CHỦ ĐỀ: Di tích thực vật thu được ở Hang Bói và Hang Trống, Tràng An (Ninh Bình)
Diễn giả: Jasminda Ceron, Nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Đại học Otago, New Zealand
Thời gian: 9h30 sáng ngày 25 tháng 8 năm 2016 (Thứ 5)
Địa điểm: Hội trường Viện Khảo cổ học - Số 61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội Tóm tắt:
Đây là nghiên cứu về các tàn tích thực vật từ các di tích hang động được tiến hành ở Hang Bói và Hàng Trống, nằm trong Khu sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình, Bắc Việt Nam. Những di tích thực vật bao gồm vỏ hạt, hạt thuộc chi sếu, các loại củ dại và than tro đại diện cho một phổ rộng các giống loài thực vật hoang dại, mang đến cho chúng ta cái nhìn về cảnh quan môi trường trong quá khứ. Các số liệu cũng cho thấy, các nhóm cư dân hái lượm sớm đã có những hiểu biết và gần gũi với môi trường của mình.
Về diễn giả:
- Tốt nghiệp Cử nhân ngành Nhân học và Cao học Khảo cổ học tại Đại học Philippines.
- Nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Đại học Otago, New Zealand.
Ngoài ra, đã làm trợ lý nghiên cứu và giảng viên cho Chương trình Nghiên cứu Khảo cổ học, Đại học Philippines.
Hướng nghiên cứu khác: Dân tộc học và quản lý di sản văn hóa.

Trong kho tàng di sản văn hóa Hội An, các nghề truyền thống là một bộ phận rất quan trọng. Chúng là kết tinh của quá trình lao động đầy sáng tạo, năng động của các tầng lớp cư dân kế tục nhau cư trú trên mảnh đất Hội An. Trong quá khứ, sự nhộn nhịp của các nghề, làng nghề truyền thống ở Hội An là biểu hiện sinh động của quá trình đô thị hóa, quá trình hình thành các đô thị theo kiểu phương Đông, mà Hội An là một trường hợp tiêu biểu. Do nhiều nguyên nhân nghề hiện vẫn còn hoạt động nhưng quy mô đã thu hẹp khác trước, nhiều nghề đã mai một chỉ còn trong trí nhớ của những người cao tuổi, nhiều kinh nghiệm quý tích lũy từ nhiều trăm năm của các thế hệ thợ lành nghề đã dần bị mai một, lãng quên, bị thay thế bởi những kỹ thuật mới mà không có sự kế thừa, phát huy phù hợp.
Trước tình hình đó, nhóm tác giả đã tiến hành sưu tầm, khảo sát, tập hợp các nguồn tư liệu thu thập được để giới thiệu một số nghề truyền thống tiêu biểu của địa phương trong công trình này.
Nội dung cuốn sách gồm 2 chương chính:
Chương 1 Tác giả khái quát về mảnh đất Hội An và nghề truyền thống nơi đây như đặc điểm tự nhiên - xã hội của Hội An, vai trò, vị trí, đặc điểm của các làng nghề, ngành nghề truyền thống ở Hội An.
Chương 2 Cuốn sách giới thiệu một số nghề truyền thống tiêu biểu ở Hội An như: nghề gốm Thanh Hòa, nghề mộc xây dựng Kim Bồng, nghề mộc gia dụng Kim Bồng, nghề đóng ghe, nghề rèn, nghề làm nhà tranh tre dừa, nghề làm lồng đèn, nghề dệt chiếu, nghề làm đầu thiên cẩu, đan thúng chai, khai thác yến Thanh Châu …

Ngoài nội dung trên cuốn sách còn kèm theo phần phụ lục minh họa với nhiều bản đồ, bản vẽ, bản dập, bản ảnh và biểu đồ về khảo cổ học rõ nét, đặc sắc, hấp dẫn sẽ giúp cho nghiên cứu sinh và học viên cao học hiểu rõ hơn về vấn đề.
* Diễn giả: TS. Anne-Valérie SCHWEYER, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp
Thời gian: 9h30 sáng ngày 15 tháng 8 năm 2016 (Thứ 2)
Địa điểm: Hội trường Viện Khảo cổ học - Số 61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội
* Tóm tắt:
Công trình nghiên cứu này nhằm mục đích giới thiệu một hệ thống thông tin địa lý, dựa trên hệ thống bản đồ từ thế kỷ 18 đến thế kỷ giữa 20. Nó mang lại những nhận thức về quá trình biến chuyển của cảnh quan môi trường và giúp tái dựng lại quá trình định cư tại khu vực. Vị trí của những công trình kiến trúc Chàm và Nguyễn trong mối quan hệ với các hệ thống sông sẽ cung cấp luận cứ cơ bản mới để hiểu lịch sử và địa lý của vùng đất này.
* Về diễn giả:
Cử nhân Nghành Ấn Độ học tại Đại học Paris III-Censier, Pháp, năm 1996.
Tiến sĩ sử học, tại Đại học Paris I Panthéon-Sorbonne, năm 1992
Nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm de l'Asie du Sud-Est (CASE), CNRS, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp.
* Giảng dạy
2009, 2011, 2013: Tham gia hội nghị tại SOAS Diploma, London
Kể từ năm 2012: Phụ trách khóa học về Ngôn ngữ và Văn minh Champa tại Inalco (Đại học Đông Phương), Paris
* Ấn phẩm
Sách :
Le Viet Nam ancien, Guide Belles-Lettres des Civilisations, édition Les Belles Lettres, Paris, 2005, 320 p.
Việt Nam cổ đại. Lịch sử và Khảo cổ học, River Books Guides, Bangkok, 2011.
Các bài viết về Champa (Việt Nam), chủ yếu là những nghiên cứu về Tôn giáo, Lịch sử và Minh văn: http://case.ehess.fr/index.php?406
* Các Dự án hiện nay
- Trưởng ban Ban Hợp tác khoa học với VICAS-Huê về Di sản Champa ở hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, tài trợ bởi Ban Hợp tác Quốc tế, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp
- Thành viên Dự án «The Making of Red River» do Li Tana làm chủ nhiệm, Đại học Quốc gia Úc.
Di tích lăng Tư Phúc nằm trong quần thể lăng mộ, đền miếu nhà Trần tại An Sinh (Đông Triều), được xây dựng năm 1381 nhằm lưu giữ thần vị của 2 chủ lăng Chiêu Lăng và Dụ Lăng từ Tam Đường (Thái Bình) chuyển về. Lăng sẽ khai quật trong thời gian từ 5/8 - 5/11 với diện tích là 600m2. Chủ trì khai quật là Ths Nguyễn Văn Anh (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội).
Di tích lăng Phụ Sơn (lăng vua Trần Dụ Tông) sẽ khai quật trong thời gian từ 5/8 - 5/11 với diện tích là 500m2. Chủ trì khai quật là TS Đặng Hồng Sơn (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội).
Vua Trần Dụ Tông sinh năm Bính Tý (1336), tên húy là Hạo, con thứ 10 của vua Trần Minh Tông, năm 1341, vua Trần Hiến Tông mất, ông được chọn lên kế ngôi. Trần Dụ Tông làm vua 28 năm, thọ 34 tuổi.

Di tích lăng Ngải Sơn (lăng vua Trần Hiến Tông) sẽ khai quật trong thời gian từ 25/7 - 25/10 với diện tích là 400m2. Chủ trì khai quật là PGS.TS Lâm Thị Mỹ Dung (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội).
Vua Trần Hiến Tông là vua thứ 6 của nhà Trần, tên húy là Trần Vượng, con thứ của vua Trần Minh Tông. Ông sinh ngày 15 tháng 2 năm Kỷ Mùi (1319), năm 10 tuổi được vua cha Trần Minh Tông truyền ngôi, ở ngôi 13 năm, mất ngày 11 tháng 6 năm Tân Tỵ (1341), thọ 23 tuổi.
Xung quanh khu lăng hiện còn lại rất nhiều di vật, trong đó đặc biệt phải kể đến là bộ tượng bằng đá, gồm: tượng quan hầu, tượng thú và rùa. Bộ tượng này vốn được đặt dọc hai bên Thần đạo của lăng theo từng cặp đối xứng nhau, tượng quan hầu ở tư thế đứng chầu, tượng các loại thú đều được tạc ở dạng phủ phục. Bộ tượng đá ở An lăng không chỉ được đánh giá là một sưu tập quý của nghệ thuật điêu khắc thời Trần, mà điều quan trọng hơn nữa là, qua bộ tượng này chúng ta biết được trong cấu trúc Thần đạo lăng tẩm thời Trần hai bên có tượng quan hầu và tượng thú đứng chầu.
Ngoài các tượng thú, tại An lăng còn có hai tượng rùa đá của thời Trần, trong đó có một tượng rùa có kích thước rất lớn: dài 1,57m; rộng 0,94m, dày 0,34m, trên lưng rùa có một lỗ mộng lớn cho thấy rùa này cõng bia. Năm 2002, lăng được xây lại như hình dáng hiện nay, việc tôn tạo không dựa trên những nghiên cứu đã khiến cho công trình hiện nay không phù hợp với diện mạo ban đầu của lăng.
Bộ VHTTDL lưu ý, trong thời gian khai quật, các cơ quan được cấp giấy phép cần chú ý bảo vệ địa tầng của di tích; có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương, không công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa.
Những hiện vật thu được trong quá trình khai quật phải được tạm nhập vào Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh để giữ gìn, bảo quản; Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Sở VHTT tỉnh Quảng Ninh có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và báo cáo Bộ trưởng Bộ VHTTDL phương án bảo vệ và phát huy giá trị những hiện vật đó.
Chậm nhất ba tháng sau đợt khai quật, Ban quản lý di tích và danh thắng tỉnh Quảng Ninh, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội phải có báo cáo sơ bộ, sau một năm phải có báo cáo khoa học gửi về Cục Di sản văn hóa.
(Tổng hợp: baoquangninh; dantri; baomoi)
Chiều 2/8, Trung tâm Bảo tồn Di tích và Danh thắng phối hợp Bảo tàng tỉnh Quảng Trị và UBND huyện Triệu Phong đã công bố sơ bộ kết quả cuộc thăm dò, khai quật khảo cổ Lỵ sở dinh chúa Nguyễn (1558-1626) tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Cuộc thăm dò và khai quật khảo cổ đã tìm ra được những bằng chứng thông qua những chứng tích, kí ức lịch sử về Lỵ sở của chúa Nguyễn, với một khu vực có sự góp mặt của nhiều công trình kiến trúc, đặc biệt là kiến trúc la thành.
Những dấu tích về thời kỳ chúa Nguyễn Hoàng dựng nghiệp được khai quật để phục vụ nghiên cứu
Sau đợt khai quật đã phát hiện nhiều dấu tích khác nhau như: gạch ngói và đồ gốm gạch chủ yếu là gạch thẻ màu đỏ, có độ nung thấp, dễ gọt cắt, chất liệu được làm khá kĩ; ngói chủ yếu là ngói phẳng, mỏng, độ nung thấp, có phát hiện thấy ngói mũi sen nhưng rất hiếm; đồ đất nung chủ yếu là các loại bát, nhiều mảnh nối còn giữ nguyên cả vết cháy đen do hun nấu, có niên đại từ thế kỷ XVI-XIX; gốm sành khá phổ biến, đa dạng về loại hình như bình, vò, hũ, chậu, lọ… có niên đại từ thế kỷ XV-XIX; gốm men và gốm sứ chủ yếu là đồ Trung Hoa có xuất xứ từ các lò Phúc Kiến, Quảng Đông, Cảnh Đức, gốm đẹp và có tính thương mại cao, có nhiều mẫu sang trọng để dùng trong tầng lớp quý tộc có niên đại từ thế kỷ XV- XIX…
Cuộc thăm dò, khai quật khảo cổ lần này là một nội dung nằm trong đề tài nghiên cứu “Những luận chứng khoa học lịch sử” nhằm xác định 3 vị trí lịch sử để phục vụ cho công tác quy hoạch, đầu tư, tôn tạo các di tích liên quan đến chúa Nguyễn trên địa bàn huyện Triệu Phong”, theo quyết định của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch.
Những mảnh gạch, gốm sứ thu được trong quá trình khai quật
Cuộc khai quật được tiến hành tại khu vực thực địa ở Cát Dinh, thôn Trà Liên, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong trong 14 ngày từ 20/7-2/8, trên tổng diện tích 113,63m2, bao gồm 3 khu vực: Trà Bát 1, Trà Bát 2 và Trà Bát 3, thuộc xã Triệu Giang.
Theo đó, tại khu vực Trà Bát 1, các nhà khảo cổ đã thực hiện tại 3 hố với mục tiêu thăm dò cấu trúc La thành dinh Chúa Nguyễn với diện tích 67,13m2. Tại khu vực Trà Bát 2, mục tiêu thăm dò dấu tích Dinh Cát với diện tích 18m2. Khu vực Trà Bát 3 với mục tiêu thăm dò cấu trúc di tích Phủ Thờ sau khi chúa Nguyễn dời dinh, khu vực này được lấy làm nơi thờ bài vị Trung ương, với tổng diện tích 28,5m2. Ngoài ra, thăm dò 2 bờ đất nghi là lũy thành.
Tại các hố khai quật ở Trà Bát 1, với dấu vết các vệt thành, những phát hiện khảo cổ cũng đưa đến những kiến thức về kĩ thuật xây dựng thành thời kỳ này. Từ những chứng cứ khảo cổ ở khu vực trà Bát 2 và Trà Bát 3 cũng đưa đến những kết luận quan trọng như: khu vực Trà Bát 1 chính là nơi có khả năng là lỵ sở của chúa Nguyễn những năm đầu thế kỉ XVII; kết quả khai quật ở Cồn Dinh hay Phủ Thờ chứng minh trước đây nơi sầm uất, nơi tụ cư đông đúc.

Các nhà khảo cổ cho rằng, đây mới chỉ là kết quả bước đầu nên cần phải có thời gian tìm hiểu sâu hơn mới có thể đưa ra khẳng định chính xác
Được biết, dấu ấn chúa Nguyễn Hoàng tại Quảng Trị được ghi lại theo lịch sử bắt đầu từ 1558, tính từ khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng đất mới. Ông đã dừng lại ở Ái Tử (nay huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) và đặt thủ phủ đầu tiên. Sau đó, năm 1570 chúa Nguyễn Hoàng cho dời dinh từ Ái Tử sang làng Trà Bát còn gọi là Dinh Trà Bát. Năm 1600, Nguyễn Hoàng trở lại Thuận Hóa và tiến hành chuyển lỵ sở một lần nữa gọi là Dinh Cát (hay Cát Dinh). Năm 1626, ông tiến hành cho dời Lỵ sở từ Quảng Trị vào vùng Phước Yên của Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, Dinh Cát được xem là 1 trong 12 dinh của xứ đàng trong. Đồng thời, là trung tâm hành chính, chính trị từ thế kỉ XVII-XVIII. Vào thời kỳ 1802-1809 khi vua Gia Long lập dinh Quảng Trị thì Dinh Cát là được xem là lỵ sở của dinh Quảng Trị buổi ban đầu.
(Tổng hợp: baoquangtri; dantri; vietnam+)
Nhóm các nhà khảo cổ học dẫn đầu bởi Tiến sĩ Kichigin đến từ Đại học nghiên cứu Công nghệ Quốc gia Irkutsk kết hợp với sự hỗ trợ của Yuliana Yemelyanova đến từ phòng thí nghiệm Khảo cổ học, Cổ sinh học và Các hệ thống hỗ trợ sự sống của con người ở Bắc Á đã có những nghiên cứu về mộ táng thời đại đồ đồng gần hồ Baikal. Điều này đã gây ra sự ngạc nhiên đối với các nhà khảo cổ học.
Di cốt của người đàn ông có một chiếc vòng được chế tác từ một loại đá ngọc bích màu trắng (Jade) khá hiếm,được đặt ở hốc mắt. Ảnh: Dmitry Kichigin.
Các chuyên gia đánh giá rằng, cặp di cốt này bao gồm một người đàn ông già hơn và vợ hoặc có thể là vợ lẽ của ông ấy. Có một số yếu tố khá độc đáo đối với cặp đôi này và họ được tin rằng là thuộc cư dân văn hóa thời đại Đồng ở Glazkov.
Di cốt của người đàn ông có một chiếc vòng được làm từ đá ngọc bích khá hiếm, đặt trên hốc mắt. Ba chiếc khác thì đặt ở trên ngực. Tiến sĩ khảo cổ học Dmitry Kichingin nói rằng: “Có lẽ vì lý do nào có thể có sự liên quan tới quan niệm của họ về thới giới bên kia”.

Ảnh khai quật tại hiện trường và vị trí phát hiện di chỉ chứa di cốt gần hồ Baikal. Ảnh: Dmitry Kichigin.
Một vài mẫu xương của cặp di cốt này đã được gửi tới Canada để phân tích niên đại phóng xạ nhưng nhóm nghiên cứu các nhà khảo cổ học Nga có tham gia môt số cuộc khai quật tin rằng niên đai của cặp đôi đó khoảng từ 4.500BP tới 5.000BP.
Tiến sĩ Dmitry Kichigin cũng nói thêm rằng: “Trong ngôi mộ này chúng tôi tìm thấy bộ xương của người phụ nữ và đàn ông, di cốt được chôn ở tư thế nằm ngửa, đầu hướng về phía tây, hai di cốt nắm tay nhau”.
Di cốt của người đàn ông còn nguyên vẹn nhưng những động vật gặm nhấm đã làm hư hại một phần di cốt của người phụ nữ. Bên cạnh của di cốt nữ là một con dao bằng đá ngọc bích lớn, dài khoảng 13cm và rộng khoảng 7cm.
Dây truyền đeo được chế tác từ xương hươu được tìm thấy gần sọ và xung quanh chân của người đàn ông. Tương tự như vậy, chúng cũng được dùng để trang trí như dạng mũ và ở chân.
“Chúng có mối liên hệ với người chủ của nó hay người vợ lẽ của ông ta?” Các nhà khảo cổ học đã tự đặt ra câu hỏi như vậy. Hiện tại câu trả lời là chưa rõ ràng: họ có thể tiến hành phân tích DNA để kiểm tra liệu cặp đôi này có liên quan tới nhau, nhưng dường như điều này sẽ mất rất nhiều kinh phí.
Vị trí chính xác của khu vực phát hiện hiện tại vẫn được giữ bí mất để tránh những kẻ tìm kiếm đồ cổ nghiệp dư đến phá hoại bởi vì khu vực này hoàn toàn có thể tìm thấy các mộ khác mà khả năng niên đại sẽ sớm hơn hai di cốt này.
“Chúng ta đã rất may mắn khi tìm được một di cốt trong tình trạng hoàn hảo”, nhà khảo cổ học Kichigin đã nói vậy, “Sẽ rất thú vị để phát hiện ra mục đích của con dao bằng đá ngọc bích có kích cỡ khá lớn được đặt gần người phụ nữ”.
“Chúng ta cũng tìm ra một số hiện vật bằng kim loại trong một bao da nhỏ ở gần xương bánh chè của người đàn ông”. Các nghiên cứu, phân tích về di vật sẽ bắt đầu vào mùa thu.
“Mũi đất mà chúng tôi đã tiến hành một vài cuộc khai quật trước đó là một nơi vô cùng đáng sợ đối với cư dân tiền sử”, ông ấy nhấn mạnh thêm. Nó không phải là một di chỉ cư trú nhưng đã được sử dụng cho các nghi thức tôn giáo đồng thời có vai trò như nghĩa địa trong thời tiền sử. “Chúng tôi mong chờ nhiều khám phá thú vị về di chỉ khảo cổ học này, vì vậy chúng tôi dự định tiếp tục công việc đó vào năm tới”.
Nguồn: http://siberiantimes.com
Dịch: Phạm Thanh Sơn
Tuy nhiên, thời kỳ kết thúc của người Neandethal là khá đột ngột. Dựa trên phân tích nghiên cứu của một số di chỉ khảo cổ học chưa biết đến, giáo sư Jürgen Richter từ Trung tâm hợp tác nghiên cứu 806 - Con đường của chúng ta tới châu Âu đã đi đến kết luận rằng, người Neanderthals đã đạt dân số cực đại trước khi giảm một cách nhanh chóng và họ thậm chí đã bị tuyệt chủng.

Sọ cổ người Neanderthal
Số lượng di chỉ, các nghiên cứu đó cùng với các nghiên cứu về loại hình hiện vật phát hiện ở các di chỉ cư trú chỉ ra rằng người Neanderthal ở Đức phụ thuộc vào sự dao động cao độ về nhân khẩu học. Trong giai đoạn Trung kỳ Đá cũ, dường như có một số cư dân di cư, dân số tăng hoặc giảm và tuyệt chủng ở những khu vực đã biết đến đồng thời sau đó có một sự quay trở lại của những người mới đến những khu vực này.
Trong khoảng thời gian 110.000 đến 70.000BP, chỉ có bốn di chỉ cư trú được biết đến, trong giai đoạn tiếp theo từ 70.000 tới 43.000BP con số đó là 94 di chỉ. Tuy nhiên, mặc dù có sự gia tăng về nhân khẩu đạt đỉnh khoảng dưới 1000 năm nhưng đã có một sự sụt giảm nhanh và người Neanderthal đã biến mất trong bối cảnh đó. Rõ ràng là tại sao họ là chết hết thì đó vẫn là một vấn đề chưa rõ ràng. Có thể là vì sự đa dạng về gen của họ thấp hoặc cũng có lẽ là sự xuất hiện của Homo spiens. Câu hỏi này vẫn là thách thức với các nhà hoa học.
Diện mạo và vẻ đẹp tuyệt mỹ ban đầu của các tác phẩm nghệ thuật và kiến trúc phai mờ dần theo thời gian. Đến ngày nay, người ta chỉ còn thấy được lớp vỏ ngoài tàn phai của chúng mà không biết ban đầu các tác phẩm ấy đẹp cỡ nào.
Hẳn mọi người đều ấn tượng với các tác phẩm điêu khắc của Hy Lạp và La Mã cổ đại, các bức tượng màu trắng, không tô vẽ. Thật sự thì đó lại không phải là diện mạo nguyên bản. Nhà khảo cổ học Vinzenz Brinkman cùng các đồng nghiệp trong một công trình nghiên cứu gần đây đã chứng minh quan niệm sai lầm của chúng ta về nghệ thuật điêu khắc cổ của Hy Lạp và La Mã.
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra được dấu tích của màu sơn ban đầu trên các bức tượng điêu khắc, và hé lộ sự thật về diện mạo gốc của các bức tượng này. Nghiên cứu cho biết các bức tượng đơn sắc ngày nay ban đầu được sơn các màu sắc tươi sáng, nhưng qua nhiều thế kỷ, màu sơn gốc đã bị bay mất.
Để giúp mọi người có cảm nhận rõ hơn về bản gốc, Vinzenz Brinkmann đã làm bản sao một số tượng điêu khắc cổ, sử dụng đúng các màu sắc ban đầu đã bị thời gian làm mờ.
Ngày nay, những bức tượng này được trưng bày và đem đi triển lãm khắp nơi trên thế giới, trở nên rất nổi tiếng.
Mời các bạn cùng chiêm ngưỡng một số tác phẩm tiêu biểu.
Theo Brightside
Quang cảnh họp báo công bố sơ bộ kết quả khai quật Di tich Thương cảng Thi Nại-Nước Mặn
Di tích Thương cảng Thi Nại-Nước Mặn thuộc xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Đây là một thương cảng sầm uất của vùng Đàng Trong thời Chúa Nguyễn được hình thành đầu thế kỷ XVI, phát triển đỉnh cao trong thế kỷ XVII. Vì vậy, Thương cảng Thi Nại-Nước Mặn đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu mối quan hệ trao đổi, buôn bán, giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và các nền văn minh Đông, Nam Á và Phương Tây thông qua tuyến giao thương quốc tế ở Biển Đông.
Năm 2006, Bảo tàng Tổng hợp Bình Định tiến hành khai quật thám sát thương cảng này đã thu được nhiều hiện vật giá trị gồm: đồ đất nung, gốm sành nâu, gốm trắng xanh (Trung Quốc), gốm Hizen (Nhật Bản), gốm Champa (Gò Sành) và gốm Việt Nam.
Di vật bằng sành khai quật thu được tại Di tích
Tháng 6/2016; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép Bảo tàng Tổng hợp Bình Định phối hợp với Viện khảo cổ học tiến hành thăm dò, khai quật khu vực Thương cảng Thi Nại-Nước Mặn. Kết quả đã phát hiện được những dấu tích của nền móng kiến trúc như dấu vết móng cột chân tảng, bếp cùng với một số di vật khá phong phú và đa dạng về loại hình. Di tích phát hiện được có niên đại khoảng thế kỷ XVIII-XIX; các di vật thì có niên đại trải dài từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX.
Mặc dù diện tích khai quật không lớn nhưng số lượng, loại hình di vật thu được lại hết sức phong phú đa dạng, được xếp thành 05 nhóm cơ bản:
- Vật liệu kiến trúc: thu được 789 mảnh bao gồm gạch và ngói, phần lớn là gạch để trơn, không trang trí hoa văn có màu nâu đỏ xương lẫn cát.
- Đồ gốm sứ: thu được 4.844 mảnh (3036 mảnh đồ đất nung, 1.808 mảnh gốm men và sứ); đồ đất nung chủ yếu là các mảnh nồi có màu nâu đỏ; gốm men và sứ bao gồm các loại hình bát, đĩa, cốc... với các dòng men nâu, men ngọc, men trắng, men trắng vẽ lam có nguồn gốc Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản… đa phần đều vỡ nhỏ.
Di vật gốm sứ Hizen (Nhật Bản) khai quật thu được tại Di tích Thi Nại-Nước Mặn
- Đồ sành: thu được 2.823 mảnh (1.160 mảnh sành mịn, 1.620 mảnh sành thô và 43 mảnh sành có men) gồm những mảnh vỡ của bình, vò, lọ, lon, vại, chậu, bát, nắp… - Đồ kim loại: là những đồng tiền bằng đồng hầu hết đã bị oxi hóa không còn đọc rõ chữ, trong đó có hai đồng còn tương đối rõ là tiền Khai Nguyên thông bảo và Khang Hy thông bảo.
- Hiện vật khác: Trong đợt khai quật này cũng đã thu được 02 mảnh phôi gốm, 01 mảnh cà ràng, 44 mảnh xương và 15 mảnh vỏ nhuyễn thể.
Mặc dù diện tích khai quật không lớn nhưng đợt khai quật, thám sát lần này đã phát hiện được những di tích và di vật có giá trị. Đây là những chứng cứ xác thực về tính chất thương mại của di tích giúp cho việc tìm hiểu, nhận diện, đánh giá vai trò, vị trí quan trọng của Thương cảng Thi Nại-Nước Mặn trong lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất này.Nguyễn Diễm (Tamnhin.net)