
Nhà xuất bản: Phương Đông
Năm xuất bản: 2014
Tổng số trang: 1221tr
Kích thước: 14,5x20,5cm
Cuốn sách gồm 5 chương:
Chương 1: Khái luận về bộ loại kinh điển
Chương 2: 9 phần giáo và 12 phần giáo
Chương 3: Quá trình tập thành tương ứng giáo nguyên thủy
Chương 4: 4 bộ A-Hàm
Chương 5: Tiểu bộ và tạp tạng
Chương 6: Kết luận
Xin trân trọng giới thiệu!
Đây là thông tin được Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo (tỉnh An Giang) công bố vào ngày 17/1/2022.
Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ nổi tiếng ở Nam Bộ - Việt Nam, là nền văn hóa gắn liền với lịch sử của Vương quốc Phù Nam, một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc Việt Nam. Những dấu vết vật chất thuộc nền văn hóa này được các học giả người Pháp phát hiện từ cuối thế kỷ 19. Dấu mốc quan trọng đánh dấu lịch sử phát hiện và nghiên cứu về nền văn hóa Óc Eo là cuộc khai quật khảo cổ tại cánh đồng Óc Eo, dưới chân núi Ba Thê, thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, do Louis Malleret thực hiện vào năm 1944.
Từ sau cuộc khai quật lịch sử này, Malleret chính thức định danh tên gọi là Văn hóa Óc Eo. Kể từ khi đó đến nay, Óc Eo - Ba Thê đã trở thành di chỉ khảo cổ học nổi tiếng không chỉ ở vùng Nam Bộ - Việt Nam mà cả khu vực Đông Nam Á.
Trong nhiều thập kỷ qua, các cuộc khai quật ở đây đã đưa ra ánh sáng khối lượng lớn di tích, di vật minh chứng lịch sử hình thành, phát triển của nền văn hóa Óc Eo, minh chứng Óc Eo - Ba Thê là một trung tâm đô thị lớn, sầm uất và nổi tiếng nhất của Vương quốc Phù Nam. Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện Đề án "Nghiên cứu khu di tích khảo cổ học Óc Eo - Ba Thê, Nền Chùa (Văn hóa Óc Eo Nam Bộ)".
Mục tiêu quan trọng của Đề án là khai quật, nghiên cứu khảo cổ học khu di tích Óc Eo - Ba Thê (An Giang) và Nền Chùa (Kiên Giang), nhằm làm rõ giá trị của Văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ, cung cấp cơ sở khoa học cho công tác qui hoạch, bảo tồn và xây dựng Hồ sơ đề cử UNESCO công nhận Khu di tích khảo cổ học Óc Eo - Ba Thê là di sản văn hóa thế giới. Tham gia thực hiện Đề án là 3 đơn vị khoa học hàng đầu về khảo cổ học của Việt Nam: Viện Khảo cổ học, Viện Nghiên cứu Kinh thành và Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ.
Sau gần 4 năm thực hiện, Đề án đã hoàn thành và đã thu được nhiều thành tựu khoa học mới rất quan trọng, minh chứng và làm sáng rõ những giá trị nổi bật của khu di tích Óc Eo - Ba Thê trong lịch sử. Đây là một trung tâm dân cư, trung tâm đô thị, trung tâm kinh tế, trung tâm chính trị, trung tâm tôn giáo lớn và quan trọng của Vương quốc Phù Nam. Trong đó, Óc Eo đóng vai trò là một "đô thị" hay là một "thành phố ven biển" kết nối với Biển Tây Nam thông qua "cửa ngõ" giao thương là Nền Chùa và các tuyến thủy lộ trong vùng. Ba Thê đóng vai trò là một trung tâm tôn giáo lớn của Vương quốc Phù Nam, và là một cấu trúc chung không thể tách rời của không gian đô thị Óc Eo.
Nhiều loại hình di vật quý có nguồn gốc từ nước ngoài như tiền và Huy chương vàng La Mã, đèn đồng Ba Tư, gương đồng nhà Hán… thu thập được trong các hố khai quật chính thức và không chính thức đã hé lộ những bí ẩn của mạng lưới thương mại hàng hải thời bấy giờ.
Nguyễn Thơ Đình

I. Các dấu tích kiến trúc thời Trần Hồ
Đã phát hiện được nhiều di tích kiến trúc thời Trần Hồ tại các hố khai quật ở khu vực Trung tâm (Nền Vua), khu vực Đông Nam và Tây Nam.
1. Cụm di tích Trung tâm Nền Vua đã phát hiện được 10 kiến trúc, tính từ phía Nam lên Bắc dài 200m, rộng 80m.

(Vị trí Khu vực Trung tâm Thành Nhà Hồ)
Nhận định bước đầu về cụm kiến trúc Trung tâm: với dấu tích nhiều cổng, hành lang bao quanh, nhiều kiến trúc lớn ở phía Bắc kết nối với nhau cho thấy đây có thể là không gian trung tâm, không gian CHÍNH ĐIỆN của Thành Nhà Hồ.
2. Cụm kiến trúc phía Đông Nền Vua
Hiện đang xuất hiện 02 cụm dấu tích kiến trúc nhiều gian phía Bắc và phía Nam.
- Cụm kiến trúc phía Bắc đã xuất lộ kiến trúc nhiều gian, nhiều vì, mỗi vì 2 cột, phạm vi cụm kiến trúc chiều Bắc – Nam là 60m.
- Cụm kiến trúc phía Nam đã xuất lộ kiến trúc nhiều gian, nhiều vì, mỗi vì 2 cột, phạm vi cụm kiến trúc chiều Bắc – Nam là 50m.

3. Cụm kiến trúc phía Tây Nền Vua:
Hiện đang xuất hiện dấu tích kiến trúc nhiều gian và xác định được 01 kiến trúc nhiều gian, nhiều vì, mỗi vì 4 cột.

4. Tổ hợp kiến trúc khu vực Đông Nam
Tổ hợp kiến trúc ở đây đã phát hiện khá đầy đủ các kiến trúc tạm xác định gồm có 06 đơn nguyên: Kiến trúc Chính điện, Tiền điện, Hậu điện, Tả vu, Hữu vu, Hành lang Đông Tây, có thể còn có kiến trúc cổng ở phía trước được bố trí khá cân xứng, hài hòa.
Quy mô của tổ hợp kiến trúc này hiện tại là khoảng: 60m x 80m

II. Các dấu tích kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng
Ngoài ra cuộc khai quật đã phát hiện 04 dấu tích kiến trúc thời Lê sơ đặc điểm xây bằng gạch vồ, ngói âm dương, kích thước móng cột nhỏ khoảng 0,7mx0,8m, được xây dựng bằng gạch ngói vụn. 02 dấu tích kiến trúc thời Lê Trung Hưng với đặc điểm xây bằng gạch vồ, ngói âm dương, kích thước móng cột trung bình 1,3mx1,4m được xây dựng bằng gạch ngói vụn.
III. Đánh giá giá trị bước đầu
Cuộc khai quật đã bước đàu thu được kết quả hết sức khả quan:
- Đã xác định dấu tích kiến trúc độc đáo, có quy mô lớn vào loại nhất cho đến nay trong lịch sử nghiên cứu kiến trúc cổ truyền Việt Nam ở khu vực Trung tâm Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là Nền Vua). Theo sự tính toán ban đầu cộng với địa danh Nền Vua, các nhà khảo cổ học dự đoán đó có thể là dấu tích Chính điện của thành Tây Đô. Nếu đúng như vậy đây là dấu tích Chính điện cổ nhất trong lịch sử Kinh đô Việt Nâm được phát hiện cho tới ngày hôm nay.
- Đã xác định được một tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh được tương truyền đó là Đông Thái Miếu thờ tổ tiên của nhà Hồ. Nếu xác định điều này là chính xác thì đây cũng là một dấu tích Tổ miếu thuộc loại cổ nhất trong lịch sử Kinh đô Việt Nam.
- Cuộc khai quật cũng bộc lộ lòng đất thành Nhà Hồ đang còn tiềm ẩn rất nhiều các di tích tích kiến trúc khác. Tất cả đều được quy hoạch, bố trí hết sức quy củ, bài bản, tòa ngang, dãy dọc, nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều loại hình kiến trúc, vật liệu xây dựng… Điều đó góp phần và làm sâu sắc thêm các giá trị nổi bật toàn cầu đã được Thế giới khẳng định và tôn vinh năm 2011.
Bộ sưu tập nghệ thuật châu Á của bảo tàng được coi là một trong những sản phẩm tốt nhất ở Đông Nam Bộ và bộ sưu tập gốm sứ Việt Nam là một trong những sản phẩm tốt nhất trên thế giới. Một số điểm nổi bật khác của bộ sưu tập thường trực của bảo tàng là bộ sưu tập tranh Koque và Phục hưng, nghệ thuật trang trí và điêu khắc, nghệ thuật trang trí châu Âu thế kỷ 18 và bộ sưu tập Wedgwood nổi tiếng thế giới.
Bảo tàng Nghệ thuật Birmingham bắt đầu sưu tập các hiện vật gốm Việt Nam từ những năm 1970 để có được bộ sưu tập lớn nhất về gốm Việt Nam phục vụ cho nhu cầu tham quan và nghiên cứu của các đối tượng khác nhau, từ trẻ em đến trường cho đến các nhà sưu tập nghệ thuật và các nhà tài trợ. Trong số những hiện vật gốm Việt Nam tại Bảo tàng Birmingham, chúng tôi đặc biệt xin giới thiệu một số hiện vật gốm với biểu tượng của nghệ thuật Phật giáo. Đó là hoa sen (lotus).
Phật giáo là một tôn giáo ở Việt Nam. Hoa sen, mọc trong nước và hoa nở ra khỏi bùn, tượng trưng cho sự thuần khiết của Phật giáo ở Nam, Đông và Đông Nam Á. Hoa sen hoặc cánh hoa - được đúc, khía, chạm khắc - là một hình thức trang trí gốm sứ cực kỳ phổ biến, và đài sen là trung tâm của một chiếc bát tráng men nâu, một họa tiết hoa sen trang trí bất kỳ mảnh gốm nào cho thấy rằng nó đã được sử dụng trong một ngôi chùa hoặc tu viện.
(Nguồn: John Stevenson and et al)
(Đặng Hồng Sơn và nnk)

Mộ M1 có mặt bằng kiến trúc hình chữ nhật, chia thành 2 gian tiền thất và hậu thất. Mộ M2 có mặt bằng hình chữ nhật, chia thành ba gian tiền thất, trung thất và hậu thất. Gạch xây mộ gồm gạch bìa và gạch múi bưởi, có trang trí hoa văn ở một cạnh với các mô típ: chữ S, ô trám đơn, ô trám lồng, xương cá, hình tiền đồng… Di vật thu được gồm đồ đồng, đồ gốm men và đồ sành mang đặc trưng của thời Đông Hán. Kết quả khai quật xác định 2 ngôi mộ Gia Thủy có niên đại thế kỷ I-II. Nghiên cứu mộ gạch Gia thủy góp phần làm rõ giá trị lịch sử văn hóa của vùng đất Ninh Bình trong khoảng 10 thế kỷ đầu Công nguyên, là minh chứng rõ ràng cho biết vùng đất Ninh Bình có vai trò và vị trí rất quan trọng đối với chính quyền phong kiến phương bắc. Đồng thời, nhóm đồ tùy táng ở hai ngôi mộ là nguồn tư liệu quý góp phần nghiên cứu đời sống xã hội của tầng lớp quan lại phong kiến đương thời cũng như về phong tục, lễ tiết thờ cúng người đã chết.
(Nguyễn Ngọc Quý và nnk)
(Ryan Rabett and et al)
Đầu người mình chim là một mô-típ phổ biến của nhiều nền văn hóa lớn của nhân loại: thần Eris (Hy Lạp), thần Horus và Thoth (Ai Cập); Ấn Độ và Trung Hoa. Trong văn nghệ thuật và kiến trúc cổ đại của Việt Nam, hình tượng đầu người mình chim được bắt gặp trong nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và hội họa của văn hóa Đại Việt và văn hóa Champa. Sự xuất hiện của hình tượng đầu người mình chim cùng với những nét đặc sắc về hình khối, họa tiết của nó đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả nhằm nghiên cứu tên gọi, nguồn gốc cũng như ý nghĩa biểu tượng của nó.
Trong văn hóa Champa, hình tượng đầu người mình chim được tìm thấy trong nhiều kiến trúc đền tháp. Hầu hết các nhà nghiên cứu sử dụng thuật ngữ Kinnari1 để chỉ hình tượng này (Duflos 1998: 4; Nguyễn Ngọc Chất và cộng sự 2013: 66). Trong văn hóa Đại Việt, hình tượng đầu người mình chim được phát hiện chủ yếu trong các kiến trúc Phật giáo thời Lý và thời Trần (thế kỉ XI-XIV). Các nhà nghiên cứu cho rằng, hình tượng đầu người mình chim trong văn hóa Đại Việt chịu ảnh hưởng từ văn hóa Champa, do đó thường dùng thuật ngữ Kinnari để gọi những hình tượng này: “những người chim kiểu Kinnari” (Chu Quang Trứ 2001: 502); “tiên nữ đầu người mình chim (Kinnari)” (Nguyễn Đức Nùng 1977: 72; Nguyễn Du Chi 2003: 170; Trần Lâm Biền 2008: 240).
Ngoài việc sử dụng tên gọi Kinnari, hình tượng đầu người mình chim còn được gọi là Ca Lăng Tần Già hay Ca La Tần Già. Nguyễn Phi Hoành (1970: 71) có lẽ là người đầu tiên và là một trong số ít các nhà khoa học gọi hình tượng này là Ca La Tần Già. Dựa trên nguồn tư liệu của các học giả Trung Quốc, Tống Trung Tín (1997: 66-68, 213) gợi mở rằng trong điêu khắc Phật giáo Ấn Độ - Đông Nam Á, nhân vật này phổ biến với tên gọi nữ thần đầu người mình chim Kinnari, còn trong nghệ thuật phật giáo thời Đường ở Trung Quốc nhân vật này có tên là Ca La Tần Già. Chu Quang Trứ (2001: 71) cùng quan điểm trên, cho rằng ở Trung Quốc gọi hình tượng này là Ca La Tần Già và thần thoại Ấn Độ gọi là Kinnari. Điều đó có nghĩa rằng, Ca La Tần Già và Kinnari được đồng nhất với nhau.
Điểm qua các nghiên cứu có thể thấy đến nay, hình tượng đầu người mình chim được gọi phổ biến là Kinnari. Dựa trên tài liệu khảo cổ học, bài viết này, đề cập đến những phát hiện về hình tượng đầu người mình chim tại miền Trung thuộc văn hóa Champa và phát hiện tại miền Bắc thuộc văn hóa Đại Việt. So sánh với các hình tượng tương tự xuất hiện trong nghệ thuật, kiến trúc và điêu khắc của văn hóa các quốc gia Đông Nam Á và Đông Bắc Á nhằm làm rõ những nét tương đồng, khác biệt của hình tượng đầu người mình chim trong văn hóa Champa, Đại Việt với các nền văn hóa xung quanh. Kết hợp với khảo cứu nguồn tư liệu kinh điển Phật học, từ đó mong muốn tìm hiểu về nguồn gốc, tên gọi và giá trị biểu tượng của hình tượng đầu người mình chim trong văn hóa Đại Việt thế kỉ XI- XIV.
(Nguyễn Hữu Mạnh và nnk)
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM | ||
VIỆN KHẢO CỔ HỌC | ||
Khảo cổ học |
MỤC LỤC |
Trang |
6 số một năm - 5/2021 (233) |
|
|
TỔNG BIÊN TẬPBùi Văn LiêmPHÓ TỔNG BIÊN TẬPNguyễn Gia ĐốiBAN BIÊN TẬPNguyễn Ngọc QuýThái Thị Ngọc Hân Thân Thị Hằng TRÌNH BÀY BÌAThân Thị HằngTÒA SOẠN Số 61 Phan Chu Trinh, Hà Nội Tel: 04. 39330732, Fax: 04. 39331607 Email: tapchikhaoco@gmail.com |
NGUYỄN TRƯỜNG ĐÔNG Tổng quan Khảo cổ học thời kỳ đồ Đá thềm sông ở Yên Bái |
3 |
NGUYỄN KHÁNH TRUNG KIÊN, LÊ HOÀNG PHONG Di tích Bù Nho (Bình Phước) - những phát hiện mới |
19 | |
BÙI VĂN LIÊM, HOÀNG THÚY QUỲNH Mộ táng di tích Làng Vạc (Nghệ An): Tư liệu và nhận thức |
33 | |
NGUYỄN NGỌC QUÝ, NGUYỄN VĂN MẠNH VÀ NGUYỄN ĐĂNG CƯỜNG Kết quả khai quật khảo cổ di tích Triền Tranh (Quảng Nam) năm 2015 |
47 | |
NGUYỄN QUANG BẮC, NGUYỄN THỊ HÀ, NGUYỄN HỮU TUẤN, NGUYỄN QUANG MIÊN VÀ TRÌNH NĂNG CHUNG Đô thị cổ Óc Eo: Nhận thức mới qua kết quả ứng dụng công nghệ, thư tịch và bia ký |
60 | |
Vĩnh biệt PGS.TS. Phạm Đức Mạnh - nhà Khảo cổ học tài danh | 79 | |
PHẠM ĐỨC MẠNH Núi Lăng trên đất Hà Tiên (Kiên Giang) | 80 |
VIETNAM ACADEMY OF SOCIAL SCIENCES | |||
INSTITUTE OF ARCHAEOLOGY | |||
Archaeology |
CONTENTS |
Page |
|
6 Editions p.a - 5/2021 (233) |
|||
EDITOR-IN-CHIEFBùi Văn LiêmDEPUTY EDITORNguyễn Gia ĐốiBOARD OF EDITORSNguyễn Ngọc QuýThái Thị Ngọc HânThân Thị Hằng COVER PRESENTATIONThân Thị HằngEDITORIAL BOARD 61 Phan Chu Trinh, Hà Nội Tel: 04. 39330732, Fax: 04. 39331607 Email: tapchikhaoco@gmail.com |
NGUYỄN TRƯỜNG ĐÔNG Archaeological Overview of river-bank Stone age in Yên Bái |
3 | |
NGUYỄN KHÁNH TRUNG KIÊN, LÊ HOÀNG PHONG Bù Nho site (Bình Phước) - new discover |
19 | ||
BÙI VĂN LIÊM, HOÀNG THÚY QUỲNH Làng Vạc burial site (Nghệ An): Data and perception |
33 | ||
NGUYỄN NGỌC QUÝ, NGUYỄN VĂN MẠNH AND NGUYỄN ĐĂNG CƯỜNG Excavation results from Triền Tranh archaeological site (Quảng Nam) in 2015 |
47 | ||
NGUYỄN QUANG BẮC, NGUYỄN THỊ HÀ, NGUYỄN HỮU TUẤN, NGUYỄN QUANG MIÊN AND TRÌNH NĂNG CHUNG Óc Eo ancient city: A new perspective from the research results of advanced technologies, ancient chinese scripts and ancient stone carved scripts |
60 | ||
Paying a last tribute to Prof., PhD. Phạm Đức Mạnh, a talented archaeologist | 79 | ||
PHẠM ĐỨC MẠNH The mausoleum mountain at Hà Tiên (Kiên Giang) |
80 | ||
Trong Tập 1 của bộ sách Khảo cổ học châu thổ sông Mê Kông (L’Archéologie du Delta du Mékong) xuất bản năm 1959, Louis Malleret đã dành 3 chương (X, XI, XII) với 45 trang (Malleret 1959a: 187-231) viết về đô thị Óc Eo, và đưa ra một bình đồ đô thị cổ tỷ lệ 1/10.000 với 10 phân khu và nhiều điểm khảo cổ đã khảo sát (Malleret 1959b: PL. XV) cùng 3 bản đồ tỷ lệ 1/100.000, 1/400.00 về kênh cổ, đường nước nghi là kênh cổ (Malleret 1959b: PL. XII, XIII, XIV).
Sau năm 1975, các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa Óc Eo cũng như chuyên sâu về đô thị cổ, thu thập được nhiều tư liệu khoa học quý giá góp phần nhận thức sâu sắchơn một di sản văn hóa lớn của dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, cho đến nay, còn rất nhiều vấn đề liên quan đến đô thị cổ Óc Eo vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Bài viết này trình bày một số kết quả nghiên cứu mới nhất về đô thị cổ Óc Eo mà chúng tôi đạt được nhờ ứng dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành: viễn thám, công nghệ thông tin, địa vật lý - địa chất và khảo cổ học. Đặc biệt, đưa ra nhận thức mới về đô thị Óc Eo qua sự so sánh kết quả ứng dụng công nghệ với những thông tin tìm thấy trong thư tịch cổ Trung Quốc và bia ký.
(Theo Nguyễn Quang Bắc và nnk)