Làng khoa bảng nho học ở đồng bằng sông Hồng
Tác giả : Ngô Vũ Hải Hằng và Lê Quang Chắn (Đồng chủ biên)
Nhà xuất bản: Khoa học xã hội - 2022
Số trang: 332tr
Khổ sách: 16 x 24
Nhà xuất bản: Khoa học xã hội - 2022
Số trang: 332tr
Khổ sách: 16 x 24
Đồng bằng sông Hồng mà lõi là Kinh thành Thăng Long và các vùng xung quanh Kinh thành thường gọi là tứ trấn, bao gồm: trấn Kinh Bắc, trấn Hải Dương, trấn Sơn Nam và trấn Sơn Tây là cái nôi của Nho giáo nên có nhiều điều kiện để phát triển về Nho học. Các làng ở đồng bằng sông Hồng có ưu thế hơn hẳn các làng ở trung du, miền núi về vị trí gần với Kinh thành, về điều kiện kinh tế và điều kiện trường lớp, thầy giáo dạy học…Cho đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu nổi bật về chủ đề khoa bảng và làng khoa bảng nhưng mới chỉ ở phạm vi một dòng họ hay một tỉnh mà chưa có công trình nào hệ thống ở phạm vi rộng hơn. Do đó, bằng việc kế thừa kết quả từ nhiều nghiên cứu nổi bật về làng xã, làng khoa bảng, khoa bảng, năm 2022, Nhà xuất bản khoa học xã hội xuất bản cuốn sách chuyên khảo “Làng khoa bảng Nho học ở đồng bằng sông Hồng” do Ngô Vũ Hải Hằng và Lê Quang Chắn làm đồng chủ biên. Cuốn sách là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Bộ cùng tên được thực hiện trong giai đoạn 2019-2020 do Viện Sử học là đơn vị chủ trì. Nội dung của cuốn sách tập trung phân tích các điều kiện làm cho giáo dục, khoa cử phát triển, nêu lên đặc điểm, truyền thống giáo dục – khoa cử tại các làng để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm lịch sử, phát huy truyền thống đối với việc phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài ở nông thôn Việt Nam hiện nay.
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, cuốn sách được kết cấu thành 3 chương:
Chương I. Vài nét về giáo dục – khoa cử Nho học trong lịch sử Việt Nam và tiêu chí xác định làng khoa học
Chương này, nhóm tác giả khái quát về sự hình thành và phát triển của nền giáo dục Nho học cũng như giới thiệu các kỳ thi và khoa thi Nho học qua các triều đại. Điểm nổi bật là đã đưa ra khái niệm về làng khoa bảng và tiêu chí xác định làng khoa bảng, trong đó, “làng khoa bảng là những làng truyền thống của người Việt ở nông thôn có nhiều người theo đuổi việc học hành và đỗ đạt cao qua các kỳ thi Nho học của nhà nước quân chủ, tạo nên truyền thống hiếu học và khoa bảng qua nhiều thế hệ, hình thành những nét riêng về văn hóa và có sức sáng tạo rõ rệt”. Bên cạnh các tiêu chí định lượng về số lượng người đỗ đại khoa trở lên, nhóm nghiên cứu xem xét một số tiêu chí khác như truyền thống khoa bảng của dòng học, các điều kiện khuyến học và bồi dưỡng nhân tài tại các làng để xác định làng khoa bảng… Điểu hình là làng Hành Thiện (xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam định) tuy chỉ có 7 nguồi đỗ đại khoa nhưng có đến gần 400 người đỗ trung khoa…
Chương II. Khảo cứu một số làng khoa bảng
Dựa vào các tiêu chí được đặt ra đối với khu vực đồng bằng sông Hồng, nhóm nghiên cứu đã chọn ra mỗi tỉnh một làng để khảo cứu như: làng Mộ Trạch, làng Đông Ngạc, làng Quan Tử, làng Kim Đôi, làng Xuân Cầu và làng Hành Thiện. Các làng này đều có số lượng người đỗ đại khoa trên dưới 10 người, trong đó xuất hiện những dòng họ khoa bảng mà lớp lớp các thế hệ từ ông đến cháu, cha đến con, chú rồi cháu, anh rồi em… nối nhau đăng khoa để tạo nên mạch nguồn chảy mãi, duy trì truyền thống hiếu học của dòng họ. Ở mỗi làng khoa bảng, nhóm nghiên cứu đi sâu tìm hiểu đặc điểm, vị trí địa lý, truyền thống giáo dục và các yếu tố khác tác động đến nền giáo dục của làng góp phần bồi đắp, nuôi dưỡng những nhân tài đỗ đạt cao. Trong khi Làng Đông Ngạc là một làng cửa ngõ của Kinh đô, là nơi ít ruộng đất nên người dân lựa chọn theo con đường “đèn sách” để tiến thân, thay đổi cuộc sống, thì làng Kim Đôi, một làng khoa bảng xứ Bắc, có đặc điểm nổi bật là giáo dục gia đình, truyền thống này rất quan trọng, là nền tảng hình thành ý chí quyết tâm học hành đỗ đạt cho các con, cháu.
Chương III. Tổng luận về các làng khoa bảng Nho học ở đồng bằng sông Hồng
Trên cơ sở phân tích và khảo cứu tài liệu từ các công trình nghiên cứu trước đó, các tác giả chỉ ra những điểm chung, đặc điểm riêng của làng khoa bảng và những đóng góp của các nhà khoa bảng Nho học. Về điểm chung, đa số các làng khoa bảng có vị trí địa lý thuận lợi, cả về giao thông thủy và bộ, cả về vị trí gần trung tâm chính trị - giáo dục lớn. Đây là điều kiện cần để hình thành một làng khoa bảng. Việc gần trung tâm chính trị - giáo dục là điều kiện để các học trò tham kiến, học hỏi từ các bậc tiền nhân. Bên cạnh đó nhóm tác giả cũng chỉ ra những đặc điểm riêng biệt, là yếu tố then chốt hình thành truyền thống giáo dục khoa cử của làng mình. Nghiên cứu khẳng định, sự xuất hiện của các làng khoa bảng là hệ quả tất yếu của làng xã Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng trong khuôn khổ của chế độ quân chủ Việt Nam. Mục tiêu hướng tới của việc học hành và khoa cử, là động lực để các sĩ tử xả thân cho việc học. Chế độ “học quan” mà nhà nước quân chủ tạo ra đã góp phần tạo nên truyền thống hiếu học tại các làng quê; Các học trò đua nhau học, theo nhau “dùi mài kinh sử”, đồng thời cha mẹ cố gắng làm lụng vất vả, dành dụm tiền gạo cho con em ăn học, đi thi và thi đỗ ra làm quan, mong được thay đổi thân phận gia đình.
Cuối cùng, nhóm nghiên cứu khẳng định, trong bối cảnh đất nước đổi mới và hội nhập, việc mở mang, phát triển đất nước để phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế tri thức. Muốn có tri thức thì cần phải học hỏi, và kinh nghiệm học được từ lịch sử đó là phát huy truyền thống hiếu học, chính là khuyến học. Ngày nay, trong nhiều dòng họ cũng có các hình thức Khuyến học như tặng phần thưởng cho các con em đạt học sinh giỏi, đỗ đại học hoặc đạt học vị cao….và hình thức khuyến học này được duy trì từ trung ương tới địa phương thông qua hội Khuyến học.
Cuốn sách là công trình nghiên cứu công phu của tập thể tác giả không chỉ thể hiện qua bố cục nội dung, cách phân tích, kế thừa các nghiên cứu đi trước mà còn có sự tổng hợp, thống kê các dữ liệu về danh sách cá nhân đạt học vị cao ở các làng khoa bảng. Những thông tin này rất hữu ích đối với các nhà nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu giáo dục và những độc giả quan tâm tới các làng khoa bảng Nho học nói chung và làng khoa bảng ở đồng bằng sông Hồng nói riêng.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, cuốn sách được kết cấu thành 3 chương:
Chương I. Vài nét về giáo dục – khoa cử Nho học trong lịch sử Việt Nam và tiêu chí xác định làng khoa học
Chương này, nhóm tác giả khái quát về sự hình thành và phát triển của nền giáo dục Nho học cũng như giới thiệu các kỳ thi và khoa thi Nho học qua các triều đại. Điểm nổi bật là đã đưa ra khái niệm về làng khoa bảng và tiêu chí xác định làng khoa bảng, trong đó, “làng khoa bảng là những làng truyền thống của người Việt ở nông thôn có nhiều người theo đuổi việc học hành và đỗ đạt cao qua các kỳ thi Nho học của nhà nước quân chủ, tạo nên truyền thống hiếu học và khoa bảng qua nhiều thế hệ, hình thành những nét riêng về văn hóa và có sức sáng tạo rõ rệt”. Bên cạnh các tiêu chí định lượng về số lượng người đỗ đại khoa trở lên, nhóm nghiên cứu xem xét một số tiêu chí khác như truyền thống khoa bảng của dòng học, các điều kiện khuyến học và bồi dưỡng nhân tài tại các làng để xác định làng khoa bảng… Điểu hình là làng Hành Thiện (xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam định) tuy chỉ có 7 nguồi đỗ đại khoa nhưng có đến gần 400 người đỗ trung khoa…
Chương II. Khảo cứu một số làng khoa bảng
Dựa vào các tiêu chí được đặt ra đối với khu vực đồng bằng sông Hồng, nhóm nghiên cứu đã chọn ra mỗi tỉnh một làng để khảo cứu như: làng Mộ Trạch, làng Đông Ngạc, làng Quan Tử, làng Kim Đôi, làng Xuân Cầu và làng Hành Thiện. Các làng này đều có số lượng người đỗ đại khoa trên dưới 10 người, trong đó xuất hiện những dòng họ khoa bảng mà lớp lớp các thế hệ từ ông đến cháu, cha đến con, chú rồi cháu, anh rồi em… nối nhau đăng khoa để tạo nên mạch nguồn chảy mãi, duy trì truyền thống hiếu học của dòng họ. Ở mỗi làng khoa bảng, nhóm nghiên cứu đi sâu tìm hiểu đặc điểm, vị trí địa lý, truyền thống giáo dục và các yếu tố khác tác động đến nền giáo dục của làng góp phần bồi đắp, nuôi dưỡng những nhân tài đỗ đạt cao. Trong khi Làng Đông Ngạc là một làng cửa ngõ của Kinh đô, là nơi ít ruộng đất nên người dân lựa chọn theo con đường “đèn sách” để tiến thân, thay đổi cuộc sống, thì làng Kim Đôi, một làng khoa bảng xứ Bắc, có đặc điểm nổi bật là giáo dục gia đình, truyền thống này rất quan trọng, là nền tảng hình thành ý chí quyết tâm học hành đỗ đạt cho các con, cháu.
Chương III. Tổng luận về các làng khoa bảng Nho học ở đồng bằng sông Hồng
Trên cơ sở phân tích và khảo cứu tài liệu từ các công trình nghiên cứu trước đó, các tác giả chỉ ra những điểm chung, đặc điểm riêng của làng khoa bảng và những đóng góp của các nhà khoa bảng Nho học. Về điểm chung, đa số các làng khoa bảng có vị trí địa lý thuận lợi, cả về giao thông thủy và bộ, cả về vị trí gần trung tâm chính trị - giáo dục lớn. Đây là điều kiện cần để hình thành một làng khoa bảng. Việc gần trung tâm chính trị - giáo dục là điều kiện để các học trò tham kiến, học hỏi từ các bậc tiền nhân. Bên cạnh đó nhóm tác giả cũng chỉ ra những đặc điểm riêng biệt, là yếu tố then chốt hình thành truyền thống giáo dục khoa cử của làng mình. Nghiên cứu khẳng định, sự xuất hiện của các làng khoa bảng là hệ quả tất yếu của làng xã Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng trong khuôn khổ của chế độ quân chủ Việt Nam. Mục tiêu hướng tới của việc học hành và khoa cử, là động lực để các sĩ tử xả thân cho việc học. Chế độ “học quan” mà nhà nước quân chủ tạo ra đã góp phần tạo nên truyền thống hiếu học tại các làng quê; Các học trò đua nhau học, theo nhau “dùi mài kinh sử”, đồng thời cha mẹ cố gắng làm lụng vất vả, dành dụm tiền gạo cho con em ăn học, đi thi và thi đỗ ra làm quan, mong được thay đổi thân phận gia đình.
Cuối cùng, nhóm nghiên cứu khẳng định, trong bối cảnh đất nước đổi mới và hội nhập, việc mở mang, phát triển đất nước để phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế tri thức. Muốn có tri thức thì cần phải học hỏi, và kinh nghiệm học được từ lịch sử đó là phát huy truyền thống hiếu học, chính là khuyến học. Ngày nay, trong nhiều dòng họ cũng có các hình thức Khuyến học như tặng phần thưởng cho các con em đạt học sinh giỏi, đỗ đại học hoặc đạt học vị cao….và hình thức khuyến học này được duy trì từ trung ương tới địa phương thông qua hội Khuyến học.
Cuốn sách là công trình nghiên cứu công phu của tập thể tác giả không chỉ thể hiện qua bố cục nội dung, cách phân tích, kế thừa các nghiên cứu đi trước mà còn có sự tổng hợp, thống kê các dữ liệu về danh sách cá nhân đạt học vị cao ở các làng khoa bảng. Những thông tin này rất hữu ích đối với các nhà nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu giáo dục và những độc giả quan tâm tới các làng khoa bảng Nho học nói chung và làng khoa bảng ở đồng bằng sông Hồng nói riêng.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
Thông báo
Thứ tư, 12 Tháng 6 2024- 09:59
Thứ bảy, 27 Tháng 5 2023- 14:12
Thứ hai, 06 Tháng 6 2022- 10:10
Thứ tư, 23 Tháng 3 2022- 14:57
Thứ ba, 07 Tháng 9 2021- 16:38
Thư viện
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên)
- Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội
- Năm xb: 2021
- Khổ sách: 16 x 24
- Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
- Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020
- Số trang: 212 tr
- Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:
GS.TS. Nguyễn Hữu Minh
PGS.TS. Phan Thị Mai Hương
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương
PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi
- Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory
- Người dịch: Phạm Văn Tuân
- Nhà xb: Dân Trí, 2019
- Khổ: 14 x 20,5
- Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học
- Năm xuất bản: 2023
- Số trang: 432tr
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ
- Năm xuất bản: 2023
- Nhà xb:Lao Động
- Số trang: 500
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)
- Năm xuất bản: 2022
- Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
Tạp chí
Khảo cổ học số 2/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
Phần 2: Khảo cổ học Tiền sử
Phần 1: Vấn đề chung
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC
Tin tức khác
25 Th11 2024 16:02
07 Th11 2024 10:48
06 Th11 2024 16:08
06 Th11 2024 16:04
04 Th11 2024 11:04
04 Th11 2024 10:56
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9034815
Số người đang online: 18