'Cánh đồng Chum', một trong những địa điểm khảo cổ bí ẩn nhất, tiết lộ tuổi thật của nó


Nghiên cứu mới nhất về Cánh đồng Chum kết hợp tuổi của một vài chiếc chum đá với tuổi của một số mộ - hầu hết các mộ  được tìm thấy trẻ hơn nhiều so với những chiếc chum đá này. ( Nguồn: Dự án Khảo cổ học Cánh đồng Chum).



Theo một nghiên cứu mới,  cánh đồng Chum bí ẩn ở Bắc Lào - cảnh quan được điểm xuyết bởi  những chiếc chum đá khổng lồ được đẽo từ đá sa thạch hàng nghìn năm trước - có khả năng được sử dụng làm nơi chôn cất có tuổi cổ hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây, và có thể lên đến 2.000 năm.
Các nghiên cứu thử nghiệm gần đây cho thấy:  những chiếc chum khổng lồ có khả năng được sử dụng cho xác chết tiếp xúc với các yếu tố môi trường cho đến khi chỉ còn xương để chôn cất, có thể đã hơn 3.000 năm tuổi.
Tuy nhiên,  nghiên cứu cũng cho thấy rằng hầu hết các di cốt người được chôn dưới đất bên trong những chiếc chum cổ đã được đặt ở đó từ 700 đến 1.200 năm trước.
Trả lời trên tạp chí  Live Science, nhà khảo cổ học Louise Shewan, Đại học Melbourne cho hay: "Những gì chúng tôi phỏng đoán từ đó là ý nghĩa nghi lễ lâu dài của những địa điểm này.Chúng rất quan trọng trong thời gian rất dài."
Shewan và đồng nghiệp của cô, nhà khảo cổ  Dougald O'Reilly, Đại học Quốc gia Úc đã nghiên cứu các di chỉ mộ chum đá cổ từ năm 2016 cùng với nhà khảo cổ Thonglith Luangkoth thuộc Sở Di sản Lào ở Viêng Chăn.
Năm ngoái là chuyến thám hiểm thường niên thứ tư của họ đến địa điểm này, đã kết thúc khi các hạn chế đi lại được đưa ra sau khi bùng phát COVID-19; một số nghiên cứu từ cuộc thám hiểm đó đã được xuất bản ngày 10 tháng 3 trên tạp chí PLOS One
 
Những ngôi mộ bí ẩn
Cho đến nay, nhóm khảo cổ đã nghiên cứu kĩ lưỡng ba trong vô số các “di chỉ” cự thạch trên khắp miền Bắc Lào. Đối với nghiên cứu mới này, họ tập trung vào địa điểm nổi tiếng nhất trong tất các địa điểm trên, được gọi là Địa điểm 1, nằm ngay phía tây Phonsavan, và là một trong 11 địa điểm được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Nó chứa khoảng 400 chum đá nằm rải rác trên hơn 24 ha.
Bản thân những chiếc chum đá rất khó xác định niên đại chính xác; một nhà khảo cổ học nổi tiếng người Pháp, Madeleine Colani, đã báo cáo vào năm 1935:  bà đã tìm thấy di cốt người trong một vài chum trong số đó, tuy nhiên các nhà khảo cổ học hiện đại không  tìm thấy dữ liệu xương hoặc răng người trong bất kỳ mộ chum đá nào.
Tuy vậy, họ đã tìm thấy bằng chứng về ba loại hình mộ khác nhau tại các di chỉ  mộ chum này – loại 1: mộ hung táng -  ở đó di cốt đầy đủ được chôn,  loại 2: mộ cải táng - nơi các cụm xương người được chôn vào nhau; và loại 3: các di cốt chôn trong các bình gốm nhỏ, sau đó được đánh dấu bằng những tảng thạch anh đặc biệt trên bề mặt. Những chiếc chum gốm khác hẳn so với những  chum đá đồ sộ ở trên mặt đất.  Những chiếc chum như vậy là một hình thức mai táng tương đối phổ biến ở các vùng châu Á vào các thời điểm khác nhau.
Nhưng niên đại cacbon phóng xạ của di cốt người từ những chiếc bình gốm và các mộ khác khác cho thấy hầu hết chúng có niên đại  vào giữa thế kỷ thứ 9 và 13 - từ 700 đến 1.200 năm trước - điều này sẽ khiến chúng trẻ hơn nhiều so với các chum đá.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Shewan và O'Reilly sau đó sử dụng kỹ thuật  định niên đại quang phát quang (OSL) trên trầm tích, hoặc đất bụi bên dưới một số mộ chum  tại địa điểm 2, cách một vài dặm về phía nam của địa điểm 1, để tìm hiểu thêm về việc khi nào chúng đã được đặt ở đó.
Kỹ thuật này cho phép đo lượng bức xạ ion hóa được hấp thụ bởi các hạt thạch anh trong các lớp trầm tích, con số này có thể được sử dụng để tính toán thời điểm cuối cùng các hạt thạch anh tiếp xúc với ánh sáng ban ngày.
Shewan cho biết: “Ngay bên dưới một chiếc chum, chúng tôi định niên đại từ 1350 đến 730 TCN, và trong một chiếc chum khác, chúng tôi có niên đại 860 đến 350 TCN,” ."Tôi cho rằng chúng  ta sẽ tìm ra một loạt các niên đại khi tiếp tục phân tích."
O'Reilly cho biết: Những niên đại này sẽ làm cho những chiếc chum đá có tuổi cổ hơn nhiều so với hầu hết những ngôi mộ đất xung quanh chúng, mặc dù sẽ cần nhiều nghiên cứu hơn để thiết lập tương quan giữa tuổi của những chiếc chum với những ngôi mộ trong cùng địa điểm.
Các nhà khảo cổ học vẫn chưa thể biết liệu các quần thể dân số  khác nhau có sử dụng các di chỉ mộ chum để làm táng tục ở các giai đoạn khác nhau hay không, hay liệu hậu duệ của những người làm ra các chum ban đầu có sử dụng lại các địa điểm này để chôn cất hay không. Ông nói: “Liệu chúng có liên quan về mặt văn hóa với những người làm ra những chiếc chum này, đó là một câu hỏi mà chúng tôi chưa thể xác định được.”
Trong chuyến thám hiểm gần đây nhất tới Cánh đồng Chum, nhóm nghiên cứu cũng đã kiểm tra tỷ lệ các đồng vị khác nhau của Chì và uranium bên trong các tinh thể Zircon bên trong đá của các chum đá này; các đồng vị này – là các dạng của cùng một nguyên tố với số lượng nơ tron khác nhau trong hạt nhân - có thể cung cấp một "dấu hiệu hóa học" về nguồn gốc của chúng.
Họ xác định rằng một trong những chum đá  tại địa điểm 1 đã được mang đến từ một mỏ đá sa thạch cách đó 8 km. Các nhà nghiên cứu cũng cho biết: “Liệu những chiếc chum nguyên vẹn được kéo trên một số dạng con lăn gỗ hay xe trượt, điều này vẫn là suy đoán.”


Bình minh trên Cánh đồng Chum ở Bắc Lào. Cảnh quan được điểm xuyết bởi những chiếc chum đá chạm khắc, một số chiếc cao tới 3 m và ước tính khoảng 3.000 năm tuổi. (Nguồn: Dự án Khảo cổ học Cánh đồng Chum)
 

Người ta không biết ai là người đã chạm khắc hàng nghìn chiếc chum đá cổ này. Nghiên cứu cho thấy một vài  trong số đó có thể hơn 3000 năm tuổi. (Nguồn: Dự án Khảo cổ học Cánh đồng Chum)

Chỉ có một trong hàng trăm chiếc chum đá tại  địa điểm 1  thuộc Cánh đồng Chum được trang trí. Dường như cho thấy một sinh vật giống con ếch được ẩn dụ như một nhân vật trong các tác phẩm chạm khắc trên đá cổ ở nam Trung Quốc. (Nguồn: Dự án Khảo cổ học Cánh đồng Chum)
 

Khu vực này được gọi là Cánh đồng Chum phía sau nền thung lũng tương đối bằng phẳng, tuy nhiên nhiều di chỉ mộ  chum đá cổ nằm trên sườn đồi và trong rừng. (Nguồn: Dự án Khảo cổ học Cánh đồng Chum)


Những chiếc chum đá cổ được cho là vật dùng để phơi xác người chết trước các yếu tố môi trường trong một thời gian để các xương này có thể được thu thập và chôn cất. (Nguồn: Dự án Khảo cổ học Cánh đồng Chum),

Người dịch: Minh Trần
Tài liệu tham khảo
https://www.livescience.com/plain-of-jars-burial-site-true-age.html
 

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9022006
Số người đang online: 40