàu thu được kết quả hết sức khả quan:
- Đã xác định dấu tích kiến trúc độc đáo, có quy mô lớn vào loại nhất cho đến nay trong lịch sử nghiên cứu kiến trúc cổ truyền Việt Nam ở khu vực Trung tâm Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là Nền Vua). Theo sự tính toán ban đầu cộng với địa danh Nền Vua, các nhà khảo cổ học dự đoán đó có thể là dấu tích Chính điện của thành Tây Đô. Nếu đúng như vậy đây là dấu tích Chính điện cổ nhất trong lịch sử Kinh đô Việt Nâm được phát hiện cho tới ngày hôm nay.
- Đã xác định được một tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh được tương truyền đó là Đông Thái Miếu thờ tổ tiên của nhà Hồ. Nếu xác định điều này là chính xác thì đây cũng là một dấu tích Tổ miếu thuộc loại cổ nhất trong lịch sử Kinh đô Việt Nam.
- Cuộc khai quật cũng bộc lộ lòng đất thành Nhà Hồ đang còn tiềm ẩn rất nhiều các di tích tích kiến trúc khác. Tất cả đều được quy hoạch, bố trí hết sức quy củ, bài bản, tòa ngang, dãy dọc, nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều loại hình kiến trúc, vật liệu xây dựng… Điều đó góp phần và làm sâu sắc thêm các giá trị nổi bật toàn cầu đã được Thế giới khẳng định và tôn vinh năm 2011.
I. Các dấu tích kiến trúc thời Trần Hồ
Đã phát hiện được nhiều di tích kiến trúc thời Trần Hồ tại các hố khai quật ở khu vực Trung tâm (Nền Vua), khu vực Đông Nam và Tây Nam.
1. Cụm di tích Trung tâm Nền Vua đã phát hiện được 10 kiến trúc, tính từ phía Nam lên Bắc dài 200m, rộng 80m.
(Vị trí Khu vực Trung tâm Thành Nhà Hồ)
Nhận định bước đầu về cụm kiến trúc Trung tâm: với dấu tích nhiều cổng, hành lang bao quanh, nhiều kiến trúc lớn ở phía Bắc kết nối với nhau cho thấy đây có thể là không gian trung tâm, không gian CHÍNH ĐIỆN của Thành Nhà Hồ.
2. Cụm kiến trúc phía Đông Nền Vua
Hiện đang xuất hiện 02 cụm dấu tích kiến trúc nhiều gian phía Bắc và phía Nam.
- Cụm kiến trúc phía Bắc đã xuất lộ kiến trúc nhiều gian, nhiều vì, mỗi vì 2 cột, phạm vi cụm kiến trúc chiều Bắc – Nam là 60m.
- Cụm kiến trúc phía Nam đã xuất lộ kiến trúc nhiều gian, nhiều vì, mỗi vì 2 cột, phạm vi cụm kiến trúc chiều Bắc – Nam là 50m.
3. Cụm kiến trúc phía Tây Nền Vua:
Hiện đang xuất hiện dấu tích kiến trúc nhiều gian và xác định được 01 kiến trúc nhiều gian, nhiều vì, mỗi vì 4 cột.
4. Tổ hợp kiến trúc khu vực Đông Nam
Tổ hợp kiến trúc ở đây đã phát hiện khá đầy đủ các kiến trúc tạm xác định gồm có 06 đơn nguyên: Kiến trúc Chính điện, Tiền điện, Hậu điện, Tả vu, Hữu vu, Hành lang Đông Tây, có thể còn có kiến trúc cổng ở phía trước được bố trí khá cân xứng, hài hòa.
Quy mô của tổ hợp kiến trúc này hiện tại là khoảng: 60m x 80m
II. Các dấu tích kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng
Ngoài ra cuộc khai quật đã phát hiện 04 dấu tích kiến trúc thời Lê sơ đặc điểm xây bằng gạch vồ, ngói âm dương, kích thước móng cột nhỏ khoảng 0,7mx0,8m, được xây dựng bằng gạch ngói vụn. 02 dấu tích kiến trúc thời Lê Trung Hưng với đặc điểm xây bằng gạch vồ, ngói âm dương, kích thước móng cột trung bình 1,3mx1,4m được xây dựng bằng gạch ngói vụn.
III. Đánh giá giá trị bước đầu
Cuộc khai quật đã bước đàu thu được kết quả hết sức khả quan:
- Đã xác định dấu tích kiến trúc độc đáo, có quy mô lớn vào loại nhất cho đến nay trong lịch sử nghiên cứu kiến trúc cổ truyền Việt Nam ở khu vực Trung tâm Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là Nền Vua). Theo sự tính toán ban đầu cộng với địa danh Nền Vua, các nhà khảo cổ học dự đoán đó có thể là dấu tích Chính điện của thành Tây Đô. Nếu đúng như vậy đây là dấu tích Chính điện cổ nhất trong lịch sử Kinh đô Việt Nâm được phát hiện cho tới ngày hôm nay.
- Đã xác định được một tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh được tương truyền đó là Đông Thái Miếu thờ tổ tiên của nhà Hồ. Nếu xác định điều này là chính xác thì đây cũng là một dấu tích Tổ miếu thuộc loại cổ nhất trong lịch sử Kinh đô Việt Nam.
- Cuộc khai quật cũng bộc lộ lòng đất thành Nhà Hồ đang còn tiềm ẩn rất nhiều các di tích tích kiến trúc khác. Tất cả đều được quy hoạch, bố trí hết sức quy củ, bài bản, tòa ngang, dãy dọc, nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều loại hình kiến trúc, vật liệu xây dựng… Điều đó góp phần và làm sâu sắc thêm các giá trị nổi bật toàn cầu đã được Thế giới khẳng định và tôn vinh năm 2011.
Thông báo
Thứ tư, 12 Tháng 6 2024- 09:59
Thứ bảy, 27 Tháng 5 2023- 14:12
Thứ hai, 06 Tháng 6 2022- 10:10
Thứ tư, 23 Tháng 3 2022- 14:57
Thứ ba, 07 Tháng 9 2021- 16:38
Thư viện
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
- Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020
- Số trang: 212 tr
- Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:
GS.TS. Nguyễn Hữu Minh
PGS.TS. Phan Thị Mai Hương
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương
PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi
- Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory
- Người dịch: Phạm Văn Tuân
- Nhà xb: Dân Trí, 2019
- Khổ: 14 x 20,5
- Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học
- Năm xuất bản: 2023
- Số trang: 432tr
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ
- Năm xuất bản: 2023
- Nhà xb:Lao Động
- Số trang: 500
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)
- Năm xuất bản: 2022
- Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh
- Nhà xb: Văn hóa dân tộc
- Năm xb: 2024
- Số trang: 302tr
Tạp chí
Khảo cổ học số 2/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
Phần 2: Khảo cổ học Tiền sử
Phần 1: Vấn đề chung
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC
Tin tức khác
28 Th10 2024 11:04
18 Th10 2024 11:50
10 Th8 2024 20:51
12 Th6 2024 09:59
18 Th3 2024 14:44
10 Th12 2023 10:58
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9023097
Số người đang online: 19