Chiều 9/1 tại Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra buổi báo cáo kết quả thăm dò khảo cổ tại gò Dương Xuân (phường Trường An, TP Huế) liên quan đến dấu tích triều đại Tây Sơn/Quang Trung.

Đông đảo các nhà nghiên cứu, báo chí đã đến tham dự. PGS.TS. Bùi Văn Liêm, Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học đã thay mặt đoàn thám sát khảo cổ gò Dương Xuân (thời gian 15 ngày đầu tháng 10/2016) báo cáo kết quả ban đầu ở 5 hố khảo sát.

Buổi báo cáo kết quả thăm dò khảo cổ quan trọng tại gò Dương Xuân (phường Trường An, TP Huế) liên quan đến dấu tích triều đại Tây Sơn/Quang Trung.
Buổi báo cáo kết quả thăm dò khảo cổ gò Dương Xuân (phường Trường An, TP Huế)

Về dấu hiệu các di tích, đáng chú ý về vết tích mộ táng. Đoàn đã phát hiện 3 cụm di tích có thể liên quan đến mộ hỏa táng. Riêng tại hố thăm dò số 4 trong sân chùa Thuyền Lâm xuất lộ chum sành vỡ, bên ngoài có đường biên hố. Có khả năng đây là một ngôi mộ đất có quan tài là chum sành bị vỡ.

Ở dấu tích nền/móng cát, sỏi. Trong 4 hố thăm dò đã phát hiện cụm cát vàng, tơi xốp, lẫn sỏi nhỏ, dày từ 5-7cm, rất khó để có thể nói về công năng của lớp cát này. Mảng/nền cát sỏi này có thể liên quan nền/móng của kiến trúc hoặc lớp rải tạo mặt bằng kê chân đá tảng/táng, là chân cột trong kiến trúc.

Cụm cát vàng, tơi xốp, lẫn sỏi nhỏ ở hố số 3
Cụm cát vàng, tơi xốp, lẫn sỏi nhỏ ở hố số 3

Đặc biệt có kiến trúc đá ở hố thám sát thứ 5 với chiều rộng 5,5m theo chiều Đông Tây dày chừng 0,6m, các lớp đá còn lại được xếp chỗ 2 lớp, chỗ 3 lớp, mỗi viên đá kích thước trung bình 35cm x 25cm x 22cm. Đoàn đã tìm thấy 2 điểm bắt góc phía Tây và Đông, có hiện tượng dật cấp của kiến trúc đá 10cm. Từ quy mô bước đầu trên nhận định lớp đá có thể liên quan đến kiến trúc lớn, rất có thể là móng tường, móng thành mà phần trên đã bị các hoạt động của cư dân hiện đại xâm lấn.

Dấu vết nền đá lớn và kéo dài - một trong những phát hiện quan trọng đợt thám sát khảo cổ - nghi dấu vết là móng tường, móng thành
Dấu vết nền đá lớn và kéo dài nghi dấu vết là móng tường, móng thành

Về dấu hiệu di vật, đoàn khảo cổ đã tìm được rất nhiều di vật với các thể loại khác nhau, như 2 hiện vật tiền đồng, 4 đồ sắt như câu liêm, 337 hiện vật và mảnh gốm sứ, 471 mảnh sành, 4 hiện vật đất nung, 930 hiện vật và mảnh gạch ngói, 22 mảnh thủy tinh, 6 mảnh vôi vữa, 4 mảnh xương, 1 mảnh vỏ sò.

Về niên đại, dựa vào tổng thể di tích, tư liệu địa tầng, các mảnh sứ có ghi niên đại thời Khang Hy nhà Thanh, thời Nhật Bản…, các mảnh sành, gạch ngói thì bước đầu có thể đoán định niên đại di tích gò Dương Xuân tập trung từ thế kỷ 17 đến 19, kéo dài đến đầu thế kỷ 20. Đây là thời chúa Nguyễn kéo qua thời Tây Sơn/Quang Trung và thời vua Nguyễn trị vì tại Huế.

Chiếc bát sứ gần như nguyên vẹn tìm được ở hố số 2 trước sân chùa Vạn Phước có vẽ hình chữ Nhật ở trong thuộc Nhật Bản, thời gian khoảng nửa sau thế kỷ 17
Bát gốm men Nhật Bản, niên đại nửa sau thế kỷ 17
Hiện vật kim loại: tiền đồng và 4 đồ sắt như cây câu liêm
Hiện vật kim loại: tiền đồng và 4 đồ sắt như cây câu liêm

PGS.TS. Đỗ Bang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế cũng nêu quan điểm: “Tại 5 hố khảo sát khảo cổ đều có dấu hiệu liên quan từ thời chúa Nguyễn đến Tây Sơn, đây là điều đáng mừng. Nhiều di vật gạch, gốm, ngói, sứ với cho thấy khu vực này là một trung tâm giao lưu thương mại của thế giới thời bấy giờ, làm ta liên hệ đến 1 kinh đô, thủ phủ”.

“Đợt thăm dò khảo cổ ở gò Dương Xuân đã cung cấp thêm những tư liệu về khảo cổ học, sử học, văn bản học… về thời kỳ Tây Sơn, liên quan đến những vấn đề thành quách, cung điện nhằm phát hiện, nghiên cứu bảo tồn các giá trị lịch sử - văn hóa của dân tộc. Từ đó góp thêm chứng cứ khoa học phục vụ cho lập hồ sơ trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép tổ chức thăm dò, khai quật khảo cổ học trong thời gian tới” – PGS.TS. Bùi Văn Liêm cho hay.

Hơn 1.000 hiện vật, mảnh của nhiều vật liệu được tìm thấy ở 5 hố thám sát khảo cổ tìm vết tích triều Tây Sơn/Quang Trung tại Gò Dương Xuân - TP Huế
Hơn 1.000 hiện vật, mảnh của nhiều vật liệu được tìm thấy ở 5 hố thám sát khảo cổ tìm vết tích triều Tây Sơn/Quang Trung tại Gò Dương Xuân - TP Huế

Viện Khảo cổ học Việt Nam kiến nghị thời gian tới sẽ phân tích mẫu cacbon phóng xạ (14C), kết hợp niên đại tuyệt đối (khoa học tự nhiên) với niên đại qua địa tầng di tích và các di vật đã phát hiện để đưa ra nhận định cụ thể về niên đại ở gò Dương Xuân. Bên cạnh đó sẽ mở rộng diện thăm dò, khai quật tại một số hố; khuyến nghị sử dụng phương pháp Lidar (công nghệ viễn thám dùng các loại tia laser để khảo sát đối tượng từ trên cao, thu thập các điểm phản xạ 3 chiều) để nghiên cứu toàn bộ khu vực.

Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam kết thúc buổi báo cáo đã kết luận, khu vực chùa Thuyền Lâm ở gò Dương Xuân xuất hiện thời Tây Sơn. Tỉnh Thừa Thiên Huế, Viện Khảo cổ học và các nhà tài trợ cần tiến hành thêm một đợt khảo cổ toàn diện ở gò Dương Xuân. Nên mở rộng hố số 5 - nơi có dấu vết nền đá lớn và mở 2 cánh thăm dò ở phía Tây, Bắc chùa Vạn Phước… để làm rõ vết tích thời Tây Sơn.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, người đặt giả thiết gò Dương Xuân từng là nơi đóng đô của chúa Nguyễn, sau đó đến thời Tây Sơn với cung điện Đan Dương của vua Quang Trung. Cung điện này cũng có thể là nơi chôn nhà vua sau khi băng hà - đã xúc động cảm ơn mọi người đã cùng sát cánh với ông sau 36 năm. “Ít nhất những dấu vết của một vùng cung điện đã bắt đầu xuất hiện. Giờ tôi đã hơn 80 tuổi, sức đã yếu rồi, nếu có chuyện gì cũng yên lòng”. Chính từ luận cứ của ông Xuân và nhiều công trình nghiên cứu của ông mà đã có cuộc thám sát khảo cổ tháng 10 vừa qua sau nhiều tranh cãi dấu vết của vương triều Tây Sơn và lăng mộ vua Quang Trung tại Huế.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân (đứng) mất 36 năm để theo đuổi luận điểm gò Dương Xuân từng là thủ phủ của vua Quang Trung - gửi lời cảm ơn đến mọi người
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân (đứng) gửi lời cảm ơn đến mọi người
 

Khu vực gò Dương Xuân hiện nay là khu dân cư phường Trường An, TP Huế. Những tư liệu lịch sử và một số nghiên cứu cho rằng tại đây năm 1691, chúa Nguyễn Phúc Chu từng cho xây dựng Phủ Dương Xuân. Phủ này còn được đầu tư xây lớn thêm vào năm 1740 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Đến khoảng năm 1789, vua Quang Trung cho dựng cung điện Đan Dương…

Ở gò Dương Xuân hiện còn có các di tích như chùa Vạn Phước, chùa Thuyền Lâm, bia mộ tổ đời thứ hai chùa Thuyền Lâm, cồn Bông Sứ, hồ bán nguyệt, giếng nước cổ (giếng loạn), bia đá, thanh đá, chân đá tảng, gạch, ngói, mảnh sành sứ dưới lòng đất tại chùa Thuyền Lâm, sân – vườn nhà ông Nguyễn Hữu Oánh…

Sơ đồ Phủ Dương Xuân (ảnh do Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cung cấp)
Sơ đồ Phủ Dương Xuân (ảnh do Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cung cấp)

Ngày 19/9/2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp quyết định số 3292/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với Viện Khảo cổ học thăm dò khảo cổ tại gò Dương Xuân với mục tiêu: “Nhằm nghiên cứu, tìm hiểu về giai đoạn lịch sử Tây Sơn – Nguyễn Huệ, từ đó góp phần bảo vệ di sản văn hóa dân tộc. Đồng thời thu thập các tư liệu, hiện vật có nguồn gốc từ di tích này phục vụ cho việc phát huy giá trị, lập hồ sơ trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nếu đủ điều kiện và tiến hành tổ chức khai quật khảo cổ học trong những năm tiếp theo”.

 

Đại Dương (Dantri.com)

Phong tục chôn người chết trong bình gốm của người Ai Cập cổ đại tượng trưng cho sự tái sinh ở thế giới bên kia.

Nhiều quốc gia trên thế giới trong thời cổ đại, bao gồm Ai Cập, chôn xác chết của người thân trong bình gốm hoặc bình đựng hài cốt, theo Ancient Origins. Giới khoa học trước đây cho rằng việc chôn cất trong bình gốm chủ yếu được dùng cho đối tượng người dân nghèo, đặc biệt là trẻ em, nhưng một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Antiquity tháng 12/2016 cho thấy nhận định trên là không chính xác.

Người Ai Cập cổ đại chôn xác chết của người thân trong bình gốm.
Người Ai Cập cổ đại chôn xác chết của người thân trong bình gốm. (Ảnh: Ancient Origin).

Ronika Power, nhà khảo cổ sinh học, và Yann Tristant, nhà Ai Cập học, tại Đại học Macquarie, Australia, xem xét những ngôi mộ bình gốm tại 46 địa điểm khảo cổ gần sông Nile. Chúng có niên đại từ năm 3300 trước Công nguyên đến năm 1650 trước Công nguyên. Các bình gốm được đập vỡ hoặc cắt một cách cẩn thận để đặt vừa cơ thể người chết.

Kết quả cho thấy, hơn một nửa số địa điểm khảo cổ chứa hài cốt của người trưởng thành. Các bình đựng hài cốt trẻ em không phổ biến như nhận định trước đây. Trong số 476 hài cốt trẻ em, trẻ sơ sinh và bào thai, có 338 người được chôn trong quan tài bằng gỗ và 329 người được chôn trong bình gốm. Đa số trẻ em còn lại nằm trong giỏ hoặc đồ đựng làm bằng vật liệu lau sậy hoặc đá vôi.

Các nhà khoa học cũng tìm thấy bằng chứng của sự giàu có trong nhiều ngôi mộ. Một số bình gốm đựng hài cốt chứa vàng, trang sức, ngà voi, chuỗi hạt làm từ vỏ trứng đà điểu và quần áo.

Nhóm nghiên cứu cho rằng, người Ai Cập cổ đại cố ý chọn lựa bình gốm để chôn cất người thân vì nó tượng trưng cho tử cung của người mẹ, mang hình ảnh biểu tượng cho sự tái sinh vào thế giới bên kia.

Theo khoahoc.tv

Sáng ngày 5/1/2017, tại Hội trường sông Hoài, Thành phố Hội An, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo Viện Khảo cổ học và UBND Thành phố Hội An tổ chức Hội thảo khoa học Quốc tế “Bảo tồn sản văn hóa dưới nước vì lợi ích cộng đồng: Sự chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia” trong hai ngày 5 và 6/1/2017
Tham dự và chỉ đạo hội thảo có các đồng chí lãnh đạo của VASS: GS.TS Nguyễn Quang Thuấn (Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam), GS.TS Phạm Văn Đức (Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam); Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam: Đồng chí Nguyễn Ngọc Quang (Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam); Chuẩn Đô đốc, Thiếu tướng Đỗ Minh Thái, Phó tổng tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân; Lãnh đạo Viện Khảo cổ học có PGS.TS. Nguyễn Giang Hải, Viện trưởng Viện Khảo cổ học; PGS.TS. Bùi Văn Liêm, Phó Viện trưởng.  Đại diện Uỷ ban UNESCO Việt Nam. Hội thảo có sự tham gia của gần 20 nhà khoa học, các nhà nghiên cứu về khảo cổ học dưới nước đến từ các quốc gia: Đài Loan, Hàn Quốc, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Phi-líp-pin, Thái Lan; Và hơn 30 nhà khoa học của Việt Nam đến từ cơ quan nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam: Viện Khảo cổ học, Trường Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội), Viện KHXH vùng Trung Bộ, và các nhà nghiên cứu đến từ các cơ quan, trung tâm nghiên cứu, các nhà quản lý của tỉnh Quảng Nam, của thành phố Hội An.
phat_bieu_khai_mac_cua_gs.ts._nguyen_quang_thuan_-_chu_tich_vien_hlkhxhvn.jpg
GS.TS Nguyễn Quang Thuấn (Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) phát biểu khai mạc Hội thảo
Với 12 tham luận được lựa chọn trình bày, Hội thảo sẽ tập trung vào 2 nội dung quan trọng: Bài học cho công tác quản lý và bảo vệ di sản văn hoá dưới nước và Bảo tồn sản văn hoá dưới nước: các vấn đề kỹ thuật và phương pháp. Các tham luận sẽ đem đến những cơ hội để các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý di sản cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm trong công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, từ đó tiếp tục đóng góp các luận cứ khoa học hoàn thiện các chính sách trong việc bảo tồn và phát huy giá trị đi sản văn hoá dưới nước vì lợi ích của cộng đồng.
bao_cao_de_dan_cua_vien_truong_vien_kch.jpg
PGS.TS Nguyễn Giang Hải (Viện trưởng Viện Khảo cổ học) báo cáo đề dẫn
toan_canh_hoi_thao.jpg
Toàn cảnh hội thảo
di_tich.jpg
Ngày 6/1/2017, các đại biểu tiến hành thăm quan khu di sản văn hóa thế giới Thánh địa Mỹ Sơn
                                                                                Văn Triệu - Thu Hiền

Ngôi làng cung cấp một "cái nhìn chân thật" về một thế giới đã không còn, theo các nhà khảo cổ.

Họ đã rất kinh ngạc với những gì mình tìm thấy. Các nhà khoa học mô tả họ đã tìm thấy những "đồ gốm thực sự tuyệt vời", "đồ dệt may thật sự khác biệt", đây quả là "địa điểm thực sự đáng kinh ngạc" và "cuộc khai quật của cuộc đời", CNN đưa tin.

Các nhà khảo cổ học người Anh vừa phát hiện một khu định cư từ thời đại đồ đồng ở Cambridgeshire Fens.
Các nhà khảo cổ học người Anh vừa phát hiện một khu định cư từ thời đại đồ đồng ở Cambridgeshire Fens.

Trong 10 tháng khai quật miệt mài, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một ngôi làng thịnh vượng đáng kinh ngạc. Tại đây, họ thấy đồ gốm, đồ dệt may, công cụ kim loại và gỗ cổ.

Đây là "cuộc khai quật của cuộc đời", theo các nhà khoa học.
Đây là "cuộc khai quật của cuộc đời", theo các nhà khoa học.

Theo người quản lý địa điểm khai quật, ông Mark Knight, cuộc khai quật cung cấp một "cái nhìn chân thật" về một thế giới đã không còn, một khu định cư thời tiền sử khoảng 3.000 năm trước thuộc thời kỳ đồ đồng.

Một lều trại hình chữ nhật khổng lồ, rộng khoảng 1.000m vuông, đã được dựng lên để tiện cho quá trình khai quật.

Các nhà khảo cổ bắt đầu công việc của họ ở đây từ tháng 9 năm ngoái. Nhờ có lều trại, họ được bảo vệ khỏi mưa gió. Do đó, họ đã đào sâu vài mét so với mực nước biển.

Trong 10 tháng khai quật miệt mài, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một ngôi làng thịnh vượng đáng kinh ngạc.
Trong 10 tháng khai quật miệt mài, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một ngôi làng thịnh vượng đáng kinh ngạc.

Khu vực này lần đầu được chú ý vào năm 1999 khi một loạt cọc gỗ cắm vào đất sét. Sau đó, cuộc khai quật thử nhiệm bắt đầu được tiến hành từ năm 2004. Đến năm 2006, một thanh kiếm và một mũi giáo của thời kỳ đồ đồng đã được tìm thấy.

Theo các nhà khảo cổ học, ngôi làng đã trải qua một vụ cháy lớn khoảng 3.000 năm trước. Do đó, ngôi làng sụp đổ và trôi xuống con sông gần đó. Mọi thứ bị tro bụi bám dày đặc, chìm dần xuống phù sa. Điều này đã giúp các dụng cụ được bảo quản tốt cho đến tận ngày nay.

Một trong những vật dụng được tìm thấy ở ngôi làng thời tiền sử.
Một trong những vật dụng được tìm thấy ở ngôi làng thời tiền sử.

Theo các nhà khảo cổ học, ngôi làng đã trải qua một vụ cháy lớn khoảng 3.000 năm trước.
Theo các nhà khảo cổ học, ngôi làng đã trải qua một vụ cháy lớn khoảng 3.000 năm trước.

Do đó, ngôi làng sụp đổ và trôi xuống con sông gần đó. Mọi thứ bị tro bụi bám dày đặc, chìm dần xuống phù sa.
Do đó, ngôi làng sụp đổ và trôi xuống con sông gần đó. Mọi thứ bị tro bụi bám dày đặc, chìm dần xuống phù sa.

Điều này đã giúp các dụng cụ được bảo quản tốt cho đến tận ngày nay.
Điều này đã giúp các dụng cụ được bảo quản tốt cho đến tận ngày nay.

Theo Dân Việt

Qua các hố khai quật, các nhà khảo cổ thu nhiều tư liệu quý về di tích, di vật… đặc biệt họ còn phát hiện có 2 tầng lớp văn hóa: Sa Huỳnh muộn ở dưới và lớp văn hóa Champa ở trên.

Nhiều phát hiện mới tại di tích thành Cha (thị xã An Nhơn, Bình Định)
Nhiều phát hiện mới tại di tích thành Cha (thị xã An Nhơn, Bình Định)

Mới đây, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Bình Định phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ học di tích thành Cha (thôn An Thành, xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn, Bình Định) lần thứ hai, được tiến hành vào cuối năm 2016.

Theo đó, Đoàn khai quật đã mở 3 hố khai quật và 1 hố thám sát trên vòng thành Ngoại phía Bắc và khu vực gò đất trung tâm thành Nội (gò ông Tỵ). Kết quả thu được nhiều tư liệu về di tích, di vật, góp phần hiểu sâu sắc thêm quá trình hình thành, phát triển thành Cha nói riêng và văn hóa Champa ở Bình Định nói chung.

Qua kết quả các hố khai quật trên gò ông Tỵ cho thấy địa tầng khu di tích có 2 lớp văn hóa: Sa Huỳnh muộn ở dưới và lớp văn hóa Champa ở trên. Lớp văn hóa Champa, được chia thành 2 lớp nhỏ: bên dưới là lớp cư trú với hệ thống chôn cột kiểu kiến trúc nhà sàn, sâu xuống lớp văn hóa Sa Huỳnh. Bên dưới là lớp kiến trúc xếp tầng lên nhau với niên đại kéo dài trên 10 thế kỷ, từ thế kỷ IV - XV (1471), trải qua các thời kỳ Châu Vijaya cho đến nhà nước Vijaya.

Nhiều hiện vật qua trọng thu được trong quá trình khai quật
Nhiều hiện vật qua trọng thu được trong quá trình khai quật

Qua địa tầng các hố khai quật cho thấy gò ông Tỵ là gò nhân tạo, được hình thành trong quá trình xây dựng các kiến trúc Champa ở đây. Đặc biệt hơn là, trước khi khu vực này được người Chăm chọn để xây dựng các công trình kiến trúc, đã có lớp cư dân Champa cư trú từ trước đó.

Phát hiện được hệ thống kiến trúc gạch Champa, có niên đại thế kỉ IX-X và thế kỉ XI-XII. Lần đầu tiên nhận biết được cấu trúc các lớp đất đắp thành các giai đoạn: giai đoạn thành thuộc Châu Vijaya và giai đoạn thành Vương quốc Vijaya khi chuyển đô từ Quảng Nam vào Bình Định. Một phát hiện quan trọng khác là di tích kiến trúc lợp ngói, gồm có 3 loại ngói đặc biệt lần đầu tiên tìm thấy ở Việt Nam và các tượng mặt hề, mặt sư tử với nhiều cách thể hiện khác nhau; phát hiện kiến trúc với các vật liệu xây dựng (gạch, ngói) và trang trí kiến trúc mang phong cách Khơme,… có niên đại thế kỷ XI-XIII.


Những mảnh gốm Champa chứng minh người Chăm đã sinh sống ở Bình Định

Những mảnh gốm Champa chứng minh người Chăm đã sinh sống ở Bình Định

Một con tiện bằng đất nung dùng để trang trí trên mái nhà
Một con tiện bằng đất nung dùng để trang trí trên mái nhà
Nhiều mặt hề, mặt sư tử rất độc đáo lần đầu tiên được phát hiện ở Bình Định
Nhiều mặt hề, mặt sư tử rất độc đáo lần đầu tiên được phát hiện ở Bình Định

Doãn Công (http://dantri.com.vn)

Chiều 04/01, Bảo tàng lịch sử Quốc gia phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh và Trường Đại học Đông Á Nhật Bản tổ chức Hội nghị báo cáo kết quả khai quật di tích lịch sử thành cổ Luy Lâu lần thứ 3 năm 2016. Dự Hội nghị có các Giáo sư, Nhà nghiên cứu lịch sử, đại diện lãnh đạo Bảo tàng lịch sử Quốc gia, Trường Đại học Đông Á.
Báo cáo kết quả khai quật di tích thành cổ Luy Lâu đã cho thấy, thành cổ Luy Lâu là một dạng di tích phức hợp, tầng văn hóa dầy, chứa đựng nhiều loại hình di tích như, kiến trúc, cư trú, công xưởng và mộ táng. Dựa vào hàng trăm hiện vật khai quật được như gạch, ngói, bát, đĩa, chum, lọ với nhiều kích thước, mẫu mã … cho thấy thành cổ Luy Lâu được xây dựng kéo dài qua các giai đoạn thời Tây Hán, Đông Hán, Lục Triều và Tùy Đường từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 9 trước Công nguyên. Kết quả khai quật lần thứ 3 đã bước đầu định hình được vị trí và quy mô của tường thành Nội trên cơ sở tiếp nối của 2 lần khai quật trước, tuy dấu tích chưa thực sự rõ ràng nhưng đã xác định được dấu viết ngoại hào của thành Nội có độ rộng từ 6-13m, sâu từ 1,4-1,8m. Kết quả khai quật lần thứ 3 đã góp phần làm sáng tỏ các vấn đề còn tồn nghi của 2 lần trước, từng bước khôi phục lại được diện mạo của thành cổ Luy Lâu xưa, cho thấy Luy Lâu là một trung tâm chính trị, văn hóa lớn, tiêu biểu trong nghiên cứu lịch sử giai đoạn 10 thế kỷ đầu Công nguyên tại Việt Nam.
Theo bacninhtv.vn
Văn sách thi đình Thăng Long - Hà Nội là một đầu sách thuộc mảng sách Tư liệu tổng hợp trong Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến được xuất bản vào dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (1010-2010).
Cuốn sách tuyển dịch 24 văn bài của các sĩ tử Thăng Long - Hà Nội từ thời Lê sơ qua thời Mạc, thời Lê Trung Hưng tới thời Nguyễn.
Tập 2 này giới thiệu từ bài số 8 đến bài số 24:

Bài số 8 và 9: Khoa thi Tiến sĩ năm Minh Mệnh thứ ba (1822)
Bài số 10 và 11: Khoa thi Tiến sĩ năm Minh Mệnh thứ bảy (1826)
Bài số 12: Khoa thi Tiến sĩ năm Minh Mệnh thứ mười (1829)
Bài số 13: Khoa thi Tiến sĩ năm Thiệu Trị thứ nhất (1841)
Bài số 14: Khoa thi Tiến sĩ năm Thiệu Trị thứ hai (1842)
Bài số 15 Khoa thi Tiến sĩ năm Thiệu Trị thứ tư (1844)
Bài số 16: Khoa thi Tiến sĩ năm Tự Đức thứ tư (1851).
Bài số 17: Khoa thi Tiến sĩ năm Tự Đức thứ mười tám (1865)
Bài số 18: Khoa thi Tiến sĩ năm Tự Đức thứ hai mươi mốt (1868).
Bài số 19: Khoa thi Tiến sĩ năm Tự Đức thứ Hai mươi bốn (1871)
Bài số 20: Khoa thi Tiến sĩ năm Tự Đức thứ ba mươi ba (1880)
Bài số 21: Khoa thi Tiến sĩ năm Tự Đức thứ ba mươi ba (1880)
Bài số 22. Khoa thi Tiến sĩ năm Thành Thái thứ nhất (1889)
Bài số 23 và 24 Khoa thi Tiến sĩ năm Thành Thái thứ tư (1892)
  
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
Văn sách thi đình Thăng Long - Hà Nội là một đầu sách thuộc mảng sách Tư liệu tổng hợp trong Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến được xuất bản vào dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (1010-2010).

Tập sách giới thiệu với bạn đọc về những bài văn sách thi Đình hiện còn của các sĩ tử người Hà thành. Họ đã tham gia kỳ thi Đình - kỳ thi cuối cùng và cao nhất của khoa thi Tiến sĩ. Kỳ thi này do Hoàng đế trực tiếp chủ trì và được tổ chức tại sân điện Hoàng đế. Bài thi là bài văn sách - một thể văn nghị luận chính trị xã hội có quy cách quốc gia. Nội dung sách vấn thường hỏi về những vấn đề có quy mô quốc gia đại sự. Cho nên Đối sách - bài thi của các sĩ tử vừa phải vận dụng kinh sách vừa phải có hiểu biết về thực tế để chứng minh và luận giải thì mới đáp ứng được yêu cầu của một kỳ đại Đình.

Cuốn sách tuyển dịch 24 văn bài của các sĩ tử Thăng Long - Hà Nội từ thời Lê sơ qua thời Mạc, thời Lê Trung Hưng tới thời Nguyễn trong số khoảng trên 100 bài văn sách thi Đình còn lại của khoa cử Việt Nam mà nhóm tuyển chọn sưu tầm. Tập 1 giới thiệu 7 bài đầu tiên.

Cuốn sách giới thiệu nguyên bản chứ Hán của các bản sao chép bài thi còn lưu trữ được, bản phiên âm Hán Việt, phần dịch nghĩa và chú thích những bài văn này nhằm giúp độc giả có thêm điều kiện tiếp nhận văn bản được tốt hơn. Đồng thời, tập sách cung cấp một dẫn nhập về khoa cử Việt Nam, trong đó tập trung giới thiệu về văn sách thi Đình từ quy thức, thể loại đến giá trị nội dung và bút tháp.

Xin trân trọng giới thiệu tới độc giả!
Ngô Thị Nhung
bia_14_so_4-_2016_copy.jpg
MỤC LỤC
STT   Tr
1
 
 
 
 
Có hay không lớp văn hóa Phùng Nguyên ở di chỉ Đình Tràng (Hà Nội)
LẠI VĂN TỚI
“Di chỉ Đình Tràng (thôn Đình Tràng, xã Dục Tú, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội), Di chỉ được phát hiện năm 1969 và khai quật 8 lần với tổng diện tích là 776,25m2.
Từ cuộc khai quật lần thứ tư (1998), các nhà khảo cổ học đã nhận ra sự tồn tại rõ ràng của lớp văn hoá Phùng Nguyên dày 60cm. Đặc trưng của lớp văn hoá Phùng Nguyên ở Đình Tràng là nằm trên lớp sinh thổ màu vàng có bề mặt lồi mõm, đất trong tầng văn hoá màu nâu sẫm, tơi xốp chứa di tích mộ táng và bếp lửa. Di vật gồm đồ đá, đồ gốm, một vài di vật và vết tích đồ đồng.
Căn cứ vào cấu tạo địa tầng, diễn biến của hệ thống di tích, di vật,  cho đến nay, các nhà khảo cổ học đã xác định di chỉ Đình Tràng có 4 lớp văn hoá phát triển liên tục từ giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên, qua giai đoạn văn hoá Đồng Đậu, Gò Mun đến giai đoạn văn hoá Đông Sơn. Quá trình phát triển này diễn ra khoảng 1.500 - 2.000 năm trước Công nguyên đến một hai thế kỷ trước sau Công Nguyên”.
3
2 Văn hóa Phùng Nguyên - tầm tỏa rộng
HOÀNG XUÂN CHINH
“Cho đến nay đã có khoảng 70 di tích văn hóa Phùng Nguyên được phát hiện. Hầu hết các nhà khảo cổ học đều thống nhất cho rằng, các di tích văn hóa Phùng Nguyên phân bố chủ yếu tại các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội và Bắc Ninh. Đây là vùng đất chuyển tiếp từ trung du xuống đồng bằng châu thổ sông Hồng. Có thể nói, vùng trung du và đồng bằng cao châu thổ sông Hồng là địa bàn gốc của cư dân văn hóa Phùng Nguyên.
Vết tích văn hóa Phùng Nguyên - qua đồ đá và đồ gốm - còn tỏa rộng ra các vùng xung quanh địa bàn gốc. Từ trung tâm văn hóa Phùng Nguyên ở trung du đồng bằng châu thổ sông Hồng đã lan tỏa ra khắp Bắc Bộ, từ vùng núi xuống vùng ven biển và vào tận Bắc Trung Bộ. Sự lan tỏa của văn hóa Phùng Nguyên  ra các vùng với các mức độ khác nhau, trong đó, cường độ lớn nhất, rõ ràng nhất là lan tỏa ra hướng đông và hướng nam làm cho các di tích, các nhóm di tích ở các khu vực đó có nhiều nét gần gũi với văn hóa Phùng Nguyên, thậm chí có nhóm còn được xem là loại hình địa phương của văn hóa Phùng Nguyên.
Có thể thấy sức sống mạnh mẽ của văn hóa Phùng Nguyên qua mức độ ảnh hưởng cũng như mối giao lưu văn hóa giữa văn hóa này với các văn hóa cùng thời là rất mạnh mẽ, phong phú và phức tạp, trong đó bao gồmg các hoạt động trao đổi sản phẩm, kỹ thuật và cũng có thể là sự chuyển cư, phát tán của một bộ phận nhỏ cư dân văn hóa Phùng Nguyên ra các vùng xung quanh”.
 
117
3 Kiến trúc trường tồn, thể chế bền lâu: lao động, đô thị hóa, hình thái nhà nước sớm ở Bắc Việt Nam và xa hơn
NAM C. KIM
“Tường thành Cổ Loa vẫn sừng sững như một bằng chứng lặng lẽ cho quyền lực của một xã hội phân tầng tồn tại trong các thế kỷ cuối cùng trước Công nguyên của châu thổ sông Hồng. Với việc xây dựng thành lũy này trong thế kỷ III BC, những người sáng lập chính thể này đã sở hữu quyền lực chính trị tập trung theo một trật tự chưa từng thấy trong vùng. Với quy mô xây dựng đồ sộ, Cổ Loa là một mẫu hình đặc biệt mang tính lịch sử và địa phương về đô thị hóa và quyền lực chính trị ra đời trong những thế kỷ trước khi các chính thể đô thị hóa được ghi chép về mặt lịch sử mang tính kinh điển của Đông Nam Á.
Cổ Loa vì vậy cho thấy những biểu hiện bên ngoài của một xã hội cấp nhà nước sớm, một xã hội mà được ghi dấu bởi sự lâu bền của quyền lực tập trung và kiểm soát về chính trị, một kết cấu chính trị xã hội đa thế hệ tiềm ẩn các xung đột và chiến tranh. Việc xây dựng kiến trúc hoành tráng của trung tâm đô thị có lẽ đòi hỏi một mức độ nào đó việc sử dụng lao động khổ sai (ép buộc) cũng như chứng tỏ sức mạnh của cải vật chất mà người nắm quyền lực sở hữu. Nói chung, việc xây dựng của một địa điểm đô thị cho thấy một cơ cấu chính trị phân tầng mà những người cầm quyền phải có được một lực lượng quân sự để giành được và duy trì trật tự của nó”.
 
225
4 Khai quật lần thứ hai di tích chùa Lang Đạo (Tuyên Quang)
TRẦN ANH DŨNG
“Di tích chùa cổ Lang Đạo thuộc thôn Tân Hồng, xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Cuộc khai quật chữa cháy lần thứ nhất tại khu di tích kiến trúc này đã được tiến hành vào năm 2012. Đợt khai quật lần thứ hai được tiến hành trong năm 2015 đã có thêm những phát hiện và nhận thức mới về khu di tích này. Kết quả khai quật đã làm xuất lộ 3 nền kiến trúc, các móng trụ kiến trúc, sân lát gạch cùng nhiều vật liệu kiến trúc và di vật. Niên đại của 3 kiến trúc ở di tích chùa Lang Đạo thuộc thời Trần nhưng cũng có một số thành phần kiến trúc được xây thêm vào thời Lê sơ.
Tuy nhiên, qua 2 đợt khai quật, vẫn còn có những điều chúng ta chưa biết như phạm vi và diện tích của các kiến trúc 2, 3; hệ thống móng trụ trong kiến trúc 3, phạm vi của sân lát gạch hoa chanh… cùng các mối quan hệ của các thành phần kiến trúc. Chùa Lang Đạo, có hay không có tam quan và các kiến trúc phụ khác như hành lang, nhà ở cho sư và Phật tử…? Điều đó đòi hỏi chúng ta tiếp tục mở rộng khai quật di tích này để tìm hiểu đầy đủ hơn về quy mô, bố cục của tổng thể di tích”.
 
372
5 Vài nét về hai ngôi chùa nội công ngoại quốc tại huyện Đan Phượng, Hà Nội
NGUYỄN THẮNG
 
689
6 Ngọc tỷ ấn vương triều Nguyễn
NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN
 
895
 
 
CONTENTS
 
No   Page
1 ABOUT THE PHÙNG NGUYÊN - CULTURE LAYER                                 AT THE ĐÌNH TRÀNG SITE (HÀ NỘI)
LẠI VĂN TỚI
The Đình Tràng site (Đình Tràng hamlet, Dục Tú commune, Đông Anh district, Hà Nội city)  was discovered in 1969 and excavated 8 times with the total area of 776.25m2.
From the fourth excavation (1998), the archaeologists identified the clear existence of the Phùng Nguyên-culture layer that is 60cm thick. The characterictics of this layer at the Đình Tràng site are its location on the yellow sterile layer with a convexo-concave surface; the soil in the cultural layer is dark brown and friable with traces of burials and firing places. The found artifacts include stone tools, ceramics, some other artifacts and traces of bronze ones.
Based on the stratigraphical composition and the system of the sites and artifacts to date, the arhaeologists have identified that the Đình Tràng site exhibit 4 cultural layers which developed uninterruptedly form the Phùng Nguyên-culture period, through the periods of the Đồng Đậu, Gò Mun cultures to the Đông Sơn-culture period. This development happened from around 1,500 BC- 2,000 BC to one or two centuries BC and AD.
 
3
2 PHÙNG NGUYÊN CULTURE - WIDESPREAD SCOPE
HOÀNG XUÂN CHINH
To date, about 70 sites from the Phùng Nguyên culture have been found. Most of the archaeologists all agree that the Phùng Nguyên-culture sites are all located in the provinces of Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội and Bắc Ninh. These are transition lands from midland to the delta of the Hồng River, which were the original location of the Phùng Nguyên-culture inhabitants.
The vestiges of the Phùng Nguyên culture - through the stone and bronze artifacts - were also widespread in the vicinity of the original location. From the centre of the Phùng Nguyên culture in the midland and the delta of the Hồng River, the Phùng Nguyên culture was spread to all over northern Việt Nam, from the mountainous to the coastal area and even to the northern part of central Việt Nam. The spread of the Phùng Nguyên culture to other areas at various levels, in which the greatest and clearest intensity was the spread towards the east and the south, and made the sites and site groups in those areas share many similar features to the Phùng Nguyên culture, some of the groups are even considered to be the local type of this culture.
The vitality of the Phùng Nguyên culture through the influence and the cross -cultural contacts between this culture and the other contemporary cultures is actually very strong, rich and complicated, which include the exchange of products, technology and possibly the migration
 
617
3 Lasting Monuments and Durable Institutions:                                                 Labor, Urbanism, and Statehood in Northern VIỆT NAM AND BEYOND
NAM C. KIM
Archaeological research on monumentality, early urbanism, and emergent statehood in Southeast Asia and Vietnam has grown dramatically in recent years, and our understanding of social evolution in Southeast Asia has moved beyond traditional models of Sinicization and Indianization. Although many researchers recognize the significance of the historic and classical states of the first and second millennia AD, the seeds of statehood and urbanism can be seen in a moated settlement pattern during the first millennium BC. The largest in this category of Iron Age settlements, the heavily fortified Co Loa site in Vietnam’s Red River Valley, is emblematic of a tradition of settlements marked by earthworks and moat systems. The scale and extent of Co Loa’s massive earthen rampart system, involving a complex construction enterprise, reflect planning and implementation by a highly centralized, multigenerational, and institutionalized authority. Dating to the last centuries BC, Co Loa represents one of the earlier ancient state-level societies in Vietnam and the wider Southeast Asian region. Ultimately, the durability of Co Loa’s institutions of power and governance is suggested by the nature of its rampart system and construction process, and a package of variables contributed to emergent complexity. In particular, the presence of a monumental system of defensive works, combined with other archaeological markers for intraregional competition and violence, underscores the potential role of warfare and physical coercion in the course of political centralization.
 
225
4 SECOND EXCAVATION AT LANG ĐẠO PAGODA
(TUYÊN QUANG PROVINCE)
TRẦN ANH DŨNG
The ancient Lang Đạo pagoda is located at Tân Hồng hamlet, Tú Thịnh commune, Sơn Dương district, Tuyên Quang  province. The first emergency excavation at this site was conducted in 2012. The second excavation in 2015 resulted in more new discoveries and perception of this site. The excavation results include the findings of 3 architectural foundations, pillar bases, brick yard and many architectural materials and artifacts. These three architectural foundations are from the Trần period, but some other architectural components were additionally built in the early Lê period.
However, through the two excavations, there are many unsolved problems such as the scopes and areas of the second and third architectures; the system of pillar bases of the third architecture; the scope of the lemon-flower-shaped brick yard, etc., and the relations of the architectural components. Whether the Lang Đạo pagoda was composed three gates and other ancillary facilities such as lobby, accommodation for Buddhist priests and monks? We need to expand the excavation area of this site to continue research on the scale, overall outline of this site.
 
372
5 SOME FEATURES OF THE TWO PAGODAS
IN ĐAN PHƯỢNG DISTRICT, HÀ NỘI
NGUYỄN THẮNG
The paper refers to the two pagodas with the architectural plane in 工-shape (inside) and 口-shape (surrounding) in Đan Phượng district, Hà Nội city.
- The first pagoda is Đôi Hồi pagoda, which was built in the Trần period and extended and reconstructed for many times in the Lê Trung hưng period. However, the architecture and composition of the Buddhist altars nowadays exhibit the style of the nineteenth century and later. Apart from the system of worshipping statues, there are many other valuable ancient artifacts such as bronze bells, stone stelea, etc. The oldest stele was built in the Mạc period (1588); two other ones were built in the Lê Trung hưng period (1688 and 1704).
- The second pagoda is Hải Giác pagoda, which might have been built in the Lý period and experienced through many times of reconstruction. The present architecture and composition of the Buddhist altars exhibit the style of the Nguyễn period and later. In the pagoda, there are stone stelea built in the Lê Trung hưng period and a wooden cultic tablet from the seventeenth century.
 
389
6 ROYAL JADE SEALS FROM THE NGUYỄN PERIOD
NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN
The royal jade seals from the Nguyễn dynasty were used by the Kings and his family, which were made of gold, silver, jade, etc.
The royal seals were sculptured and ground and made of various types of jade, but normally emerald, opal or aquamarine jade. The jade seals of the Nguyễn dynasty were mainly made from the Minh Mạng period to Tự Đức time. As they were made of rare and precious stones, they are much less in quantity than the ones made of metal.
The royal seals are the invaluable of Vietnamese nation. They serve as very important historical evidence for the Vietnamese history and culture. 
 
 
495
 
TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ
61- Phan chu trinh - Hà Nội
Tel: 04. 9330732, Fax: 04. 9331607
Email: tapchikhaoco@gmail.com
 
 

bia_14_so_3_-_2016.jpg.ok.jpg Tạp chí Khảo cổ học số 3 – 2016
Dày 100 trang (cả bìa) – Khổ 19cm x 27cm
MỤC LỤC
STT   Tr
1
 
 
 
 
Bài phát biểu của Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại buổi thăm và làm việc với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (ngày 18-5-2016)
TRẦN ĐẠI QUANG
3
2 Diễn văn của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nhân ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18-5-2016
NGUYỄN QUANG THUẤN
16
3 Khai quật di chỉ hang Mang Chiêng, Vườn Quốc gia Cúc Phương
NGUYỄN GIA ĐỐI, LÊ HẢI ĐĂNG,
PHAN THANH TOÀN,  A.KANDYBA
“Hang Mang Chiêng thuộc xã Thành Yên, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa và nằm trong khu vực trung tâm rừng Quốc gia Cúc Phương.
Di tích được phát hiện năm 2009 và được Viện Khảo cổ học, Viện Khảo cổ - Dân tộc học Viện HLKH Nga tại Novosibirsk phối hợp với Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa khai quật hai lần vào năm 2011 và 2012 với hai hố, mỗi hố rộng 6m2.
Tầng văn hóa tiêu biểu của di chỉ dày trên 1m, cấu tạo gồm ba lớp. Các di tích xuất lộ chủ yếu gồm vỏ ốc núi/ốc suối, di cốt động vật, mộ táng/di cốt người và các cụm chế tác đá. Di vật đá khá phong phú được làm bằng đá cuội và một tỷ lệ khá cao làm bằng đá vôi. Loại hình công cụ đá bao gồm những công cụ ghè đẽo truyền thống kiểu chopper, những công cụ kiểu văn hóa Hòa Bình, công cụ mảnh tuớc và mảnh tuớc, rất hiếm rìu mài. Khung niên đại của di chỉ nằm trong khoảng từ trên 12.000 đến khoảng 7.000 năm cách ngày nay.
 Di chỉ hang Mang Chiêng về mặt hình thái cư trú, kiếm sống và kỹ nghệ đá mang tính chất văn hóa Hòa Bình. Giá trị nổi bật của di chỉ này là có một địa tầng ổn định, rõ ràng, minh chứng quá trình biến đổi khí hậu, môi trường cũng như tiến triển văn hóa của cư dân tiền sử từ cuối Pleistocene đến đầu Holocene ở khu vực này”.
29
4 Hệ thống các di tích Đá mới ở vùng núi Nghệ An: Tư liệu và thảo luận
NGUYỄN KHẮC SỬ, PHAN THANH TOÀN
“Vùng núi Nghệ An gồm 10 huyện với diện tích khá lớn. Các di tích khảo cổ trong hang động được người Pháp phát hiện từ những năm 30s của thế kỷ XX. Hơn nửa thế kỉ qua, ở vùng này đã phát hiện hàng chục di tích tiền sử. Năm 2015, triển khai Nhiệm vụ cấp Bộ: Nghiên cứu hệ thống các di tích khảo cổ hang động miền núi tỉnh Nghệ An, Tác giả và cộng sự đã thẩm định các di tích hang động phát hiện trước đó và phát hiện mới 24 di tích khác.
Các di tích khảo cổ học tiền sử ở vùng núi Nghệ An bao gồm các di tích cổ sinh/cổ nhân và Đá cũ, các di tích thuộc văn hóa Hòa Bình và các di tích thuộc giai đoạn hậu kỳ Đá mới – sơ kỳ Kim khí.
Hệ thống di tích khảo cổ học tiền sử ở vùng núi Nghệ An rất phong phú và có vị trí quan trọng tiến trình phát triển văn hóa tiền sử  ở khu vực Bắc Trung Bộ và khu vực Trung – Thượng Lào”.
322
5 Di chỉ Bãi Cát Đồn trong hện thống văn hóa Hạ Long trên đảo Cát Bà (Hạ Long)
BÙI THỊ THU PHƯƠNG
332
6 Các giai đoạn phát triển của văn hóa Đồng Đậu
BÙI HỮU TIẾN
440
7 Sức sống Đông Sơn qua tư liệu trống đồng
NGUYỄN GIANG HẢI
“Văn hóa Đông Sơn được các nhà khoa học định niên đại vào khoảng thế kỷ VII trước Công Nguyên đến thế kỷ I-II sau Công Nguyên. Từ khi nhà Hán áp đặt sự thống trị ở nước ta (từ năm 111 trước Công Nguyên), với chính sách đồng hóa khốc liệt của đế chế Hán, văn hóa Đông Sơn đã bị hủy diệt một phần lớn. Tuy nhiên, bản sắc và sức sống văn hóa Đông Sơn vẫn được gìn giữ bền bỉ ở đâu đó trong cơ tầng văn hóa Việt. Bài báo đề cập đến những chứng cứ về việc tiép tục đúc và sử dụng trống đồng theo truyền thống văn hóa Đông Sơn trong thời kỳ nhà Hán thống trị  (trống Cổ Loa, trống làng Vạc, khuôn đúc trống ở Luy Lâu) cũng như trong các triều đại thuộc kỳ nguyên Đại Việt sau này (trống loại II – trống Mường). Ngoài ra sức sống của văn hóa Đông Sơn còn thể hiện qua những hiện vật mang tính tiếp biến văn hóa Hán – Việt cũng như các di tích thờ cúng và các thực hành nghi lễ liên quan đến trống đồng”.
653
8 Giao lưu thương mại Đông - Tây qua đồ trang sức văn hóa Sa Huỳnh
NGUYỄN KIM DUNG, ĐẶNG NGỌC KÍNH,
PHẠM THỊ NINH, LÊ HẢI ĐĂNG
Tư liệu đồ trang sức trong các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh cho thấy sự đa dạng về loại hình, chất liệu và cả kỹ thuật chế tạo. Những khuyên tai hai đầu thú và khuyên tai ba mấu đá ngọc hay thủy tinh của văn hóa Sa Huỳnh mặc dầu là biểu tượng của văn hóa này nhưng không chỉ được sử dụng trong nội bộ cộng đồng Sa Huỳnh mà đã có mặt ở các vùng khác nhau tại Đông Nam Á, trong đó đáng chú ý nhất là ở Philippines và Thailand.
Cũng trong loại hình khuyên tai ba mấu và khuyên tai hai đầu thú nhưng ở chất liệu thủy tinh, đã thấy chúng có mặt ở một số nơi rất xa, ngoài Sa Huỳnh như Đông Sơn phía Bắc Việt Nam (Đồng HớiBãi Cọi), U Thong (Thailand) Sam Rong Sen (Campuchia), Tabon và Batangas (Phillippines)...
Hầu hết các sưu tập hạt chuỗi, kể cả thủy tinh, đá quý các loại cho đến vàng ở Sa Huỳnh đều là các sản phẩm thương mại. Cho dù được sản xuất tại chỗ hay nhập khẩu thì những di vật này cũng tham gia vào các kênh” trao đổi buôn bán trong giai đoạn văn hóa Sa Huỳnh và trong khu vực Đông Nam Á, xa hơn nữa là Ấn Độ và Trung Cận Đông”.
760
9 Mộ hợp chất thời Nguyễn ở Nam Bộ
PHẠM ĐỨC MẠNH
“Trong bài báo này, tác giả đã thống kê 518 mộ hợp chất (mummified burial) thuộc thời Nguyễn ở Nam Bộ. Từ kết quả các cuộc thám sát, khai quật và nghiên cứu so sánh, tác giả đã đề cập đến các vấn đề về vật liệu xây dựng, đặc điểm kiến trúc, cách thức mai táng, đồ tùy táng…,chỉ ra những đặc trưng của loại hình mộ hợp chất ở Nam Bộ.
Ngoài ra, thông qua bia mộ, tác giả còn thống kê tên quốc hiệu các triều đại thời Nguyễn ở Nam Bộ, tên các dòng họ người Hoa di cư đến Nam Bộ và đặc biệt là tên các dòng họ người Việt ở thời kỳ này ở Nam Bộ”.
680
 
CONTENTS
 
No   Page
1 The speech of the President of the Socialist Republic of Việt Nam on the visit and work with the Việt Nam Academy of Social Sciences (18 May 2016)
TRẦN ĐẠI QUANG
3
2 The speech of the President of the Việt Nam Academy of Social Sciences on the occasion of the day of Vietnamese Sciences and Technology (18 May 2016)
NGUYỄN QUANG THUẤN
 
66
3 Excavation at Mang Chiêng cave site , Cúc Phương National Garden
NGUYỄN GIA ĐỐI, LÊ HẢI ĐĂNG,
PHAN THANH TOÀN, A.KANDYBA
The Mang Chiêng Cave site is located at Thành Yên commune, Thạch Thành district, Thanh Hóa province and in the central area of Cúc Phương National Garden.
The site was discovered in 2009 and excavated twice in 2011 and 2012 with two excavated trenches that was  6m2 each, by the collaboration of Việt Nam Institute of Archaeology, the Institute of Archaeology – Ethnology of Russia Academy of Sciences in Novosibirsk and the Department of Information and Tourism of Thanh Hóa province.
The typical cultural stratum is over 1m thick, which is composed of three layers. The found relics are mainly mountainous/stream snail shells, animal bones, burials/human bones and clusters of stone tools. The stone tools are fairly rich, which were made of pebble stones and limestones that accounts for fairly high level. The stone tools include traditional choppers, tools with the Hòa Bình-culture style, flakes tools and flakes, and a few ground axes. The chronological frame of the site is from c.12,000 BP to 7,000 BP.
 The Mang Chiêng cave site has characteristics of the Hòa Bình culture in terms of residence morphology, living style and stone industry. The outstanding features of this site are a clear and stable stratum, demontrating the period of climate and environmental changes and the cultural evolution of the prehistorical inhabitants from late Pleistocene to Holocene in this area”.
29
4 System of Neolithic sites in Nghệ An mountainous area: Data and discussion
NGUYỄN KHẮC SỬ, PHAN THANH TOÀN
“The Nghệ An mountainous area is composed of 10 districts with a fairly large area. The archaeological cave sites were found by the French in 1930s of the twentieth century. For over the past century, there have been over tens of prehistoric sites found in this area. In 2015, implementation of the Ministerial project: Research into the system of the archaeological cave sites  in the Nghệ An mountainous area, the author and his colleagues have investigated the cave sites found previously and discovered other 24 sites.
The Prehistorical sites in the Nghệ An mountainous area include Paleobiology/paleoanthropology, Paleolithic sites and the Hòa Bình-culture sites from the late Neolithic – early Metal Age.
The system of the prehistorical sites in the Nghệ An mountainous area is very rich and it plays an important position in the development of the prehistorical cultures in the northern part of Central Việt Nam and the areas of Central – Upper Laos”.
322
5 BÃI CÁT ĐỒN SITE IN THE HẠ LONG-CULTURE SYSTEM
ON CÁT BÀ ISLAND (HẢI PHÒNG)
BÙI THỊ THU PHƯƠNG
The Cát Đồn site is located at Cát Đồn hamlet, Xuân Đám commune, Cát Hải district, Hải Phòng city. In 2003, the Việt Nam Institute of Archaeology and the provincial Museum of Hải Phòng conducted the first excavation at the site and in 2013, the Department of History, the University of Social Sciences and Humanity conducted the second excavation.
The cultural layer is about 80 - 100cm thick, with a simple composition, in which there are not any other relic types found.
The typical characteristics of the stone artifacts are grinding stones with the grooves like “Hạ Long mark”, small shouldered axes/adzes, and pebble pointed tools.
The ceramics are mainly spongy with the basic features of the Hạ Long-culture ones. They include some solid, reddish brown potsherds, with marked designs in combination with hollowly pressed or shell-pressed designs- the typical type of the Hoa Lộc culture.
 
332
6 DEVELOPMENT STAGES OF THE ĐỒNG ĐẬU CULTURE
BÙI HỮU TIẾN
The Đồng Đậu culture of the middle Bronze Age, which is dated to c.3,500BP - 3,000BP, belongs to the genealogy of the pre-Đông Sơn culture in the Hồng-river basin. So far, there have been 42 sites found the Đồng Đậu culture, which were distributed in the midland and plain areas of northern Việt Nam in Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, and Bắc Giang provinces. The data updated and synthetized from the excavation at the Thành Dền, Đồng Đậu sites and many other sites have highlighted the viewpoint that the existence of the Đồng Đậu culture includes 3 uninterrupted stages of development from the early one to the late one: the first stage - the transitional stage from the Phùng Nguyên culture to the Đồng Đậu culture; the second stage - the typical Đồng Đậu stage; the third stage - the transitional stage from the Đồng Đậu culture to the Gò Mun culture. The data serving as evidence are based on the changes of the stone tools, ceramics, bronze artifacts in combination with the stratigraphical data and the absolute dates.
 
440
7 Đông Sơn vitality through bronze drum data
NGUYỄN GIANG HẢI
“The Đông Sơn culture is dated to around the seventh century BC to the first - second AD centuries. Since the Hán dynasty dominated Việt Nam (from 111 BC), with the violent assimilation policies of the Han empire, the Đông Sơn culture has been much destroyed. However, the nature and vitality of the Đông Sơn culture has been still persistently preserved somewhere in the Vietnamese cultural structure. The paper refers to the evidence of the continued casting and using bronze drums as the  Đông Sơn-culture tradition in the Han-domination period (bronze drums of Cổ Loa, Vạc Loa and bronze casting moulds of  Luy Lâu) and in the later dynasties of the Đại Việt period (drums Herger II – Mường drums). In addition, the Đông Sơn-culture vitality is also shown through artifacts with Han – Vietnamese acculturation and the sites for worshipping and ritual practices associated with bronze drums”.
653
 
8 East - West trade interaction through Sa Huỳnh-culture ornaments
NGUYỄN KIM DUNG, ĐẶNG NGỌC KÍNH,
PHẠM THỊ NINH, LÊ HẢI ĐĂNG
“The data of the ornaments in the Sa Huỳnh culture demonstrate the variety of forms, materials and making technology. Although the two animals- headed and three-knobbed earrings made of jade or glass from the Sa Huỳnh culture, they were used not only in the Sa Huỳnh-culture community but also in other regions in Southeast Asia, remarkably in Philippines and Thailand.
The type of glass two animal- headed and three-knobbed earrings also appeared in remote areas outside Sa Huỳnh such as Đông Sơn in Northern Việt Nam (Đồng Hới and Bãi Cọi), U Thong (Thailand) Sam Rong Sen (Cambodia), Tabon and Batangas (Philippines), etc.
Most of the collections of beads made of glass, precious stones and even gold in Sa Huỳnh are all trade products. Whether they were locally made or imported, they were involved in the "exchange and trade channel" in the Sa Huỳnh-culture period, in Southeast Asia, India and Middle-Near East”.
560
9 Mummified burial from Nguyễn period
PHẠM ĐỨC MẠNH
“In this paper, the author introduces his statistics of 518 mummified burials from the Nguyễn period in Southern Việt Nam. From the results of the test-excavations, excavations and comparative research, he refers to the matters of building materials, architectural features, burial customs, funeral goods, etc., and states the characteristics of mummified burials in Southern Việt Nam.
In addition, through burial stelea, the author sums up the national names in the Nguyễn-dynasty periods in Southern Việt Nam, the names of the Chinese families immigrated to Southern Việt Nam, especially the Vietnamese family names”.
 
780
 
TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ
61- Phan chu trinh - Hà Nội
Tel: 04. 9330732, Fax: 04. 9331607
Email: tapchikhaoco@gmail.com
 
 

Trang


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9027263
Số người đang online: 20