Hội nghị thông báo khảo cổ học là hoạt động được tổ chức thường niên, đây không chỉ là diễn đàn khoa học mà còn là dịp để giới nghiên cứu Khảo cổ học cùng gặp gỡ, chia sẻ thông tin về những phát hiện và nghiên cứu mới, hướng tới sự hợp tác giữa Viện Khảo cổ học - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam với các trường đại học, bảo tàng, trung tâm quản lý văn hoá, chuyên gia trong phạm vi cả nước về khảo cổ và những ngành liên quan… Đây là lần đầu tiên Hội nghị thông báo Khảo cổ học được tổ chức tại Phú Thọ. Hội nghị là cơ hội thuận lợi để tỉnh Phú Thọ mở rộng giao lưu, hợp tác và quảng bá những nét độc đáo về văn hoá vùng đất Tổ tới đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế; tạo cơ sở quan trọng giúp tỉnh Phú Thọ đề ra những chủ trương, cơ chế, chính sách, chiến lược phát triển văn hoá nói chung trong những năm tới, đặc biệt là những chủ trương cụ thể để bảo tồn và phát huy có hiệu quả giá trị các di tích khảo cổ học trên địa bàn tỉnh…
Khai mạc Hội nghị thông báo Khảo cổ học lần thứ 51
Năm 2016, hoạt động khảo cổ học trên toàn quốc diễn ra sôi nổi với nhiều cuộc khảo sát, điều tra, thăm dò, thám sát và khai quật, cung cấp nhiều tư liệu mới về khảo cổ học. Với sự nỗ lực và tâm huyết của các nhà khoa học, hội nghị thông báo khảo cổ học lần thứ 51 năm 2016 đã nhận được 346 thông báo với 330 bài được sử dụng chính thức, trong đó tiểu ban Khảo cổ học Tiền sử có 115 bài, tiểu ban Khảo cổ học Lịch sử có 151 bài, tiểu ban Champa - Óc Eo có 43 bài, tiểu ban khảo cổ học dưới nước có 10 bài và 11 bài vấn đề chung.
Các nhà nghiên cứu tham dự phiên khai mạc Hội nghị
Vấn đề đá cũ An Khê nhận được sự quan tâm đặc biệt
Với hai ngày hội thảo các tiểu ban đã tập trung thảo luận về các kết quả nghiên cứu khảo cổ học trong năm qua và thảo luận kỹ về việc bảo tồn phát huy giá trị của các di tích khảo cổ học. Kết quả nghiên cứu di tích đá cũ An Khê (Gia Lai), khai quật Thành Cha (Bình Định), hào thành bắc Thành Nhà Hồ... thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu. Hội nghị đã đưa ra những kiến nghị về bảo vệ một số di tích bị xâm hại ở các tỉnh Quảng Ninh, Phú Thọ, Bình Định... cũng như kế hoạch chuẩn hóa thuật ngữ chuyên ngành. 16h chiều ngày 23/9 ban tổ chức đã bế mạc hội nghị. Ngày 24/9 các đại biểu tham dự Hội nghị sẽ tham quan Đền Hùng và Bảo tàng Hùng Vương.
Các đại biểu tham dự Hội nghị thông báo Khảo cổ học lần thứ 51
Nguyễn Thơ Đình, Nguyễn Hữu Thiết
Phần I, các tác giả giới thiệu đôi nét về điều kiện tự nhiên và nhân dân tiểu vùng đất đỏ ba dan phong hóa Đồng Nai đặt trong khung cảnh chung của môi trường sinh thái toàn miền Đông Nam Bộ, với các hệ thống dẫn liệu khảo cổ liên quan đến hoạt động cư trú và sáng tạo văn hóa của các tập thể người cổ từ buổi đầu Đá cũ đến những làng cổ làm nông, săn bắn, hái lượm lâm thủy sản và những hoạt động thủ công, những nghĩa địa mai táng người chết trong mộ đất, mộ chum vò gốm .v.v.
Phần II là nội dung chính yếu của công trình, giới thiệu chi tiết về lịch sử khám phá, khai quật và nghiên cứu quần thể kiến trúc Cự thạch hàng Gòn qua các giai đoạn từ năm 1927 đến năm 2015, đặc biệt trình bày về các di tích liên quan trực tiếp đến hàm mộ Đá lớn Hàng Gòn I (7A) và công xưởng Cự thạch Hàng Gòn II (&B), với các kết quả giám định thạch học, thành phần chất liệu đá, gốm, đồng thau và hệ thống niên đại 14C, với nhiều minh họa, thống kê chi tiết và hệt hống về các hiện trường ghi nhận chính trong hiện trường khảo cổ.
Ở phần III và Kết luận, là những nhận định bước đầu về đặc trưng văn hóa, về vị trí lịch sử của cả quần thể Cự thạch Hàng Gòn đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với các di tích thời đại Kim khi ở “miệt cao” Nam Bộ nói riêng và trong bình diện văn hóa Cự thạch hiện biết ở khu vực và châu lục.
Xin trân trọng giới thiệu!
Nội dung cuốn sách ngoài lời giới thiệu, lời nói đầu và phụ lục ảnh, cuốn sách gồm 3 phần chính:
Phần thứ nhất: Văn hóa tiền sử vùng núi và vùng biển miền Bắc
Phần thứ hai: Văn hóa biển tiền sử miền Trung
Phần thứ ba: Văn hóa biển tiền sử miền Nam.
Xin trân trọng giới thiệu!
Nội dung cuốn sách ngoài mở đầu, kết luận, phụ lục thống kê, gồm 8 chương:
Chương 2: Chủ/ khách thể của lễ hội cổ truyền của người Việt
Chương 3: Cấu trúc lễ hội cổ truyền của người Việt
Chương 4: Nhân vật phụng thờ trong lễ hội cổ truyền của người Việt
Chương 5: Các thành tố hiện hữu trong lễ hội cổ truyền của người Việt
Chương 6: Các thành tố tàng ẩn nhưng hiện hữu trong thời gian thiêng
Chương 7: Quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc của lễ hội cổ truyền của người Việt.
Chương 8: Từ nghiên cứu cấu trúc đến bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội cổ truyền trong xã hội đương đại.
Xin trân trọng giới thiệu!
Thành tựu quan trọng của khảo cổ học Việt Nam suốt 90 năm qua là đã khai quật, nghiên cứu và khẳng định những giá trị, đóng góp của văn hóa Đông Sơn trong dòng chảy của các nền văn hóa ở Việt Nam và ảnh hưởng, giao thoa sâu rộng đến vùng Nam Trung Hoa và Đông Nam Á. Các giai đoạn phát triển cùng với các loại hình địa phương của văn hóa Đông Sơn cũng được nhận thức từ việc nghiên cứu tính thống nhất và đa dạng của một nền văn hóa. Nghiên cứu văn minh Đông Sơn trong thời kỳ dựng nước khẳng định vị trí nền tàng của văn minh Đông Sơn trong việc tạo dựng quốc gia - dân tộc.
Hội thảo khoa học Văn hóa Đông Sơn - 90 năm phát hiện và nghiên cứu do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức đã có những đóng góp quan trọng trong nghiên cứu, nhận thức và phát huy sâu sắc hơn về văn hóa Đông Sơn.
Cuốn sách là kỷ yếu của hội thảo, tập hợp nhiều bài viết đề cập đến văn hóa Đông Sơn với những hướng tiếp cận mới, tư liệu mới, nhận thức mới của các nhà khoa học.
Xin trân trọng giới thiệu đến đông đảo các nhà nghiên cứu và những ai quan tâm!
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp với các nhà khảo cổ học Nhật Bản và Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai quật, khám phá khảo cổ học thương cảng cổ Hội Thống (thuộc xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).
Đây là hoạt động nằm trong kế hoạch thực hiện chương trình hợp tác nghiên cứu khảo cổ học và lịch sử quan hệ Việt Nam - Nhật Bản với Trường Đại học Chiêu Hòa (Nhật Bản).
Đoàn khảo cổ đang tiến hành mở các hố khai quật tại vị trí thương cảng cổ Hội Thống (Hà Tĩnh).
Đoàn khảo khổ sẽ tổ chức khai quật tại hai địa điểm di tích Đình Hội Thống và Đền Cả thuộc xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Diện tích cho phép khai quật là 20m2 (đình Hội Thống 10m2, đền Cả 10m2). Thời gian khai quật từ ngày 5/9 đến ngày 15/9/2016.
Đến thời điểm này, các nhà khảo cổ học Việt Nam và Nhật Bản đã tiến hành mở 4 hố khai quật, mỗi hố có chiều dài 2m, rộng 1m, sâu 1,5m. Địa điểm khai quật thứ nhất là Cồn Bồi, cách di tích Đền Cả 500m về hướng Đông, thuộc vị trí toạ độ: 18 độ, 44'16.6"N; 105 độ 46'14.7"E. Địa điểm thứ hai là phía trước đình Hội Thống về hướng Đông Bắc, có toạ độ: 18 độ 44'30.5"N 105 độ 46'13.7"E.
Hiện các nhà khảo cổ đang tiến hành bóc tách lớp sinh thổ phía trên các hố khai quật để tiến hành thăm dò sâu phía dưới các tầng văn hoá nhằm tìm kiếm hiện vật. Quá trình này đã phát lộ các mảnh gốm, sành, sứ cổ ở mặt trên các hố khai quật.
Theo ông Lê Bá Hạnh, Phó giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh, Hội Thống là thương cảng cổ có vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt thời Lý - Trần.
Quá trình này đã phát lộ các mảnh gốm, sành, sứ cổ ở mặt trên các hố khai quật.
Cuộc khai quật khảo cổ học lần này nhằm bổ sung thêm tư liệu cho quá trình xác định quy mô vị trí và vai trò của thương cảng cổ Hội Thống trong hệ thống thương mại biển ven bờ khu vực Bắc Trung bộ Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu vai trò của thương cảng cổ trong đó có cảng biển Hội Thống và mối quan hệ giao thương giữa hai quốc gia Nhật Bản - Đại Việt trong tiến trình phát triển lịch sử của dân tộc.
Phần thứ nhất: Lam Kinh trong không gian và thời gian. Ở phần này cuốn sách giới thiệu về địa lý tự nhiên vùng đất xứ Thanh và vùng đất Lam Sơn - Lam Kinh, nêu quá trình hình thành và xây dựng Lam Kinh.
Phần thứ ba. Tác giả đã đặt khu di tích Lam Kinh trong bối cảnh quan hệ với các di tích thời Hậu Lê, ở xứ Thanh, ở Thăng Long - Hà Nội và các di tích thuộc các thời kỳ quân chủ Việt Nam khác.
Ngoài phần nội dung chính cuốn sách còn kèm theo phụ lục bản vẽ, bản dập, bản ảnh (ảnh màu sắc nét) và tóm tắt bằng tiếng Anh.
Trân trọng giới thiệu!
Cuộc khai quật lần này được thực hiện tại khu vực Hào thành phía Bắc với diện tích khai quật 3000m2 nhằm mục đích tìm hiểu rõ hơn về kiến trúc Hào thành khu vực này, đánh giá vị trí khu vực hào thành phía Bắc với mối tương quan giữa kiến trúc hào thành và hệ thống tường thành Bắc phía trên. Cuộc khai quật đã phát hiện nhiều di tích và di vật quan trọng như:
Hào thành phía bắc: Xuất lộ với hình dáng dốc dần từ phần bề mặt xuống phần thành bờ và vát chéo dần xuống đáy hào, nằm ở độ sâu từ -360cm đến -414cm (Ở phía Bắc hố) và từ -350cm đến -464cm (ở phía Nam hố khai quật). Dựa trên mặt bằng khai quật và xem xét chi tiết các dấu tích xuất lộ, xác định hệ thống hào thành phía Bắc được gia cố bằng đá khối kích thước nhỏ và đất sét đầm lẫn nhiều sạn sỏi, phần lòng hào rộng 60m, đáy hào rộng 50m với khu vực sâu nhất -7m so với cos 0.
Kè ngoài hào thành bắc Thành Nhà Hồ
Kè trong hào thành bắc Thành Nhà Hồ
Khu vực nền chân thành (Hộ thành): cuộc khai quật làm xuất lộ rất nhiều khối đá nguyên khối và đá phiến có kích thước khá lớn, hình khối hộp chữ nhật. Di vật xuất lộ với số lượng lớn bao gồm nhiều loại hình vật liệu như gạch chữ nhật màu đỏ, gạch vồ xám, mảnh ngói đỏ, trang trí kiến trúc, đặc biệt là hệ thống đá khối kích thước lớn, nhỏ phân bố hầu khắp khu vực hố khai quật.. Các lớp trên, hiện vật chủ yếu thuộc niên đại Lê – Nguyễn xuống lớp dưới chủ yếu thuộc niên đại Trần – Hồ.
Đá khối xuất lộ ở khu vực nền chân thành
Cũng tại khu vực nền chân thành đã xuất lộ lớp đá dăm phủ gần như toàn bộ bề mặt hố khai quật, cao độ -167cm đến – 218cm so với cos 0. Lớp dăm phủ kín toàn bộ bề mặt hố khai quật, cho thấy quá trình chế tác ở công đoạn cuối cùng trước khi các khối đá được dựng lên tường thành. Độ dày lớp khá đều trung bình từ 20 – 25cm.
Hố khai quật đã xuất lộ gia cố phía ngoài cửa cống hiện tại. Lớp gia cố này xuất lộ từ chân tường thành, rộng khoảng 9m, nằm phía dưới lớp dăm đá cắt chéo xuống phía cửa cống hiện tại. Đất trong lớp gia cố là sét màu vàng nhạt lẫn sét đỏ cùng với nhiều mảnh đá vôi nhỏ (kích thước 15 – 30cm). Gia cố phía ngoài cửa nước ra cho thấy những người quy hoạch và xây dựng đã chú trọng tới việc cấp thoát nước cho khu vực trong thành cũng như sự vững chắc phía ngoài khu vực nước đổ ra.
Các đại biểu tham quan trưng bày hiện vật khai quật tại hào thành bắc
Hội nghị thông báo kết quả khai quật hào thành bắc
CHỦ ĐỀ: Di tích thực vật thu được ở Hang Bói và Hang Trống, Tràng An (Ninh Bình)
Diễn giả: Jasminda Ceron, Nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Đại học Otago, New Zealand
Thời gian: 9h30 sáng ngày 25 tháng 8 năm 2016 (Thứ 5)
Địa điểm: Hội trường Viện Khảo cổ học - Số 61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội Tóm tắt:
Đây là nghiên cứu về các tàn tích thực vật từ các di tích hang động được tiến hành ở Hang Bói và Hàng Trống, nằm trong Khu sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình, Bắc Việt Nam. Những di tích thực vật bao gồm vỏ hạt, hạt thuộc chi sếu, các loại củ dại và than tro đại diện cho một phổ rộng các giống loài thực vật hoang dại, mang đến cho chúng ta cái nhìn về cảnh quan môi trường trong quá khứ. Các số liệu cũng cho thấy, các nhóm cư dân hái lượm sớm đã có những hiểu biết và gần gũi với môi trường của mình.
Về diễn giả:
- Tốt nghiệp Cử nhân ngành Nhân học và Cao học Khảo cổ học tại Đại học Philippines.
- Nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Đại học Otago, New Zealand.
Ngoài ra, đã làm trợ lý nghiên cứu và giảng viên cho Chương trình Nghiên cứu Khảo cổ học, Đại học Philippines.
Hướng nghiên cứu khác: Dân tộc học và quản lý di sản văn hóa.
Trong kho tàng di sản văn hóa Hội An, các nghề truyền thống là một bộ phận rất quan trọng. Chúng là kết tinh của quá trình lao động đầy sáng tạo, năng động của các tầng lớp cư dân kế tục nhau cư trú trên mảnh đất Hội An. Trong quá khứ, sự nhộn nhịp của các nghề, làng nghề truyền thống ở Hội An là biểu hiện sinh động của quá trình đô thị hóa, quá trình hình thành các đô thị theo kiểu phương Đông, mà Hội An là một trường hợp tiêu biểu. Do nhiều nguyên nhân nghề hiện vẫn còn hoạt động nhưng quy mô đã thu hẹp khác trước, nhiều nghề đã mai một chỉ còn trong trí nhớ của những người cao tuổi, nhiều kinh nghiệm quý tích lũy từ nhiều trăm năm của các thế hệ thợ lành nghề đã dần bị mai một, lãng quên, bị thay thế bởi những kỹ thuật mới mà không có sự kế thừa, phát huy phù hợp.
Trước tình hình đó, nhóm tác giả đã tiến hành sưu tầm, khảo sát, tập hợp các nguồn tư liệu thu thập được để giới thiệu một số nghề truyền thống tiêu biểu của địa phương trong công trình này.
Nội dung cuốn sách gồm 2 chương chính:
Chương 1 Tác giả khái quát về mảnh đất Hội An và nghề truyền thống nơi đây như đặc điểm tự nhiên - xã hội của Hội An, vai trò, vị trí, đặc điểm của các làng nghề, ngành nghề truyền thống ở Hội An.
Chương 2 Cuốn sách giới thiệu một số nghề truyền thống tiêu biểu ở Hội An như: nghề gốm Thanh Hòa, nghề mộc xây dựng Kim Bồng, nghề mộc gia dụng Kim Bồng, nghề đóng ghe, nghề rèn, nghề làm nhà tranh tre dừa, nghề làm lồng đèn, nghề dệt chiếu, nghề làm đầu thiên cẩu, đan thúng chai, khai thác yến Thanh Châu …