- Về sửa chữa: Các thành viên trong Ban Biên tập đã sửa những lỗi kỹ thuật hoặc sự nhầm lẫn về thông tin.
- Về bổ sung: Bổ sung thông tin về dân số của các dân tộc theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009; Thông tin về phân bố của các dân tộc trong điều kiện hiện nay; Xác định thành phấn dân tộc, tên dân tộc, thuật ngữ khoa học viết bằng tiếng nước ngoài, tên hành chính địa danh, địa chỉ; Chú giải nghĩa những từ ngữ, thuật ngữ, bối cảnh, vấn đề …; In thêm phụ bản “danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam” và Phụ trương của Ban Biên tập lần 1 ở quyển “Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc)” để bạn đọc tiện theo dõi. Trong lần xuất bản trước, Phụ bản và Phụ trương này chỉ in ở quyển “Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam)”.
Nội dung của cuốn sách tái bản lần này bao gồm 3 phần:
Phần thứ nhất:Vấn đề chung: trình bày điều kiện địa lý tự nhiên, vấn đề lịch sử của các tộc người, đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa, ngôn ngữ.
Phần thứ hai: Các dân tộc ít người ở Việt Nam bao gồm các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Việt-Mường; nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ-me; nhóm ngôn ngữ Tày -Thái; nhóm ngôn ngữ Hmông-Dao; nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến; nhóm ngôn ngữ Hoa và các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ khác.
Phần thứ ba: Đời sống các dân tộc ít người và quan hệ giữa các dân tộc trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Hội thảo gồm 70 tham luận, chia thành bốn chủ đề:
Chủ đề 1: Định vị văn hóa xứ Nghệ và văn hóa Phật giáo xứ Nghệ qua các nguồn tài liệu liên quan; chủ đề 2: Tương quan giữa di sản văn hóa xứ Nghệ và văn hóa Phật giáo xứ Nghệ trong lịch sử; Chủ đề 3: Phật giáo xứ Nghệ trong lịch sử: nhân vật và công trạng; Chủ đề 4: Xây dựng Phật giáo Nghệ An hiện tại và tương lai.
Nội dung của các tham luận tham gia Hội thảo này là những viên gạch đầu tiên trong việc tìm hiểu tổng thể Phật giáo xứ Nghệ.
Xin trân trọng giới thiệu!
Tham dự hội thảo có GS.TS. Phạm Văn Đức - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, ông Dương Văn Trang- Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai, ông Vũ Ngọc Thành - phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai, bà Huỳnh Nữ Thu Hà - phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai, PGS.TS. Nguyễn Giang Hải-Viện trưởng Viện Khảo cổ học cùng các nhà quản lý Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai.
Về phía tỉnh Gia Lai, bà Huỳnh Nữ Thu Hà thay mặt lãnh đạo tỉnh Gia Lai ghi nhận những đóng góp của đội ngũ các nhà khoa học đến từ các quốc gia khác nhau, đặc biệt là đôi ngũ các nhà khoa học Nga đến từ Viện Khảo cổ học và Dân tộc học Novosibirsk đã có những đóng góp không chỉ đối với nghiên cứu khảo cổ học ở Gia Lai mà còn ở Việt Nam.
Mở đầu phiên thảo luận, Giáo sư, Viện sĩ Anatoly Derevianko đã trình bày về nguồn gốc của kỹ thuật ghè hai mặt. Ông đưa ra sơ đồ phân bố các kỹ nghệ ghè hai mặt và cho rằng, kỹ thuật ghè hai mặt ở châu Âu khác với khu vực châu Phi và Đông Nam Á. Theo ông, kỹ thuật ghè đẽo hai mặt ở khu vực Đông Nam Á sớm hơn châu Âu. Với phát hiện sưu tập hiện vật trong địa tầng ở một số địa điểm khảo cổ học ở Gia Lai, ông cho rằng An Khê là một trong những nơi có sự tồn tại của kỹ thuật ghè hai mặt rất sớm ở châu Á. Kỹ nghệ ghèo đẽo công cụ hai mặt ở An Khê tương đương với một số địa điểm Đá cũ đã biết đến như ở Lantian, Baise (Trung Quốc), Bori, Isampur (Ấn Độ) với niên đại gần 1 triệu năm cách ngày nay.
Nhận định về niên đại kỹ nghệ đá ghè đẽo ở An Khê của Viện sĩ Anatoly Derevianko đã nhận được một số bình luận về vấn đề loại hình và đặc biệt là cơ sở để xác định niên đại cho di chỉ và sưu tập trong địa tầng tại di chỉ.
Các nhà nghiên cứu đến từ Trung Quốc mang đến hội nghị tham luận rất có ý nghĩa về các nghiên cứu Sơ kỳ thời đại Đá cũ ở Bách Sắc (Quảng Tây). Các di chỉ Đá cũ ở thung lũng Bách Sắc được phát hiện ở thềm bậc IV. Diện mạo của sưu tập công cụ đá nơi đây có nhiều nét tương đồng. Thiên thạch cũng được phát hiện cùng với công cụ đá trong địa tầng. Các chuyên gia tiền sử Trung Quốc tin rằng, địa tầng của các di chỉ Đá cũ ở Quảng Tây được hình thành tại chỗ và niên đại của di chỉ tương đương với đợt mưa thiên thạch có tuổi khoảng 800.000BP. Các nghiên cứu ở Quảng Tây sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu so sánh cho các di chỉ phát hiện ở An Khê.
Tham luận về thời đại Đá cũ của các học giả đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu một cái nhìn khách quan và cẩn trọng khi xác định một di tích sơ kỳ Đá cũ nói chung. Các nhà nghiên cứu cho rằng, cần có những xác định niên đại bằng nhiều phương pháp khác nhau để có những bằng chứng chắc chắn về một di chỉ Đá cũ sơ kỳ.
Cùng quan điểm, các chuyên gia tiền sử đến từ Thái Lan, Philippines, Myanmar đã trình bày những nghiên cứu về thời đại Đá cũ ở mỗi nước cụ thể. Hiện tại, chưa có một di chỉ Đá cũ sơ kỳ nào được phát hiện ở các quốc gia đó. Các phát hiện phần lớn là các di chỉ hậu Pleistocene, có tính chất và kỹ nghệ hoàn toàn khác với An Khê. Các chuyên gia tiền sử học khu vực cũng đặt ra tính chân xác của sưu tập hiện vật được nhận định thuộc Sơ kỳ Đá cũ tại An Khê. Họ đề xuất các nghiên cứu ở đây phải gắn với các phân tích, nghiên cứu về địa chất, sự thành tạo địa tầng, trầm tích và đặc biệt là phải có chứng minh bằng các phân tích niên đại tuyệt đối.
Cũng tại buổi thảo luận, PGS.TS. Ben Marwick đến từ Đại học Washington, Seatle (Mỹ) đã có những gợi ý và tham góp rất ý nghĩa về việc liệu có nên sử dụng thiên thạch để xác định niên đại của một di chỉ. Theo ông, thiên thạch không có ý nghĩa để xác định niên đại của một di chỉ khảo cổ học. Hơn nữa, ông cũng đề xuất phải tiến hành nghiên cứu sưu tập công cụ bằng các phép đo thống kê khoa học, so sánh với các chỉ số công cụ tiêu biểu về kỹ nghệ trên thế giới để có cái nhìn so sánh. Ông đề xuất phải nghiên cứu sưu tập thiên thạch đồng thời việc nghiên cứu địa tầng phải cẩn trọng để xác định địa tầng các di chỉ được nhận định thuộc giai đoạn Đá cũ sơ kỳ là tái trầm tích hay được hình thành tại chỗ. Các phân tích về địa khảo cổ, địa chất phải được tiến hành song song.
Trong phần trả lời và bình luận về sưu tập công cụ được nhận định thuộc giai đoạn Sơ kỳ Đá cũ ở An Khê, các câu hỏi đặt ra của phần lớn các học giả quốc tế vẫn còn băn khoăn khi vấn đề niên đại của sưu tập công cụ và địa tầng mới chỉ là các phát hiện bước đầu. Các học giả cho rằng, công việc nghiên cứu ở An Khê phải được tiếp tục trong nhiều năm.
Thực hiện: Phạm Thanh Sơn
Ảnh: Nguyễn Hữu Thiết
Thành Dền thuộc thôn Phú Mỹ, xã Tự Lập, huyện Mê Linh. Đây được xác định là một trong những di tích Tiền Đông Sơn (văn hóa Đồng Đậu) quan trọng phân bố ở châu thổ sông Hồng.
Chuyên khảo tổng hợp toàn bộ tư liệu thực địa Thành Dền từ năm 1972 đến 2013 và những nghiên cứu liên quan khác. Qua tổng hợp, hệ thống, đánh giá toàn bộ tư liệu môi trường sinh thái tự nhiên và tư liệu điều tra, khảo sát, khai quật khảo cổ học và dân tộc học để đưa ra những đánh giá và phản biện những nghiên cứu trong phòng và nghiên cứu lý thuyết về Thành Dền nói riêng và văn hóa Đồng Đậu nói chung và nêu bật những giá trị nổi bật của Thành Dền, đặc biệt là nghề trồng lúa và chế tác đồ đồng trong quá trình hình thành văn minh, văn hóa của những cộng đồng cư dân Tiền Đông Sơn và Đông Sơn ở châu thổ sông Hồng.
Xin trân trọng giới thiệu đến độc giả!
Cuốn sách Văn Tự Hán Nôm trên đồ gốm, sứ Việt Nam (từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX) được hình thành trên cơ sở luận án tiến sĩ của TS. Nguyễn Văn Chiến là tài liệu tham khảo hữu ích trong việc nhận diện các giá trị tiềm ẩn của văn tự Hán Nôm trên đồ gốm, sứ Việt Nam trong giai đoạn từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, làm sáng tỏ thêm một số vấn đề về lịch sử, văn hóa, văn học … thể hiện qua cổ vật, phân biệt mức độ thật, giả của đồ gốm, sứ cổ thông qua hệ thống văn tự …
Nội dung cuốn sách còn góp phần giáo dục văn hóa địa phương và phát triển du lịch, bảo tồn, phát huy những giá trị của văn tự Hán Nôm trong thời đại mới, làm phong phú thêm nguồn tư liệu trong cùng lĩnh vực. Gồm 4 chương: 1/ Tình hình nghiên cứu văn tự Hán Nôm trên đồ gốm, sứ Việt Nam (từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX); 2/ Những đặc trưng về hình thức của văn tự Hán Nôm trên đồ gốm, sứ Việt Nam; 3/Những đặc trưng về nội dung của văn tự Hán Nôm trên đồ gốm, sứ Việt Nam; 4/ Một số vấn đề tác giả, tác phẩm và thể thơ thần trí trên đồ gốm, sứ Việt Nam.
Xin trân trọng giới thiệu đến những độc giả quan tâm!
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế "Thời đại đá cũ ở Việt Nam trong bối cảnh khu vực" từ ngày 31/10 đến ngày 01/11/2016 tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Hội thảo khoa học quốc tế “Thời đại đá cũ Việt Nam trong bối cảnh khu vực”
GS.VS. Anatoly.Deravianko trình bày tham luận nguồn gốc Kỹ nghệ ghè hai mặt ở Đông và Đông Nam Á
Hội thảo được tổ chức sau khi các nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ Việt Nam tiến hành khảo sát, đánh giá thực tế hệ thống các di tích khảo cổ học vùng thượng du sông Ba, nằm trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai và đã phát hiện gần 30 di chỉ khảo cổ học. Cuộc khai quật hợp tác giữa các nhà khảo cổ học Viện Khảo cổ Việt Nam và các nhà khảo cổ học Nga sau đó đã phát hiện nhiều công cụ ghè đẽo thô sơ, đặc biệt với các rìu tay điển hình và các mảnh Tectit trong tầng văn hóa. Từ phát hiện này cho phép bổ sung vào bản đồ Thế giới về quê hương loài người trong đó đã có mặt người vượn đứng thẳng ở khu vực thượng du sông Ba ở Tây Nguyên, Việt Nam.
Diễn ra trong 2 ngày, Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của 15 đại biểu quốc tế đến từ các quốc gia Nga, Úc, Italya, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Philipin và hơn 50 đại biểu trong nước đến từ Viện Khảo cổ học và các địa phương. Các nhà khoa học báo cáo và thảo luận về một số tham luận như: Nguồn gốc của kỹ nghệ ghè hai mặt ở Đông và Đông Nam Á; Kết quả sơ bộ nghiên cứu khảo cổ học tại thị xã An Khê, Gia Lai năm 2015-2016; Khảo cổ học thời đại đá cũ ở Thái Lan; Thời đại đá cũ ở Philipines; Phương pháp chế tác rìu tay ở khu vực sông Imjin – Hantan – phân tích vết âm bản bằng số liệu quét 3D.
Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học quốc tế “Thời đại đá cũ Việt Nam trong bối cảnh khu vực”
Hội thảo nhằm lấy ý kiến đánh giá, phản biện, củng cố các nhận định khoa học và thúc đẩy nghiên cứu mở rộng cũng như chuyên sâu về hệ thống các di tích sơ kỳ đá cũ ở An Khê. Hoạch định chiến lược nghiên cứu trong thời gian tới, quảng bá các kết quả nghiên cứu bước đầu và giá trị đặc biệt của hệ thống di tích sơ kỳ đá cũ ở An Khê đối với giới nghiên cứu trong và ngoài nước cũng như xây dựng cơ sở khoa học cho việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa này.
Nguyễn Thơ Đình (Tổng hợp)
Thời gian: 8h30 ngày 19/10/2016 (thứ 4).
Địa điểm: Hội trường tầng 2, Viện Khảo cổ học, số 61 - Phan Chu Trinh - Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Nội dung:
Nội dung cuốn sách tập hợp 348 bài viết của các tác giả khác nhau ở các cơ quan khác nhau như các bảo tàng, sở Văn hóa, Viện nghiên cứu, trung tâm bảo tồn di tích .v.v. , các cá nhân trong cả nước về những tổng kết, đánh giá và thông báo những phát hiện mới về khảo cổ học trong năm 2015.
Xin trân trọng giới thiệu đến đông đảo các nhà nghiên cứu và những ai quan tâm!
Chiều 6-10, Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên - Huế tiến hành khai quật thăm dò dấu vết mộ vua Quang Trung. Theo đó, khu vực tiến hành khai quật thăm dò tại gò Dương Xuân (Trường An, TP Huế, Thừa Thiên - Huế), nơi nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho rằng đây là địa điểm chôn cất thi hài vua Quang Trung sau khi băng hà.
Trước đó, từ năm 1985, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân (Huế) đã cho rằng lăng mộ vua Quang Trung được an táng tại khu vực này, dựa trên các tư liệu lịch sử, văn học thời Tây Sơn cùng với các hiện vật gạch đá phát lộ trong vườn các chùa Thuyền Lâm, Vạn Phước và nhà dân.
Ông Xuân đã thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu trên thực địa và các tài liệu lịch sử, rồi khẳng định: đây là nơi vua Quang Trung đã cho xây dựng cung điện Đan Dương. Khi băng hà, vua đã được an táng tại đây và cung điện được đổi tên thành lăng Đan Dương.
Sau nhiều hội thảo khoa học với những tranh luận không dứt, ngày 15-4-2016, Hội khoa học lịch sử VN đã gửi công văn đề nghị UBND tỉnh Thừa thiên - Huế tổ chức thăm dò khảo cổ học để tìm câu trả lời và đã được Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch đồng ý.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân (cầm gậy) cùng các nhà nghiên cứu khảo sát khu vực gò Dương Xuân tháng 10.2015 |
Sơ đồ vị trí chùa Thuyền Lâm (màu đỏ) - nơi sẽ khai quật tìm kiếm lăng mộ vua Quang Trung. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cung cấp |
Nguyễn Thơ Đình (tổng hợp)
Trong lúc tiến hành đào móng xây dựng nhà, một người dân thôn Cầu Mư, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá đã phát hiện một chiếc trống đồng cổ. Người phát hiện chiếc trống đồng cổ là ông Trịnh Văn Loán, thôn Cầu Mư, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc.
Qua hình dáng, hoa văn, họa tiết của chiếc trống đồng vừa được phát hiện có thể nhận định đây là trống đồng Đông Sơn loại I (Heger I), có niên đại cách ngày nay khoảng 2.000 đến 2.500 năm.
Trống có đường kính 59cm, chiều cao 43cm. Mặt dưới đế trống, mặt trên có trang trí sao 12 cánh đắp nổi, không có tượng cóc trang trí ở rìa mặt trống, các hoa văn, họa tiết vẫn tinh xảo. Một phần bề mặt trống đã bị vỡ, phần chân trống cũng vỡ nhiều chỗ do quá trình oxy hoá.
Thôn Cầu Mư là làng cổ, cách Di sản Thành Nhà Hồ hơn 1 km về phía Đông Nam. Trước đó, tại khu vực này đã phát hiện nhiều trống đồng cổ có giá trị văn hoá, lịch sử. Hiện nay, UBND xã Vĩnh Long và các ngành chức năng đã lập đoàn kiểm tra đến nơi phát hiện trống đồng khẩn trương làm thủ tục tiếp nhận, bảo quản cổ vật theo quy định của Luật Di sản văn hóa.
Theo Dantri.com.vn