Khảo cổ học tiền sử và sơ sử vùng lòng hồ thủy điện Sơn La
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Sơn La
- Nxb: Thế giới - 2022
- Số trang: 474 tr
- Khổ sách: 16 x 24
Cuốn sách đã hệ thống hóa toàn bộ tư liệu khảo cổ học tiền sử và sơ sử vùng lòng hồ thủy điện Sơn La và đặt chúng trong bối cảnh tiền sử - sơ sử Sơn La nói riêng và Việt Nam nói chung bước đầu khái quát những đặc trưng cơ bản về di tích và di vật khảo cổ vùng lòng hồ, xác định nội dung, tính chất, niên đại và các giai đoạn phát triển thời tiền - sơ sử ở đây; thử phác thảo diễn trình lịch sử văn hóa các cộng đồng cư dân từng khai phá vùng đất này thừ thuở bình mình của lịch sử, cách đây khoảng 30.000 năm, cho đến thời kỳ văn minh thời đại kim khí cách đây 3.000 năm.
Trong công trình này, các tác giả không chỉ khái quát được những thành tựu cơ bản về kinh tế, văn hóa, xã hội của các cộng đồng cư dân vùng lòng hồ thủy điện Sơn La ở các lát cắt thời gian khác nhau, mà còn đưa ra một số đánh giá khách quan về những giá trị di sản nổi bật mà tổ tiên chúng ta đã để lại cho thế hệ hôm nay, cũng như những đóng góp của tiền - sơ sử Sơn La trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử văn hóa vùng đất trong mối liên hệ rộng hơn, đặc biệt là vùng trung du đồng bằng Bắc bộ.
Chương 1: Trình bày tổng quan tư liệu về địa lý nhân văn và tình hình phát hiện, nghiên cứu khảo cổ học vùng lòng hồ thủy điện Sơn La nói riêng và Sơn La nói chung.
Chương 2. Trình bày lịch sử văn hóa cộng đồng cư dân thời đại đá cũ vùng lòng hồ. Trên cơ sở tư liệu khai quật các di tích Mường Chiên, Pắc Ma, Văn Pán, Hua Lon, Hang Tọ I và hang Lán Mỏ (lớp dưới), công trình xác định những đặc trưng cơ bản về di tích, di vật, niên đại và các giai đoạn phát triển thời đại đá cũ vùng lòng hồ.
Chương 3: trình bày lịch sử văn hóa cư dân thời đại đá mới vùng lòng hồ thủy điện Sơn La với hai giai đoạn đá mới sớm (11.000 năm đến 6000 năm BP) và đá mới muộn (6000 năm đến 4000 năm BP), đi sâu phân tích đặc trưng di tích, di vật, niên đại, phác thảo lịch sử văn hóa hai giai đoạn đá mới vùng lòng hồ và vị trí của chúng trong bối cảnh rộng hơn.
Chương 4. Đề cập đến lịch sử văn hóa cư dân thời đại kim khí hay sơ sử ở vùng lòng hồ thủy điện Sơn La với hai giai đoạn sơ kỳ kim khí thuộc thời đại đồ đồng, tương đương với tiền Đông Sơn (4000 năm - 25000 năm BP) và giai đoạn kim khí phát triển thuộc thời đại sắt sớm, tương đương với văn hóa Đông Sơn.
Chương 5: Trình bày khái quát những giá trị di sản văn hóa của các cộng đồng người ở vùng lòng hồ thủy điện Sơn La nói riêng và vùng núi Sơn La nói chung trong bối cảnh tiền - sơ sử khu vực với các mốc chính: đá cũ, đá mới và kim khí.
Xin trân trọng giới thiệu!
- Nxb: Thế giới - 2022
- Số trang: 474 tr
- Khổ sách: 16 x 24
Cuốn sách đã hệ thống hóa toàn bộ tư liệu khảo cổ học tiền sử và sơ sử vùng lòng hồ thủy điện Sơn La và đặt chúng trong bối cảnh tiền sử - sơ sử Sơn La nói riêng và Việt Nam nói chung bước đầu khái quát những đặc trưng cơ bản về di tích và di vật khảo cổ vùng lòng hồ, xác định nội dung, tính chất, niên đại và các giai đoạn phát triển thời tiền - sơ sử ở đây; thử phác thảo diễn trình lịch sử văn hóa các cộng đồng cư dân từng khai phá vùng đất này thừ thuở bình mình của lịch sử, cách đây khoảng 30.000 năm, cho đến thời kỳ văn minh thời đại kim khí cách đây 3.000 năm.
Trong công trình này, các tác giả không chỉ khái quát được những thành tựu cơ bản về kinh tế, văn hóa, xã hội của các cộng đồng cư dân vùng lòng hồ thủy điện Sơn La ở các lát cắt thời gian khác nhau, mà còn đưa ra một số đánh giá khách quan về những giá trị di sản nổi bật mà tổ tiên chúng ta đã để lại cho thế hệ hôm nay, cũng như những đóng góp của tiền - sơ sử Sơn La trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử văn hóa vùng đất trong mối liên hệ rộng hơn, đặc biệt là vùng trung du đồng bằng Bắc bộ.
Chương 1: Trình bày tổng quan tư liệu về địa lý nhân văn và tình hình phát hiện, nghiên cứu khảo cổ học vùng lòng hồ thủy điện Sơn La nói riêng và Sơn La nói chung.
Chương 2. Trình bày lịch sử văn hóa cộng đồng cư dân thời đại đá cũ vùng lòng hồ. Trên cơ sở tư liệu khai quật các di tích Mường Chiên, Pắc Ma, Văn Pán, Hua Lon, Hang Tọ I và hang Lán Mỏ (lớp dưới), công trình xác định những đặc trưng cơ bản về di tích, di vật, niên đại và các giai đoạn phát triển thời đại đá cũ vùng lòng hồ.
Chương 3: trình bày lịch sử văn hóa cư dân thời đại đá mới vùng lòng hồ thủy điện Sơn La với hai giai đoạn đá mới sớm (11.000 năm đến 6000 năm BP) và đá mới muộn (6000 năm đến 4000 năm BP), đi sâu phân tích đặc trưng di tích, di vật, niên đại, phác thảo lịch sử văn hóa hai giai đoạn đá mới vùng lòng hồ và vị trí của chúng trong bối cảnh rộng hơn.
Chương 4. Đề cập đến lịch sử văn hóa cư dân thời đại kim khí hay sơ sử ở vùng lòng hồ thủy điện Sơn La với hai giai đoạn sơ kỳ kim khí thuộc thời đại đồ đồng, tương đương với tiền Đông Sơn (4000 năm - 25000 năm BP) và giai đoạn kim khí phát triển thuộc thời đại sắt sớm, tương đương với văn hóa Đông Sơn.
Chương 5: Trình bày khái quát những giá trị di sản văn hóa của các cộng đồng người ở vùng lòng hồ thủy điện Sơn La nói riêng và vùng núi Sơn La nói chung trong bối cảnh tiền - sơ sử khu vực với các mốc chính: đá cũ, đá mới và kim khí.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
Thông báo
Thứ tư, 12 Tháng 6 2024- 09:59
Thứ bảy, 27 Tháng 5 2023- 14:12
Thứ hai, 06 Tháng 6 2022- 10:10
Thứ tư, 23 Tháng 3 2022- 14:57
Thứ ba, 07 Tháng 9 2021- 16:38
Thư viện
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
- Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020
- Số trang: 212 tr
- Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:
GS.TS. Nguyễn Hữu Minh
PGS.TS. Phan Thị Mai Hương
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương
PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi
- Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory
- Người dịch: Phạm Văn Tuân
- Nhà xb: Dân Trí, 2019
- Khổ: 14 x 20,5
- Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học
- Năm xuất bản: 2023
- Số trang: 432tr
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ
- Năm xuất bản: 2023
- Nhà xb:Lao Động
- Số trang: 500
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)
- Năm xuất bản: 2022
- Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh
- Nhà xb: Văn hóa dân tộc
- Năm xb: 2024
- Số trang: 302tr
Tạp chí
Khảo cổ học số 2/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
Phần 2: Khảo cổ học Tiền sử
Phần 1: Vấn đề chung
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC
Tin tức khác
07 Th11 2024 10:48
06 Th11 2024 16:08
06 Th11 2024 16:04
04 Th11 2024 11:04
04 Th11 2024 10:56
04 Th11 2024 10:51
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9021526
Số người đang online: 31