Năm xuất bản: 2014
Kích thước: 16x24cm
Số trang: 634
Công trình Văn bia Lê Sơ là tập hợp đầu tiên về văn bia Lê Sơ của nước ta, từ Cao Bằng, Lai Châu, Hòa Bình, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội... kéo dài về phía Nam đến Thanh Hóa. Đây là sự tiếp nối của việc nghiên cứu văn khắc Hán Nôm từ Bắc thuộc, Lý Trần đến thời kỳ Hậu Lê do Viện Nghiên cứu Hán Nôm tiến hành từ nhiều năm trước đây.
Nằm trong quỹ đạo phát triển chung của nền văn học thời Lê Sơ, văn bia thời kỳ này đã tạo nên những điểm nhấn quan trọng trong tiến trình phát triển văn bia Việt Nam, đó là sự ra đời của hệ thống văn bia đề danh Tiến sĩ (ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long Hà Nội), hệ thống văn bia lăng mộ (ở Lam Sơn Thanh Hóa), hệ thống văn bia ma nhai (ở nhiều di tích và danh thắng)... Vì vậy, nên việc nghiên cứu, biên dịch và giới thiệu văn bia thời Lê Sơ rất có ý nghĩa khoa học. Nó cung cấp cho chúng ta những tư liệu hết sức có giá trị khi nghiên cứu về thời kỳ này nói riêng và lịch sử Việt
Công trình đã biên dịch 67 bài văn bia hết sức có giá trị, góp phần thực hiện xã hội hóa di sản Hán Nôm và làm sáng tỏ những giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống đang tiềm ẩn trong kho tàng tư liệu văn bia Hán Nôm của người xưa để lại.
Nguyên tắc để chọn dịch tư liệu trong cuốn sách này là văn bản còn rõ chữ, văn bản bị mờ để lại sau, khi có điều kiện sẽ khảo cứu tiếp vì khả năng giải mã các văn bản đó trước mắt gặp rất nhiều khó khăn. Một số bia mới được phát hiện sưu tầm bị mờ, vỡ nhiều chữ, bia khổ to và khó đọc đúng chữ Hán để phiên âm, dịch nghĩa. Nhưng đây lại là những bia quan trọng viết về cuộc kháng chiến chống quân Minh của các tướng lĩnh và quân dân Đại Việt. Vì thế, nhóm tác giả đã cố gắng chân hóa văn bản đến mức cao nhất có thể, điển hình là một số văn bia mới được sưu tầm từ Thanh Hóa trong thời gian qua.
Năm xuất bản: 2016
Kích thước:
Số trang: 256

- Chương I : Cơ sở hình thành chính sách văn hóa triều Nguyễn
- Chương II : Tăng cường hệ tư tưởng Nho giáo
- Chương III : Thể chế hóa một số lĩnh vực văn hóa
- Chương IV : Ưu tiên quan hệ với Trung Quốc, hạn chế tiếp xúc với phương Tây
- Chương V : Kinh nghiệm lịch sử từ chính sách văn hóa của triều Nguyễn.
Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc!

Các đại biểu tham gia hội thảo tại Mái đá Ngườm
Di chỉ khảo cổ học mái đá Ngườm có tọa độ 21047’44.56 vĩ độ Bắc và 105053’21.68 độ kinh Đông, thuộc thôn Kim Sơn, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Đây là một di chỉ loại hình mái đá có hình hàm ếch, rộng khoảng 60 mét, cao 30 mét, mặt bằng mái đá rộng khoảng 700m2. Mái đá Ngườm nằm trên lưng chừng phía bắc của dãy núi Ngườm, cao hơn mực nước biển 90m, cao hơn 50m so với suối Thần Sa ở dưới chân núi.
Di chỉ mái đá Ngườm được phát hiện và thám sát năm 1980, khai quật lần 1 năm 1981, khai quật lần 2 năm 1982 với tổng diện tích 56m2. Lần khai quật thứ 3 (2017) mở 6m2 được ký hiệu là A, B, C, D, E, F.
Ở giai đoạn văn hóa muộn nhất là sự có mặt của lớp cư dân có thể thuộc hậu kỳ Đá mới, sơ kỳ Kim khí với sự xuất hiện 05 rìu đá mài toàn thân, kích thước nhỏ mang đặc trưng rìu đá Phùng Nguyên. Thêm vào đó, nhiều mảnh gốm thô trang trí văn thừng, khắc vạch, in chấm cũng đuợc phát hiện cùng với các rìu mài. Các mảnh gốm thô xuất lộ trong những lớp phía trên của tầng văn hóa.

Mảnh gốm thô phát hiện ở đơn vị tầng I, II

Rìu đá phát hiện ở đơn vị địa tầng I, II

Công cụ mảnh và mảnh tước trong các đơn vị địa tầng

Công cụ phát hiện trong lớp trầm tích màu đỏ cam
Trao đổi tại di tích, các nhà khoa học và các cơ quan quản lý văn hóa đều rất quan tâm đến phát hiện tầng trầm tích mới và những hiện vật trong đó. Nhiều ý kiến cho rằng, trong phạm vi hẹp sẽ khó có cái nhìn tổng quát về lớp trầm tích này. Hội thảo kiến nghị cần có nghiên cứu kỹ hơn và mở rộng phạm vi khai quật để có hiểu biết tốt hơn về lớp này.
Trình bày: Đoàn khai quật hợp tác Viện Khảo cổ học - Đại học Wollongong
Thời gian: 9h00’ ngày 12 tháng 05 năm 2017 (Thứ 6)
Địa điểm: Hội trường Viện Khảo cổ học - số 61 Phan Chu Trinh, Hà Nội
Kính mời các Quý vị quan tâm đến tham dự.
Năm xuất bản: 2015
Kích thước: 16x24cm
Số trang: 498

Tác giả tự đặt cho mình nhiệm vụ cố gắng vận dụng một phương pháp luận trên tinh thần thực chứng, tư duy phức hợp và cách tiếp cận hệ thống bắt đầu từ lòng đam mê. Lòng đam mê xuất phát từ một nhu cầu nội sinh, để tồn tại về tinh thần và tự thoả mãn bản thân, nếu có thể nâng thành một lẽ sống.
Cuốn sách là một bản tổng kết nhỏ những nghiên cứu và suy ngẫm trong hơn 40 năm qua của một con người gắn bó và luôn luôn muốn tìm hiểu lịch sử, văn hóa, con người của đất nước, quê hương, với một tình yêu, trách nhiệm cùng những trăn trở, âu lo. Vì vậy, nội dung của cuốn sách cũng được tập trung vào những chủ đề cơ bản, qua những thông tin và ý tưởng có liên quan đến những vấn đề về lịch sử, văn hóa của Hà Nội, Việt Nam cùng quá trình giao lưu, tiếp biến, hỗn dung của văn hóa Việt trong lịch sử.
Qua các mảnh ghép lịch sử từ quá khứ đến hiện tại, những góc nhìn, nghĩ suy về lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam nói chung và Thăng Long - Hà Nội nói riêng, hy vọng rằng những trang sử của ngày hôm qua có thể đem lại một gợi ý nào đó cho ngày hôm nay, theo tinh thần “ôn cố nhi tri tân” (ôn cũ để biết mới - Luận ngữ). Bởi vì lịch sử chính là một thông điệp đa nghĩa, một cuộc đối thoại thường trực và lời nhắn nhủ của quá khứ gửi cho hiện tại
Năm xuất bản: 2013
Kích thước: 14x20,5cm
Số trang: 175

- Nxb Hồng Đức-2016
Năm xuất bản: 2014
Kích thước: 16x24 cm
Số trang: 507
Đ

Cuốn sách tập hợp hơn 20 công trình nghiên cứu, gồm các bài biết, bài phát biểu, giới thiệu của GS Phan Huy Lê về Huế và triều Nguyễn. Huế đã gắn bó với Giáo sư từ ngay sau khi đất nước thống nhất. Cho đến nay, trong kho tàng hơn 400 công trình nghiên cứu khoa học của mình, Giáo sư đã dành một dung lượng lớn để nghiên cứu về Huế và triều Nguyễn. Đặc biệt là trong những năm gần đây, với cương vị là Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, ông đã đề xuất nghiên cứu, đánh giá một cách khách quan về các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn để có cái nhìn toàn diện hơn, công bằng hơn đối với triều Nguyễn.
Xin giới thiệu đến đông đảo bạn đọc!