Phát hiện nhiều dấu tích thời Trần trong vùng Di sản Tràng An (Ninh Bình)

Vừa qua, Ban quản lý Quần thể Danh thắng Tràng An phối hợp với Viện Khảo cổ học và Bảo tàng tỉnh Ninh Bình tổ chức hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ tại các địa điểm là chùa Hạ Trạo và chùa Khả Lương liên quan đến thời Trần trong phạm vi Di sản Văn hóa và thiên nhiên thế giới Tràng An.

Ninh Bình: Phát hiện nhiều dấu tích thời Trần trong vùng Di sản Tràng An - Ảnh 1.

Một số di vật được phát hiện ở các hố khai quật khảo cổ.


Dự hội nghị có đại diện Sở Du lịch, Sở Văn hóa - Thể thao, các chuyên gia, cán bộ nghiên cứu thuộc Viện Khảo cổ học, đại diện Phòng Văn hóa Thông tin huyện và chính quyền xã Ninh Thắng và Ninh Hải (Hoa Lư).

Cuối năm 2022, Ban quản lý Quần thể Danh thắng Tràng An phối hợp với Viện Khảo cổ học thăm dò, khai quật và đã phát hiện 3 công trình kiến trúc thời Trần ở các vị trí vườn Am, vườn Triều cũ và đền Thái Vi.

Tiếp nối những kết quả nghiên cứu năm 2022, đợt công tác này, đoàn nghiên cứu tiếp tục làm rõ hệ thống di tích thời Trần, thu thập thêm tư liệu, từ đó nhận diện một cách rõ ràng hơn không gian Hành cung Vũ Lâm trong lịch sử.

Cụ thể, đoàn đã tiến hành thăm dò, khai quật khảo cổ học tại chùa Hạ Trạo và chùa Khả Lương thuộc xã Ninh Thắng (Hoa Lư).

Trong khuôn viên chùa Hạ Trạo (Thắng Lâm Tự), đoàn nghiên cứu mở 2 hố thăm dò (mỗi hố có diện tích 5m2) và 1 hố khai quật khảo cổ; tại chùa Khả Lương, tiến hành mở 4 hố thăm dò (mỗi hố có diện tích 5m2) và 1 hố khai quật khảo cổ để tìm hiểu diễn biến địa tầng khu vực di tích.

Đoàn nghiên cứu đánh giá, đợt công tác đã thu được một số kết quả quan trọng xác định được vị trí 2 bến thuyền ở khu vực chùa Hạ Trạo và chùa Khả Lương.
Ninh Bình: Phát hiện nhiều dấu tích thời Trần trong vùng Di sản Tràng An - Ảnh 2.

Lãnh đạo Sở Du lịch phát biểu tại hội nghị.

Cụ thể, chùa Hạ Trạo từ lâu đã được dân gian lưu truyền là bến thuyền của các vua Trần để đi vào Hành cung Vũ Lâm. Kết quả khảo cổ đợt này đã cung cấp thêm tư liệu khẳng định đây là vị trí bến thuyền giai đoạn đầu của nhà Trần.

Chùa Khả Lương nằm ở vị trí gần ngã ba sông Sào Khê vào Sông Vân và là tuyến đường ngắn nhất đi từ sông Hoàng Long vào khu vực Hành cung Vũ Lâm. Tại đây, đoàn nghiên cứu tìm thấy những di vật thuộc giai đoạn muộn của thời Trần nằm trên nền bãi cát bồi ven sông. Từ vị trí này đến đình Sen - chùa Hành cung (nơi tìm thấy nhiều dấu tích kiến trúc thời Trần giai đoạn phát triển) rất gần. Khả năng vị trí chùa Khả Lương có vai trò là bến thuyền ở giai đoạn sau của thời Trần.

Từ những kết quả thu được, đoàn nghiên cứu cho rằng giai đoạn đầu thời Trần, trước họa xâm lược Mông Nguyên, các vua Trần đã lui về Hành cung Vũ Lâm xây dựng căn cứ kháng chiến mà trung tâm của căn cứ là đền Thái Vi.

Giai đoạn này, bến Hạ Trạo là nơi các vua Trần đi lại từ căn cứ đóng quân Thiên Dưỡng về Hành cung Vũ Lâm và ngược lại để tránh sự truy lùng của quân địch. Ở giai đoạn sau, khi đất nước thái bình, các vua Trần vẫn tiếp nối truyền thống tri ân cha ông đã vất vả kháng chiến nên hàng năm vẫn về cúng tế. Vì vậy, bến Khả Lương là nơi bến thuyền và đình Sen - chùa Hành cung là vị trí Hành cung Vũ Lâm được dịch chuyển ở giai đoạn sau này.

Kết quả đợt công tác đã tiếp tục làm rõ hơn vai trò và vị trí quan trọng của Hành cung Vũ Lâm thời Trần hiện nay nằm trong Quần thể Danh thắng Tràng An.

Ghi nhận những kết quả đoàn nghiên cứu, nhiều đại biểu đồng quan điểm, đề nghị cần sớm có sự phối hợp của các sở, ban, ngành, địa phương liên quan trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lịch sử quan trọng này.

Các cơ quan chuyên môn cần xây dựng một kế hoạch tổng thể, toàn diện nhằm nghiên cứu làm rõ không gian Hành cung Vũ Lâm trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Đồng thời đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, quảng bá nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích văn hóa, lịch sử địa phương phục vụ du lịch.

Theo Báo Ninh Bình

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Viện Khảo cổ học - Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024 - Số trang: 1358tr - Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên) - Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Khổ sách: 16 x 24 - Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244

Tạp chí

Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9211950
Số người đang online: 14