
“Atlas Cổ sinh vật Việt Nam” trước mắt gồm 4 tập: Trùng lỗ, Thân mềm, Tay cuộn và Bào tử - Phấn hóa, được biên soạn chủ yếu dựa vào các tài liệu đã được công bố trước đây và các kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây của các nhà cổ sinh thuộc Viện Khoa học Địa chất và khoáng sản, với sự cộng tác của nhiều cơ quan, trong đó có Viện Khảo cổ học.
Tập Bào tử - Phấn hoa trong bộ Atlas cổ sinh vật Việt Nam giới thiệu các Bào tử - Phấn hoa thu thập được trong các trầm tích Mesozoi và Kainozoi ở nước ta, gồm 250 taxon cấp loài được mô tả, trong đó 218 loài thuộc hệ Kainophyta và 32 loài thuộc hệ Mesophyta. Trong công trình này, mẫu vật mô tả hầu hết được sưu tập từ năm 1960 đến nay và được lưu trữ tại Bảo tàng Địa chất Hà Nội, Viện Khoa học Địa chất và khoáng sản, Phân viện Dầu khí miền Nam và Viện Khảo cổ học.
Tập Bào tử - Phấn hoa gồm hai phần:
Phần 1. Bào tử - Phấn hoa trong trầm tích Mesozoi. Các hóa thạch này được xác định theo hệ thống phân loại nhân tạo (theo hình thái của hạt Bào tử và Phấn hoa), nên hệ thống phân loại cũng khác với các Bào tử - Phấn hoa của hệ thực vật Kainophyta, nhất là cấp phân loại cao hơn giống, phần này do Bùi Đức Thắng mô tả;
Phần 2. Bào tử - Phấn hoa trong trầm tích Kainozoi, chủ yếu được xác định theo hệ thống phân loại tự nhiên. Ngoài ra còn một số dạng cổ thuộc trầm tích Đệ tam được xác định theo hệ thống phân loại nhân tạo và có liên hệ với các dạng được xác định theo phân loại tự nhiên.
Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc!
Trong quá trình khảo cứu, Bảo tàng Hà Tĩnh vừa phát hiện được nhiều tư liệu cổ bằng văn tự Hán - Nôm cổ quý hiếm được lưu giữ trong một nhà dân ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh).
Ông Nguyễn Trí Sơn - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh cho biết, những tư liệu Hán - Nôm cổ này được phát hiện ngày 13/02, đang được ông Lương Lục ở xóm Đông Nam, xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) lưu giữ.
Những tư liệu này bao gồm 37 cuốn sách làm bằng chất liệu giấy dó, có kích thước 30X25cm, được viết và in dập bằng văn tự cổ Hán - Nôm. Một số tư liệu được viết tay và in theo lối chữ Chân, theo phương pháp viết chữ Hán cổ.
Một trong những văn tự Hán-Nôm phát hiện được.
Nghiên cứu bước đầu cho thấy, các tư liệu Hán - Nôm cổ có niên đại thời Nguyễn. Nội dung các sách này nói về Hà Đồ Lạc Thư trong Kinh Dịch, một số sách nói về Lý số, Nho học, sách thuốc và các bài văn cúng... Trong số này, có một số nội dung được minh hoạ bằng các bản vẽ tay cẩn thận, chi tiết.
Theo ông Nguyễn Trí Sơn, đây là lần đầu tiên phát hiện số lượng lớn các văn tự Hán - Nôm cổ quý hiếm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Các tư liệu này có giá trị lớn về lịch sử, khảo cổ, dân tộc học và ngôn ngữ chữ viết cổ.
Thời gian tới Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh sẽ mời các chuyên gia Hán - Nôm dịch thuật các tư liệu trên để phục vụ cho công tác nghiên cứu.
Hình ảnh một số tư liệu Hán Nôm cổ:
Theo khoahoc.tv
- Cuộc thi nhằm mục đích lựa chọn một biểu trưng phù hợp nhất thể hiện bề dày truyền thống, vị trí, vai trò, chức năng của Viện Khảo cổ học.
- Biểu trưng được chọn sẽ được sử dụng chính thức trong mọi hoạt động của Viện Khảo cổ học
2. Đối tượng dự thi:
- Mọi công dân Việt Nam, tổ chức trong nước và người nước ngoài tại Việt Nam đều được phép dự thi.
3. Tiêu chí đánh giá
- Biểu trưng phải có tính khái quát cao về chức năng, nhiệm vụ của Viện Khảo cổ học.
- Biểu trưng thể hiện sự sáng tạo, tính thẩm mỹ, ấn tượng về khảo cổ học.
- Thuận tiện cho việc in ấn, phóng to, thu nhỏ, gia công, gắn trên trang thông tin điện tử.
4. Quy định về hồ sơ dự thi
- Biểu trưng dự thi là bản in trên giấy nền trắng, khổ A4. Biểu trưng in màu đặt giữa trang giấy (kích thước lớn nhất không quá 15cm). Một bản thu nhỏ biểu trưng in đen trắng được đặt ở góc dưới bên phải của mẫu lớn (có kích thước lớn nhất không quá 3cm).
- Mỗi tác phẩm phải kèm theo Thông tin về tác giả/nhóm tác giả gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh thư nhân dân, địa chỉ, email, số điện thoại liên hệ; và Bản thuyết minh về ý tưởng mẫu biểu trưng với nội dung ngắn gọn không quá 300 từ đánh máy in trên giấy khổ A4.
- Tác giả của mẫu thiết kế được chọn vào vòng chung khảo có trách nhiệm nộp bổ sung file mềm và chỉnh sửa mẫu được chọn cho phù hợp theo yêu cầu của Viện Khảo cổ học. Các tác giả phải gửi đĩa CD chứa file Thông tin-thuyết minh (định dạng .doc hoặc .pdf) và file thiết kế biểu trưng bằng phần mềm đồ họa vector (định dạng crd, Ai) kèm theo hồ sơ, hoặc gửi vào địa chỉ email với xác nhận đã nhận của Ban tổ chức.
5. Giải thưởng cuộc thi
- Ban Giám khảo do Viện Khảo cổ thành lập sẽ chấm sơ khảo các mẫu thiết kế và chọn 3 tác phẩm dự thi xuất sắc nhất vào vòng chung khảo (các tác phẩm dự thi được chọn có thể được chỉnh sửa theo yêu cầu của Viện Khảo cổ học). Cơ cấu giải thưởng của cuộc thi gồm 3 giải, trong đó:
01 giải Nhất, trị giá: 20.000.000đ;
01 giải Nhì, trị giá: 8.000.000đ;
01 giải khuyến khích, trị giá: 2.000.000đ.
6. Địa chỉ, thời gian gửi bài dự thi:
- Địa điểm nhận bài dự thi: Viện Khảo cổ học, 61 Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đầu mối liên hệ: Nguyễn Thị Lan Hương, Phòng Thông tin Thư viện, số điện thoại: 097 624 9701, email: congdoankch@gmail.com
- Thời hạn gửi bài dự thi: từ ngày ra thông báo đến 16h00 ngày 31/8/2017 (nộp trực tiếp hoặc tính theo dấu bưu điện).
- Thời gian công bố kết quả và trao giải thưởng dự kiến: tháng 9/2017 (sẽ liên lạc trực tiếp với các tác giả và thông báo trên website của Viện Khảo cổ học).
7. Trách nhiệm của người dự thi
Cá nhân, tổ chức tham gia thiết kế biểu trưng chịu trách nhiệm và cam kết với Ban Tổ chức:
- Biểu trưng dự thi không tranh chấp bản quyền tác giả. Trong trường hợp việc tranh chấp bản quyền tác giả phát sinh sau khi tác phẩm dự thi đoạt giải, Ban Tổ chức thu hồi lại giải thưởng và người dự thi đó phải chịu bồi hoàn lại toàn bộ chi phí tổ chức kể cả giải thưởng của Hội thi; đồng thời chịu trách nhiệm theo qui định của pháp luật hiện hành.
- Biểu trưng dự thi chưa được sử dụng dưới mọi hình thức hoặc xuất hiện trên bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào ở trong và ngoài nước.
8. Quyền của Viện Khảo cổ học
- Được quyền sở hữu biểu trưng đạt giải và có quyền sử dụng biểu trưng đó vô thời hạn cũng như toàn quyền đăng ký sở hữu trí tuệ đối với biểu trưng đó theo mục đích của Viện Khảo cổ học.
- Được toàn quyền quyết định về tính hợp lệ của tất cả tác phẩm dự thi và về mẫu dự thi được trao giải thưởng.
- Không trả lại các tác phẩm dự thi và không chịu trách nhiệm nếu tác phẩm dự thi gửi tham gia cuộc thi mà Ban Tổ chức chưa nhận được.
Viện Khảo cổ học trân trọng Thông báo Thể lệ Cuộc thi và rất mong nhận được sự tham gia, hưởng ứng nhiệt tình của các tác giả./.
Năm xuất bản: 2014
Kích thước: 16x24cm
Số trang: 437

Trên cơ sở làm rõ vai trò, vị thế của thương cảng Vân Đồn, cuốn sách tập trung phân tích vai trò của chính quyền các cấp (trung ương, địa phương) trong nhận thức về vị trí và nguồn lợi biển, làm rõ các mối quan hệ quốc tế, xác lập bang giao trên biển cũng như tư duy và phương thức bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo. Cụ thể, chuyên khảo góp phần làm sáng tỏ chính sách của các triều đại từ Lý, Trần, lê sơ đến Mạc, Lê- Trịnh và cả triều đại Nguyễn với vùng biển đảo Đông Bắc nói chung, thương cảng Vân Đồn nói riêng. Việc thực hiện công trình nghiên cứu cũng trở nên có ý nghĩa khi Việt Nam đã và đang thực hiện hợp tác quốc tế, đẩy mạnh mối giao lưu với các quốc gia Đông Á đồng thời thực hiện kế hoạch xây dựng vùng biển đảo Đông Bắc thành một vùng kinh tế trọng điểm, hướng tới xây dựng Vân Đồn thành một "Đặc khu kinh tế", "Trung tâm luân chuyển hàng hóa" giữa hai khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á.
Công trình không chỉ cố gắng làm rõ quá trình hình thành, phát triển của thương cảng mà còn cố gắng đạt đến những nhận thức toàn diện, hệ thống về truyền thống khai thác biển, tư duy hướng biển của người Việt trước đây cũng như hiện nay qua trường hợp Vân Đồn - Quảng Ninh. Bên cạnh đó, cuốn sách đã góp phần làm sáng tỏ quá trình đấu tranh, xác lập chủ quyền trên biển cũng như chính sách của các triều đại quân chủ trong việc tổ chức hoạt động kinh tế đối ngoại, xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm, không gian văn hóa gắn với việc bảo vệ chủ quyền, an ninh đất nước.

Địa bạ là văn bản chính thức ghi chép về địa giới hành chính, diện tích và loại hình sở hữu của các loại ruộng đất của các làng, xã, được chính quyền đo đạc và xác nhận. Nó không chỉ cung cấp những thông tin đáng tin cậy về ruộng đất, tình hình sở hữu ruộng đất, nhân khẩu, thống kê các dòng họ, bộ máy hành chính quản lý cấp cơ sở: làng, ấp, phường, trại đến xã, tổng.
Địa giới hành chính của Hà Nội có sự thay đổi lớn qua các thời kỳ lịch sử. Đến thế kỷ XIX, tỉnh Hà Nội có phạm vi hành chính rất rộng và khối lượng địa bạ cũng rất nhiều. Chỉ tính riêng tỉnh thành Hà Nội (tức đất Kinh thành Thăng Long xưa bao gồm hai huyện Thọ xương, Vĩnh Thuận) số địa bạ hết sức phong phú.
Tập 1 của cuốn sách sẽ cung cấp những bản dịch, những bảng thống kê chi tiết, những con số cụ thể và những phân tích, đánh giá xác đáng về tình hình ruộng đất và quan hệ sở hữu ruộng đất tại các thôn, phường, trại.
Tập 2 của cuốn sách sẽ đưa ra những nghiên cứu chuyên đề như: Chế độ sở hữu ruộng đất và cơ cấu đô thị Hà Nội nửa đầu thế kỷ XIX; Hệ thống đơn vị hành chính và tổ chức quản lý Hà Nội; Cảnh quan và di tích lịch sử văn hóa Hà Nôi; Dấu tích thành lũy Thăng Long - Hà Nội sẽ được giới thiệu sau.
Xin trân trọng giới thiệu!

Hà Nội vốn là nơi tụ cư của dân tứ xứ mà dân gian thời Lê vẫn quen gọi là dân “tứ chiếng” (trại “tứ chính trấn”) khi tụ cư về đất kinh kỳ họ đã mang theo hành trang của mình cả những truyện dân gian của vùng quê gốc và lâu dần những nguồn truyện này cũng trở nên phổ biến trong cư dân Hà Nội. Sách giới thiệu một số truyện như Truyện sông Tô Lịch, Truyện thần chính khí Long Đỗ … của thể loại truyền thuyết, các truyện Hà Ô Lôi, Nàng Túy Tiêu, Chiếc giày thơm, Món nợ tình ở Thanh trì, Chàng tứ Uyên, nàng ca kỹ họ Nguyễn … của thể loại cổ tích, các truyện Trạng Lợn, Trạng Quỳnh, Ba Giai-Tú Xuất … của thể loại truyện cười.
So với các tập truyện dân gian về Hà Nội đã công bố trước đây, thì nhóm tác giả tuyển chọn lần này đã sưu tập được những truyện kể dân gian làm nổi bật bản sắc địa phương của Thăng Long - Hà Nội, không những thế về số lượng thì đây là tập truyện có dung lượng lớn và phong phú gấp bội so với các tập truyện dân gian Hà Nội đã xuất bản.
Công viên Địa chất Núi lửa Krông Nô tỉnh Đắk Nông có diện tích khoảng 2.000 km2, gồm diện tích các huyện Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil và một số xã lân cận thuộc các huyện Đắk Song và Đắk Glong. Nơi đây có hệ thống hang động núi lửa được phát hiện (năm 2007) có tính độc đáo và quy mô lớn nhất Đông Nam Á.
Tính đến năm 2016, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện trong khu vực Công viên Địa chất Núi lửa Krông Nô có nhiều điểm di chỉ khảo cổ, hầu hết phân bố trên các gò đồi, nương rẫy hoặc ven sông suối, mà chưa hề được phát hiện trong các hang động núi lửa.
Từ cuối tháng 12/2016 đến đầu tháng 1/2017, trong khuôn khổ thực hiện nhiệm vụ đột xuất của Dự án “Xây dựng Bộ sưu tập mẫu vật Quốc gia về Thiên nhiên Việt Nam”, do Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì, các nhà nghiên cứu (gồm La Thế Phúc, Nguyễn Khắc Sử, Vũ Tiến Đức, Lương Thị Tuất, Phan Thanh Toàn, Nguyễn Thanh Tùng và Nguyễn Trung Minh) đã phát hiện được nhiều di tích và di vật khảo cổ với mật độ khá dày trong các hang động núi lửa ở Công viên Địa chất Núi lửa Krông Nô. Các di vật khảo cổ vừa được phát hiện bao gồm:
- Đồ đá: đá nguyên liệu và các công cụ đá như công cụ đá hình đĩa, rìu ngắn và rìu ngắn mài lưỡi, rìu hình bầu dục và rìu hình bầu dục mài lưỡi; công cụ mảnh tước, mảnh tước, phiến tước; hòn ghè, hòn kê, hòn mài, chày nghiền...; những hòn đá thạch anh sắc cạnh vừa tay cầm và những hòn đất vàng (hoàng thổ).
- Đồ gốm: rất nhiều dụng cụ bằng gốm có độ dày mỏng khác nhau, đa phần có độ nung còn thấp, dễ bị bẻ vỡ vụn, làm từ đất sét pha cát, hạt nhỏ, nặn tay, loại hình đơn giản, chủ yếu là nồi và đồ đựng; hoa văn trên các mảnh gốm khá sắc nét và đa dạng như chấm gạch, chấm dải, gạch dải, vặn thừng...
- Xương động vật: các mảnh xương ống của động vật không loại trừ có cả xương người Tiền sử (?). Xương không còn rắn chắc, dễ bị gãy vỡ vụn khi khô, phần rỗng của xương được lấp đầy bột sét ở thể xốp. Ngoài các mảnh xương trong hang còn có các răng hàm động vật đang hoá thạch. Theo xác định sơ bộ, đây là các răng thú của những động vật ăn cỏ.
Một số hình ảnh các di vật khảo cổ các nhà khoa học phát hiện được
Những hang động có diện tích nền hang khá rộng, nền hang tương đối bằng phẳng, thông thoáng, cửa hang quay về hướng đông, đông nam hoặc chính nam tiếp thu được nhiều ánh sáng, cửa hang ra vào dễ dàng và phân bố ở gần nguồn nước sinh hoạt... là những hang mà các nhà khoa học thu được nhiều hiện vật khảo cổ hơn cả.
Có thể nói, đây là những phát hiện khảo cổ học Tiền sử đầu tiên trong hang động núi lửa ở Việt Nam. Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam sẽ phối hợp với các cơ quan hữu quan tiếp tục nghiên cứu chi tiết để bổ sung một loại hình cư trú mới, một hướng thích ứng mới của cư dân tiền sử ở vùng đất đỏ basalt Tây Nguyên và mở ra một hướng nghiên cứu mới về khảo cổ học hang động núi lửa ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện dự án “Trừng bày di tích, di vật dưới tầng hầm Nhà Quốc hội”
Sau hơn 3 năm thực hiện Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan chủ trì dự án đã hoàn thành nhiệm vụ và mang được những giá trị cốt lõi của những phát hiện khảo cổ học tại đây đến đông đảo quần chúng nhân dân, cuốn sách giới thiệu đầy đủ cả về di tích, dấu tích kiến trúc, và di vật đặc sắc, tiêu biểu của cuộc khai quật. Bên cạnh bản text kèm theo phụ lục bản ảnh, bản vẽ, bản đồ minh họa thuận tiện cho độc giả.

Về kết cấu, ngoài lời giới thiệu, lời nói đầu và phụ lục ảnh, cuốn sách gồm 3 phần chính:
Phần thứ nhất: Văn hóa tiền sử vùng núi và vùng biển miền Bắc
Phần thứ hai: văn hóa biển tiền sử miền Trung
Phần thứ ba: Văn hóa Biển tiền sử miền Nam
Theo cuốn sách thì hệ thống văn hóa Biển tiền sử Việt Nam có cả một quá trình hình thành và phát triển qua 6 thiên niên kỷ trên suốt dải đồng bằng ven biển và hải đảo từ Bắc vào Nam.
Xin trân trọng giới thiệu!