- Tác giả: Nguyễn Thúy Nga, Nguyễn Kim Sơn và một số tác giả
- Nxb: Hà Nội - 2010, 
- Số trang: 1227trang.
Sách do cụ Mai Phong Đặng Xuân Khanh soạn xong ngày 12 tháng 2 năm 1956 tại Học viện Viễn Đông bác cổ.
Nội dung sách chia làm nhiều phần như: Thăng Long Cổ tích khảo tịnh hội đồ, Tây hồ chí, Thăng Long cổ tích khảo, Hà Đông xã thôn trang trại bạ, Hà Đông toàn tỉnh tổng xã thôn danh sách, Sơn Tây quận huyệ bị khảo, Sơn Tây tỉnh chí, các trấn tổng xã danh bị lãm, Bắc Thành địa dư chí lục ….

Tập sách tổng hợp được những tư liệu của một số thư tịch Hán Nôm liên quan đến Hà Nội như: ghi được tên 17 trong số 21 cửa ô của thành Đại La xưa; Ghi được lớp địa danh của Hà Nội đầu thời Nguyễn, trong đó huyện Thọ Xương gồm 8 tổng, 183 phường, thôn, trại; Huyện Vĩnh Thuận gồm 5 tổng, 26 phường, thôn; 3/ Ghi được tên 36 phường của Thăng Long thời Lê. Sau đó kê các phường phố và chú giải tên Nôm hiện tại của từng phố, đồng thời cho biết mỗi phố bán loại hàng đặc trưng gì.
Đây là nguồn tư liệu quý giúp chúng ta rất nhiều trong việc nghiên cứu địa danh của phố cổ Hà Nội.
Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc!
Ngô Thị Nhung         

Nhà xuất bản: Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
Năm xuất bản: 2014
Kích thước: 16x24 cm
Số trang: 300

 
Trong tiến trình lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc ta, thời Trần là giai đoạn rực sáng chiến công đánh đuổi quân xâm lược; đồng thời đây là giai đoạn tư tưởng Việt Nam phát triển rực

 rỡ với những nét độc đáo. Chính sự phát triển rực rỡ của tư tưởng là cội nguồn sức mạnh tạo nên thời đại huy hoàng của quốc gia Đại Việt thời Trần. Tuy nhiên, cho đến nay, ngoài tập 4 trong bộ Lịch sử tư tưởng Việt Nam của Nguyễn Đăng Thục, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện vấn đề này.
Kế thừa những thành tựu khoa học của những người đi trước và giới hạn trong mục tiêu nghiên cứu của mình, tác giả đi sâu tìm hiểu thêm ở một số tư tưởng chủ yếu về chính trị - xã hội, về quân sự, về Phật giáo, nhất là tư tưởng Thiền; đồng thời tập hợp, hệ thống hóa những tư tưởng thời Trần để từ đó tìm ra những đặc điểm chung của tư tưởng thời kỳ này và xem xét nó trong tiến trình lịch sử dân tộc, cuối cùng đề cập đến việc kế thừa, phát huy những gía trị tinh thần của dân tộc trong đời sống xã hội hiện nay.
 

Trong tiến trình lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc ta, thời Trần là giai đoạn rực sáng chiến công đánh đuổi quân xâm lược; đồng thời đây là giai đoạn tư tưởng Việt Nam phát triển rực rỡ với những nét độc đáo. Chính sự phát triển rực rỡ của tư tưởng là cội nguồn sức mạnh tạo nên thời đại huy hoàng của quốc gia Đại Việt thời Trần. Tuy nhiên, cho đến nay, ngoài tập 4 trong bộ Lịch sử tư tưởng Việt Nam của Nguyễn Đăng Thục, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện vấn đề này.
 

Cuốn sách Tư tưởng Việt Nam thời Trần của Tiến sĩ Trần Thuận là công trình đầu tiên hệ thống hóa và đi sâu nghiên cứu những khía cạnh nổi bật của tư tưởng thời Trần như: tư tưởng yêu nước, tư tưởng thân dân, tư tưởng pháp quyền, tư tưởng quân sự, tư tưởng Thiền,... Ở mỗi khía cạnh tư tưởng, tác giả giới thiệu những nội dung chính và cơ sở hình thành của nó, nhân vật tiêu biểu và những nét đặc trưng cơ bản, sự tác động của tư tưởng vào đời sống xã hội. Theo tác giả, tư tưởng yêu nước là tư tưởng chủ đạo, thấm đẫm tính truyền thống, là cội nguồn sức mạnh đưa dân tộc ta vượt qua những thử thách khắc nghiệt của lịch sử. Tư tưởng thân dân – nét đặc sắc trong xã hội quân chủ thời Trần; tư tưởng chiến tranh nhân dân, “phụ tử chi binh”, “dĩ đoản chế trường”,… của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là nền tảng để xây dựng quân đội hùng mạnh, đoàn kết trên dưới một lòng, ba lần đánh bại quân xâm lược Mông - Nguyên hung hãn và hiếu chiến. Tư tưởng Thiền - đặc biệt là tinh thần nhập thế tích cực của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, với các Thiền sư, nhà Thiền học tiêu biểu như Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Phật hoàng Trần Nhân Tông,… đã phát triển và lan tỏa tầm ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội Việt Nam thời Trần.

 

Tác giả cũng đã dành một phần đáng kể của cuốn sách để chỉ rõ sự kế thừa, phát triển những giá trị tư tưởng thời Trần trong những giai đoạn tiếp sau, đặc biệt trong thời đại Hồ Chí Minh, đồng thời chỉ ra những khía cạnh cần tiếp tục phát huy trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước hôm nay và mãi mãi về sau.

Nhà xuất bản: Khoa học xã hội
Năm xuất bản: 2015
Kích thước: 13,5x21cm
Số trang: 329
Cuốn sách bao gồm những phần nghiên cứu khá chi tiết: Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của tư tịch Việt Nam; Sự xuất hiện thư tịch của thời kỳ đầu ở Việt Nam; Các chất liệu và các phương thức tạo ra thư tịch; Thư tịch viết bằng chữ Hán, chữ Nôm trong các giai đoạn lịch sử; Thư tịch viết bằng chữ Quốc ngữ bước song hành và tiếp nối thư tịch Hán nôm.

Lịch sử thư tịch Việt Nam kế thừa những thành tựu nghiên cứu của những tác giả, tác phẩm trong và ngoài nước, với phương pháp diễn tiến theo trình tự lịch sử, nêu ra quá trình phát sinh, phát triển thư tịch Việt Nam, qua đó giúp đông đảo bạn đọc nắm một cách khái quát tình hình thư tịch nước ta.
Nội dung nghiên cứu của Lịch sử thư tịch Việt Nam là:
- Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của thư tịch Việt Nam
- Sự xuất hiện thư tịch của thời kỳ đầu ở Việt Nam
- Cấu tạo hay nói cách khác là các chất liệu và các phương thức tạo ra thư tịch
- Thư tịch viết bằng chữ Hán, chữ Nôm trong các giai đoạn lịch sử
- Thư tịch viết bằng chữ Quốc ngữ bước song hành và tiếp nối thư tịch Hán Nôm
Những vấn đế nêu trên được tập hợp thành 3 chương sách:
- Chương 1: Nguồn gốc và sự ra đời của thư tịch
- Chương 2: Thư tịch Hán Nôm trong các giai đoạn lịch sử
- Chương 3: Thư tịch dùng tự mẫu La tinh
Đình Tiền Lệ nằm trên địa phận thôn Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Đây là công trình kiến trúc cổ được người xưa hưng công từ lâu đời và là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân địa phương. Di tích còn giữ được kiến trúc, sắc thái nghệ thuật thời Lê và được gọi theo tên thôn là đình Tiền Lệ. Nằm sát nội đô, nhưng đình Tiền Lệ xưa cũ như ở trong cổ tích: Hơn 70 năm chưa trùng tu, những sứt sẹo của thời gian vẫn còn nguyên vẹn, cuộc sống hiện đại tưởng như ở rất xa. Về đây, xuôi theo con dốc nhỏ từ đê Song phương đổ xuống, đặt gót lên sân đình gạch cổ xù xì ta sẽ thấy thời gian như lùi lại theo từng bước chân. Ngước lên, ngợp mắt là một tòa đại đình già nua gân guốc, cũ kỹ đến hoang sơ - đẹp chùn chân với tường rêu, ngói sạt, song gỗ xiêu xiêu. Tổng thể hài hòa, thân thuộc - Khí sắc thanh tao, nhiều phần thoát tục - với 1 đàn linh thú rập rình trên mái đao, bờ chảy. Xuôi tiếp theo thần đạo, bước vượt thềm rồng, thấy dãy cột hiên nứt nẻ đứng hai bên, nghiêng mình che chống cho một nội thất âm u, vàng son thấp thoáng...

Đình Tiền Lệ đã được nhóm VR3D số hóa và tương tác 3D. Đây là kết quả của công trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ 3D vào bảo tồn, phát huy các giá trị di sản, di tích của Nguyễn Trí Quang, một bạn trẻ đến từ Hà Nội. Công trình được xem là giải pháp mang tính đột phá, mở hướng đi mới cho công tác bảo tồn văn hóa dân gian Việt Nam.

VR3D (Virtual Reality 3D - Thực tế ảo 3D) là công nghệ mô phỏng mọi vật chân thực hơn ngay trong trình duyệt web. Người dùng được toàn quyền tương tác, "xoay lật" mọi vật được hiển thị trong môi trường 3 chiều thực sự để quan sát ngay trong trình duyệt mà không cần cài đặt thêm phần mềm nào.
Di tích được số hóa 3D đem lại lợi ích ở rất nhiều mặt:
- Tòa đình từ nay sẽ trường tồn trong không gian VR3D.

- Người quản lý, tu bổ sẽ luôn có một tham chiếu chính xác với đầy đủ màu sắc, kích thước, mặt cắt ngay cả khi di tích thực đã hạ giải. Những sai lệch, biến dạng khi sửa chữa, trùng tu sẽ dễ dàng được phát hiện và điều chỉnh...

- Người nghiên cứu thỏa thích bóc tách, đo vẽ cấu kiện, xem bản dập của cả khu di tích .

- Người yêu di sản có thể tham quan từ bất cứ đâu.

- Những bản sao 3D chất lượng cao như tòa đình này còn là sự phòng ngừa (bảo hiểm) cho các di sản quí trước cuộc sống biến động, là hàng rào kỹ thuật ngăn trùng tu ẩu... 

- Lợi ích của tòa đình được số hóa 3D lan cả sang nhiều lĩnh vực khác như: mỹ thuật, khảo cổ, giáo dục...

Chất lượng kỹ thuật VR3D ở di tích Đình Tiền Lệ này hoàn toàn chưa từng có tiền lệ bởi: 

Chưa có công trình kiến trúc lớn nào được thực hiện 3D Scanning (đo quét 3D) với độ phân giải cao mà bao phủ hầu hết mọi ngóc nghách từ trong ra ngoài, ghi nhận từng thớ gỗ, kẽ gạch như ở công trình này.

Để tìm ra giải pháp thu thập đủ và xử lý tốt được lượng dữ liệu cực lớn của di tích này, nhóm VR3D của Nguyễn Trí Quang mất hơn 2 năm liên tục thử nghiệm, hơn 4 tháng dốc sức thi công, nhiều lần tưởng như bỏ cuộc.Trải qua rất nhiều thời gian, cuối cùng nhóm VR3D đã hiện thực hóa ước mơ: "3D hóa toàn diện, lưu giữ hiện trạng, tạo ra bảo hiểm về kỹ thuật cho các di tích lớn".
Việc làm của nhóm VR3D có ý nghĩa và giá trị to lớn đối với di sản văn hóa của dân tộc.  Website Viện Khảo cổ học đã cộng tác cùng nhóm VR3D để quảng bá các sản phẩm về di tích, di vật văn hóa dân tộc góp phần cho nghiên cứu văn hóa, mỹ thuật, khảo cổ, giáo dục....

Nguyễn Thơ Đình

 
Rồng đá thềm trước điện Kính Thiên
 
Rồng đá thềm sau điện Kính Thiên
Đình Tiền Lệ nằm trên địa phận thôn Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Đây là công trình kiến trúc cổ được người xưa hưng công từ lâu đời và là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân địa phương. Di tích còn giữ được kiến trúc, sắc thái nghệ thuật thời Lê và được gọi theo tên thôn là đình Tiền Lệ.

tien_le.jpg

Đình Tiền Lệ tọa lạc theo hướng Tây, ngay sát đê sông Đáy, phía trước là cánh đồng đất bãi ven sông, phía sau dựa vào triền đê uốn lượn. Đình được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia ngày 02/6/2011.

Kien truc co doc dao cua dinh Tien Le - Anh 2

Đình kết cấu theo kiểu chữ Đinh với các hạng mục đại bái và hậu cung. Đại bái là một công trình đồ sộ gồm 5 gian, 2 trái dài 22m, chiều rộng lá mái 13,8m. Ba gian giữa có kích thước bằng nhau, hai gian kế bên nhỏ hơn.

Kien truc co doc dao cua dinh Tien Le - Anh 3

Ở giữa bậc tam cấp tạc đôi rồng đá hướng mặt tiền tạo thành lối đi nhỏ dẫn vào gian giữa đại bái.

Kien truc co doc dao cua dinh Tien Le - Anh 4

Từ sân bước lên là ngưỡng cửa đại bái, ngước đầu lên là những đầu bảy chìa ra đỡ lấy mái hiên được chạm khắc hình ảnh những con rồng đang vờn mây tinh xảo.

Kien truc co doc dao cua dinh Tien Le - Anh 5

Giống như những ngôi đình thời Lê khác, Tiền Lệ là ngôi đình sàn với nhiều dấu tích lỗ mộng còn trên thân cột và ván. Chính giữa làm khảm lửng, hai bên là hai ban thờ, hậu cung là nhà dọc hai gian, nối từ gian giữa vào trong.

Kien truc co doc dao cua dinh Tien Le - Anh 6

Ở 2 bộ vì gian giữa, các nghệ nhân trang trí đầu rồng, con dừa mang đậm dấu ấn thời Lê.

Kien truc co doc dao cua dinh Tien Le - Anh 7

Bộ vì gian bên được trang trí hình tượng rồng ở phần ghép mộng giữa câu đầu và kể suốt.

Kien truc co doc dao cua dinh Tien Le - Anh 8

Mặt sau được đắp hình hổ phù ngậm chữ Thọ rất rõ nét, làm tôn thêm tính thẩm mỹ cho ngôi đình cổ.

Kien truc co doc dao cua dinh Tien Le - Anh 9

Trên bờ nóc được trang trí hệ thống hoa tranh và lưỡng long chầu nguyệt với hình tượng đôi rồng uốn lượn hình sóng nước, đầu hướng cao mang đậm phong cách trang trí thời Lê.

Kien truc co doc dao cua dinh Tien Le - Anh 10

Ở 2 bờ nóc là 2 con kìm ngậm hoa chanh trong tư thế chạy lên, đầu hướng phía trước, chân đạp phía sau, đuôi cuốn hình tròn nhô cao thành các tia lửa sống động.

Kien truc co doc dao cua dinh Tien Le - Anh 11

Ở các bờ dải và các bờ đao là những con sô hướng lên bờ nóc đầu ngoảnh xuống dưới như đang ngắm nhìn. Đặc biệt, ở mặt ngoài phần trên cùng, những đầu đao được trang trí những đôi phượng bằng gốm đất nung.

Trải qua hơn 4 thế kỉ, qua biết bao thăng trầm, ngôi đình Tiền Lệ vẫn giữ được vẹn nguyên những giá trị của kiến trúc cổ thời Lê.

Kiều Nhung (baomoi.com)

 

Cuốn sách "Hoàng Sa, Trường Sa - Tư liệu và quan điểm của học giả quốc tế" là nỗ lực của các nhà biên soạn nhằm tập hợp lại những thông tin và dữ liệu khoa học để phản ánh những việc làm gần đây của những con dân người Việt dù đang sinh sống ở trong nước hay cư ngụ ở hải ngoại đang hoạt động nghề nghiệp trên nhiều lĩnh vực khác nhau đều nhiệt tâm góp sức vào việc củng cố những nền tảng lịch sử và pháp lý liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với biển Đông nói chung và đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng. Đó cũng là một việc làm rất thiết thực trong bối cảnh xuất hiện những yếu tố bất an bắt nguồn từ tham vọng "trỗi dậy" của Trung Quốc trực tiếp đối với biển Đông mà cả thế giới đang chứng kiến.
Nội dung cuốn sách "Hoàng Sa, Trường Sa - Tư liệu và quan điểm của học giả quốc tế" được chia làm 2 phần:
 
PHẦN 1: TƯ LIỆU NƯỚC NGOÀI VỀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI HOÀNG SA - TRƯỜNG SA
 
1. Trần Đức Anh Sơn: Thư tịch và bản đồ cổ phương Tây chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
 
2. Nguyễn Quang Ngọc; Bộ Atlas Universel của Philippe Vandermaelen và vấn đề chủ quyền trên quần đảo giữa Biển Đông
 
3. Phạm Hoàng Quân: Thư tịch cổ Trung Quốc về Hoàng Sa và Trường Sa
Phạm Hoàng Quân - Những ghi chép về tình hình mặt biển Quảng Đông Trung Hoa và mặt biển Đông Việt Nam trong Đại Thanh thực lục - Đối chiếu Đại Nam thực lục
 
4. Shimao Mironu: Hoàng Sa - Trường Sa trong sử liệu Trung Quốc 

PHẦN 2: CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI HOÀNG SA - TRƯỜNG SA VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN

5. Nguyễn Nhã - Xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Sức mạnh đấu tranh của Việt Nam cần được phát huy tác dụng
 
6. Tạ Văn Tài: Chứng cứ lịch sử và khía cạnh luật pháp về chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa và quyền chủ quyền ở vùng biển chung quanh. Triển vọng giải quyết hòa bình các tranh chấp đã và có thể xảy ra vớii các quốc gia khác bằng thương nghị, hòa giải hay tài phán
 7. Jean-Pierre Ferrier: Quần đảo Hoàng Sa và luật pháp quốc tế
 
8. Carlyle A. Thayer: Tranh chấp quần đảo Hoàng Sa. Các vấn đề địa chiến lược và vai trò của luật pháp quốc tế trong việc tăng cường hợp pháp
 
9. Gregory Poling: Tăng cường cách tiếp cận khu vực đối với tranh chấp Hoàng Sa
 
10. Subhash Kapila - Những tính toán và sự ngăn trở của Trung Quốc trong cuộc đụng độ ở Hoàng Sa và Trường Sa. Giải pháp và triển vọng
 
11. Jerome A. Cohen: Luật pháp và chiến tranh? Hãy để cơ chế tòa án làm dịu các tranh chấp ở châu Á.
Xin trân trọng giới thiệu!
 
 
 
Để hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu cổ sinh cho toàn lãnh thổ Việt Nam, vào đầu năm 2007, Viện Khoa học Địa chất và khoáng sản đã chủ trì thực hiện đề tài “Thành lập Atlas Cổ sinh vật Việt Nam” với mục tiêu lưu giữ những bằng chứng khoa học về tuổi của các tầng đất đá khác nhau ở Việt Nam, đồng thời tăng cường trao đổi khoa học và hợp tác quốc tế, góp phần vào sự nghiệp nghiên cứu cổ sinh trên thế giới. Bên cạnh đó, “Atlas Cổ sinh vật Việt Nam” cũng là một tài liệu giá trị, mang tính giáo khoa chuẩn mực phục vụ công tác nghiên cứu khoa học về địa chất, khoáng sản cũng như công tác giảng dạy và học tập trong các cơ sở đào tạo có liên quan.

“Atlas Cổ sinh vật Việt Nam” trước mắt gồm 4 tập: Trùng lỗ, Thân mềm, Tay cuộn và Bào tử - Phấn hóa, được biên soạn chủ yếu dựa vào các tài liệu đã được công bố trước đây và các kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây của các nhà cổ sinh thuộc Viện Khoa học Địa chất và khoáng sản, với sự cộng tác của nhiều cơ quan, trong đó có Viện Khảo cổ học.

Tập Bào tử - Phấn hoa trong bộ Atlas cổ sinh vật Việt Nam giới thiệu các Bào tử - Phấn hoa thu thập được trong các trầm tích Mesozoi và Kainozoi ở nước ta, gồm 250 taxon cấp loài được mô tả, trong đó 218 loài thuộc hệ Kainophyta và 32 loài thuộc hệ Mesophyta. Trong công trình này, mẫu vật mô tả hầu hết được sưu tập từ năm 1960 đến nay và được lưu trữ tại Bảo tàng Địa chất Hà Nội, Viện Khoa học Địa chất và khoáng sản, Phân viện Dầu khí miền Nam và Viện Khảo cổ học.
Tập Bào tử - Phấn hoa gồm hai phần:
Phần 1. Bào tử - Phấn hoa trong trầm tích Mesozoi. Các hóa thạch này được xác định theo hệ thống phân loại nhân tạo (theo hình thái của hạt Bào tử và Phấn hoa), nên hệ thống phân loại cũng khác với các Bào tử - Phấn hoa của hệ thực vật Kainophyta, nhất là cấp phân loại cao hơn giống, phần này do Bùi Đức Thắng mô tả;
Phần 2. Bào tử - Phấn hoa trong trầm tích Kainozoi, chủ yếu được xác định theo hệ thống phân loại tự nhiên. Ngoài ra còn một số dạng cổ thuộc trầm tích Đệ tam được xác định theo hệ thống phân loại nhân tạo và có liên hệ với các dạng được xác định theo phân loại tự nhiên. 

Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc!
Ngô Thị Nhung

Trang


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9040104
Số người đang online: 20