Bằng chứng sớm nhất về sử dụng lửa một cách có kiểm soát để nấu ăn
Phân tích chi tiết di cốt của một cá chép khổng lồ (dài 2 mét) được tìm thấy tại địa điểm khảo cổ Gesher Benot Ya'aqov (GBY) ở Israel cho thấy loài cá này đã được nấu chín cách đây khoảng 780.000 năm, đánh dấu những dấu hiệu nấu ăn sớm nhất của người tiền sử sớm hơn khoảng 600.000 năm so với các nghiên cứu trước đây . Phát hiện này đã công bố trên tạp chí Nature Ecology and Evolution đã làm sáng tỏ câu hỏi về việc khi nào con người bắt đầu sử dụng lửa để nấu thức ăn - vấn đề được tranh luận hơn một thế kỷ qua.
Sọ cá chép trong bộ sưu tập lịch sử tự nhiên lưu trữ tại Bảo tàng tự nhiên Steinhardt, đại học Tel Aviv (nguồn: Tel Aviv).
Nghiên cứu được dẫn đầu bởi một nhóm các nhà khoa học của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Steinhardt, khoa khảo cổ và nghiên cứu Israel, Bảo tàng tự nhiên London
Đứng đầu nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Zohar and Tiến sĩ Prevost cho biết:
"Nghiên cứu này cho thấy tầm quan trọng to lớn của cá đối với cuộc sống của con người thời tiền sử, đối với chế độ ăn uống và sự ổn định kinh tế của họ. Hơn nữa, bằng cách nghiên cứu di cốt cá được tìm thấy tại Gesher Benot Ya'aqob, lần đầu tiên, chúng tôi có thể tái tạo lại quần thể cá của hồ Hula cổ và để chứng minh rằng hồ này có các loài cá đã tuyệt chủng theo thời gian”.
Những loài này cá chép này có chiều dài lên tới 2 mét. Số lượng lớn di cốt cá được tìm thấy tại địa điểm chứng tỏ người tiền sử thường xuyên tiêu thụ chúng, họ đã phát triển các kỹ thuật nấu ăn đặc biệt. Các phát hiện mới này không chỉ chứng minh tầm quan trọng của môi trường sống nước ngọt và cá là nguồn sống của người tiền sử, mà còn minh họa khả năng kiểm soát lửa của người tiền sử để nấu thức ăn và hiểu biết của họ về lợi ích của việc nấu cá trước khi ăn. " Sự minh hoạ người cổ khai thác và nấu cá ( cá chép lớn, Cyprinidae) ở ven bờ của hồ cổ Hula (minh hoạ bởi Ella Maru). Nguồn: Tel Aviv
Trong nghiên cứu trên, các nhà nghiên cứu tập trung vào răng hầu (dùng để nghiền thức ăn cứng như vỏ sò) thuộc họ cá chép. Những chiếc răng này được tìm thấy với số lượng lớn tại các tầng khảo cổ khác nhau tại địa điểm. Bằng cách nghiên cứu cấu trúc của các tinh thể hình thành nên men răng (kích thước của chúng tăng lên khi tiếp xúc với nhiệt), các nhà nghiên cứu đã có thể chứng minh rằng cá này đánh bắt ở Hồ Hula cổ , liền kề với địa điểm khai quật, đã được tiếp xúc với nhiệt độ phù hợp để nấu ăn , và không chỉ đơn giản là bị đốt cháy bởi ngọn lửa tự phát.
Cho đến nay, bằng chứng về việc sử dụng lửa để nấu ăn chỉ giới hạn ở những địa điểm muộn hơn nhiều so với địa điểm GBY—khoảng 600.000 năm, và hầu hết những địa điểm này đều có liên quan đến sự xuất hiện của loài người chúng ta- Homo sapiens với bằng chứng sử dụng lửa khoảng 170.000 năm cách ngày nay.
Giáo sư Goren-Inbar nói thêm: "Thực tế là việc nấu cá được thể hiện rõ ràng trong một thời gian định cư lâu dài và không gián đoạn như vậy tại địa điểm này cho thấy truyền thống nấu thức ăn liên tục. Đây là một phát hiện khác trong một loạt các khám phá liên quan đến nhận thức cao khả năng của những người săn bắn hái lượm Acheulian hoạt động trong khu vực Thung lũng Hula cổ ."
Những nhóm cư dân này đã khá quen thuộc với môi trường của họ và các nguồn tài nguyên đa dạng. Hơn nữa, còn cho thấy những cư dân cổ này có kiến thức sâu rộng về vòng đời của các loài động thực vật khác nhau. Đạt được kỹ năng cần thiết để nấu thức ăn đánh dấu một bước tiến hóa quan trọng, vì nó cung cấp một phương tiện bổ sung để sử dụng tối ưu các nguồn thực phẩm sẵn có. Thậm chí có thể nấu ăn không chỉ giới hạn ở cá mà còn bao gồm nhiều loại động vật và thực vật khác ."
Giáo sư Hershkovitz và Tiến sĩ Zohar lưu ý rằng việc chuyển từ ăn thực phẩm sống sang ăn thực phẩm nấu chín có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển và hành vi của con người. Ăn thức ăn nấu chín làm giảm năng lượng cơ thể cần để phá vỡ và tiêu hóa thức ăn, cho phép các hệ thống thể chất khác phát triển. Điều này cũng dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc xương hàm và hộp sọ của con người
Sự thay đổi này đã giải phóng con người khỏi công việc nặng nhọc hàng ngày là tìm kiếm và tiêu hóa thức ăn thô, cho họ thời gian rảnh rỗi để phát triển các hệ thống hành vi và xã hội mới. Một số nhà khoa học coi việc ăn cá là một cột mốc quan trọng trong bước nhảy vọt trong quá trình tiến hóa nhận thức của con người, là chất xúc tác chính cho sự phát triển của bộ não con người.
Họ cho rằng ăn cá là thứ tạo nên con người chúng ta. Thậm chí ngày nay, người ta đã biết rộng rãi rằng các thành phần trong thịt cá, chẳng hạn như axit béo omega-3, kẽm, i-ốt, v.v., góp phần rất lớn vào sự phát triển của não bộ.
Nhóm nghiên cứu tin rằng vị trí của các vùng nước ngọt, một số trong số chúng ở những vùng đã khô hạn từ lâu và trở thành sa mạc khô cằn, đã xác định lộ trình di cư của người nguyên thủy từ Châu Phi đến Levant và xa hơn nữa. Những môi trường sống này không chỉ cung cấp nước uống và thu hút động vật đến khu vực mà đánh bắt cá ở vùng nước nông là một nhiệm vụ tương đối đơn giản và an toàn mà dinh dưỡng rất cao
Nhóm nghiên cứu cho rằng việc khai thác cá trong môi trường nước ngọt là bước đầu tiên trên con đường rời khỏi châu Phi của người tiền sử. Người tiền sử bắt đầu ăn cá cách đây khoảng 2 triệu năm nhưng nấu cá—như được tìm thấy trong nghiên cứu này—đã thể hiện một cuộc cách mạng thực sự trong chế độ ăn uống của người Acheulian và là nền tảng quan trọng để hiểu mối quan hệ giữa con người, môi trường, khí hậu và sự di cư khi cố gắng dựng lại lịch sử của loài người sơ khai.
Cần lưu ý rằng bằng chứng về việc sử dụng lửa tại địa điểm—bằng chứng lâu đời nhất như vậy ở Á-Âu—được xác định đầu tiên bởi Giáo sư Nira Alperson-Afil của Đại học Bar-Ilan, Cô giải thích: “Việc sử dụng lửa là một hành vi đặc trưng cho toàn bộ quá trình định cư liên tục tại địa điểm. "Điều này ảnh hưởng đến tổ chức không gian của địa điểm và hoạt động được tiến hành ở đó, xung quanh bếp lửa." Nghiên cứu về lửa của Alperson-Afil tại địa điểm này là một cuộc cách mạng vào thời điểm đó và cho thấy việc sử dụng lửa đã bắt đầu từ hàng trăm nghìn năm trước so với suy nghĩ trước đây.
Goren-Inbar – Đại học Hebrew nói thêm rằng địa điểm khảo cổ GBY ghi lại quá trình định cư lặp lại liên tục của các nhóm săn bắn hái lượm trên bờ Hồ Hula cổ đại kéo dài hàng chục nghìn năm.
Goren-Inbar giải thích: “Những nhóm cư dân này đã sử dụng nguồn tài nguyên phong phú do Thung lũng Hula cổ cung cấp và để lại một chuỗi định cư lâu dài với hơn 20 tầng định cư. Các cuộc khai quật tại địa điểm đã phát hiện ra nền văn hóa vật chất của những hominin cổ, bao gồm các công cụ bằng đá lửa, đá bazan và đá vôi, cũng như nguồn thức ăn của họ, được đặc trưng bởi sự đa dạng phong phú của các loài thực vật từ hồ và bờ biển (bao gồm cả trái cây), quả hạch và hạt) và bởi nhiều loài động vật có vú trên cạn, cả cỡ trung bình và lớn.
Tiến sĩ Jens Najorka - Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London giải thích: "Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp địa hóa để xác định những thay đổi về kích thước của các tinh thể men răng, do tiếp xúc với nhiệt độ nấu ăn khác nhau. Khi chúng bị đốt cháy bởi lửa , rất dễ nhận biết sự thay đổi rõ rệt về kích thước của các tinh thể men, nhưng khó nhận biết hơn những thay đổi do nấu ở nhiệt độ từ 200 đến 500 độ C”.
“Các thí nghiệm mà tôi tiến hành với Tiến sĩ Zohar cho phép chúng tôi xác định những thay đổi do nấu ăn ở nhiệt độ thấp. Chúng tôi không biết chính xác cá đã được nấu chín như thế nào nhưng do thiếu bằng chứng về việc tiếp xúc với nhiệt độ cao nên rõ ràng là chúng không được nấu trực tiếp trên lửa và không bị ném vào lửa như chất thải hoặc nguyên liệu đốt."
Tiến sĩ Guy Sisma-Ventura của Viện Nghiên cứu Hải dương học và nước ngọt học Israel và Giáo sư Thomas Tütken - Đại học Johannes Gutenberg Mainz cũng là thành viên của nhóm nghiên cứu, cung cấp phân tích về thành phần đồng vị của oxy và carbon trong men răng cá.
"Nghiên cứu về đồng vị này là một bước đột phá thực sự, vì nó cho phép chúng tôi tái tạo lại các điều kiện thủy văn ở hồ cổ này trong suốt các mùa, và do đó xác định rằng cá không phải là nguồn kinh tế theo mùa mà được đánh bắt và ăn quanh năm. Do vậy, cá cung cấp nguồn dinh dưỡng ổn định làm giảm nhu cầu di cư theo mùa."
Nguồn tham khảo: https://phys.org/news/2022-11-oldest-evidence-cook-food.html
Người dịch: Minh Trần
Sọ cá chép trong bộ sưu tập lịch sử tự nhiên lưu trữ tại Bảo tàng tự nhiên Steinhardt, đại học Tel Aviv (nguồn: Tel Aviv).
Nghiên cứu được dẫn đầu bởi một nhóm các nhà khoa học của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Steinhardt, khoa khảo cổ và nghiên cứu Israel, Bảo tàng tự nhiên London
Đứng đầu nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Zohar and Tiến sĩ Prevost cho biết:
"Nghiên cứu này cho thấy tầm quan trọng to lớn của cá đối với cuộc sống của con người thời tiền sử, đối với chế độ ăn uống và sự ổn định kinh tế của họ. Hơn nữa, bằng cách nghiên cứu di cốt cá được tìm thấy tại Gesher Benot Ya'aqob, lần đầu tiên, chúng tôi có thể tái tạo lại quần thể cá của hồ Hula cổ và để chứng minh rằng hồ này có các loài cá đã tuyệt chủng theo thời gian”.
Những loài này cá chép này có chiều dài lên tới 2 mét. Số lượng lớn di cốt cá được tìm thấy tại địa điểm chứng tỏ người tiền sử thường xuyên tiêu thụ chúng, họ đã phát triển các kỹ thuật nấu ăn đặc biệt. Các phát hiện mới này không chỉ chứng minh tầm quan trọng của môi trường sống nước ngọt và cá là nguồn sống của người tiền sử, mà còn minh họa khả năng kiểm soát lửa của người tiền sử để nấu thức ăn và hiểu biết của họ về lợi ích của việc nấu cá trước khi ăn. " Sự minh hoạ người cổ khai thác và nấu cá ( cá chép lớn, Cyprinidae) ở ven bờ của hồ cổ Hula (minh hoạ bởi Ella Maru). Nguồn: Tel Aviv
Trong nghiên cứu trên, các nhà nghiên cứu tập trung vào răng hầu (dùng để nghiền thức ăn cứng như vỏ sò) thuộc họ cá chép. Những chiếc răng này được tìm thấy với số lượng lớn tại các tầng khảo cổ khác nhau tại địa điểm. Bằng cách nghiên cứu cấu trúc của các tinh thể hình thành nên men răng (kích thước của chúng tăng lên khi tiếp xúc với nhiệt), các nhà nghiên cứu đã có thể chứng minh rằng cá này đánh bắt ở Hồ Hula cổ , liền kề với địa điểm khai quật, đã được tiếp xúc với nhiệt độ phù hợp để nấu ăn , và không chỉ đơn giản là bị đốt cháy bởi ngọn lửa tự phát.
Cho đến nay, bằng chứng về việc sử dụng lửa để nấu ăn chỉ giới hạn ở những địa điểm muộn hơn nhiều so với địa điểm GBY—khoảng 600.000 năm, và hầu hết những địa điểm này đều có liên quan đến sự xuất hiện của loài người chúng ta- Homo sapiens với bằng chứng sử dụng lửa khoảng 170.000 năm cách ngày nay.
Giáo sư Goren-Inbar nói thêm: "Thực tế là việc nấu cá được thể hiện rõ ràng trong một thời gian định cư lâu dài và không gián đoạn như vậy tại địa điểm này cho thấy truyền thống nấu thức ăn liên tục. Đây là một phát hiện khác trong một loạt các khám phá liên quan đến nhận thức cao khả năng của những người săn bắn hái lượm Acheulian hoạt động trong khu vực Thung lũng Hula cổ ."
Những nhóm cư dân này đã khá quen thuộc với môi trường của họ và các nguồn tài nguyên đa dạng. Hơn nữa, còn cho thấy những cư dân cổ này có kiến thức sâu rộng về vòng đời của các loài động thực vật khác nhau. Đạt được kỹ năng cần thiết để nấu thức ăn đánh dấu một bước tiến hóa quan trọng, vì nó cung cấp một phương tiện bổ sung để sử dụng tối ưu các nguồn thực phẩm sẵn có. Thậm chí có thể nấu ăn không chỉ giới hạn ở cá mà còn bao gồm nhiều loại động vật và thực vật khác ."
Giáo sư Hershkovitz và Tiến sĩ Zohar lưu ý rằng việc chuyển từ ăn thực phẩm sống sang ăn thực phẩm nấu chín có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển và hành vi của con người. Ăn thức ăn nấu chín làm giảm năng lượng cơ thể cần để phá vỡ và tiêu hóa thức ăn, cho phép các hệ thống thể chất khác phát triển. Điều này cũng dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc xương hàm và hộp sọ của con người
Sự thay đổi này đã giải phóng con người khỏi công việc nặng nhọc hàng ngày là tìm kiếm và tiêu hóa thức ăn thô, cho họ thời gian rảnh rỗi để phát triển các hệ thống hành vi và xã hội mới. Một số nhà khoa học coi việc ăn cá là một cột mốc quan trọng trong bước nhảy vọt trong quá trình tiến hóa nhận thức của con người, là chất xúc tác chính cho sự phát triển của bộ não con người.
Họ cho rằng ăn cá là thứ tạo nên con người chúng ta. Thậm chí ngày nay, người ta đã biết rộng rãi rằng các thành phần trong thịt cá, chẳng hạn như axit béo omega-3, kẽm, i-ốt, v.v., góp phần rất lớn vào sự phát triển của não bộ.
Nhóm nghiên cứu tin rằng vị trí của các vùng nước ngọt, một số trong số chúng ở những vùng đã khô hạn từ lâu và trở thành sa mạc khô cằn, đã xác định lộ trình di cư của người nguyên thủy từ Châu Phi đến Levant và xa hơn nữa. Những môi trường sống này không chỉ cung cấp nước uống và thu hút động vật đến khu vực mà đánh bắt cá ở vùng nước nông là một nhiệm vụ tương đối đơn giản và an toàn mà dinh dưỡng rất cao
Nhóm nghiên cứu cho rằng việc khai thác cá trong môi trường nước ngọt là bước đầu tiên trên con đường rời khỏi châu Phi của người tiền sử. Người tiền sử bắt đầu ăn cá cách đây khoảng 2 triệu năm nhưng nấu cá—như được tìm thấy trong nghiên cứu này—đã thể hiện một cuộc cách mạng thực sự trong chế độ ăn uống của người Acheulian và là nền tảng quan trọng để hiểu mối quan hệ giữa con người, môi trường, khí hậu và sự di cư khi cố gắng dựng lại lịch sử của loài người sơ khai.
Cần lưu ý rằng bằng chứng về việc sử dụng lửa tại địa điểm—bằng chứng lâu đời nhất như vậy ở Á-Âu—được xác định đầu tiên bởi Giáo sư Nira Alperson-Afil của Đại học Bar-Ilan, Cô giải thích: “Việc sử dụng lửa là một hành vi đặc trưng cho toàn bộ quá trình định cư liên tục tại địa điểm. "Điều này ảnh hưởng đến tổ chức không gian của địa điểm và hoạt động được tiến hành ở đó, xung quanh bếp lửa." Nghiên cứu về lửa của Alperson-Afil tại địa điểm này là một cuộc cách mạng vào thời điểm đó và cho thấy việc sử dụng lửa đã bắt đầu từ hàng trăm nghìn năm trước so với suy nghĩ trước đây.
Goren-Inbar – Đại học Hebrew nói thêm rằng địa điểm khảo cổ GBY ghi lại quá trình định cư lặp lại liên tục của các nhóm săn bắn hái lượm trên bờ Hồ Hula cổ đại kéo dài hàng chục nghìn năm.
Goren-Inbar giải thích: “Những nhóm cư dân này đã sử dụng nguồn tài nguyên phong phú do Thung lũng Hula cổ cung cấp và để lại một chuỗi định cư lâu dài với hơn 20 tầng định cư. Các cuộc khai quật tại địa điểm đã phát hiện ra nền văn hóa vật chất của những hominin cổ, bao gồm các công cụ bằng đá lửa, đá bazan và đá vôi, cũng như nguồn thức ăn của họ, được đặc trưng bởi sự đa dạng phong phú của các loài thực vật từ hồ và bờ biển (bao gồm cả trái cây), quả hạch và hạt) và bởi nhiều loài động vật có vú trên cạn, cả cỡ trung bình và lớn.
Tiến sĩ Jens Najorka - Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London giải thích: "Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp địa hóa để xác định những thay đổi về kích thước của các tinh thể men răng, do tiếp xúc với nhiệt độ nấu ăn khác nhau. Khi chúng bị đốt cháy bởi lửa , rất dễ nhận biết sự thay đổi rõ rệt về kích thước của các tinh thể men, nhưng khó nhận biết hơn những thay đổi do nấu ở nhiệt độ từ 200 đến 500 độ C”.
“Các thí nghiệm mà tôi tiến hành với Tiến sĩ Zohar cho phép chúng tôi xác định những thay đổi do nấu ăn ở nhiệt độ thấp. Chúng tôi không biết chính xác cá đã được nấu chín như thế nào nhưng do thiếu bằng chứng về việc tiếp xúc với nhiệt độ cao nên rõ ràng là chúng không được nấu trực tiếp trên lửa và không bị ném vào lửa như chất thải hoặc nguyên liệu đốt."
Tiến sĩ Guy Sisma-Ventura của Viện Nghiên cứu Hải dương học và nước ngọt học Israel và Giáo sư Thomas Tütken - Đại học Johannes Gutenberg Mainz cũng là thành viên của nhóm nghiên cứu, cung cấp phân tích về thành phần đồng vị của oxy và carbon trong men răng cá.
"Nghiên cứu về đồng vị này là một bước đột phá thực sự, vì nó cho phép chúng tôi tái tạo lại các điều kiện thủy văn ở hồ cổ này trong suốt các mùa, và do đó xác định rằng cá không phải là nguồn kinh tế theo mùa mà được đánh bắt và ăn quanh năm. Do vậy, cá cung cấp nguồn dinh dưỡng ổn định làm giảm nhu cầu di cư theo mùa."
Nguồn tham khảo: https://phys.org/news/2022-11-oldest-evidence-cook-food.html
Người dịch: Minh Trần
Thông báo
Thứ tư, 12 Tháng 6 2024- 09:59
Thứ bảy, 27 Tháng 5 2023- 14:12
Thứ hai, 06 Tháng 6 2022- 10:10
Thứ tư, 23 Tháng 3 2022- 14:57
Thứ ba, 07 Tháng 9 2021- 16:38
Thư viện
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
- Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020
- Số trang: 212 tr
- Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:
GS.TS. Nguyễn Hữu Minh
PGS.TS. Phan Thị Mai Hương
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương
PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi
- Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory
- Người dịch: Phạm Văn Tuân
- Nhà xb: Dân Trí, 2019
- Khổ: 14 x 20,5
- Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học
- Năm xuất bản: 2023
- Số trang: 432tr
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ
- Năm xuất bản: 2023
- Nhà xb:Lao Động
- Số trang: 500
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)
- Năm xuất bản: 2022
- Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh
- Nhà xb: Văn hóa dân tộc
- Năm xb: 2024
- Số trang: 302tr
Tạp chí
Khảo cổ học số 2/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
Phần 2: Khảo cổ học Tiền sử
Phần 1: Vấn đề chung
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC
Tin tức khác
08 Th11 2024 17:00
08 Th11 2024 15:34
08 Th11 2024 15:15
08 Th11 2024 14:04
28 Th10 2024 11:04
18 Th10 2024 14:35
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9022070
Số người đang online: 30